X3 Học Tiếng Anh X3English / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Dạy Tiếng Trung, Nga Từ Lớp 3: Đừng Đem Trẻ Làm Chuột Bạch Như Thế Hệ 7X, 8X

Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có mục tiêu chính nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Song song với tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản như ngoại ngữ thứ nhất.

Theo đó, Bộ sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017.

Bộ cũng sớm thẩm định và ban hành chương trình này để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ việc dạy và học trong trường phổ thông.

Cũng theo thông tin từ báo chí, năm học 2016-2017, Bộ đã cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM, gồm tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Khương Thượng, tiểu học Chu Văn An, tiểu học quốc tế Gateway và trường Việt Úc (TP HCM). Môn này lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.

Điều này đang khiến dư luận rất băn khoăn, vì tiếng Anh mức độ phổ thông hơn các tiếng khác, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Việc đưa tiếng Trung, Nga, Nhật vào dạy như tiếng Anh và dạy sớm từ lớp 3, liệu có hiệu quả?

Để góp một tiếng nói cùng bạn đọc từ góc nhìn của người nghiên cứu và phát triển giáo dục, PV Infonet đã có cuộc phỏng vấn với ThS Lê Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Phát triển giáo dục & trí tuệ Việt về vấn đề này.

Thưa chị, mới đây Bộ Giáo dục & Đào tạo dự định đưa tiếng Trung, Nga, Nhật vào đào tạo từ lớp 3. Là chuyên gia nghiên cứu về giáo dục sớm, chị có suy nghĩ gì?

Về mặt khoa học, với trẻ em, việc tiếp xúc với ngôn ngữ sớm sẽ giúp vùng trí thông minh ngôn ngữ của trẻ được kích hoạt & khai mở. Ngôn ngữ là cánh cửa giúp trẻ bước vào thế giới tri thức rộng lớn của loài người.

Qua báo chí, internet, chúng ta không lạ gì với việc những em bé dưới 10 tuổi có khả năng nghe nói 3-4 thứ tiếng. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là học ngôn ngữ gì và phương pháp giảng dạy ra sao, đội ngũ giáo viên có đảm bảo cho việc phổ cập?

Tôi xin kể câu chuyện của một học sinh lớp 4 thích học tiếng Hàn và ngỏ ý nhờ cha mẹ tìm lớp tiếng Hàn (mặc dù con vẫn đang học tiếng Anh). Cha mẹ cũng loay hoay tìm người này người kia để hỏi mà chưa tìm được, vì đa số các lớp tiếng Hàn được giới thiệu là ngắn hạn và dạy cho đối tượng xuất khẩu lao động.

Sau đó, bố mẹ cháu trao đổi với một chị bạn người Hàn Quốc, chị có 7 năm học tiếng Việt tại thành phố Hồ Chí Minh, thành thạo cả 4 kỹ năng tiếng Việt, am hiểu văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam, chị đã khuyên gia đình như sau: “Cháu còn nhỏ, không nên học tiếng Hàn mà nên học tiếng Anh trước, tiếng Hàn có thể học sau.

Tôi là người Hàn Quốc, tôi đã học tiếng Việt nên hiểu: cách phát âm tiếng Việt và tiếng Hàn, ngữ pháp… có nhiều điểm tương đồng. Khi học tiếng Hàn, trẻ quen cách phát âm tiếng Hàn (kiểu như tiếng Việt), sau này muốn chuyển qua học tiếng Anh sẽ khó uốn phát âm”.

Nghe vậy, cha mẹ cháu cũng không cho học tiếng Hàn mà đầu tư cho cháu học tốt tiếng Anh, khi cháu rất tốt tiếng Anh rồi mới tính học tiếng Hàn.

Tiếng Hàn và tiếng Trung đều là ngôn ngữ tượng hình, cách phát âm và viết rất khác tiếng Anh (ngôn ngữ quốc tế). Để viết tiếng Trung hay tiếng Nhật ngay cả với học sinh đất nước họ cũng không hề đơn giản, huống chi với học sinh Việt Nam.

Mặt khác, nhìn lại đề án 9.400 tỷ đồng phổ cập tiếng Anh, sau 8 năm triển khai, riêng năm 2016, cả nước có khoảng 1,6 triệu học sinh lớp 3, 4, 5 trong tổng số gần 7,8 triệu học sinh được học tiếng Anh 4 tiết/tuần, chiếm khoảng 20%.

Số còn lại tiếp cận với tiếng Anh với thời lượng 2 tiết/tuần. Vậy mà chất lượng đầu ra của học sinh, sinh viên vẫn rất kém. Thậm chí nhiều trường đại học không có chuẩn đầu ra tiếng Anh. Từ đó, dẫn đến thực trạng, nguồn lực lao động của Việt Nam yếu, thiếu và “thua ngay trên sân nhà” cũng vì không giao tiếp được bằng ngôn ngữ quốc tế – tiếng Anh.

Như vậy, khi giảng dạy tiếng Trung, Nga, Nhật… cho học sinh, bên cạnh nhiều yếu tố khác, chắc rằng rất nhiều phụ huynh sẽ vô cùng lo lắng về chất lượng đào tạo.

Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Lấy đâu ra đội ngũ giáo viên đạt chuẩn để dạy cho các trường khi mà từ trước đến nay nguồn nhân lực này vốn không nhiều?

Lộ trình đào tạo giáo viên ra sao?

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy & học… có đảm bảo không?

Thời gian để trẻ từ lớp 3 học tiếng Trung, Nga, Nhật kéo dài 5 năm, 7 năm hay 10 năm?

Hệ thống nào kiểm soát, đo lường chất lượng từng năm học?

Hiện nay cả thế giới đang muốn thu hẹp khoảng cách bằng tiếng Anh thì việc dạy tiếng Trung sớm có đi ngược lại xu thế không?

Ngôn ngữ nào cũng quý, song phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi phương diện trước khi triển khai – dù là triển khai thí điểm hay đồng loạt.

Chúng ta không thể đem trẻ nhỏ ra làm chuột bạch như các thế hệ 7X, 8X trước đây.

Suốt 7 năm THCS, THPT học tiếng Nga, để rồi cũng chỉ vì không được đầu tư đến nơi đến chốn, chính sách đó đã gây lãng phí thời gian tuổi trẻ và lỡ làng cơ hội của hàng triệu người.

Dù trong đối ngoại, bang giao, kinh tế hay bất kỳ lĩnh vực nào; với việc giỏi Tiếng Anh, chúng ta khá dễ dàng thể tìm hiểu thông tin về đối tác, đàm phán, ký kết với các quốc gia trên thế giới.

Các ngôn ngữ khác nên xây dựng cơ chế tự chọn hoặc hoạch định theo vùng miền, khu vực, lĩnh vực, phân cấp đối tượng.

Ví dụ: các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, người dân nếu được dạy tiếng Trung sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc giao thương, phát triển kinh tế.

Qua thực tiễn đào tạo tiếng Anh sớm cho trẻ, chị có nhận xét gì về khả năng tiếp thu của trẻ?

Theo kết quả nghiên cứu về khả năng tiềm ẩn của não bộ, 6 năm đầu đời là thời kỳ vàng để trẻ tiếp nhận, học hỏi, khám phá rất tốt về thế giới.

Trong đó, nếu được dạy đúng phương pháp, liên tục, bền bỉ, trẻ có thể tự tin tiếp thu không chỉ tiếng Anh mà nhiều ngôn ngữ khác. Những trường hợp trẻ nói được nhiều ngôn ngữ trong 6 năm đầu đời là do trẻ được dạy đúng, có môi trường để nghe, nói- tương tác hàng ngày.

Chứ nếu chỉ học chay, không hội đủ các yếu tố cần thiết, thì học bất kỳ ngôn ngữ gì cũng khó khăn, nhất là tiếng Trung, Nhật là nhóm ngôn ngữ tượng hình.

Chị có nghĩ nên tập trung vào dạy tiếng Anh sớm cho trẻ hơn là dạy tiếng khác không?

Tôi tin, không chỉ riêng tôi nghĩ vậy mà đây là quan điểm tiến bộ chung của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà thế giới chọn Tiếng Anh làm ngôn ngữ quốc tế.

Rõ ràng chúng ta đang sống trong thế giới phẳng mà lằn ranh giới giữa các quốc gia hầu như không còn. Ở Việt Nam, bạn có thể đăng ký kinh doanh tại Singapore, Mỹ. Ở Việt Nam, bạn vẫn có thể bán hàng cho công dân bất kỳ quốc gia nào thông qua internet và mạng xã hội.

Như vậy, xét ở góc độ phổ rộng, tiếng Anh có quá nhiều ưu thế. Song, như quan điểm xuyên suốt của tôi từ đầu, học bất kỳ ngôn ngữ gì cũng tốt, quan trọng nhất vẫn là chất lượng đào tạo có khiến cho con trẻ Việt Nam tự tin sử dụng sau lộ trình đào tạo? Hay chúng ta cứ khơi lên, cứ hô hào rồi “đầu voi đuôi chuột”?

Cảm ơn chị!

Thầy Giáo 9X Dạy Tiếng Anh Bằng Nhạc Chế

Khẳng định nghề giáo viên không hề đơn điệu, các nhân vật đặc biệt của tuần này đã mang đến cho khán giả và Biệt đội xếp hạng hàng loạt những bất ngờ, cùng các màn trình diễn vô cùng thú vị.

5 nhân vật xêp hạng của tập 7

Với câu hỏi xếp hạng “Ai là người có số lượng học viên nhiều nhất?”, manh mối đầu tiên trong tập 7 là Nguyễn Thùy Linh – thợ tạo mẫu cho thú cưng. Là giáo viên được rất nhiều người theo học, Thùy Linh khiến Biệt đội xếp hạng hết lời thán phục với màn tạo kiểu cho các chú cún vô cùng xinh xắn.

Các thành viên biệt đội học hỏi cách chăm sóc thú cưng

Chia tay nữ tạo mẫu cho thú cưng, khán giả “Ai là số 1?” tiếp tục gặp Phạm Hoàng Tuấn – giáo viên đã tự sáng tạo ra nghệ thuật gấp giấy của riêng mình. Quá thắc mắc, Vũ Hà liền hỏi: “Em, đây là hình mình gấp bằng một tờ giấy hả?”. Tự tin đáp: “Tất cả là một tờ giấy vuông, không dùng kéo và những công cụ nào cả” của Hoàng Tuấn, đã khiến cả biệt đội “mắt chữ A mồm chữ O”.

Phạm Hoàng Tuấn và các sản phẩm làm từ giấy vuông

Với sự trợ giảng của MC Trường Giang, giáo viên “yoga cười” Hồ Nhật Quang đã khuấy động chương trình cùng bài tập thể dục dành cho tinh thần. Những thông tin “lớp học người lớn nhiều hơn con nít, bắt đầu nhận học viên từ 2014 và dạy cho cả doanh nghiệp” từ thầy Nhật Quang đã là manh mối quan trọng giúp biệt đội dần tìm ra đáp án.

Giáo viên “yoga cười” Hồ Nhật Quang mở lớp dạy ngay trên sân khấu “Ai là số 1?”

Đặc sắc nhất chính là tiết mục của thầy giáo Nguyễn Thái Dương. Với bản nhạc chế Sóng gió, thầy giáo 9X đã khiến ai cũng phải thán phục, vì học tiếng Anh chưa bao giờ đơn giản đến thế.

Thầy giáo Thái Dương hướng dẫn cách học tiếng Anh hiệu quả từ nhạc chế

Màn trình diễn mong chờ nhất cuối cùng đã đến, giáo viên Đỗ Quyên cùng hơn chục hàng bánh truyền thống của Việt Nam. Với lí do muốn lưu giữ truyền truyền thống, văn hóa dân tộc và truyền lửa cho các bạn trẻ mới mở lớp dạy làm bánh, chị Quyên đã khiến mọi người đều tự hào.

Quầy bánh truyền thống của chị Đỗ Quyên

Sau khi hội ý và đưa ra những bằng chứng thuyết phục về các lựa chọn, biệt đội vẫn thất bại sau hai lần xếp hạng.

Đón xem chương trình “Ai là số 1?” phát sóng lúc 20g chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV2.

Thầy Giáo 9X Đưa Tiếng Anh Vào Nhạc Và Thơ

Tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời khiến nhiều người yêu nhạc bàng hoàng như câu hát của chính ông ‘Ai ngờ chim trời vỗ cánh tung bay…’.

Hà Nội có biết bao con đường đẹp. Đường Cổ Ngư hay còn có tên Thanh Niên, là một trong những con đường lãng mạn và tuyệt đẹp.

Dự án Trạng Tí của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đang nhận được nhiều quan tâm của khán giả về bản quyền phim.

Ngày 20.1.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 111/SL phong hàm thiếu tướng từ ngày 1.1.1948 cho ông Nguyễn Sơn, Khu trưởng Chiến khu 4, nhưng ông trì hoãn không nhận.

Biên tập viên (BTV) Hữu Trí hiện là người dẫn chương trình nói giọng miền Nam duy nhất của chương trình Chuyển động 24h ( Đài Truyền hình Việt Nam).

Theo ông Phạm Quốc Thành – giám đốc Bến Thành Audio Video, đơn vị giữ độc quyền quyền tác giả nhạc Lam Phương tại Việt Nam, gia đình nhạc sĩ Lam Phương sẽ tổ chức lễ tang và lễ tưởng niệm ông tại Mỹ và Việt Nam.

Sáng 23.12 tại Risemount Premier Resort Đà Nẵng, Công ty CP Truyền thông Rồng Tiên Sa giới thiệu cuộc thi Hoa khôi du lịch Đà Nẵng (Miss Tourism Da Nang 2021) nhằm tìm kiếm gương mặt đại diện cho du lịch thành phố.

Trọn một kiếp yêu – Đức Tuấn hát tình ca Lam Phương có thể xem là album phòng thu hiếm hoi được thực hiện và được Lam Phương nghe, nhận xét… ở những năm cuối đời của người nhạc sĩ tài hoa quê Kiên Giang này.

Dự án Trạng Tí phiêu lưu ký của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đang nhận được nhiều quan tâm của khán giả về bản quyền phim sau ồn ào giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị.

Nhạc sĩ Huy Tuấn cho rằng, ca sĩ Hồng Nhung lâu nay khiến khán giả quá quen với hình ảnh chỉn chu, thậm chí “quá tròn trịa”, nhưng nữ ca sĩ không ngại dấn thân với những điều mới.