Trong xu hướng đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy theo cách giao tiếp, phát huy tính sáng tạo, tích cực và tự chủ động của học sinh rất nhiều giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của nó và tiếp thu thực hiện một cách tích cực, hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi người lại có cách nhìn, một quan niệm khác nhau trong việc vận dụng phương pháp mới vào xây dựng, thiết kế một bài dạy cụ thể. Riêng đối với bản thân tôi, trải qua một quá trình suy nghĩ, tìm tòi có chọn lọc… tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm giảng dạy và đã áp dụng có hiệu quả một vài phương pháp kích thích hứng thú học tập môn Tiếng Anh đối với học sinh lớp 3như sau:
1. Phương pháp sử dụng các trò chơi trong giảng dạy:
Trò chơi không phải lúc nào cũng là một loại hình giải trí. Thực ra nó có thể sử dụng để củng cố ngữ liệu đã giới thiệu trong bài học theo một phương pháp hấp dẫn học sinh một cách có tổ chức vui vẻ và đồng thời kích thích hứng thú học tập của các em, đặc biệt là ở phần “warm up”. Vì vậy giáo viên cần phải biết vận dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh vừa học vừa chơi để bài học được diễn ra nhẹ nhàng bớt căng thẳng. Tuy nhiên, tuỳ vào bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học.
: Để kích thích hứng thú học tập của học sinh đồng thời ôn lại bài cũ, giáo viên có thể sử dụng các từ mới đã học để cho học sinh chơi trong phần warm up. Cụ thể như trước khi học sang part 4, 5, 6 – lesson 1 – unit 7, giáo viên có thể ôn lại từ mới ở bài trước qua phần warm – up bằng cách sử dụng trò chơi: “get a shock – trò điện giật”:
– Gọi HS đứng dậy nêu ra tên của một phòng trong nhà trường bằng tiếng Anh, nêu HS đó không nêu được thì bị điện giật, còn nếu học sinh đó trả lời đúng thì ngay lập tức chỉ vào bạn khác để bạn trả lời. Vòng chơi tiếp tục và người thua cuộc sẽ bị điện giât. Những ai bị điện giật có thể bị phạt bằng hình thức hát, múa hoặc đi người mẫu……
– Trò chơi này không những củng cố kiến thức cho học sinh mà đồng thời luyện cho các em khả năng phản xạ cực nhanh.
Ví dụ 2 : Để củng cố vốn từ vựng đã học trong Unit 9: What colour is it? phần 2 của lesson 2, giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Board race – chạy đua lên bảng”
– Chia học sinh thành 3 đội mỗi đội khoảng 6 học sinh đứng xếp thành từng hàng. Giáo viên yêu cầu mỗi đội lên bảng viết các từ vựng chỉ màu sắc đã học. Mỗi lượt lên bảng mỗi đội chỉ được phép lên 1 người, khi người đứng trước lên viết xong 1 từ và chạy về cuối hàng thì người kế tiếp chạy lên bảng viết thêm từ, đội nào viết được nhiều từ và nhanh hơn sẽ thắng.
3. Phương pháp khêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh:
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3 sự tò muốn khám phá nhiều hơn nữa những vật xung quanh, những vốn từ vựng mà mình chưa biết rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng quan tâm.