Web 5 Ngày Học Ngữ Pháp Tiếng Anh / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Phương Pháp Học Tiếng Anh Web 5 Ngày

Home » Cẩm nang

Phương pháp học tiếng Anh Web 5 ngày

Cẩm nang

Phương pháp học tiếng Anh Web 5 ngày

admin

13 Views

Save

Saved

Removed

0

Web 5 ngày là một trong những web site hỗ trợ người học tiếng Anh có một phương pháp học tập thích hợp mà lại hoàn toàn miễn phí 100%, chất lượng cao, đạt hiệu quả trong học tập. Vì vậy mà hiện nay có rất nhiều bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp học tiếng Anh web 5 ngày. Chính vì hiểu được sự khó khăn của người học mà sau đây chúng tôi xin chia sẻ bài viết phương pháp học tiếng Anh web 5 ngày để các bạn cùng tham khảo và tìm ra một phương pháp học tập phù hợp với bản thân mình.

Cách chinh phục từ vựng tiếng Anh với web 5 ngày

Luyện kĩ năng viết tiếng Anh chuẩn xác với web 5 ngày

Hiện nay, có rất nhiều bạn học tiếng Anh nhưng lại vấp phải tình trạng là không thể viết được tiếng Anh một cách chuẩn xác bởi để viết được tiếng Anh cần đòi hỏi bạn phải có một vốn liếng từ vựng kha khá kèm với nắm vững các cấu trúc ngữ pháp. Chính vì thấu hiểu những khó khăn của người học mà web 5 ngày có hỗ trợ bạn học viết tiếng Anh qua đường link chúng tôi Bạn sẽ học viết bằng cách là ban đầu bạn viết những đoạn văn ngắn bằng tiếng Việt, sau đó hãy sử dụng những gì bản thân đang có để dịch sang đoạn văn bằng tiếng Anh, tiếp đến truy cập đường link để kiểm tra đoạn văn của mình viết đã đúng chưa, nếu chưa đúng hay sai ở những chỗ nào bạn nên ghi chú nó lại để những lần sau khi luyện kĩ năng viết tiếng Anh không còn sai nữa.

Dạy Ngữ Pháp Ngoại Ngữ Trên Lớp Ngày Nay

GD&TĐ – Dạy ngữ pháp trong quy trình dạy một ngoại ngữ đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhiều thay đổi về quan điểm. Tuy nhiên có ba giai đoạn quan trọng:

Sự thay đổi trong quan điểm dạy ngữ pháp

Trong giai đoạn thứ nhất, trước thập kỷ 1960 của thế kỷ 20, ngữ pháp được coi là yếu tố chủ yếu của quy trình học một ngoại ngữ. Học một ngoại ngữ là học hệ thống ngữ pháp của nó theo cách phân tích ngữ pháp (grammatical analysis). Trong thời kỳ này ngữ pháp là mối quan tâm hàng đầu và việc dạy ngữ pháp gọi là: dạy cấu trúc ngữ pháp (structure-based grammar teaching).

Trong giai đoạn thứ hai, thập kỷ 1970-80, người ta coi ngữ pháp là một thành tố nằm trong quy trình xây dựng năng lực ngôn ngữ, do vậy các yếu tố ngữ pháp được thiết kế vào các bài tập rèn luyện kỹ năng, không có những bài tập hoặc giờ học riêng chuyên luyện ngữ pháp. Thời kỳ này học ngoại ngữ là dựa trên cơ sở luyện kỹ năng (skills-based).

Cũng trong thời kỳ này xuất hiện thuật ngữ 0-grammar: loại trừ hoàn toàn ngữ pháp với lý do các bài học ngữ pháp chỉ có thể phát triển cấu trúc mặt của ngữ pháp (surface grammar structures), chứ không phát triển năng lực sử dụng các dạng thức ngữ pháp một cách có hiệu quả. Ngôn ngữ phải được cảm thụ qua tiếp xúc tự nhiên (Krashen, 1981)

Sang giai đoạn thứ ba, vào nửa sau thập kỷ 1990 và vào thiên niên kỷ mới, các nghiên cứu cho thấy người học không thể xử lý đầu vào của ngôn ngữ một cách đồng thời cả về ngữ nghĩa (meaning) lẫn dạng thức (form); do đó cần phải cho người học phân biệt được đầu vào về dạng thức của ngôn ngữ mục tiêu. Nếu chỉ xử lý nghĩa mà thôi, không chú ý đến dạng thức thì kết quả xử lý sẽ rất thấp và không tiếp thu được (Skehan, 1998).

Thực tế cho thấy mặc dù được tiếp cận một thời gian dài với đầu vào về ngữ nghĩa nhưng người học vẫn không đạt được sự chuẩn xác (accuracy) của ngôn ngữ mục tiêu, do vậy chỉ dạy giao tiếp không thôi thì chưa đủ, cần phải tiếp cận với một số dạng thức ngữ pháp nếu người học muốn đạt được độ chuẩn xác cao (Michell, 2000). Trong giai đoạn mới này xuất hiện quan điểm phối hợp giữa dạy ngữ pháp và rèn luyện kỹ năng, gọi là hybrid activities (hoạt động lai tạo) (Bettey Aza, 2007).

Những quan điểm mới trong dạy ngữ pháp

Đến đây chúng ta có thể điểm qua những quan điểm mới trong dạy ngữ pháp.

1. Mục đích dạy ngữ pháp (The goal of teaching grammar).

Biết nhiều quy tắc ngữ pháp không phải là mục đích cuối cùng. Dạy ngữ pháp là giúp học sinh sáng tạo một ngôn ngữ trung gian cho mình (inter-language: IL. Selinker & P. Corder), mà những ILs này sẽ giúp học sinh phát triển sự trôi chảy và độ chính xác trong khi sử dụng các cấu trúc tiếng Anh trong một văn cảnh giao tiếp có ý nghĩa, thông qua tất cả các kỹ năng ngôn ngữ. Sự trôi chảy và sự chính xác là hai mặt của một đồng xu, không thể tách rời để luyện từng thứ một. Vì thế mục đích cuối cùng của ngữ pháp và giao tiếp về cơ bản phải là một (Betty Aza).

2. Học với tốc độ cao (The accelerated learning)

Học sinh trong một chương trình học L2, trong đó có cả dạy ngữ pháp và dạy giao tiếp đã bộc lộ khả năng đẩy nhanh tốc độ học và đạt được khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách vững chắc, so với học sinh theo đuổi chương trình chỉ cung cấp cơ hội giao tiếp bằng ngôn ngữ mục tiêu (Betty Aza, 2008)

3. Phát triển nghiệp cụ của giáo viên (Teacher’s development)

Trong công tác huấn luyện người thày, cần cung cấp cho họ: (1) kiến thức vững vàng về ngữ pháp, (2) kiến thức về sự khác nhau giữa L1 của học sinh và ngôn ngữ mục tiêu.

Nó giúp người thày phán đoán được lỗi (predict errors) và soạn giáo án thích hợp, (3) sử dụng những bài tập đa dạng để dạy ngữ pháp, tức là cần tận dụng những kỹ thuật như giải quyết vấn đề với tiêu điểm ngữ pháp, trò chơi ngữ pháp, kịch câm, kịch hóa hội thoại, kể chuyện tập thể, các loại đố ngôn ngữ, đố số,… đồng thời sử dụng đa dạng các hình thức luyện tập như cá nhân, luyện đôi, luyện nhóm và luyện cả lớp. Một trong những điều quan trọng là cần huấn luyện cho người thày khả năng sáng tạo, không hoàn toàn dựa vào sách giáo khoa (Keith Folse, 2008).

4. Chọn nội dung ngữ pháp (The choice of grammar points to teach).

Chúng ta không thể dạy tất cả các quy tắc của ngữ pháp tiếng Anh. Chọn để dạy những gì học sinh cần và có thể học được. Không nên thiết kế chương trình dạy toàn bộ hệ thống ngữ pháp ngay từ đầu. Chúng ta hãy bắt đầu dạy một phần của hệ thống đó, những yếu tố mà người học gặp khó khăn.

xQuan điểm mới cho rằng chúng ta không nên phủ nhận điều chúng ta đang làm, tức là phủ nhận việc dạy ngữ pháp, vì nó không đạt được mục đích một cách hoàn thiện, tức là học rồi mà vẫn mắc lỗi (Michael Swan, 2008).

5. Tiêu điểm về dạng thức ngữ pháp (The focus on form)

Tiêu điểm về dạng thức ngữ pháp có thể đạt được thông qua quá trình dạy hoặc qua thiết kế chương trình. Quy trình thứ nhất xuất hiện trong văn cảnh có môi trường giao tiếp tự nhiên và cả thày lẫn trò đều ưu tiên hàng đầu cho ngữ nghĩa. Tập trung vào dạng thức ngữ pháp thông qua thiết kế là cách làm có chủ định và có thể đạt được thông qua những bài tập có chủ định về ngữ pháp. Nó cũng có thể đạt được thông qua những phản hồi về lỗi của học sinh. (Nassaji, 1999, 2000).

6. Dạy theo cách xử lý ngữ liệu (Processing instruction)

Một phương pháp dạy ngữ pháp giao tiếp là thông qua xử lý đầu vào. Theo phương pháp này dạy quy tắc ngữ pháp trước (explicit instruction) phối hợp với một loạt hoạt động xử lý đầu vào, bao gồm cả những bài tập khích lệ sự hiểu cấu trúc ngôn ngữ mục tiêu, chứ không luôn luôn phải sản sinh ra nó. (VanPatten, 1993, 1996, 2002).

7. Phản hồi mang tính tương tác giữa thày và trò (Interactional feedback)

Phản hồi về những chiến lược thương lượng và cải biên (negotiation and modification strategies) như nhắc lại, yêu cầu giải thích, kiểm tra lại để khẳng định đúng-sai. Những chiến lược này thu hút sự quan tâm của người học cả về quy nạp (inductive: implicit teaching) lẫn suy diễn (deductive: explicit teaching). Một điều cần lưu ý là trong thiết kế bài tập ngữ pháp, chúng ta cần sử dụng cả hai thủ pháp suy diễn và quy nạp, không thể chỉ dùng một thủ pháp. (Lyster & Ranta, 1997)

8. Tăng cường yếu tố văn cảnh/tình huống (Textual enhancement)

Gần đây một số nghiên cứu đã tập trung vào tác động của sự tăng cường văn cảnh đối với việc htu hút sự chú ý của người học vào ngữ pháp. Một kỹ thuật thường được chú ý là cung cấp một số lượng lớn các ví dụ về dạng thức ngữ pháp trong khi đưa ra đầu vào, mà Trathey & White, 1993 gọi là input flood (tạm dịch là đầu vào ồ ạt).

Quan điểm này cho rằng sự tiếp cận với yếu tố ngữ pháp với tần số cao sẽ tăng cường được sự nổi bật của chúng và do đó người học dễ ghi nhớ. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, sự tăng cường văn cảnh có thể phát huy khả năng nhận diện dạng thức ngữ pháp, nhưng nó cũng không hẳn là điều kiện cần thiết cho việc cảm thụ ngôn ngữ, tức là sự cảm thụ ngôn ngữ không phải chỉ cần đến yếu tố này mà thôi.

Nếu học sinh muốn học ngữ pháp một cách có hiệu quả thì phải “diễn nó (act on it)”, phải đưa nó trở thành một giả thiết của mình về ngữ pháp được cấu trúc như thế nào. Như vậy muốn đạt được mục tiêu cảm thụ ngôn ngữ, người học phải được tiếp cận liên tục với các hoạt động gây chú ý và duy trì những hoạt động này, cũng như được tạo nhiều cơ hội sản sinh dạng thức ngữ pháp của ngôn ngữ mục tiêu. (Foto, 1998)

9. Dạy trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ (Task-based instruction)

Thiết kế dựa trên sự tạo những những nhiệm vụ rèn luyện ngôn ngữ từ trước tới nay thường tập trung vào ngữ nghĩa. Trong những bài tập sản sinh cấu trúc, dạng thức ngữ pháp hoàn toàn phục vụ cho giao tiếp (R. Ellis, 1995). Một phương thức để đạt được một đầu ra có hiệu quả về ngữ pháp là sử dụng một nhiệm vụ có trọng tâm giao tiếp nhưng hàm chứa yếu tố bắt buộc người học phải tái tạo được cấu trúc ngôn ngữ một cách chính xác. Kỹ thuật digtogloss (chính tả ngữ pháp) là một ví dụ. Trong kỹ thuật này, người thày đọc một bài ngắn bằng L2 hai lần, rồi yêu cầu học sinh làm việc nhóm để tạo dựng lại bài đó một cách càng sát với nguyên văn càng tốt (Swan, 2001).

10. Phương pháp dạy ngữ pháp dựa trên dựa trên giao tiếp (Discourse-based approaches)

Dạy ngữ pháp theo xu hướng dựa trên tình huống giao tiếp được thiết kế thông qua quy trình dạy dạng thức ngữ pháp trên cơ sở một tình huống giao tiếp thật, mở rộng và đơn giản hóa, trong đó có cả sự phân tích cứ liệu (corpus analysis) nhằm cũng cấp cho người học một số lượng ví dụ minh họa dư thừa về cách sử dụng cấu trúc của ngôn ngữ mục tiêu đã được đưa vào văn cảnh nhằm xây dựng được mối quan hệ dạng thức-ngữ nghĩa (Celce-Murcia, 2002).

Nói tóm lại các phương pháp mới trong thế kỷ này nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp cho người học sự tiếp cận vừa rộng rãi, vừa tập trung vào dạng thức ngữ pháp nhằm phát huy khả năng cảm thụ ngôn ngữ.

Review Sách 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

Độc giả Hương B Hoàng nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

– Sử dụng cách giải thích đơn giản, dễ hiểu, ít dùng thuật ngữ chuyên ngành. Tôi rất hài lòng.!

Một cuốn sách học tiếng anh hay và bổ ích. Cuốn sách hướng dẫn cách học mỗi ngày 30 phút để giúp người học dễ dàng tiếp thu, nắm bắt kiến thức. Để từ đó nâng cao khả năng, trình độ tiếng anh của mình. Sách chia sẻ những phương pháp học tập khá là hữu ích, dễ học nên người học chúng ta có thể dễ dàng học theo. Cuốn sách dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng như người đã đi làm nhưng đang có nhu cầu nâng cao trình độ tiếng anh

Độc giả yuki nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày. Tôi rất hài lòng.!

Mình quyết định đặt mua cuốn này vì mình mất căn bản tiếng anh nên muốn học lại từ đầu để lấy lại kiến thức. Sách khá dày in đầy đủ nhưng chủ yếu viết về danh từ và tính từ nên mình thấy không thích cuốn này. Mình nghĩ là cuốn này sẽ viết đầy đủ ngữ pháp cơ bản của tiếng anh nhưng ngữ pháp hầu như là không có. Cuốn này sẽ phù hợp với ai mới cập chững học tiếng anh những ngày đầu tiên thì cuốn sách này sẽ bổ ích và giúp ích rất nhiều.

Độc giả Lê Thu Hiền nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

Hi vọng người học qua quyển sách này sẽ xây dựng được năng lực viết đúng, tự tin hơn trên con đường học tập và chinh phục tiếng Anh. Sao lại hỏi như vậy?. Sao lại hỏi như vậy?

Mỗi này chỉ cần bỏ ra 30 phút để học tiếng anh giúp chúng ta nâng cao trình độ tiếng anh, củng cố lại kiến thức, từ từ vựng đến cấu trúc câu, các thì, cách dùng từ phù hợp. Sách được thiết kế rất đẹp, vừa dễ nhìn, dễ đọc, dễ hiểu, chú thích cả từ mới dưới mỗi bài học, chất lượng giấy in tốt với chữ màu xanh nhấn mạnh, củng cố kiến thức. Mình thực sự rất hài lòng về cuốn sách này và cảm thấy rất vui vì không lãng phí 82000đồng để giúp mình học tốt tiếng anh hơn.

Độc giả Phan Tường Vy nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

– Cung cấp nhiều bài tập nhằm ứng dụng và củng cố những quy tắc ngữ pháp nêu ra. Sao lại hỏi như vậy?

Mình quyết định mua cuốn sách này vì mình khá về từ vựng nhưng có một số ngữ pháp trong tiếng anh cũng thách thức trí nhớ của mình. Cuốn sách rất có ích. Cách trình bày thông minh, không rắc rối khó hiểu, giải thích đơn giản và không sử dụng thuật ngữ chuyên ngành. Có những phần mục quan trọng thì in đậm màu xanh. Chất lượng giấy tốt. Phần bài tập có đáp án ở phía sau cũng rất tiện lợi nữa. Ưu điểm của cuốn sách là cách trình bày khoa học dễ hiểu, không thấy tẻ nhạt mà thú vị.

Độc giả Đậu Đậu nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

– Phần “Answer Key” ở cuối cuốn sách giúp người học tự kiểm tra lại. Sao lại hỏi như vậy?

Độc giả Phan Yen nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

– Sách bao hàm được hầu hết các bình diện cơ bản của ngữ pháp tiếng Anh. Sao lại hỏi như vậy?

Mình mua sách này để ôn tập cho đứa em mình nó mất căn bản về tiếng Anh khá nhiều. Sau khi đọc nội dung sách thấy chương trình được sắp xếp khá hợp lý và nội dung cũng khá hay. Ôn luyện được về ngữ pháp rất nhiều và bên cạnh đó cũng cung cấp được nhiều từ mới giúp bổ sung vốn từ vựng cho người đọc mỗi ngày. Sau khi đọc hết sách này thấy em mĩnh nó cũng khá lên về tiếng Anh. Như vậy là quyển sách khá có chất lượng đấy. Mình chỉ không thích một tí đó là một vài chỗ có sai chính tả.

Độc giả Nguyễn Phương Quyên nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

– Chú thích một số hiện tượng đặc biệt giúp người Việt tránh được lỗi sử dụng ngôn ngữ. Sao lại hỏi như vậy?

Khi có trong tay cuốn sách”30 phút tự học ngữ pháp tiếng anh mỗi ngày” dựa trên quan điểm đọc giả,tớ thấy đây là một trong những cuốn sách tự học tiếng anh khá hay.Bìa sách trông không bắt mắt lắm song chất lượng giấy in khá tốt.Nội dung được trình bày khoa học,dễ hiểu bao gồm những kiến thức rất trọng tâm cho những ai muốn bổ trợ vốn tiếng anh thông dụng mỗi ngày một cách dễ dàng.Từng trang sách có thêm phầm in màu xanh có tác dụng nhấn mạnh kiến thức hay phần đóng khung kiến thức đều rất tốt,làm tớ không thấy tẻ nhạt,không thấy rối mắt.

Độc giả Le Phuong nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

30 phút tự học ngữ pháp tiếng Anh mỗi ngày là cuốn sách cung cấp cho các thầy cô một tư liệu dạy tiếng Anh ở bậc sơ cấp, và giúp các bạn học viên học tiếng Anh viết đúng ngữ pháp, viết câu có ý nghĩa rõ ràng. Sao lại hỏi như vậy?. Sao lại hỏi như vậy?

Sách in màu đẹp. Chất lượng giấy tốt, tiện lợi cho việc làm bài tập và ghi chú. Mình rất hài lòng. 30 phút học ngữ pháp không lâu nhưng để kiên trì học mỗi ngày thật không dễ. Cách trình bày đơn giản, rõ ràng cùng với nội dung dễ hiểu và dễ nhớ khiến mình hứng thú nên chăm chỉ học hơn. Dù biết sách chú trọng ngữ pháp nhưng nếu phần từ vựng có thêm phiên âm quốc tế thì sẽ càng hay hơn nữa. Sách xứng đáng với 5 sao.

Độc giả Vương Lê Ngọc Trân nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

Theo tôi thấy nó là một quyển sách vô cùng bổ ích cho những người muốn tìm hiểu về tiếng anh. Trong cuốn sách có rất nhiều kiến thức lẫn phần bài tập cho chúng ta thực hành ngay. Vì phần bài tập có lời giải phía cuối sách cho nên khi làm xong có thể lật ra xem đúng sai. Đặc biệt cách giải thích của tác giả rất dễ hiểu. Bài sách nhìn cũng đẹp, giấy lại tốt ( cả bìa lẫn các trang bên trong). Đây là một quyển sách tốt và tôi vô cùng hài lòng.

Độc giả thaoduyen nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

Mình thấy cuốn sách này rất hay…. phù hợp với những người đang cần nâng cao Tiếng Anh như mình. Quyển sách xoáy sâu vào trọng tâm của mỗi bài học và hướng dẫn rất hay. sử dụng cách giải thích đơn giản dễ hiểu, ít dùng thuật ngữ chuyên ngành. Cung cấp nhìu bài tập nhằm ứng dụng và củng cố những quy tắc ngữ pháp nêu ra. Chỉ cần 30 phút có thể học được một số ngữ pháp quan trọng. Sách in đẹp rõ ràng có cả phần chú thích cho mỗi từ mới. Chất lượng giấy cũng tốt nữa. Mình rất hài lòng về cuốn sách này và rất thích sự uy tín của Tiki.

Độc giả TOSHIROU nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

Mỗi ngày chỉ cần dành ra 30 phút là có thể nắm vững ngữ pháp dễ dàng.Thật sự sách này đã làm được điều đó.Sách không viết lan man như các quyển sách khác mà xoáy sâu vào các vấn đề trọng tâm về mặt từ loại như danh từ, động từ,hình thức của từ…Đặc biệt sách còn có phần giải thích khá rõ ràng về phần dấu câu.Trước đây mình học mình không quan tâm đến phần dấu câu vì mình nghỉ viết dấu thế nào cũng được,nhưng nhờ có sách mình mới biết mình đã lầm vì dấu câu cũng rất quan trọng.Sách không chỉ có nội dung hay mà hình thức bên ngoài cũng khá đẹp,chất lượng giấy thì rất tốt với chữ màu xanh.Phải nói đây là quyển sách hoàn toàn xứng đáng với 5 sao.

Độc giả Phạm Ngọc Hà Ngân nhận xét về tác phẩm 30 Phút Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Mỗi Ngày

Là một quyển sách rất bổ ích cho việc tự học tiếng anh mỗi ngày. Sách trình bày đẹp, khoa học, rõ ràng và rất dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích, giá thành lại rẻ nữa, có các ví dụ, giải thích dễ hiểu cho người đọc, sách khá phù hợp cho những người muốn củng cố trình độ tiếng anh của bản thân cũng như muốn học tiếng anh mà lại không có quá nhiều thời gian. Một quyển sách rất hữu dụng và đáng để nghiên cứu, cũng như tìm đọc và ứng dụng trong việc học hằng ngày.

ĐÁNH GIÁ SÁCH

Ngữ Pháp Minna No Nihongo Bài 5

1. N(địa điểm) + へ + いきます / きます / かえります

Nghĩa : Đi / đến / trở về N(địa điểm)

Cách dùng : Để diễn tả hành động đi / đến / trở về địa điểm nào đó. Khi động từ chỉ sự di chuyển thì trợ từ 「へ」 được dùng sau danh từ chỉ phương hướng hoặc địa điểm.* [へ] trong trường hợp này え được đọc là [え]

Ví dụ : ながさきへ いきます。 Tôi đi Nagasaki. ブラジルへ きました。 Tôi đã đến Brazin. くにへ かえります。 Tôi về nước.

2. どこ「へ」も いきません / いきませんでした

Nghĩa : Không đi đâu cả!

Cách dùng : Khi muốn phủ định hoàn toàn đối tượng ( hoặc phạm vi) của từ nghi vấn thì dùng trợ từ 「も」. Trong mẫu câu này thì động từ để ở dạng phủ định.

Ví dụ : どこ「へ」もいきません。 Tôi không đi đâu cả なんにもたべません。 Tôi không ăn gì cả ( Bài 6). だれもいません。 Không có ai ( Bài 10).

3. N(phương tiện giao thông) + で + いきます / きます/ かえります

Nghĩa : Đi / đến / về bằng phương tiện gì

Cách dùng : Trợ từ 「で」biểu thị phương tiện hay cách thức tiến hành một việc gì đó. Khi dùng trợ từ này sau danh từ chỉ phương tiện giao thông và dùng kèm với động từ di chuyển (いきます|きます|かえります)thì nó biểu thị cách thức di chuyển.

Ví dụ : でんしゃでいきます。 Tôi đi bằng tàu điện. タクシーできました。 Tôi đã đến bằng taxi.

*Trong trường hợp đi bộ thì dùng 「あるいて」mà không kèm trợ từ「で」

えきからあるいてかえります Tôi đã đi bộ từ ga về

4. N(người/động vật) + と + Động từ

Nghĩa : Làm gì với ai/ con gì

Cách dùng : dùng trợ từ「と」 để biểu thị một đối tượng nào đó (người hoặc động vật) cùng thực hiện hành động

Ví dụ : かぞくとにほんへきました。 Tôi đã đến Nhật Bản cùng gia đình.

*Trong trường hợp thực hiện hành động một mình thì dùng「ひとりで」 .Trong trường hợp này thì không dùng trợ từ「と」.

ひとりでとうきょうへいきます。 Tôi đi Tokyo một mình.

5. いつ

Nghĩa : Khi nào

Cách dùng : Dùng để hỏi thời điểm làm gì hay xảy ra việc gì đó. Đối với 「いつ」 thì không dùng trợ từ 「に」ở sau

Ví dụ: いつにほんへきましたか。 Bạn đến Nhật Bản bao giờ? 3月25日にきました。 Tôi đến Nhật vào ngày 25 tháng 3. いつひろしまへいきますか。 Bao giờ bạn sẽ đi Hiroshima? らいしゅういきます。 Tuần sau tôi sẽ đi.

6. よ

Cách dùng : đặt ở cuối câu để nhấn mạnh một thông tin nào đó mà người nghe chưa biết, hoặc để nhấn mạnh ý kiến hoặc sự phán đoán của người nói đối với người nghe

Ví dụ : このでんしゃはこうしえんへいきますか。 Tàu điện này có đi đến Koshien không? いいえ、いきません。つぎのふつうですよ。 Không, không đi. Chuyến tàu thường tiếp theo mới đi.