Bạn đang xem bài viết Viết Nguyên Âm Lào Siêu Dễ Trong Vòng 24 Giờ được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tự học viết nguyên âm Lào trong vòng 24 giờ nghe có vẻ khó tin nhưng đảm bảo sau khi xem xong bài viết và video minh họa kèm theo thì bạn sẽ tự viết được nguyên âm đẹp lung linh.
Tuy nhiên, bạn nên xem hết từ đầu đến cuối bài viết “tự học viết nguyên âm Lào siêu dễ” này và đừng bỏ qua câu nào vì sẽ có rất nhiều thông tin cần thiết và sẽ có nhiều điều bất ngờ ở cuối bài.
Nguyên âm Lào là một trong ba phần tử cấu thành từ trong tiếng Lào đó là: Phụ âm, nguyên âm và dấu thanh nên viết được nguyên âm là một trong những điều bắt buộc phải biết khi học tiếng Lào.
Nguyên âm Lào gồm có 28 nguyên âm, được chia thành 12 cặp nguyên âm ngắn và dài và 4 nguyên âm đặc biệt như sau: 12 nguyên âm ngắn (xະ, xິ, xຶ, xຸ, ເxະ, ແxະ, ໂxະ, ເxາະ, ເxິ, ເxັຍ, ເxຶອ , xົວະ), 12 nguyên âm dài (xາ, xີ, xື, xູ, ເx, ແx, ໂx, xໍ, ເxີ, ເxຍ, ເxືອ, xົວ) và 4 nguyên âm đặc biệt (ໄx, ໃx, ເxົາ, xຳ).
Cách viết nguyên âm Lào:
2.1 Vị trí nguyên âm:
Qua bảng nguyên âm đã nêu trên, ta thấy nguyên âm Lào có thể đứng trước, sau, trên, dưới và xung quanh phụ âm. Do đó ta phải viết theo thứ tự của nó, kí hiệu “x” thay cho phụ âm.
Nguyên âm Lào có thể đứng ở tám vị trí như sau:
Các nguyên âm đứng ở trước: ເx, ແx, ໂx; ໄx, ໃx Các nguyên âm đứng ở sau: xະ, xາ
Các nguyên âm đứng ở trên: xິ, xີ, xຶ, xື, xໍ
Các nguyên âm đứng ở dưới: xຸ, xູ
Các nguyên âm đứng ở trước và sau: ເxະ, ແxະ, ໂxະ, ເxາະ, ເxຍ
Các nguyên âm đứng ở trước và trên: ເxິ, ເxີ
Các nguyên âm đứng ở trước, trên và sau (hay còn gọi là xung quanh): ເxັຍ, ເxຶອ, ເxືອ, ເxົາ
Các nguyên âm đứng ở trên và sau: xົວະ, xົວ, xຳ
2.2 Cách viết:
Dựa vào sự tương đồng của một số âm tố tạo thành nguyên âm Lào, nói chung ta chỉ cần tập viết 14 âm tố sau:
xະ (xະ, ເxະ, ແxະ, ໂxະ, ເxາະ, xົວະ).
xາ (xາ, ເxາະ, ເxົາ, xຳ ).
xິ (xິ).
xີ (xີ).
dấu chấm như tiếng Việt trong (xຶ, xື).
xຸ (viết như cái râu trong chữ ơ).
xູ (viết như chữ “ບ” bị ép lại).
ເx (ເxະ, ເx, ແxະ, ແx, ເxາະ, ເxິ, ເxີ, ເxັຍ, ເxຍ, ເxຶອ, ເxືອ, ເxົາ).
ໂx (ໂxະ, ໂx).
xໍ (xໍ). dễ viết như chữ o nhỏ trong tiếng Việt.
xັ (ເxັຍ). Đọc là mảy căn, viết như dấu móc trong chữ ă trong tiếng Việt.
xົ (xົວະ, xົວ, ເxົາ). Đọc là mảy công, viết lật ngược lại của mảy căn,
ໄx (ໄx).
ໃx (ໃx).
Sau khi tập các cách viết các âm tố cấu thành nguyên âm Lào (12 âm tố trong 2 bảng). Ta mới tiến hành tập viết theo 28 nguyên âm Lào như trong bảng đã nêu từ đầu.
Các âm tố để cấu tạo nên 28 nguyên âm Lào có những âm tố trùng nhau trên các nguyên âm đó, ta rút ra được 14 âm tố khác nhau cần phải tập viết, đó là: xະ, xາ, xິ, xີ, dấu chấm, xຸ, xູ, ເx, ໂx, xໍ, xັ, xົ, ໄx, ໃx.
Ba chữ là phụ âm cuối vần “ຍ”, “ອ”, “ວ”(ở đây với từ cách tạo vần) sẽ được học ở phần cách viết phụ âm Lào.
XIn chân thành cảm ơn tất cả các bạn đã xem hết bài viết này.
Tác giả: Dr. Phonesavanh CHANTHAVONG
Cách Học Viết Tiếng Nhật Siêu Nhanh Siêu Đơn Giản Và Dễ Nhớ
Cách học viết tiếng Nhật siêu nhanh siêu đơn giản và dễ nhớ
Là một quốc gia có bảng chữ cái theo hệ thống chữ latinh, bạn có từng hoảng hốt khi nhìn thấy bảng chữ tiếng Nhật với hàng đống các kí tự kỳ quái chẳng khác gì … cua bò?
Còn đối với các bạn đã, đang có ý định học tiếng Nhật, ắt hẳn các bạn đã nghe “phong thanh” rằng tiếng Nhật có đến ba bảng chữ cái với phong cách viết hoàn toàn khác nhau, rồi các quy tắc cũng vô cùng ngặt nghèo. Bạn lo lắng không biết mình sẽ đối phó với chúng như thế nào? Nào, bình tĩnh và cùng SEN Quốc Tế học cách viết tiếng Nhật siêu nhanh siêu đơn giản và dễ nhớ nhen!
1. Hệ thống bảng chữ cái tiếng Nhật
Tiếng Nhật có tới 3 bảng chữ cái: Hiragana, Katakana và Kanji với số chữ cái căn bản lần lượt là 47, 46 và… gần 2000 chữ.
Hiragana, còn được gọi là bảng chữ mềm, bao gồm các nét khá mềm mại và dễ thương. Nhưng chính vì là chữ nét mềm nên nếu viết không cẩn thận các nét sẽ không rõ ràng, dính vào nhau và …vô cùng khó đọc! Được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ 5 từ thảo thư chữ Hán, hiragana được sử dụng chủ yếu để làm rõ chức năng ngữ pháp của chữ Kanji và dùng để phiên âm cho chữ Kanji (gọi là furigana).
Trái lại, Katakana, còn gọi là bảng chữ cứng, bao gồm các chữ cái có các nét ngắn, thẳng và góc cạnh, được đánh giá là bảng chữ đơn giản nhất trong hệ thống bảng chữ cái tiếng Nhật. “Katakana” nghĩa là “kana chắp vá”, bắt nguồn từ lí do chữ katakana được hợp thành từ nhiều thành phần phức tạp của Kanji. Hình thành cùng thời điểm với Hiragana, nhưng Katakana có chức năng hoàn toàn khác là dùng để phát âm các từ có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài (được gọi là gairaigo). Ví dụ, “television” được đổi thành “テ レ ビ” (Terebi).
Kanji là bảng chữ đồ sộ nhất, phức tạp nhất và khó học nhất, kể cả đối với người Nhật. Đây cũng là cản trở lớn nhất khi chúng ta đọc các văn bản tiếng Nhật. Kanji có nhiều cách đọc cũng như ngữ nghĩa tùy thuộc vào từng ngữ cảnh và đây cũng là thành phần chính tạo nên nghĩa cho câu.
Mỗi bảng chữ cái tiếng Nhật đều có những đặc điểm khác biệt nhưng tiếng Nhật lại là một hệ thống hài hòa cả 3 bảng chữ cái này. Vậy cách viết tiếng Nhật có những đặc điểm thống nhất hay riêng biệt gì? Chúng ta tập viết tiếng Nhật như thế nào cho đẹp và đúng chuẩn nhất?
2. Đối với Hiragana và Katakana
Cách học viết tiếng Nhật chuẩn từ từng chữ cái
Tiếng Nhật cũng giống như bất kỳ ngôn ngữ nào khác trên thế giới, mỗi chữ đều cấu thành từ những phần tử nhỏ hơn mà viết đẹp và chuẩn từng phần tử nhỏ ấy chính là điều kiện tiên quyết để viết tiếng Nhật đẹp. Nhớ và viết đúng từng chữ ngay từ đầu sẽ tiết kiệm thời gian học sau này đó
Có thể trong giai đoạn đầu khi mới học bạn sẽ cảm thấy việc học bảng chữ cái tiếng Nhật quá phức tạp đến mức bạn nghĩ rằng: thôi, chỉ cần nhớ viết như thế nào là được, không cần viết chuẩn. Thế nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm đấy. Không chuẩn ngay từ đầu sẽ khiến những phần sau càng khó khăn và dễ dẫn đến bỏ cuộc. Cố gắng tập viết tiếng Nhật thật đẹp và chuẩn ngay từ những chữ cái đầu tiên. Biết đâu được chính việc chữ đẹp lại là động lực cho bạn vượt qua những khó khăn khá là khó nhắn sau này trong quá trình học tiếng đấy!
Có một vài tip nhỏ để quá trình học bảng chữ cái của các bạn được dễ dàng nhất nè:
Cách học viết tiếng Nhật:
– Bước 2: Tập viết chuẩn
– Bước 3: Tập viết nhanh và đẹp
3. Đối với Kanji
Đặc điểm của chữ Kanji là khá loằng ngoằng và rắc rối nên mình có lời khuyên là các bạn nên học theo bộ. Mặc dù thời gian đầu việc học theo bộ khá là kì công và mất thời gian ý. Nhưng mà học như vậy bạn sẽ thấy Kanji ý nghĩa và thú vị hơn rất nhiều. Đặc biệt là sau giai đoạn đầu hơi vất vả thì “phần đời về sau” của bạn lại vô cùng nhàn hạ khi sau khi đã nhớ được các tiểu tiết thì học đến từ nào bạn chỉ cần nhớ cách lắp ghép các bộ phận là xong. Cách học viết tiếng Nhật này rất đơn giản đúng không nào?
Học viết Kanji theo bộ sẽ giúp bạn viết nhanh hơn và nhớ lâu hơn
4. Một số nguyên tắc khi tập viết tiếng Nhật
Mặc dù khá là linh hoạt nhưng cũng có một số nguyên tắc trong cách viết tiếng Nhật, đặc biệt áp dụng cho chữ Kanji như sau:
1. Ngang trước sổ sau: 十 , 丁 , 干 , 于 , 斗 , 井 .
2. Phết (ノ) trước, mác ( 乀 ) sau: 八 , 人 , 入 , 天 .
3. Trái trước phải sau: 州 , 划 , 外 , 办 , 做 , 条 , 附 , 谢 .
4. Trên trước dưới sau: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意 .
5. Ngoài trước trong sau: 司 , 向 , 月 , 同 , 风 , 风 , 周 .
6. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这 , 还 , 选 , 游 , 道 , 建 .
7. Giữa trước; trái rồi phải: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 , 乐 .
8. Vào nhà trước, đóng cửa sau: 日, 回 , 国 , 国 , 固 , 固 .
Nguồn akira
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾChuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh HòaTel/Fax: +84258.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)Email: [email protected] Website:http://senquocte.comFacebook: https://www.facebook.com/senquocte
Tổng Hợp Về Nguyên Âm Và Phụ Âm Trong Tiếng Việt
Cách phân biệt nguyên âm và phụ âm
VnDoc sưu tầm, tổng hợp gửi đến các bậc phụ huynh cùng các thầy cô tham khảo tài liệu tổng hợp về nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt. Mời các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo tải về bản chi tiết đầy đủ để có thể tìm hiểu kỹ lưỡng và dạy cho các bé lớp 1.
Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc có thể đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.
Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm… nhau trong quá trình phat âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi phối hợp với nguyên âm.
2. Bảng chữ cái Tiếng Việtvà những lưu ý
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng. Tiếng Việt cũng vậy, nhưng thực tế là nhiều người nước ngoài có thể nói tiếng Việt nhưng không biết gọi tên các con chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Khi cần sử dụng, họ lấy cách phát âm bảng chữ cái Tiếng Anh để thay thế. Do đó, nhất thiết phải giới thiệu bảng chữ cái Tiếng Việt cho người học trong những buổi học đầu tiên. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái, điều đó sẽ gây áp lực, đặc biệt đối với những học viên khó khăn trong việc tiếp thu hoặc những học viên không cùng sử dụng bảng chữ cái Latinh. Và cũng lưu ý đối với giáo viên là phải thống nhất một cách đọc bảng chữ cái, tốt nhất là đọc theo âm khi ghép vần (a, bờ, cờ thay vì a, bê, xê…)
Bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái (đây là con số không quá nhiều để nhớ đối với mỗi học viên trong bài đầu tiên tiếp cận Tiếng Việt), mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết hoặc in lớn và nhỏ. Kiểu viết hoặc in lớn gọi là “chữ hoa”, “chữ in hoa”, “chữ viết hoa”. Kiểu viết hoặc in nhỏ gọi là “chữ thường”, “chữ in thường”, “chữ viết thường”, được sắp xếp theo thứ tự như sau:
………..
Các bé học sinh mới bước vào lớp 1 sẽ gặp khó khăn trong việc là quen với bảng âm vần tiếng Việt cũng như bảng âm tiết. VnDoc hiểu được điều này và đã tổng hợp mẫu bảng và cách đánh vần tiếng việt lớp 1 mới nhất để các phụ huynh tham khảo.
Cách Phát Âm Tiếng Trung Trong Bảng Chữ Cái Nguyên Âm Và Phụ Âm
Trong tiếng Trung cơ bản Nguyên âm và phụ âm tiếng Trung được thể hiện trong Bính âm. Với các Cách phát âm nguyên và phụ âm này, chắc chắn người học tiếng Trung có thể rất dễ dàng để phát âm tiếng Trung chuẩn.
Học tiếng Trung sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn chăm học phát âm tiếng trung cụ thể – nguyên âm và phụ tâm tiếng Trung.
Học phát âm tiếng Trung – Nguyên âm
Hệ thống ngữ âm tiếng Trung Quốc có 36 nguyên âm (vận mẫu), gồm 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 16 nguyên âm mũi và 1 nguyên âm uốn lưỡi. Các nguyên âm này được thể hiện như sau trong bảng chữ cái bính âm như sau.
Học phát âm tiếng Trung – Nguyên âm Đơn
a – Cách phát âm – mồm há to, lưỡi xuống thấp. Là nguyên âm dài, không tròn môi. Cách phát âm gần giống “a” trong tiếng Việt.o – Cách phát âm – lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, hai môi tròn và nhô ra một tí. Là nguyên âm dài, tròn môi. Cách phát âm hơi giống “ô” trong tiếng Việt.e – Cách phát âm – lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, mồm há vừa. Là nguyên âm dài, không tròn môi. Cách phát âm hơi giống “ơ” và “ưa” trong tiếng Việt.
i – Cách phát âm – đầu lưỡi dính với răng dưới, phía trước mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi giẹp, bành ra. Là nguyên âm dài, không tròn môi. Cách phát âm hơi giống “i” trong tiếng Việt.
u – Cách phát âm – gốc lưỡi nâng cao, lưỡi rút về phía sau, hai môi tròn, nhô ra trước. Là nguyên âm dài, tròn môi. Cách phát âm hơi giống “u” trong tiếng Việt.
ü – Cách phát âm – đầu lưỡi dính với răng dưới, phía trước mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi tròn, nhô ra trước. Là nguyên âm dài, tròn môi. Cách phát âm hơi giống “uy” trong tiếng Việt.
Học phát âm tiếng Trung – Nguyên âm Kép
ai – Cách phát âm – phát nguyên âm “a” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “i”. Cách phát âm gần giống âm “ai” trong tiếng Việt.ei – Cách phát âm – phát nguyên âm “e” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “i”. Cách phát âm gần giống âm “ây” trong tiếng Việt.ao – Cách phát âm – phát nguyên âm “a” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “o”. Cách phát âm gần giống âm “ao” trong tiếng Việt.ou- Cách phát âm – phát nguyên âm “o” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “u”. Cách phát âm gần giống âm “âu” trong tiếng Việt.ia- Cách phát âm – phát nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “a”. Trong tiếng Việt không có âm tương tự nhưng phát âm hơi na ná âm iaie- Cách phát âm – phát nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “e”. Cách phát âm gần giống âm “ia” trong tiếng Việt.ua – Cách phát âm – phát nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “a”. Cách phát âm gần giống âm “oa” trong tiếng Việt.uo- Cách phát âm – phát nguyên âm “u” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “o”. Cách phát âm gần giống âm “ua” trong tiếng Việt.üe- Cách phát âm – phát nguyên âm “ü” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “e”. Cách phát âm gần giống âm “uê” trong tiếng Việt.iao – Cách phát âm – phát nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ao”. Cách phát âm gần giống âm “eo” trong tiếng Việt.iou- Cách phát âm – phát nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ou”. Cách phát âm na ná âm “yêu” trong tiếng Việt.uai- Cách phát âm – phát nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ai”. Cách phát âm gần giống âm “oai” trong tiếng Việt.uei – Cách phát âm – phát nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ei”. Cách phát âm na ná âm “uây” trong tiếng Việt.
Học phát âm tiếng Trung – Nguyên âm Er
er – Phát nguyên âm “e” trước, sau đó, lưỡi dần dần cuốn lên. “er” Là một nguyên âm đặc biệt. “er” Là một âm tiết riêng, không thể ghép với bất cứ nguyên âm và phụ âm nào.
Chữ này tương đương với chữ ai trong tiếng Việt, cùng học phát âm tiếng trung nào.
Học phát âm tiếng Trung – Nguyên Mũi
an – Phát nguyên âm a trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm n. Cách phát âm gần giống “an” trong tiếng Việt.en – Phát nguyên âm “e” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “n”. Cách phát âm gần giống âm “ân” trong tiếng Việt.in – Phát nguyên âm “i” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “n”. Cách phát âm gần giống âm “in” trong tiếng Việtün – Phát nguyên âm “ü” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “n”. Cách phát âm na ná âm “uyn” trong tiếng Việt.ian – Phát nguyên âm “i” trước, sau đó chuyển sang phát nguyên âm mũi “an”. Cách phát âm gần giống âm “iên” trong tiếng Việt.uan – Phát nguyên âm “u” trước, sau đó chuyển sang phát nguyên âm mũi “an”. Cách phát âm gần giống âm “oan” trong tiếng Việt.üan – Phát nguyên âm “ü” trước, sau đó chuyển sang phát nguyên âm mũi “an”. Cách phát âm gần giống âm “oen” trong tiếng Việt.uen (un) – Phát nguyên âm “u” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “en”. Cách phát âm gần giống âm “uân” trong tiếng Việt.ang – Phát nguyên âm “a” trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”. Cách phát âm gần giống “ang” trong tiếng Việt.eng – Phát nguyên âm “e” trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”. Cách phát âm gần giống “âng” trong tiếng Việt.ing – Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”. Cách phát âm gần giống “inh” trong tiếng Việt.ong – Phát nguyên âm o trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”. Cách phát âm na ná “ung” trong tiếng Việt.iong – Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “ung”. Cách phát âm giống với âm “ung” trong tiếng Việting – Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “ang”. Cách phát âm gần giống “eng” trong tiếng Việt.uang – Phát nguyên âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “ang”. Cách phát âm gần giống “oang” trong tiếng Việt. ueng – Phát nguyên âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “eng”. Cách phát âm na ná “uâng” trong tiếng Việt.
Học phát âm tiếng trung – Âm ng
Cách đọc như sau – gốc lưỡi nâng cao, dính chặt vào ngạc mềm, lưỡi con rủ xuống, không khí từ hang mũi toát ra. Cách phát âm gần giống “ng” trong tiếng Việt. “ng” chỉ có thể đứng sau nguyên âm mà không thể đứng trước nguyên âm như tiếng Việt.
Học phát âm tiếng Trung – Phụ âm
Hệ thống ngữ âm tiếng Trung Quốc có 21 phụ âm (thanh mẫu), trong đó có 18 phụ âm đơn, 3 phụ âm kép, trong phụ âm đơn có một phụ âm uốn lưỡi –
b – Là âm môi môi. Cách phát âm – hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống “p” trong tiếng Việt.p – Là âm môi môi. Cách phát âm – hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Trong tiếng Việt không có âm tương tự. Cách phát âm nhẹ hơn âm p nhưng nặng hơn âm b của tiếng Việt.m – Là âm môi môi. Cách phát âm – hai môi dính tự nhiên,luồng không khí từ hang mồm thoát ra. La một âm mũi, hữu thanh. Cách phát âm gần giống “m” trong tiếng Việt.
f – Là âm môi răng. Cách phát âm – môi dưới dính nhẹ với răng trên, luồng không khí từ khe giữa răng và môi thoát ra. Là một âm sát, vô thanh. Cách phát âm gần giống “ph” trong tiếng Việt.
d – Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm – đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sao đó bỗng hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống “t” trong tiếng Việt.
t – Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm – đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sao đó bỗng hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm gần giống “th” trong tiếng Việt.
n – Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm – đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, luồng không khí từ hang mũi thoát ra. Là một âm mũi, hữu thanh. Cách phát âm gần giống “n” trong tiếng Việt.
l – Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm – đầu lưỡi dính vào lợi trên, luồng không khí từ hai mép lưỡi thoát ra. Là một âm biên, hữu thanh. Cách phát âm gần giống “l” trong tiếng Việt.
g – Là âm gốc lưỡi. Cách phát âm – gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống “c”, “k” trong tiếng Việt.
k – Là âm gốc lưỡi. Cách phát âm – gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm gần giống “kh” trong tiếng Việt.
h – Là âm gốc lưỡi. Cách phát âm – gốc lưỡi nâng cao, nhưng không áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh. Cách phát âm gần giống “h” trong tiếng Việt.
j – Là âm mặt lưỡi. Cách phát âm – mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống “ch” trong tiếng Việt.q – Là âm mặt lưỡi. Cách phát âm – mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm khá giống với âm sch trong tiếng Đức hoặc đọc như “sờ chờ” trong tiếng Việtx – Là âm mặt lưỡi. Cách phát âm – mặt lưỡi nâng cao sát ngạc cứng, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh. Cách phát âm gần giống “x” trong tiếng Việt.z – Là âm đầu lưỡi trước. Cách phát âm – đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm na ná “ch” trong tiếng Việt.c – Là âm đầu lưỡi trước. Cách phát âm – đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách đọc như chữ x ở một số vùng miềns- Là âm đầu lưỡi trước. Cách phát âm – đầu lưỡi nâng sát lợi trên, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh. Cách phát âm hơi giống “x” trong tiếng Việt.r – Là âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm – đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm thoe một đường nhỏ và hẹp. Là một âm xát, hữu thanh, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm hơi giống “r” trong tiếng Việt.zh – Là phụ âm kép. Là âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm – đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, sau đó tách ra một tí, luồng không khí thoát ra hang mồm. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm hơi giống “tr” trong tiếng Việt.ch – Là phụ âm kép. Là âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm – đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, sau đó tách ra một tí, luồng không khí thoát ra hang mồm. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm như âm “xờ chờ”sh – Là phụ âm kép. Là âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm – đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm theo một đường nhỏ và hẹp. Là một âm xát, vô thanh, lúc phát âm phải uốn lưỡi. Cách phát âm hơi giống “s” trong tiếng Việt.
Xem lại phần: Bảng chữ cái tiếng Trung đơn giản.
Cập nhật thông tin chi tiết về Viết Nguyên Âm Lào Siêu Dễ Trong Vòng 24 Giờ trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!