Xây Dựng Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Bé / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Bé

Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho bé là điều mà các phụ huynh cần làm nếu muốn con em mình học tiếng Anh có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng nắm rõ được lộ trình nào mới là hợp lý và con em mình cần được học những kiến thức như thế nào?

Tại sao nên cho trẻ học tiếng Anh từ khi còn nhỏ

Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu và đang ngày càng chứng minh tầm quan trọng của nó trong xã hội hiện đại. Vì thế, nhiều gia đình đã cho con em mình học tiếng Anh khá sớm với mong muốn trẻ có thể làm sử dụng thành thạo tiếng Anh trong tương lai. Vậy trẻ nên học tiếng Anh ở độ tuổi nào mới mang lại hiệu quả cao nhất?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, càng được tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm thì khả năng thành thạo của trẻ càng tốt. Từ 1 đến 5 tuổi được xem là độ tuổi mà bộ não của trẻ có thể tiếp thu thông tin nhanh và nhạy bén nhất. Thêm vào đó, các cơ quan nghe và phát âm của trẻ trong thời kỳ này giúp trẻ có thể nghe và dễ dàng bắt chước được cách phát âm chuẩn.

Trẻ em trong độ tuổi từ 20 tháng tuổi đến 8 tuổi là thời kỳ phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Trong thời gian này trẻ nên được học song song ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ để phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy logic sẽ được tốt hơn khi trẻ trưởng thành nhờ việc học song song 2 ngôn ngữ từ nhỏ.

Lộ trình học tiếng Anh cho bé

Cho trẻ làm quen dần với tiếng Anh

Đương nhiên, trẻ em ở độ tuổi từ 1 đến 8 tuổi thường vẫn rất ham chơi, nên các phụ huynh không thể bắt ép con em mình học lý thuyết. Việc bắt ép trẻ học vừa không đem lại hiệu quả cao vừa có thể khiến trẻ cảm thấy chán ghét việc học tiếng Anh. Vì thế, hãy cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh thông qua các trò chơi, các chương trình tiếng Anh để nâng cao khả năng từ vựng và giúp trẻ làm quen dần với ngữ điệu.

Ban đầu hãy cho trẻ học những kiến thức cơ bản nhất trong tiếng anh như bảng chữ cái, học đếm số, học các danh từ quen thuộc như mom, dad, baby,… Hay học các từ chỉ màu sắc để giúp trẻ dễ hình dung hơn. Bên cạnh đó, hãy kết hợp sử dụng các loại tranh ảnh có nhiều màu sắc và hình ảnh đáng yêu để trẻ cảm thấy thú vị hơn khi được học tiếng Anh.

Dạy trẻ các câu tiếng Anh đơn giản

Với tư duy của trẻ, sẽ rất khó để trẻ học các cấu trúc ngữ pháp phức tạp, vì thế hãy dạy cho trẻ các câu tiếng Anh đơn giản, ví dụ như “I love my mom”, “Good morning”, “How are you?”. Để trẻ nhớ lâu hơn, bố mẹ nên dành thời gian để ôn luyện với trẻ hàng ngày. Phụ huynh có thể luyện tập cùng trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ bằng những đoạn hội thoại đơn giản. Hoặc giả vờ như mình quên mất câu nào đó và nói trẻ nhắc lại cho mình nhờ. Trẻ sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi được vào vai giáo viên và kích thích sự tìm tòi của trẻ.

Những lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ

Các phụ huynh có thể tìm kiếm các trung tâm tiếng Anh cho bé có uy tín. Tại những trung tâm này sẽ có phương pháp giảng dạy cũng như môi trường luyện tập phù hợp, giúp trẻ tiếp cận được những nguồn kiến thức chuẩn ngay từ những ngày đầu học tiếng Anh. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tiếng Anh của trẻ. Vì thế đừng ngại ngùng khi phải dành thời gian để học, nói chuyện và xây dựng các tình huống sử dụng tiếng Anh hàng ngày cho con em mình.

Lộ trình học tiếng Anh cho bé là điều đầu tiên mà các bậc phụ huynh nên làm trước khi cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ mới. Ngoài ra, việc thực hiện lộ trình học hàng ngày sẽ giúp bé đạt được hiệu quả cao nhất.

Xây Dựng Lộ Trình Học Tiếng Anh Như Thế Nào Hiệu Quả?

6 bước đơn giản để xây dựng lô trình tự học tiếng anh

Chuẩn bị nền tảng tiếng anh

Từ vựng: Bạn nên xây dựng dựng từ vựng một cách từ từ, vừa xây dựng vốn từ vừa áp dụng thì sẽ tốt hơn. Bạn cũng không nên học dồn hay học các từ khó vì bạn sẽ dễ chán và rất cũng sẽ rất dễ quên nếu không được áp dụng. Quá trình học từ vựng sẽ được xây dựng hằng ngày và trong suốt quá trình bạn học tiếng Anh.

Ngữ âm: Sẽ càng tệ hại nếu như bạn nói nhanh mà lại phát âm sai. Người đối diện sẽ không hiểu được bạn nói gì và ngược lại bạn cũng không nghe được người đối diện nói. Bạn cần nói chuẩn các âm, các từ rồi tới các câu trước khi bạn học nói và giao tiếp.

Hình thành phản xạ khi giao tiếp tiếng anh

Phản hồi ngay lại tác nhân kích thích bằng việc diễn đạt ý của mình bằng lời nói tiếng Anh. Bạn sẽ bắt đầu với những câu với những từ vựng và ngữ điệu đơn giản trước. Bạn sẽ không thể nói được ngay những câu dài, yêu cầu cao về ngữ âm như: Nói âm, chia đoạn….

Để luyện tập phản xạ bạn có thể sử dụng một số phương pháp luyện tập đơn giản như: Nói theo phim, mô tả ảnh hay question & answer. Đây là những phương pháp sẽ giúp bạn nâng cao khả năng phản xạ của mình rất nhanh và không gây nhàm chán trong quá trình học.

Nói các câu tiếng anh phức tạp trôi chảy

Sau khi bạn đã nói những câu tiếng Anh đơn giản trôi chảy thì bạn hãy chuyển sang các câu dài và phức tạp hơn. Luyện từng câu tới khi thật nhuần nhuyễn rồi mới chuyển sang câu khác.

Bạn sẽ phải chú ý tới trọng âm câu nhấn vào những từ nào (thường sẽ là những từ mang tính chất diễn đạt ý nghĩa như: Động từ, danh từ, tính từ, các từ để hỏi….), chia đoạn trong câu ra sao và các từ nào sẽ được nối âm với nhau.

Rèn luyện tư duy bằng tiếng Anh

Tư duy bằng tiếng việt rồi dịch sang tiếng Anh là lỗi sai cơ bản và khó sửa chữa nhất của người Việt khi học tiếng Anh. Điều này khiến quá trình giao tiếp của bạn bị gián đoạn và bạn sẽ đứng ngây người ra mỗi khi muốn diễn đạt một ý nào đó cho người nước ngoài hiểu.

Khi mới tập tư duy tiếng Anh thì bạn có thể tư duy và suy nghĩ cũng như diễn đạt ý mà bạn muốn thể hiện bằng các câu đơn giản, những từ vựng mà bạn thường dùng. Sau một thời gian, khi bạn đã bắt đầu quen thì sẽ triển khai mức độ cao hơn. Sử dụng nhiều ý kiến, đánh giá cá nhân cũng như cảm xúc mà bạn muốn thể hiện vào trong tư duy và lời nói.

Có 2 phương pháp rất hữu hiệu giúp bạn hình thành tư duy và diễn đạt ý bằng tiếng Anh rất tốt đó là: Phương pháp rèn luyện qua ảnh và tự tưởng tượng.

Phương pháp thứ nhất: Bạn sẽ mô tả 1 bức ảnh và sử dụng thật nhiều những đánh giá, cảm nhận và cảm xúc của bản thận. Bạn đừng quan tâm tới việc bạn mô tả đúng hay sai, hay hoặc không hay. Hãy nói bất kỳ điều gì bạn thấy trong đầu mình.

Phương pháp thứ hai: Bạn hình dung ra các tình huống giao tiếp hoặc một câu chuyện nào đó. Bạn tự nói bất kỳ điều gì mà bạn nghĩ trong đầu. Đừng quan tâm nếu nó có điên khùng tới đâu. Bạn có thể đứng trước gương để nói sẽ giúp bạn vừa tăng khả năng tư duy vừa luyện khẩu hình miệng.

Luyện tập và áp dụng thường xuyên

Kiên trì và có lịch trình cụ thể:

(1) Bạn có thể tự xây dựng các tình huống để luyện tập.

(2) Nên có một lịch trình học cụ thể hằng ngày và hằng tuần. Không nên học theo cảm hứng, lúc này thích thì học lúc khác không thích thì lại thôi.

Xây Dựng Lộ Trình Học Tiếng Anh: Không Bao Giờ Là Quá Sớm

Theo kết quả cuộc khảo sát do Tổ chức giáo dục Language Link thực hiện gần đây, có đến 90% các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi từ 6 đến 15 cho rằng, lộ trình học ngoại ngữ của trẻ nên được bắt đầu ngay từ khi trẻ bước vào cấp 1, hoặc thậm chí sớm hơn.

Tiếng Anh giao tiếp hay Tiếng Anh toàn diện?

Trước đây, quan điểm về việc học tiếng Anh của trẻ ở lứa tuổi tiểu học của cả phụ huynh và các nhà giáo dục là chỉ cần nghe nói tốt, chỉ cần nói sao cho người nước ngoài hiểu ý mình là gì, nghe được họ nói gì là đủ. Tuy nhiên, quan điểm này không còn đủ trong bối cảnh học tập, cuộc sống, thi cử đòi hỏi ngày càng cao.

Tiếng Anh toàn diện đã trở thành xu hướng được các nhà giáo dục và phụ huynh lựa chọn. Với tiếng Anh toàn diện, trẻ tiểu học sẽ không chỉ học về nghe-nói, mà sẽ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, tích lũy vốn từ vựng và ngữ pháp phong phú, chắc chắn để làm chủ các kỹ năng ngôn ngữ.

Quan trọng nhất, trẻ biết cách hình thành phương pháp học và tự học hiệu quả để không chỉ giao tiếp tốt, mà còn học tập, thi cử thành công. Nếu ví học tiếng Anh chỉ chú trọng giao tiếp là “cho cá” thì học tiếng Anh toàn diện chính là “cho cần câu”.

Tiếng Anh toàn diện nên được “khởi động” ở độ tuổi nào?

Câu trả lời là: Sớm nhất có thể. Tại sao lại như vậy?

Như đã nói ở trên, quan điểm về việc học và sử dụng tiếng Anh đã có rất nhiều thay đổi. Không chỉ ở Việt Nam, mà ngay cả ở các quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất, các nhà giáo dục cũng đã có những bước đi cụ thể để khẳng định tầm quan trọng của tiếng Anh toàn diện đối với cuộc sống và công việc sau này của học sinh.

Trẻ tiểu học nên được khởi động học tiếng Anh toàn diện sớm nhất có thể

Chẳng hạn, Bộ giáo dục Anh đã nhận ra vấn đề của các học sinh cấp 1 chính là khả năng đọc viết rất kém vì không được tích lũy vốn ngữ pháp, từ vựng từ sớm, và đã giải quyết vấn đề này bằng cách đưa từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh vào chương trình học chính thức ở cấp tiểu học.

Hiệp hội giáo viên dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (TESOL International Association) cho rằng, đã có sự thay đổi về mục tiêu dạy và học tiếng Anh trong thời gian gần đây, đó là tạo ra những học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh toàn diện hơn là những học sinh nói tiếng Anh theo kiểu bắt chước bản ngữ. Đấy mới là công cụ hữu ích cho trẻ ra đời sau này khi thế giới ngày càng phẳng và cơ hội du học, làm việc cho các công ty nước ngoài trở thành nhu cầu thực tế.

Ông Chris Shallcross – Giám đốc học vụ Language Link Việt Nam

Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, không thể học tiếng Anh kiểu “ăn xổi”, mà cần có lộ trình học càng sớm càng tốt để trẻ được ngấm dần và có thời gian thẩm thấu ngôn ngữ.

Theo ông Chris Shallcross – Giám đốc học vụ Language Link Việt Nam, việc xây dựng lộ trình học tiếng Anh từ cấp 1 hoàn toàn không phải là sớm với học sinh.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc & nhận những phần quà hấp dẫn!

Đón xem series phim hoạt hình học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo và tiểu học, tham gia trả lời các câu hỏi đơn giản, giành ngay những phần quà giá trị!

Xây Dựng Lộ Trình Tiếng Anh Cho Trẻ Nhỏ Trung Tâm Anh Ngữ Quốc Tế Happy School

Lộ trình học Tiếng Anh cho trẻ nên bắt đầu từ đâu?

Đầu tiên, ba mẹ cần phải chú ý đến đặc điểm độ tuổi của trẻ. Ở thời điểm 2-3 tuổi, trẻ thường có xu hướng quan sát và bắt chước những gì diễn ra xung quanh mình một cách không có chọn lọc. Vì vậy, hãy tạo môi trường để trẻ có thể bắt chước những điều tích cực.

Tiếng anh cho trẻ từ 4-6 tuổi, hay có thể gọi là tiếng anh mầm non . Giai đoạn này trẻ thường rất hiếu động, thích giao tiếp, hay bị thu hút bởi âm thanh và hình ảnh. Đặc biệt, trẻ không thích khuôn khổ, và khó tập trung trong thời gian dài. Do vậy, be mẹ nên kết hợp việc học tiếng Anh với các trò chơi hoặc các hoạt động thú vị, để thu hút sự chú ý và tăng khả năng tiếp thu của trẻ.

Giai đoạn 7-10 tuổi ( tiếng anh tiểu học ) , độ tuổi này trẻ có nhận thức, tư duy đối với việc học tiếng Anh cùng vốn từ, đặc biệt là khả năng tập trung tốt hơn cùng với đó là sự tự giác trong việc học. Tuy nhiên, ở tuổi này các em vẫn thích được vui chơi, khám phá, do vậy bé sẽ cảm thấy bị áp lực với việc bị lập trình trong suốt quá trình học.

Bởi tâm sinh lí của trẻ thay đổi theo từng mốc thời điểm khác nhau, cha mẹ cần hiểu rõ và xây dựng một lộ trình học tiếng Anh toàn diện cho trẻ mang tính cá nhân hóa, phù hợp với tính cách, sở thích của trẻ. Việc định hướng một cách có kế hoạch rõ ràng giúp cha mẹ dễ dàng kiểm soát hiệu quả của quá trình, và có những điều chỉnh kịp thời.

Ba mẹ nên dạy trẻ từ vựng và cách phát âm chính xác trước, thay vì dạy ngữ pháp. Bắt đầu với những từ ngữ xưng hô, giao tiếp cơ bản hàng ngày, đến những đồ vật xung quanh. Dạy chúng cách gọi tên, cách mô tả, cách bày tỏ ý kiến, quan điểm về những sự vật và hiện tượng xung quanh bằng tiếng Anh. Đồng thời không quên chỉnh sửa ngữ pháp cho con ngay trong từng câu nói, để ngữ pháp dễ dàng đi sâu vào tâm trí của trẻ.

Để có một lộ trình học Tiếng Anh toàn diện cho trẻ

Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ phải mang tính chất lâu dài, liên kết và thống nhất. Cha mẹ cần xác định mục tiêu cho trẻ ngay từ đầu. Nếu mục tiêu của cha mẹ là giúp trẻ có phát âm chuẩn như người bản xứ thì nên cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ chuẩn ngay từ đầu. Chẳng hạn như cho trẻ đi học tại những trường mẫu giáo Quốc tế, hay bắt đầu từ cho trẻ nghe, xem các chương trình thiếu nhi bằng tiếng Anh sẽ giúp trẻ làm quen dần với ngữ điệu, ngôn ngữ mới. Nếu mục tiêu của cha mẹ là muốn trẻ có vốn từ vựng phong phú thì những trò chơi từ vựng, hay flashcards sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều. Dù mục tiêu của cha mẹ là gì cũng cần chú ý tập trung phát triển khả năng phản xạ ngôn ngữ cho trẻ.

Happy Shool là một trung tâm Anh ngữ có uy tin về chất lượng giáo dục Anh Ngữ trên địa bàn Nghệ An. Với nhiều năm trong việc đào tạo và giảng dạy ra nhiều thế hệ lớp trẻ về Anh ngữ một cách chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Happy School luôn mong muốn rằng sẽ là bước đệm cho trẻ vươn ra tầm thế giới. Happy School tin rằng với sự kết hợp giữa các bậc cha mẹ cùng với trung tâm anh ngữ Happy School sẽ mang lại cho trẻ một kết quả học tập tốt nhất.