Y Học Cổ Truyền Tiếng Trung Là Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Ngành Y Học Cổ Truyền

Ngành Y học cổ truyền dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành, việc điều trị bệnh bằng y học cổ truyền chính là điều chỉnh làm sao Âm Dương – Ngũ Hành cân bằng từ đó sức khoaẻ cũng như thế mà dần hồi phục. Hiện nay bên cạnh ngành y Dược hiện đại, ngành Y học cổ truyền ắt hẳn đang được nhiều thí sinh quan tâm.

I. Y học cổ truyền là gì? Tìm hiểu ngành Y học cổ truyền

Y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y là thuật ngữ chỉ đến nền y học có nguồn gốc từ Việt Nam thời xưa và Trung Quốc, nó khác với nền Y học hiện đại Phương Tây (Tây Y).

+ Đông Y: lý luận dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành, chữa bệnh bằng cách lập lại trạng thái cân bằng các yếu tố đó.

+ Tây Y: dựa trên các kiến thức về sinh lý, vi sinh, giải phẫu …

1. Ngành Y học cổ truyền ra trường làm gì, làm ở đâu?

+ Việc làm ngành Y học cổ truyền: Theo học ngành Y học cổ truyền, các Y sĩ sẽ sử dụng các phương pháp khám chữa bệnh cổ truyền như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, điều trị vật lý, kê đơn, điện châm, dùng thuốc đông y,…

+ Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền làm ở đâu? Câu hỏi này không còn quá xa lạ, có lẽ khi một sinh viên chọn một ngành học cho chính mình đều tìm kiếm những thông tin đầu ra. Sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, bạn có thể trải nghiệm ở nhiều vị trí khác nhau, cụ thể như:

++ Làm việc tại các bệnh viện thuộc tuyến trung ương vì các bệnh viện này thường sẽ có chuyên khoa Y học cổ truyền riêng biệt;

++ Làm việc tại các khoa y học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng y tế;

++ Làm việc tại các phòng khám tư về y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc;

++ Mở phòng khám đông y trị bệnh tại nhà;

++ Mở nhà thuốc đông y (đây sẽ là lựa chọn phù hợp bạn thích tự tạo việc làm cho mình, thích hành nghề tự do)

++ Nếu tốt nghiệp loại khá giỏi, bạn có thể được giữ lại các khoa Y học làm giảng viên, nghiên cứu sinh.

2. Ngành y học cổ truyền có đang hot không, ra trường có dễ xin việc không?

Theo đánh giá của các chuyên gia về nhu cầu xã hội ngành Y học cổ truyền, nhân lực của ngành này hiện đang thiếu rất trầm trọng.

Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng nâng cao và họ mong muốn loại bỏ các loại bệnh tận gốc bằng những phương pháp an toàn nhất. Vì vậy, hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền càng ngày được áp dụng phổ biến và được nhiều người bệnh chọn lựa.

Tuy nhiên, lực lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực y học cổ truyền tại các hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế còn khá ít. Nên nói đến cơ hội việc làm của ngành Y học cổ truyền cũng sẽ tương đương với các ngành y học hiện đại khác. Vậy nên, sau khi tốt nghiệp các bạn sinh viên có nhiều cơ hội tìm việc làm phù hợp.

3. Mức lương ngành y học cổ truyền bao nhiêu?

Tùy vào năng lực và kinh nghiệm mà các bạn sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thông thường, khi bạn mới ra trường chưa trau dồi được nhiều kinh nghiệm, thì bạn sẽ nhận được mức lương ngành Y học cổ truyền trung bình từ 6 – 8 triệu đồng/tháng.

Đối với những Y sĩ làm việc trong biên chế nhà nước, bạn sẽ nhận được mức lương hạn chế hơn nhưng mang tính chất ổn định hơn.

Còn nếu kinh nghiệm dày dặn hơn, mức lương của bạn có thể dao động ở mức trên 10 triệu/tháng.

Còn đối với trường hợp mở phòng khám đông y tại nhà, mức lương của bạn sẽ linh động nhiều hơn mức trên. Nếu bạn có chuyên môn giỏi, được người bệnh tin tưởng đến khám chữa bệnh thì đó là những điều hiển nhiên bạn sẽ đạt được.

4. Học ngành Y học cổ truyền có những yêu cầu gì?

Ngành nào cũng cần có những yêu cầu và tố chất riêng của nó. Vậy yêu cầu gì cho ngành Y học cổ truyền? Trước tiên để thi vào các trường có ngành Y học cổ truyền, các bạn ứng viên phải nắm vững các kiến thức đại cương chung của khối B (học tốt môn Sinh, môn Hóa).

Ngoài ra, các tố chất mà cần lưu ý đến khi bạn mong muốn hành nghề Y học cổ truyền:

+ Lòng nhân hậu, thương người, sự cảm thông và chia sẻ để thực hiện tốt các việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, nhẫn nại, chịu khó,…

+ Là con người có đôi bàn tay khéo léo, có tinh thần vững vàng, có sức khỏe tốt.

+ Tạo cho người bệnh có một lòng tin chắc chắn vào mình.

+ Khả năng phán đoán – quan sát tốt, nhạy bén cao.

II. Trường đào tạo ngành Y học cổ truyền tại Hồ Chí Minh uy tín

Nhắc đến các trường đào tạo ngành y học cổ truyền tốt tại Hồ Chí Minh, Lê Quý Đôn luôn được các bạn sinh viên đánh giá là ngôi trường đáng chọn, vì Trường luôn suy nghĩ và đầu tư tốt nhất cho các bạn sinh viên.

1. Các chương trình đào tạo ngành y học cổ truyền của Lê Quý Đôn

Khi học tại trường Lê Quý Đôn, các sinh viên sẽ được đào tạo:

+ Các kiến thức chuyên sâu về Y học cổ truyền bao gồm: Dược học cổ truyền truyền (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền), Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm), Dưỡng sinh, (Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản, Bệnh học kết hợp nội khoa, và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…);

+ Ngoài ra, những sinh viên theo học ngành Y học cổ truyền của Lê Quý Đôn còn được đào tạo rất kỹ về vấn đề Y đức thầy thuốc, để sau khi tốt nghiệp những sinh viên này xứng đáng với danh hiệu Lương y mà mình nhận được.

+ Hơn thế nữa, tài liệu học ngành Y học cổ truyền nước ta còn hạn chế. Hầu hết các tài liệu của ngành Y học cổ truyền đều sử dụng từ ngữ Hán – Việt, tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít. Lê Quý Đôn sẽ là cầu nối với cả thư viện tài liệu do chính các giảng viên dày dặn kinh nghiệm của trường biên soạn.

+ Đến với môi trường giảng dạy của Lê Quý Đôn: phòng thực hành, phòng thí nghiệm, bục giảng dạy, khu viên trường, căn tin, thư viện,… đều hỗ trợ tốt nhất cho các beạn sinh viên theo học ngành Y học cổ truyền.

2. Lê Quý Đôn tuyển sinh ngành y học cổ truyền

Trường Cao đẳng Lê Quý Đôn thông báo xét tuyển ngành Y Học Cổ Truyền năm 2020 như sau:

Mã ngành Y Học Cổ Truyền: 6720102

Tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc văn hóa hoặc có bằng trung cấp hoặc cao đẳng hoặc đại học

Sau khi tốt nghiệp các bạn được cấp bằng cao đẳng chính quy của trường

+ Bằng tốt nghiệp THPT: 02 bản sao công chứng.

+ Học bạ THPT: 02 bản sao công chứng.

+ Sổ hộ khẩu: 02 bản sao công chứng.

+ Giấy khai sinh: 02 bản sao.

+ Hồ sơ học sinh, sinh viên có dán ảnh và đóng dấu của chính quyền địa phương: 01 bản.

+ 06 ảnh (3×4), lưu ý không chụp quá 06 tháng và có ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau của ảnh.

+ Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)

Nộp hồ sơ tại: Phòng Tuyển Sinh – Trường Cao Đẳng Lê Quý Đôn

Cơ sở TP.HCM: Số 485 Phạm Văn Chiêu, P.13, Gò Vấp, TP.HCM

Cơ sở Đồng Nai: Số 538 Quốc lộ 51, KP.3, chúng tôi Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 0251.3938.222 – 0904.725.678 – 0989.659.205

Phòng Tuyển Sinh – Trường Cao Đẳng Lê Quý Đôn

Cơ sở TP.HCM: Số 485 Phạm Văn Chiêu, P.13, Gò Vấp, chúng tôi

Điện thoại: 0286.6816.856 – 0904.725.678 – 0988.557.476

Cơ sở Đồng Nai: Số 538 Quốc lộ 51, KP.3, chúng tôi Bình Tân, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 0251.3938.222 – 0944.277.068 – 0368.077.091

Quét mã QR tư vấn miễn phí:

Những Điều Cần Biết Khi Học Ngành Y Học Cổ Truyền

Cập nhật: 05/08/2019

Y học cổ truyền (tên tiếng Anh là Traditional medicine) là nền y học dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành và việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền chính là việc điều chỉnh sao cho Âm Dương – Ngũ Hành cân bằng trong cơ thể, từ đó làm cho cơ thể trở nên khoẻ mạnh.

Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh bằng các phương pháp Y học cổ truyền, được đào tạo chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền, dưỡng sinh, châm cứu, bệnh học…

Theo học ngành này, các Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp khám chữa bệnh cổ truyền như dùng thuốc đông y, chữa bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… Thời gian đào tạo ngành y học cổ truyền là 6 năm, giống như chương trình đào tạo bác sĩ Tây y khác. Tuy nhiên, chương trình của ngành này được đánh giá là nặng hơn so với các ngành y khác vì các môn học có thời lượng học tập tương đối dài.

Những điều cần biết khi học ngành Y học cổ truyền

2. Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền

Theo Đại học Y Dược Cần Thơ

3. Các khối thi vào ngành Y học cổ truyền

– Mã ngành: 7720115

– Ngành Y học cổ truyền xét tuyển các tổ hợp môn sau:

Điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền năm 2018 trong khoảng 19,5 – 22,5 điểm, các trường xét tuyển dựa kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

Điểm chuẩn ngànhY học cổ truyền lấy ra sao?

5. Các trường đào tạo ngành Y học cổ truyền

– Khu vực miền Bắc: – Khu vực miền Trung: – Khu vực miền Nam:

Để theo học ngành Y học cổ truyền, các thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

6. Cơ hội việc làm ngành Y học cổ truyền

Sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, bạn có thể làm việc ở nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau, cụ thể là:

Làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương (những bệnh viện trực thuộc truyến trung ương thường sẽ có chuyên khoa y học cổ truyền riêng biệt);

Làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng y tế có khoa y học cổ truyền;

Làm việc tại các phòng khám tư về y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc;

Mở phòng khám tại nhà để khám chữa bệnh;

Mở nhà thuốc đông y…

Làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường đại học, cao đẳng nếu bạn có chuyên môn tốt.

7. Mức lương ngành Y học cổ truyền

Tùy vào năng lực và kinh nghiệm mà bạn có được, thì bạn sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thông thường, ở vị trí bác sĩ Y học cổ truyền mới ra trường, chưa trau dồi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, thì bạn sẽ nhận được mức lương từ 4 – 5 triệu đồng/ tháng. Đối với những bác sĩ làm trong biên chế nhà nước, bạn sẽ nhận được mức lương đó là 830.000đ x hệ số 3,24 = 2.689.000 đồng, chưa tính các thu nhập khác tùy vị trí làm việc.

Nếu dày dạn kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhận từ 6 – 10 triệu đồng/ tháng. Còn đối với trường hợp mở phòng khám tại nhà, bạn sẽ nhận được mức lương nhiều hơn mức trên nếu bạn có năng lực chuyên môn giỏi, được người bệnh tin tưởng đến khám chữa bệnh.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Y học cổ truyền

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Y học cổ truyền thì bạn cần có những tố chất sau:

Tố chất đầu tiên cần có của một người bác sĩ Y học cổ truyền đó là đức tính tỉ mỉ, cẩn thận. Bởi vì bạn biết rằng mỗi huyệt đạo hay một bài thuốc đông y, chỉ cần nhầm lẫn nhỏ là đã gây nguy hại rất lớn cho tính mạng người bệnh.

Tấm lòng bao dung, nhân hậu để cảm nhận được nỗi đau của người bệnh, từ đó có những phương pháp và cử chỉ nhẹ nhàng, tình cảm.

Nhẫn nại, kiên trì để tìm mọi biện pháp có thể để chữa bệnh cho bệnh nhân. Khi bạn có đủ bình tĩnh và yêu nghề, kiên trì với bệnh nhân nghĩa là bạn đã cho bệnh nhân có thêm được 30% cơ hội chữa trị bệnh, khỏi bệnh.

Tạo cho người bệnh có một lòng tin chắc chắn bởi vì trong lúc này bạn chính là niềm hy vọng và mong mỏi duy nhất giúp cho việc chữa trị khỏi bệnh của người bệnh.

Khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén hình thành cho mình thói quen và cách thức chữa bệnh của riêng mình, tạo thêm cơ hội chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.

Có sức khỏe tốt bởi nghề bác sĩ là một ngành nghề hết sức vất vả. Ví dụ như vào những đợt dịch bệnh, lượng người bệnh nhiều có thể bạn sẽ phải làm việc thâu đêm suốt sáng. Điều kiện sức khỏe tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để bạn làm việc hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Y học cổ truyền và có định hương nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

Ngành Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y Học Là Gì?

Xét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y học hiện đại, với việc sử dụng các trang thiết bị và máy móc để phân tích các mẫu bệnh phẩm như xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch… nhằm phát hiện và cung cấp thông tin chính xác kết quả xét nghiệm. Từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm và đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và kịp thời cho người bệnh.

Mục đích chính của việc xét nghiệm y học là cung cấp thông tin về tình trạng của người bệnh, đồng thời dự báo nguy cơ mắc bệnh để có biện pháp phòng bệnh một cách tốt hơn. Có một số loại xét nghiệm như: sinh thiết gan, sinh thiết thận, nghiệm pháp synacthen, xét nghiệm X quang, xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận…

Có thể nói, sự ra đời của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử ngành y, giúp nâng cao hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh. Mặc dù đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta, nhưng hiện nay, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học đã nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của quá trình khám cũng như điều trị bệnh trong nền y học hiện đại.

Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học là gì?

2. Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học là gì?

Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học có tên tiếng Anh là Laboratory Medicine Technique. Đây là một ngành đào tạo ra các kỹ sư, bác sĩ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất và sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm, phân tích các mẫu bệnh phẩm của những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Sau khi tốt nghiệp Đại học hay Cao đẳng Xét nghiệm, sinh viên sẽ biết cách vận hành thành thạo các thiết bị hiện đại để thực hiện xét nghiệm, phân tích, nhận định kết quả xét nghiệm để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh của từng bệnh nhân.

3. Nhiệm vụ của ngành Xét nghiệm y học là gì?

Những người làm các công việc xét nghiệm y học được gọi là Kỹ thuật viên Xét nghiệm y học. Ngoài ra, các kỹ thuật viên xét nghiệm làm trong lĩnh vực y học dự phòng có thể về hoạt động trong công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe tại địa phương.

Các Kỹ thuật viên Xét nghiệm y học sẽ thực hiện những công việc cụ thể như sau:

Hướng dẫn và chuẩn bị cho bệnh nhân lấy các mẫu bệnh phẩm như máu, dịch, phân, nước tiểu… bảo đảm đúng kỹ thuật và chất lượng mẫu bệnh phẩm.

Điều chế các loại thuốc thử, pha hóa chất dùng trong kiểm nghiệm. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và các máy móc để tiến hành kiểm nghiệm.

Thực hiện quy trình xét nghiệm đúng kỹ thuật, bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác.

Thống kê, lưu trữ các kết quả xét nghiệm, sau đó chuyển kết quả xét nghiệm tới các khoa được yêu cầu.

Tư vấn, giải thích cho cán bộ y tế, bác sĩ về kết quả xét nghiệm. Phân tích, nhận định kết quả xét nghiệm.

Điều chỉnh, kiểm tra lại tính chính xác của kỹ thuật xét nghiệm và kết quả xét nghiệm.

Bảo quản, vệ sinh và giữ gìn dụng cụ, hóa chất dùng trong xét nghiệm.

Ngoài ra, đối với những Kỹ thuật viên xét nghiệm y học có năng lực và trình độ cao còn đảm nhiệm công việc hướng dẫn cho những các thực tập sinh hay cho những người mới vào ngành. Tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành.

Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học là gì?

4. Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, xét nghiệm y học đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu tại các bệnh viện lớn hay các cơ sở y tế. Hiện nay, trên cả nước ta có khoảng 22 bệnh viện tuyến Trung ương, khoảng 100 bệnh viện tuyến tỉnh và hơn 65 bệnh viện chuyên khoa. Tuy nhiên, nguồn nhân lực thực hiện công việc xét nghiệm y học tại các cơ sở y tế lại đang thiếu hụt trầm trọng.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở y tế tư nhân đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học sau khi ra trường. Không chỉ làm việc tại các cơ quan như Viện xét nghiệm Trung ương, trung tâm y tế dự phòng địa phương, các bệnh viện, trạm y tế… mà sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có thể xin vào các cơ quan tổ chức có hoạt động xét nghiệm về môi trường, bệnh phẩm, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Ngoài ra, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học còn được đánh giá là một ngành nghề có mức thu nhập ổn định. Đối với những sinh viên ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học mới ra trường có mức lương tối thiểu đạt được khoảng 5 đến 7 triệu đồng. Còn đối với những người có nhiều thời gian làm việc trong ngành thì mức lương nhận được sẽ không dưới 10 triệu đồng/ tháng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học là gì cũng như nắm được cơ hội việc làm của ngành này hiện nay.

Học Tiếng Anh Qua Các Món Ăn Cổ Truyền Ngày Tết

Trong văn hóa tinh thần của người Việt, Tết Nguyên đán không chỉ là thời điểm để rũ bỏ những phiền muộn năm cũ, trao nhau những lời chúc tốt lành cho một khởi đầu mới, mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau, thưởng thức những món ăn quen thuộc mang hương vị ngày Tết.

Sticky rice cake – Bánh chưng, bánh giầy

Bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích chàng hoàng tử Lang Liêu dâng bánh lên cho vua cha, cho đến nay, bánh chưng bánh giầy vẫn là một nét đặc trưng không thể pha lẫn trong văn hóa ẩm thực ngày Tết.

Bánh chưng, bánh giầy (Nguồn: tinhhoa.net)

Bánh được làm từ gạo nếp (sticky rice), bánh chưng có hình vuông nên được gọi là square sticky rice cake, bánh giầy có dạng hình tròn nên dịch sang tiếng Anh là round sticky rice cake. Tương tự như vậy, bánh tét ở miền Nam có hình trụ nên được viết là cynlindic sticky rice cake.

Meat stewed in coconut juice – Thịt kho nước dừa

Đây chắc chắn là một món ăn không thể thiếu mỗi độ xuân về. Thịt heo cùng trứng luộc được kho với nước dừa và nước mắm đậm vị, ăn kèm dưa món hoặc cải chua. Hãy nhắm mắt lại và cùng mường tượng ra hình ảnh buổi tối giao thừa ấm cúng với chén cơm trắng nóng hổi hòa quyện cùng hương thơm đậm đà của món ăn này, còn gì tuyệt vời hơn phải không nào?

Spring roll – Chả giò/Nem cuốn

Thông thường, chả giò (hay nem cuốn trong cách gọi của miền Bắc) vẫn được dùng để chiêu đãi trong các buổi tiệc cưới, giỗ, sinh nhật, họp mặt bạn bè. Đặc biệt nếu được thưởng thức trong ngày Tết, ngoài các thành phần chủ yếu như thịt băm, khoai, trứng, tôm,… món ăn sẽ như được ướp thêm vị “xuân” để trở nên giòn hơn, thơm hơn, hòa quyện với nước sốt chua ngọt hơn.

Pickled small leeks – Củ kiệu/Dưa kiệu

Một trong những điều đặc trưng của những ngày giáp Tết là hình ảnh các mẹ, các chị ngồi cắt kiệu để làm dưa ăn dần trong ngày đầu năm mới. Dưa kiệu có màu trắng, ăn gần giống như dưa hành nhưng vị thơm nồng hơn, thường được dùng kèm với nem chua hoặc chả lụa.

Dưa kiệu có màu trắng, ăn giòn, thơm rất đặc trưng (Nguồn: Văn hóa miền Tây)

Pickled trong trường hợp này có nghĩa là “ngâm/ngâm để làm dưa” (thể bị động). Tuy nhiên, một cách informal, bản thân từ pickled còn có nghĩa là “say rượu”. Thế nên, khi cần nhớ từ vựng củ kiệu trong tiếng Anh, hãy nghĩ về một loại dưa nhỏ với vị cay nồng đặc trưng có thể khiến người ta ngất ngây đến khó cưỡng như trong men say – pickled small leeks.

Jellied meat – Thịt đông

Thịt đông là một món ăn quen thuộc của người miền Bắc vào dịp Tết, được làm chủ yếu từ thịt lợn, thịt chân giò, mộc nhĩ, hạt tiêu và sương đông (rau câu). Đây là món ăn nguội, lạnh, ăn với cơm nóng, khi ăn sẽ có cảm giác mát ở đầu lưỡi.

Thịt đông thường được trang trí rất bắt mắt (Nguồn: Cooky.vn)

Điểm đặc biệt của món thịt đông chính là việc sử dụng sương đông làm chất kết dính để tạo nên hình dạng yêu thích cho món ăn. Do đó, jellied vừa có nghĩa là “đông lại”, vừa mang nghĩa “có dạng thạch” phát xuất từ vẻ ngoài trong veo như mảng rau câu của nó. Hình dung theo cách này, từ vựng jellied meat chắc chắn sẽ không làm khó bạn nữa đâu nhỉ?

Ginger jam – Mứt gừng

Không cần phải giới thiệu quá nhiều khi đây đã là một món ăn rất đỗi quen thuộc với hầu hết chúng ta. Đặc biệt, trong tiết trời se lạnh của ngày Tết mà được quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thức ly trà thơm nồng và những miếng mứt gừng ngòn ngọt, cay cay thì thật ấm áp biết bao.

Mứt gừng cũng thích hợp với người lớn tuổi (Nguồn: Cooky.vn)

Từ vựng này cũng vô cùng dễ nhớ khi các thành tố cấu thành rất đơn giản và quen thuộc – một loại mứt ( jam) được chế biến từ gừng (ginger).

Mỹ Diệp (tổng hợp)