Bạn đang xem bài viết Yên Bái Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
YênBái – Yên Bái là một tỉnh miền núi với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 56% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, ngành giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) Yên Bái đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học, nổi bật là Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 – 2020.
Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 – 2020 được xem là giải pháp mang tính then chốt đối với giáo dục vùng DTTS, quyết định tới chất lượng giáo dục.
Vì vậy, trong những năm qua, ngành GD-ĐT Yên Bái đặc biệt quan tâm chỉ đạo các phòng GD-ĐT huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai với các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại từng đơn vị trường học, xây dựng các mô hình điểm, huy động tối đa trẻ 3 và 4 tuổi ra lớp.
Bên cạnh việc hỗ trợ các trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có học sinh người DTTS, ngành đã phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi tại các đơn vị, khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, khai thác văn hóa bản địa vào xây dựng môi trường, góc địa phương để tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
Các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học đã phối hợp với phụ huynh học sinh, già làng, trưởng bản biên tập cuốn sổ tay từ vựng của dân tộc Dao và dân tộc Mông dịch ra tiếng Việt giúp giáo viên có tài liệu học tiếng địa phương; phối hợp sưu tầm các bài hát, câu chuyện, trò chơi truyền thống của người bản địa, biên tập thành tuyển tập thơ, truyện, trò chơi, câu đố để trang bị thêm tài liệu giảng dạy cho giáo viên; sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, vật dụng quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của người DTTS sử dụng trong góc địa phương, thư viện của nhà trường để tổ chức thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
100% cơ sở giáo dục mầm non xây dựng góc thư viện, chợ quê trong trường học; xây dựng môi trường “chữ viết”, góc tiếng Việt trong các nhóm, lớp; bổ sung các học liệu phù hợp để hỗ trợ học sinh phát triển ngôn ngữ gắn với bản sắc văn hóa địa phương; phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các nhà trường. Tổ chức các hội thi: “Xây dựng trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện”, “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non” các cấp; tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, hội thảo “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS”…
Qua đó, các đơn vị được giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình xây dựng môi trường, tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS nói riêng. Nhiều đơn vị nhà trường đã vận động cha mẹ học sinh/ người bản địa tham gia làm trợ giảng ngôn ngữ trong tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS (Trường Mầm non Suối Giàng, Trường Mầm non Sùng Đô, huyện Văn Chấn).
Mặt khác, để nâng cao năng lực đội ngũ, ngành đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên vùng DTTS về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018…
Với những giải pháp đồng bộ, phù hợp, Đề án đã mang lại hiệu quả rõ rệt, 100% học sinh người DTTS đến trường được tăng cường tiếng Việt đúng độ tuổi, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt cao. Từ đó, chất lượng giáo dục vùng DTTS được nâng lên, nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.
Thanh Vy
Tăng Cường Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
Những năm qua, ngành giáo dục Yên Bái đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học. Qua đó, tỷ lệ học sinh mầm non ra lớp theo đúng độ tuổi đạt gần 100%, học sinh tiểu học dân tộc thiểu số đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Mỗi lớp 1, 2 trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học nậm Lành, huyện Văn Chấn có thêm một trợ giảng hỗ trợ giáo viên và học sinh. Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN
Trường Mầm non xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn có 26 giáo viên phụ trách 322 trẻ (trong đó có 320 trẻ là người Mông), hầu hết các trẻ đều chưa nói sõi tiếng Việt. Cô giáo Nguyễn Thị Thương, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Suối Giàng cho biết, để học sinh có thể nói được tiếng Việt ngay từ nhỏ, nhà trường thường xuyên lồng ghép, tổ chức hoạt động sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt kết hợp với văn hóa dân tộc, nghe kể chuyện dân gian, đọc thơ, ca dao. Đặc biệt, nhà trường còn tổ chức hội thi, ngày hội đọc sách, tổ chức hoạt động vui chơi gắn với tiếng Việt, trong đó tập trung vào việc luyện phát âm ngọng cho trẻ…
Cùng với đó, nhà trường chỉ đạo giáo viên viết bằng chữ in thường lên các khu vui chơi của trẻ, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, cây xanh, cây hoa để trẻ có thể luyện phát âm; khuyến khích trẻ giao tiếp với cô giáo và các bạn bằng tiếng Việt. Trong quá trình dạy – học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, mở rộng vốn từ tiếng Việt, sửa lỗi phát âm, dùng từ, đặt câu cho trẻ. Nhờ vậy, hàng năm, nhà trường đều huy động tối đa trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Trẻ đã nhận biết, phát âm tương đối đúng theo bộ chữ cái tiếng Việt, có kỹ năng cơ bản khi vào lớp 1.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành, huyện Văn Chấn có 441 học sinh, trong đó 438 học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy, nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp để tăng cường tiếng Việt cho các em, tạo thuận lợi cho việc giảng dạy, tiếp thu của giáo viên, học sinh.
Đặc biệt, từ khi dự án nâng cao khả năng tiếp cận tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (thuộc tổ chức KOICA, Hàn Quốc) được triển khai tại trường, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh thuận lợi hơn. Theo dự án, đối với lớp 1, 2, mỗi lớp sẽ có thêm một trợ giảng, trợ giảng là người tại địa phương và được hỗ trợ gần hai triệu đồng/tháng. Mỗi trợ giảng có vai trò là cầu nối, người truyền tải thông tin giữa giáo viên và học sinh.
Trợ giảng Lò Thị Oanh chia sẻ, khi được đứng trên lớp cùng giáo viên và học sinh, cô thấy giữa học sinh – giáo viên có khoảng cách lớn bởi không cùng tiếng nói chung. Giáo viên khó khăn trong việc truyền tải tri thức cho các em, còn học sinh muốn học nhưng không hiểu thầy cô đang nói gì. Từ khi cô làm trợ giảng, việc học tập của học sinh cũng thuận lợi hơn.
Cô giáo Trần Thị Thu Hằng cho biết, trước đây, khi chưa có trợ giảng, mỗi tiết học sẽ kéo dài hơn bởi nhiều câu hỏi các em giáo viên không hiểu. Nhờ có trợ giảng mà hoạt động dạy và học mang lại hiệu quả cao, các em đã tự tin hơn trong giao tiếp.
Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành, huyện Văn Chấn Trịnh Văn Toán cho biết, do các em chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên khó khăn lớn nhất của học sinh khi đến trường là khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, học tập. Từ khi tỉnh triển khai đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và dự án nâng cao khả năng tiếp cận tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường với nhiều hỗ trợ và hoạt động thực tế đã giúp các em tự tin giao tiếp.
Ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn cho biết, trên địa bàn huyện có nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa, chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Để các em có thể nói thành thạo tiếng Việt ngay từ nhỏ, phòng đã chỉ đạo các trường xây dựng mô hình thư viện tại trường; tổ chức ngày hội đọc sách, hội thi giao lưu tiếng Việt giúp học sinh dân tộc thiểu số tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Đến nay, 100% trẻ em dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được tăng cường tiếng Việt; hơn 90% trẻ trên 5 tuổi có thể nghe, hiểu và trả lời bằng tiếng Việt.
Bên cạnh đó, Phòng luôn cụ thể hóa đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp học, với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Ngoài ra, nhiều chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.
Thời gian tới, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn chỉ đạo các trường học tiếp tục duy trì mô hình thư viện tại trường, ngày hội đọc sách và hội thi giao lưu tiếng Việt; khuyến khích các thầy cô giáo đề xuất ý tưởng, cách làm mới về tăng cường tiếng Việt cho học sinh; tăng cường thời gian luyện nói cho học sinh trong các giờ học chính khóa, sinh hoạt đội, sao nhi đồng. Các trường lồng ghép hoạt động vui chơi gắn với học tiếng Việt cho học sinh để các em thành thạo tiếng Việt, tự tin tham gia hoạt động chung của trường…
Tăng Cường Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Em Dân Tộc Thiểu Số
Gỡ rào cản về mặt ngôn ngữ Ngọc Chiến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường La (tỉnh Sơn La), nhưng công tác giáo dục luôn được chú trọng. Xã có hai trường mầm non, hai trường tiểu học và một trường THCS với gần 1.500 học sinh, chủ yếu là con em các dân tộc Thái, Mông, La Ha. Năm trường học trên địa bàn có đến 18 điểm trường lẻ.
Những khó khăn mà Sơn La gặp phải cũng là thực trạng chung ở các tỉnh có nhiều dân tộc chung sống như Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Cao Bằng, Phú Yên… Trẻ em người DTTS thường nói tiếng mẹ đẻ tại gia đình, khi đến trường, cô giáo nói tiếng phổ thông, chương trình giáo dục cũng được thực hiện bằng tiếng phổ thông. Đây là khó khăn rất lớn đối với cả giáo viên và học sinh, cũng như việc bảo đảm chất lượng chương trình giáo dục mầm non.
Rào cản về mặt ngôn ngữ khiến trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin để tham gia các hoạt động giáo dục. Còn đối với học sinh tiểu học, khi vào lớp một, vốn tiếng Việt ít, trẻ chỉ có khả năng nghe, nói được những câu ngắn, đơn giản cho nên việc học tập cũng như tham gia hoạt động ở lớp, ở trường rất hạn chế. Trong quá trình học tập, nhất là với học sinh lớp 1, lớp 2, học sinh học khó nhớ, hay phát âm sai hoặc thiếu thanh điệu dẫn đến viết sai chính tả, một bộ phận học sinh đọc còn phải đánh vần. Chưa kể, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi phải dạy lớp ghép học sinh thuộc nhiều dân tộc, với nhiều độ tuổi, một bộ phận giáo viên chưa hiểu phong tục, tập quán, văn hóa địa phương để giao tiếp, chăm sóc, giáo dục trẻ. Do đó, chưa bảo đảm các điều kiện về diện tích, nhà vệ sinh, chưa xây dựng được môi trường giáo dục, môi trường sư phạm theo quy định. Những hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến trẻ mầm non không thích ra lớp, học sinh tiểu học vùng DTTS khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở những cấp học tiếp theo tăng cao.
Cả nước hiện có 42 tỉnh, thành phố có đông trẻ em là người DTTS. Có 4.862 trường mầm non có trẻ em người DTTS (chiếm 34% tổng số trường mầm non trên toàn quốc), thu hút gần 830 nghìn trẻ em mầm non người DTTS ra lớp. Tổng số 6.748 trường tiểu học có học sinh DTTS (chiếm tỷ lệ 75% tổng số trường), thu hút hơn 1 triệu 230 nghìn em là người DTTS ra lớp, chiếm tỷ lệ 35% tổng số học sinh tiểu học đến trường.
Tăng Cường Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Vùng Dân Tộc Thiểu Số Ở Đồng Nai
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, đa số học sinh dân tộc thiểu số ở khi mới bước vào lớp 1 đều hạn chế trong việc sử dụng tiếng Việt như, phát âm không đúng chính tả, viết từ, câu sai vần, mau quên. Nhiều học sinh hạn chế trong sử dụng vốn từ, viết không trọn câu, diễn đạt chưa hết ý… do đó việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số là rất cần thiết.
Đề án nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo.Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, đề án cũng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở giáo dục; bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học trong công tác tăng cường tiếng Việt; phối hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng, nguồn lực đầu tư cho các địa phương để nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt.
Cụ thể, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh huy động ít nhất 25% trẻ em người dân tộc thiểu số độ tuổi nhà trẻ ra lớp; 65% trẻ em người dân tộc thiểu số độ tuổi mẫu giáo ra lớp; trong đó 100% trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường Tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo có thể trao đổi, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt một cách thành thạo trên cơ sở vẫn bảo tồn được tiếng mẹ đẻ.
Cũng theo UBND tỉnh Đồng Nai, mục tiêu đến năm 2025 tỉnh Đồng Nai có ít nhất 40% trẻ em người dân tộc thiểu số độ tuổi nhà trẻ, 85% trẻ em người dân tộc thiểu số độ tuổi mẫu giáo trong toàn tỉnh ra lớp. Trong đó, đảm bảo 100% trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Bên cạnh đó, huy động 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ra lớp đúng độ tuổi; hằng năm 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt. 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tiểu học dạy vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt. 100% các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có học sinh cần tăng cường tiếng Việt được bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu, phần mềm phục vụ dạy học.
Toàn bộ kinh phí thực hiện dự án do ngân sách Nhà nước cấp từ nguồn chi thường xuyên cho ngành giáo dục và đào tạo.
Cập nhật thông tin chi tiết về Yên Bái Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!