Bạn đang xem bài viết Ukraina Bỏ Dạy Tiếng Nga Trong Hệ Thống Giáo Dục được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
GD&TĐ – Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraina, từ tháng 9/2020, tất cả các trường dạy tiếng Nga ở Ukraina sẽ chuyển sang ngôn ngữ quốc gia, tức là tiếng Ukraina.
Ngày khai trường ở Ukraina
Ấn định thời điểm dạy tiếng quốc ngữ
Tình hình tương tự cũng sẽ diễn ra với các trường dạy bằng các ngôn ngữ của Liên minh châu Âu từ tháng 9/2023. Tại Hội đồng liên bang Nga, người ta cho rằng sự đổi mới này là vi phạm quyền công dân. Trong khi đó chính người dân Ukraina tin rằng tiếng Nga sẽ không biến mất khỏi cuộc sống của họ sau khi những thay đổi nói trên có hiệu lực.
Quyết định này được thông qua trên cơ sở Luật Giáo dục do cựu Tổng thống Ukraina Pyotr Poroshenko ký từ hồi tháng 9/2017. Theo điều 9 của luật “Ngôn ngữ dạy học”, mọi công dân của đất nước được bảo đảm quyền học tập bằng ngôn ngữ quốc gia.
Việc giảng dạy bằng tiếng Nga trong một số cơ sở giáo dục vào thời điểm đó vẫn được duy trì tại hệ thống nhà trẻ và trường tiểu học. Tuy nhiên, bắt đầu từ lớp 5, các môn học được học bằng tiếng Ukraina.
Thế nhưng chẳng bao lâu chính quyền đưa ra cảnh báo: Từ ngày 1/9/2018, tất cả học sinh phải dần dần chuyển sang học bằng tiếng Ukraina. Ngày 1/9/2020, tất cả các trường dạy bằng tiếng Nga ở nước này sẽ chuyển sang giảng dạy bằng tiếng Ukraina.
Trong khi học sinh đang dần dần được chuẩn bị cho sự chuyển đổi này, thì giáo viên tại một số khu vực của Ukraina đã bị phạt rất nặng vì sử dụng tiếng Nga. Nhiều giáo viên nói rằng trong thời gian hướng dẫn thực hiện quyết định này họ chỉ được phép trả lời điện thoại của phụ huynh và học sinh bằng tiếng Ukraina.
Theo số liệu của Bộ GD&KH và Viện Phân tích giáo dục của Ukraina, năm 2018, khoảng 7% số trường phổ thông của đất nước, tức là 622 trường, các tiết học hoàn toàn được giảng dạy bằng tiếng Nga. Như vậy, 277.512 học sinh không học các môn học bằng tiếng Ukraina.
Cũng theo thông tin của Bộ GD&KH Ukraina, số trường dạy bằng tiếng Nga nhiều nhất nằm ở miền Đông và miền Nam của đất nước. Ở hai tỉnh Kharkov và Odessa có 107 trường như vậy đang hoạt động; Ở tỉnh Dnipropetrovsk và Donetsk có 100; Còn ở Zaporizhia là 81. Trong khi ở các tỉnh Vinnytsia, Volyn, Zhytomyr, Rivne, Khmelnytska và thủ đô Kiev không ghi nhận một trường phổ thông nào dạy bằng tiếng Nga.
Học sinh Ukraina ngày nayPhản ứng của các tầng lớp dân cư
Việc cấm hoàn toàn dạy bằng tiếng Nga gây ra những mẫu thuẫn và phản ứng khác nhau của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Cụ thể, cựu dân biểu Verkhovna Rada Vladimir Oleynik bày tỏ quan điểm việc loại bỏ các trường tiếng Nga ở Ukraina vi phạm quyền của các bậc phụ huynh cũng như học sinh: Trong tương lai họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi vào học đại học.
“Điều chủ yếu nhất là Hiến pháp Ukraina bảo đảm việc học tập bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số và tiếng Nga bị vi phạm. Nếu học sinh sau khi tốt nghiệp trường phổ thông vào học các trường đại học kỹ thuật thì rõ ràng ở đấy sẽ xuất hiện hệ thống thuật ngữ khó mà đôi khi chúng ta, những người Ukraina gốc, không hiểu”, ông nói.
Bản thân người dân Ukraina tin rằng, ngay cả khi quyết định loại bỏ việc giảng dạy bằng tiếng Nga trong các trường phổ thông có hiệu lực thì cuộc sống của họ cũng sẽ không có gì thay đổi. “Cứ việc loại bỏ, văn hóa dân tộc sẽ được quan tâm nhiều hơn.
Phải công nhận rằng tiếng Ukraina đã bị lạc hậu, nó cần được phổ cập trong nước. Người Ukraina sẽ tiếp tục nói tiếng Ukraina. Tuy nhiên, sau khi cựu tổng thống Poroshenko thông qua bộ luật về ngôn ngữ, vẫn không ai ngừng nói tiếng Nga”, bà Vladislava Kolodzinskaya ở thành phố Shepetovka nói.
Chị Irina U. cư dân thủ đô Kiev xác nhận rằng, nhiều người Ukraina vẫn tiếp tục sử dụng tiếng Nga như một ngôn ngữ chính. “Ngược lại, hiện nay người ta đối xử với tiếng Nga đúng mực hơn. Ở Kiev có nhiều trường phổ thông giảng dạy bằng những ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Nga.
Thậm chí bộ luật quy định cán bộ nhà nước phải nói tiếng Ukraina hoặc các cửa hiệu chỉ được phục vụ bằng ngôn ngữ dân tộc cũng rất xa thực tế”, chị nhận xét. Người phụ nữ Kiev này xác nhận rằng hiện tại trong ngôi trường cô con gái 7 tuổi của chị đang học vẫn chưa thấy thông báo gì về sự thay đổi.
Theo chị Irina, tất cả những ai cảm thấy tiện lợi hơn đều nói tiếng Nga, kể cả trong nhà trẻ, nơi người ta yêu cầu phải giao tiếp bằng tiếng Ukraina. “Thậm chí tại một cuộc họp phụ huynh năm 2014 tại môt nhà trẻ, một cụ bà nào đó suýt nữa bị đuổi ra khỏi phòng vì đề nghị mọi người chỉ nói bằng tiếng Ukraina”.
Ông Maksim Ostrovsky, cư dân Kiev, tin rằng cuộc cải cách này sẽ giúp người dân Ukraina học tiếng mẹ đẻ tốt hơn. “Tất cả những ai có hộ chiếu Ukraina bắt buộc phải biết trò chuyện bằng tiếng Ukraina, còn trong sinh hoạt thì nói tiếng gì cũng được. Thật nhục nhã khi anh sinh ra ở Ukraina, nhưng không biết tiếng Ukraina”, ông nói.
Luật “Bảo đảm chức năng hoạt động của tiếng Ukraina như một ngôn ngữ quốc gia” đã được cựu tổng thống Ukraina Pyotr Poroshenko ký ngày 15/5. Theo người đứng đầu nhà nước lúc bấy giờ, chủ trương mới này phải “thống nhất dân tộc”.
Tổng thống Vadimir Zelensky
Nhưng nên nhớ rằng, ngày 29/8/2019, tân Tổng thống Ukraina đã quyết định bổ nhiệm bà Anna Novosad, 29 tuổi, làm Bộ trưởng Bộ GD&KH Ukraina. Bà Anna Novosad chính là người đã đề nghị bãi bỏ các trường tiếng Nga.
Bà Anna Novosad, tân Bộ trưởng Bộ GD&KH UkrainaHệ Thống Trường Giáo Dục Ở Pháp
Pháp là đất nước có nền Giáo dục phát triển, chất lượng đào tạo hàng đầu Châu Âu và là nơi thu hút được rất nhiều du học sinh đến học tập. Ở Pháp hệ thống giáo dục được chia ra làm 3 cấp bậc chính: Giáo dục tiểu học (enseignement primaire), Trung học (enseignement secondaire) và Đại học (enseignement supérieur).
Giáo dục bậc Tiểu học
Bậc Tiểu học ở Pháp bắt đầu từ khi đứa trẻ lên 6 tuổi và kéo dài 5 năm. Ở trường tiểu học, đứa trẻ chủ yếu được học các môn Pháp văn, Toán, Khoa học và Khoa học nhân bản. Ở bậc Tiểu học, đứa trẻ sẽ học cách đọc, viết thông qua các hoạt động sáng tạo, học đếm bằng các công cụ cơ bản về tính toán và số học. Đứa trẻ cũng được giới thiệu một ngôn ngữ nước ngoài, thường là tiếng Anh, cũng như các công nghệ mới như máy tính. Các lớp học ở cấp tiểu học bao gồm các bé gái và bé trai (trộn lớp) và thường được giảng dạy bởi một giáo viên, người dạy tất cả các môn học.
Tuy nhiên, một đứa trẻ có thể bắt đầu quá trình học tập ở trường từ năm 2 tuổi đến khi 5 tuổi để làm quen với các con số và kỹ năng đọc hiểu, viết chữ. Giai đoạn này, các bé phát triển thông qua nhiều hoạt động đánh thức sự nhạy cảm của mình với thế giới xung quanh và khả năng học hỏi độc lập. Đây được gọi là giáo dục tiền tiểu học, không bắt buộc nhưng hầu hết trẻ em tham gia.
Ở bậc giáo dục Tiểu học trẻ em được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn học phí.
Giáo dục bậc Trung học
Bậc Trung học được chia làm 2 cấp: Trường Trung học cơ sở và Trường Trung học phổ thông.
Trường Trung học cơ sở bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 9 và Trường Trung học phổ thông bắt đầu từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh được học các môn cốt lỗi (Ví dụ: tiếng pháp, toán học, lịch sử, địa lý, khoa học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, vv) mà họ được dạy bởi các giáo viên chuyên trách.
Giai đoạn Trung học cơ sở kết thúc với Chứng chỉ cấp 2, chứng nhận chính thức đầu tiên của trường. Ở cấp độ này, học sinh có thể lựa chọn giữa việc tiếp tục học tập của họ trong giáo dục phổ thông (cử nhân) hoặc giáo dục dạy nghề, năm cuối này sẽ cho phép các học sinh có bằng (CAP hoặc BEP) thông qua các khóa học ngắn 1-2 năm.
Đa số các sinh viên lựa chọn để tiếp tục mở ra con đường học tập tại các trường đại học cao hơn. Có các lựa chọn khác nhau tấm bằng cử nhân, tùy thuộc vào nguyện vọng và khả năng của sinh viên. Một số lựa chọn ngành khoa học (Bac S), một số lựa chọn kinh tế (Bac ES), một số khác lựa chọn văn học (Bac L).
Giáo dục bậc Đại học
Ở bậc Giáo dục Đại học, sinh viên có thể lựa chọn đăng ký vào trường công lập hoặc tư thục.
Giáo dục bậc Đại học được chia làm 3 nhánh chính:
– Viện đại học công nghệ (IUT): Họ cung cấp hai năm đào tạo chuyên môn và văn bằng (DUT)
– Các trường đại học: Họ cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau cho các chương trình học:
Bằng cử nhân chung hoặc chuyên nghiệp (3 năm)
Thạc sĩ 1 và Thạc sĩ 2 (một hoặc hai năm sau khi học cử nhân)
Tiến sĩ (ba năm sau Thạc sĩ 2)
– Các trường lớn (Grandes Ecoles) nổi tiếng như:
Trường Hành chính Quốc gia (ENA): nơi đào tạo các cán bộ điều hành nhà nước
Trường Bách khoa (l’Ecole Polytechnique): nơi đào tạo các kỹ sư và nhà khoa học
Ecole des Hautes Etudes Commerciales (HEC): nơi đào tạo những tinh hoa của thế giới tài chính và thương mại
Ecoles Normales Supérieures (ENS): nơi đào tạo giáo viên tương lai
Để vào các trường danh tiếng này, học sinh, sinh viên phải trải các cuộc thi quốc gia mà họ chuẩn bị phải chuẩn bị trong hai năm học tập và nghiên cứu căng thẳng trong các trường dự bị
Liên hệ với VFE để nhận tư vấn và thông tin miễn phí.
Đăng ký và nhận tư vấn miễn phí từ VFE
cách 1
Nhắn tin trực tiếp tới VFE qua
Facebook VFE – Vietnam France Exchange (trả lời 24/24).
cách 2
Gọi điện thoại trực tiếp tới số hotline:
1900 2612 hoặc 0963 984 988 (hỗ trợ 24/7)
cách 3
Đăng ký bằng Form nhận tư vấn miễn phí từ VFE.
Đang tải…
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
Toàn Cảnh Về Hệ Thống Giáo Dục Phổ Thông Và Đại Học Ở Anh
Anh Quốc luôn được biết đến là một trong những điểm đến du học lí tưởng cho sinh viên Việt Nam bởi hệ thống giáo dục tiên tiến. Trong bài viết này, Hotcourses Vietnam sẽ đem đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan về hệ thống giáo dục phổ thông và đại học tại Anh Quốc – một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới!
Giáo dục phổ thông tại Anh: School education
Cũng như ở những nơi khác trên thế giới, giáo dục cho các em nhỏ “trước tuổi đến trường” (preschool) là hình thức giáo dục không bắt buộc. Các em nhỏ có thể bắt đầu tham gia chương trình này ở lứa tuổi lên 3 hoặc 4.
Phổ cập giáo dục ở Anh dành cho các em học sinh từ 5 đến 16 tuổi, kéo dài khoảng 12 năm. Giáo dục tiểu học từ 5 đến 11 tuổi được chia làm hai bậc là “infant” trong 2 năm và “junior” trong 4 năm. Ở lứa tuổi lên 7, học sinh bắt đầu được dạy các môn học chính nhưng cũng được khuyến khích tham gia các môn ngoại khóa như Nghệ Thuật, Khoa học máy tính hay Âm nhạc.
Có rất nhiều trường cung cấp bậc giáo dục trung học cho các học sinh ở ngưỡng tuổi từ 11 đến 16. Một số trường trong số này là trường phổ thông hỗn hợp (comprehensive school – với nhiều chương trình học và thời gian khác nhau), trường kỹ thuật (Technology College), trường chuyên các chương trình ứng dụng thực tế hơn lí thuyết (modern secondary school) hay trường chuyên (Grammar school).
Giáo dục sau phổ thông tại Anh: Further and Higher education
Có rất nhiều khóa học, trải dài trên nhiều lĩnh vực và thời gian học khác nhau tại Vương quốc Anh – trung bình từ một đến bốn năm. Bạn hoàn toàn tự do trong việc chọn lựa một chiến lược học tập phù hợp: bạn có thể học Đại học từ đầu, bắt đầu bằng khóa học HND hoặc đại học đại cương trong hai năm và sau đó chuyển tiếp lên để lấy bằng đại học. Hay bạn cũng có thể học bằng đại học danh dự một chuyên ngành để tập trung “công lực” vào chuyên ngành đó, hoặc học hai chuyên ngành theo bằng đại học kép.
Việc theo học các khóa học dự bị/liên thông đại học giúp bạn xóa đi khoảng cách (nếu có) giữa (các) bằng cấp bạn đang có và những bằng cấp do trường cao đẳng hoặc đại học ở Anh mà bạn đã chọn yêu cầu. Khoảng cách này thường tồn tại bởi vì sinh viên nhiều nước hoàn thành 12 năm học trước khi họ bắt đầu học đại học, nhưng ở Anh, Bắc Ailen và xứ Wales, sinh viên phải hoàn thành 13 năm.
Chứng chỉ HND (Higher National Diploma) là chứng chỉ chính quy học trong 2 năm. Chứng nhận hướng nghiệp cao cấp quốc gia HNC (Higher National Certificate) là một chứng nhận tương tự, nhưng thường học theo hình thức ngoài giờ. 2 hình thức này được coi như chứng chỉ học nghề với mục đích tích lũy kinh nghiệm thay vì học lý thuyết và nâng cao kiến thức học thuật như các chương trình đại học. HNC và HND cũng có thể giúp bạn vào học năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 một số chương trình đại học. Có thể lấy chứng nhận và chứng chỉ này tại một trường cao đẳng đào tạo đại học, hoặc tại một trường đại học ở Anh, Bắc Ailen và Wales.
HNC ở Scotland là khóa học chính quy 1 năm. HNC tương đương với năm thứ nhất của khóa học cử nhân, HND tương đương với năm thứ hai. Trong nhiều trường hợp, có nhiều cơ hội để những sinh viên có HNC có thể học chuyển tiếp vào năm thứ 2 của chương trình đại học và những sinh viên có HND học chuyển tiếp vào năm thứ 3.
Đây là một chứng chỉ được cấp sau 2 năm học tập tại một cơ sở đào tạo đại học ở Anh. Tuy nhiên, bằng này có thể giúp sinh viên vào học chương trình cử nhân tại một trường đại học ở Anh. Chứng chỉ cao đẳng thường đảm bảo cho sinh viên vào học năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 của một chương trình cử nhân. Bằng cách này, sinh viên có thể hoàn thành chương trình học và sau đó học chuyển tiếp lên những năm học đầu tiên của chương trình danh dự và chuyển đổi chứng chỉ cao đẳng thành bằng cử nhân.
Ở nước Anh, Bắc Ailen và xứ Wales, chương trình đại học hoặc cử nhân thường kéo dài 3 năm rồi dẫn đến chương trình cấp bằng danh dự như bằng Cử nhân Truyền thông hoặc Cử nhân Kinh doanh (Honours Bachelor’s Degree). Ở Scotland, sinh viên phải mất 3 năm để hoàn thành chương trình bình thường (Bachelor’s Degree) và 4 năm để lấy bằng danh dự (Honours Bachelor’s Degree). Các chương trình đại học ở Scotland đôi khi được cấp bằng thạc sĩ (Thạc sĩ Chuyên ngành xã hội, Thạc sĩ Khoa học hoặc Thạc sĩ Tiếng Anh, v.v.), tùy thuộc vào truyền thống của từng trường.
Với nhiều chương trình đại học, kết quả thi năm học đầu tiên không được tính vào việc xếp loại chương trình cuối khóa. Kết quả năm thứ 2 và 3, kết hợp với điểm cộng thêm dành cho khóa luận tốt nghiệp (bạn có thể phải viết 1 bản khoá luận dài trong năm thứ 3), sẽ cấu thành điểm số cuối cùng của bạn khi tốt nghiệp. Thông thường, bạn sẽ phải chọn một loạt các môn học (module), một số là bắt buộc và một số là tự chọn, những lựa chọn này sẽ cấu thành chương trình học hàng ngày của bạn trong khóa học.
(tiếp: Hệ thống cao học tại Anh)
Bộ Giáo Dục Thí Điểm Dạy Tiếng Nga, Trung Quốc
Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 và sẽ thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới.
Lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có mục tiêu chính nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Song song với tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản như ngoại ngữ thứ nhất.
Bộ sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017. Bộ cũng sớm thẩm định và ban hành chương trình này để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ việc dạy và học trong trường phổ thông.
Năm học 2016-2017, Bộ đã cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM, gồm tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Khương Thượng, tiểu học Chu Văn An, tiểu học quốc tế Gateway và trường Việt Úc (TP HCM). Môn này lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.
Tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai. Năm học này, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM. Giai đoạn 2017-2025, ngoại ngữ này sẽ lần lượt được triển khai ở các lớp tiếp theo của cấp THCS và cấp THPT. Sau thí điểm, các trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ hai.
Việc dạy học tiếng Pháp tiếp tục được đổi mới, điều chỉnh chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông theo hướng tinh giản và hiện đại hóa. Đồng thời, hoàn thiện bộ sách tiếng Pháp ngoại ngữ 2 quyển 1 cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
“Việc học ngoại ngữ muốn tiến triển nhanh thì người học cần phải được mở rộng giao lưu với giáo viên bản ngữ, sinh viên nước ngoài. Học tiếng gì phải tiếp cận với người nói tiếng đó”, ông nói và đề nghị các trường cần xây dựng trung tâm học liệu, sử dụng nguồn tài liệu có uy tín trên thế giới cho giáo viên, học sinh tham khảo, phục vụ dạy học.
Hoàng Phương
Cập nhật thông tin chi tiết về Ukraina Bỏ Dạy Tiếng Nga Trong Hệ Thống Giáo Dục trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!