Nghịch Lý Trong Việc Dạy Và Học Tiếng Anh Ở Việt Nam

(4450 chữ, 16 phút đọc)

1. Nghịch lý trong việc dạy và học tiếng Anh

Trước tiên phải nói đến cách dạy sai. Tiếng Anh là một ngôn ngữ tương đối dễ học so với những ngôn ngữ châu Âu khác vì tính logic của nó rất cao. Tuy nhiên, tính logic này không có nghĩa là chúng ta có thể công thức hóa được ngôn ngữ như đối với toán lý hóa. Việc công thức hóa tiếng Anh và học thuộc lòng thay vì dạy cho học sinh kỹ năng suy luận logic đã khiến cho biết bao nhiêu thế hệ học thuộc lòng và nhai lại như những con vẹt nhưng đến khi cần động não tư duy kết nối những kiến thức đã học thì không ai làm được. Chỉ cần hỏi một câu hỏi lệch ra bên ngoài một chút là coi như thua. Ngay cả các giáo viên dạy tiếng Anh cũng vậy, họ đơn giản là một cái máy học thuộc bài rồi phát lại trên lớp bắt học trò học thuộc theo và lặp lại.

Thứ hai, việc đặt mục tiêu học CẤP TỐC một ngoại ngữ là sai lầm nghiêm trọng. Trên đời này không có chuyện gì có thể học cấp tốc mà có thể sử dụng thành thạo. Tiếng Anh cũng vậy, đây là một ngôn ngữ có chiều sâu và tính khoa học cao. Những trung tâm hay trường học trong suốt bao nhiêu năm nay đánh vào tâm lý lười động não và muốn đạt được kết quả nhanh nhất của người học mà đưa ra chiêu bài học cấp tốc giao tiếp, cấp tốc để lấy bằng hoặc một phương pháp tốn công sức nhất. Tất cả đều là mánh khóe chiêu trò lừa gạt vì người nào học hành nghiêm túc đều hiểu rằng không có cách nào cấp tốc hoặc những mẹo vặt để thành công mà chỉ có KIÊN NHẪN và KHỔ LUYỆN. Hãy nghĩ tới lúc bé các bạn tập nói tiếng mẹ đẻ như thế nào. Phải mất vài năm nói đớt nói ngọng mới có thể phát âm đúng và 12 năm phổ thông vẫn có người viết một câu tiếng Việt cho ra hồn cũng không xong thì lấy đâu ra chuyện học CẤP TỐC mà THÔNG THẠO một ngôn ngữ mới. Nếu không nằm mơ thì cũng là hoang tưởng.

Thứ ba là tâm lý người học ngại khổ ngại cực, ỷ lại dựa dẫm vào giáo viên và sách giáo khoa, thích được học mẹo nhưng không thích động não suy nghĩ. Thích có bằng cấp nhưng không thích học thực lực để có thể sử dụng được và không có động lực tự học. Chính vì vậy học đâu lại quên đấy, tốn bao nhiêu tiền nhưng bản thân không tự nỗ lực thì cũng bằng thừa.

Những bạn nào không chịu học tiếng Anh cho đàng hoàng thì sau này đừng hối hận khi bị cưỡng bức học tiếng Trung Quốc như quốc ngữ!

2. Những sai lầm và ngụy biện thường gặp đối với những người thất bại trong việc học tiếng Anh

Những người thất bại trong việc học tiếng Anh sẽ mắc phải những sai lầm và ngụy biện đặc trưng khiến cho việc học của mình không có hiệu quả. Sở dĩ tôi gọi là sai lầm và ngụy biện vì nhiều người không biết cách học nên đổ nhiều công sức vẫn không có kết quả, còn ngụy biện là nhiều người biết cách học đó là sai nhưng vẫn dùng nó để chống chế cho việc thất bại của mình rằng tôi cũng học hành đàng hoàng lắm chứ, đừng trách tôi. Cho dù là ngụy biện hay là sai lầm thì kết quả cũng đều như nhau là thất bại. Chỉ có việc nhìn thẳng vào sự thật và thay đổi thì mới có sự tiến bộ và thành công.

1. Thời gian là quan trọng nhưng không phải là tất cả

Thứ nhất, học qua loa thì tất nhiên không có kết quả nhưng liệu việc bỏ quá nhiều thời gian để học thì sẽ thành công. Điều này không đúng vì còn tùy thuộc bạn học như thế nào. Nếu ngay từ đầu bạn đã sai nhưng mà bạn cứ nghĩ đó là đúng thì bạn càng tập nhiều bạn càng quen với lỗi sai đó tới khi nó nhập vào tâm thì bạn sẽ rất khó sửa lại.

Thứ hai, nếu bạn chỉ học thụ động là làm những bài tập trắc nghiệm thì có làm hết mấy chục cuốn trắc nghiệm trình độ tiếng Anh của bạn cũng chỉ dừng lại ở chỗ là làm đúng câu hỏi trắc nghiệm chứ không viết hay nói được.

Thứ ba, ai là người sẽ thẩm định sự tiến bộ của bạn, bằng cách nào và sẽ hướng dẫn bạn nâng cao trình độ như thế nào? Ai sẽ cho bạn biết là cách bạn đang học là đúng hay sai, và liệu người đó có sửa đúng cho bạn hay lại chỉ cho bạn một cách sai khác? Nếu không có người hướng dẫn và phương pháp hướng dẫn tốt thì bạn sẽ vẫn dậm chân tại chỗ.

Thứ tư, bạn phân bổ thời gian thế nào? Nếu bạn dồn 4 tiếng một ngày thì chắc chắn hiệu quả không có vì đầu óc chúng ta bị làm việc quá tải khả năng tiếp thu sẽ kém đi. Một tiếng đồng hồ nếu được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là 4 tiếng dùng sai.

2. Tự học tiếng Anh như thế nào cho tốt?

Những người hỏi tôi câu này đều có chung một đặc điểm, ngại đến trường, thiếu kiên nhẫn và không thích học bài bản. “Tự học” là một từ dùng sai về nghĩa vì bản thân bạn học bất cứ một điều gì, có thầy dạy hay không bạn vẫn là “tự học” vì không ai có thể học giùm bạn. Trong tiếng Anh, người ta không dùng cụm từ “tự học” mà gọi là “tự dạy cho mình”. Ví dụ: tiếng Việt chúng ta nói “tôi tự học tiếng Anh” hay “tự học đàn” thì tiếng Anh sẽ nói là “I taught myself English” và “I taught myself to play guitar”. Nếu bạn hiểu đúng nghĩa thì vấn đề sáng tỏ hơn rất nhiều. Khi bạn nói bạn tự học, bạn chỉ thấy rằng mình đổ rất nhiều công sức học nhưng không thấy kết quả chính vì thế bạn đâm nản. Khi bạn nói bạn tự dạy cho mình, bạn phải nhận định lại trình độ của mình như thế nào. Nếu trình độ bạn quá thấp và phương pháp sư phạm thích hợp không có thì bạn không thể tự dạy mình được. Đó là lý do tại sao bạn mua sách vở về đọc rồi mày mò nhưng không có kết quả.

3. Học bao lâu thì giỏi?

Nhiều bạn đến học hỏi với tôi với câu hỏi thường trực, học mấy tháng thì có thể nói được, viết được, nghe được hay thi lấy bằng nọ bằng kia được. Tôi thực sự rất dị ứng với những câu hỏi kiểu đó vì nó chứng tỏ tư duy của người học vô cùng ăn xổi ở thì, chỉ muốn chụp giật cho nhanh, bình thường khi có thời gian thì không chịu học hành cho đàng hoàng, đến khi cần thì cuống lên tìm một chỗ nào đó muốn học với thời gian ngắn nhất để đạt kết quả cao nhất. Đó là hoang tưởng.

Tôi học tiếng Anh từ 4 tuổi, từng làm phó chủ nhiệm câu lạc bộ Anh văn NVHTN từ năm lớp 12, sang Mỹ học 6 năm chuyên ngành sư phạm Anh, dạy tiếng Anh ở Mỹ. Tôi sử dụng tiếng Anh để nói và viết với thời lượng tương đương với tiếng Việt nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng thế nào gọi là giỏi vì càng học càng thấy mình còn quá nhiều cái chưa biết. Nếu bạn chỉ dựa vào thời gian 1 tiếng rưỡi một ngày trên lớp và học trong vòng vài tháng mà giỏi thì cũng giống như bạn cầm số tiền mua xe đạp đòi mua xe Mercedes vậy.

4. Học thuộc lòng công thức và rất chuộng mẹo vặt

Trên đời tôi rất ghét những cách học mẹo nhất là những cách học mẹo của người Việt Nam đối với một ngoại ngữ. Vì sao ư? Vì người Việt mình có tính khôn lỏi nhưng rất hời hợt chỉ nhìn bề mặt vấn đề một cách qua loa rồi chế ra những mẹo vặt linh tinh không có tính khoa học nhưng lại cho đó là quy tắc học bắt học sinh học thuộc lòng. Nên nhớ một quy luật chỉ được công nhận khi nó đúng với 100% các ví dụ cụ thể, chỉ cần 1 ví dụ sai thì quy luật đó cũng không được công nhận. Các mẹo vặt về bản chất là không dựa trên phương pháp suy luận khoa học mà chỉ là sự lắp ghép tùy tiện mà bỏ qua rất nhiều yếu tố quan trọng như sự khác biệt ngôn ngữ. Nhưng người học Việt Nam lại cực kì chuộng dạy và học những mánh khỏe kiểu này vì hai lý do: 1. Nó dễ nhớ chỉ cần thuộc lòng không cần động não. 2. Người học không có thói quen phản biện và suy luận logic và luôn nghe lời thầy cô một cách mù quáng nên những gì giáo viên nói mặc nhiên là đúng. Tôi đã từng vạch ra rất nhiều lỗi sai trong các mẹo học tiếng Anh khiến nhiều giáo viên lâu năm té ngửa vì trước giờ mình đã quá khinh suất trong vấn đề giảng dạy.

6. Lười áp dụng thực tế

Có một nghịch lý rất buồn cười là những bạn học giao tiếp đến khi có cơ hội giao tiếp thì lại kiếm hết cớ này cớ khác để thoái thác. Và khi buộc phải nói thì không hề áp dụng một tí gì những quy tắc phát âm ngữ điệu đã được học mà cứ đọc theo kiểu cũ trước khi đi học. Những bạn học viết thì khi giao cho bài viết về nhà làm thường xuất hiện với nụ cười cầu tài mà tôi thường nói thẳng là “nụ cười vô duyên nhất thế giới” bảo rằng em quên viết, em bận hoặc viết một bài hết sức cẩu thả sai những lỗi chính tả và ngữ pháp cơ bản nhất. Tôi hay nói với học trò rằng: “Các bạn có một tài năng mà tôi rất khâm phục là sai đi sai lại những điểm trọng tâm mà tôi đã dạy rất kỹ và nhấn mạnh hàng trăm lần là không được sai nữa.” Tủ sách tiếng Anh tôi chọn lọc với hàng trăm đầu sách đủ thể loại và đủ trình độ rất ít người quan tâm đụng vào nhưng miệng vẫn cứ xin thầy cho thêm bài tập về nhà làm. Tôi nói luôn là đừng mong tôi cho thêm bài tập về nhà làm vì tôi không muốn tạo cho các bạn tính ỷ lại vào giáo viên. Nếu giáo viên cho bài tập thì làm còn không thì tự mình không tìm được trong khi bây giờ các phương tiện học tiếng Anh phải nói là thừa mứa. Chỉ một kênh youtube thôi các bạn học cả đời còn không hết thì tại sao phải chờ tôi cho thêm bài tập về nhà. Tôi chỉ có thể hướng dẫn gợi ý những nguồn cần thiết còn bạn làm gì với nó là chuyện của các bạn.

Hi vọng các bạn học viên của tôi đọc kĩ bài này và suy nghĩ những gì tôi vẫn thường nói với các bạn trên lớp để học tốt hơn vì tương lai của bản thân mình. Mục đích dạy tiếng Anh lớn nhất của tôi là hướng dẫn cho các bạn cách học đúng để các bạn sau khi học tôi có thể tự học một mình chứ không quay lại học hoặc tốn tiền đi tìm một nơi khác học lại những kiến thức đã cũ lặp đi lặp lại một cái vòng lẩn quẩn không lối thoát.

3. Cách dạy tiếng Anh, sai ngay từ đầu!

Năm ngoái có ai đó gửi cho tôi một video clip các giáo viên tiếng Anh ở một trường trung học miền bắc đã dạy các học sinh phát âm tiếng Anh bằng cách kết hợp những tiếng Anh với quan họ Bắc Ninh, tôi thực sự quá sợ với sáng kiến đó.

Tôi có một người dì ruột trong suốt thập niên 80 dạy tiếng Nga ở trường cấp 2. Đùng một phát vào thập niên 90 tiếng Nga bị loại khỏi chương trình học chính quy do sự sụp đổ của Liên Xô cũ và tiếng Anh được đón chào trở lại sau mười mấy năm bị hắt hủi. Dì tôi được chỉ định đào tạo tiếng Anh cấp tốc để chuyển sang dạy tiếng Anh trong vòng sáu tháng. Không phải chỉ một mình dì tôi mà hầu hết các giáo viên tiếng Nga và tiếng Pháp khác cũng phải được đào tạo cấp tốc chuyển qua tiếng Anh nếu không muốn bị mất việc làm. Không cần phải giải thích nhiều các bạn cũng có thể hình dung ra rằng với sự đào tạo mì ăn liền như thế thì chất lượng đàng hoàng làm sao có được. Dì tôi lúc nhỏ học tiếng Pháp sau khi đi làm thì học tiếng Nga nên có thể nói là có năng khiếu về ngôn ngữ và cũng siêng năng nên việc học tiếng Anh cấp tốc để đi dạy cũng có thể gọi là ổn. Nhưng những vấn đề như phát âm thì không thể nào khắc phục được với nhiều lỗi sai trầm trọng. Ở Sài Gòn còn như vậy, thử hỏi các giáo viên ở tỉnh hoặc vùng sâu vùng xa thì trình độ còn như thế nào nữa. Và tất nhiên hậu quả thì học sinh lãnh đủ.

Không phải chỉ có những giáo viên thế hệ trước không được đào tạo bài bản. Thế hệ sinh viên sư phạm và chuyên ngành Anh ngữ sau này cũng hề khá hơn. Tôi đã từng dạy rất nhiều bạn sinh viên khoa sư phạm Anh nhưng tiếng Anh rất tệ và rất lười, những lỗi phát âm hoặc lỗi ngữ pháp cơ bản nhất cũng không buồn sửa mặc dù được nhắc rất nhiều lần. Các bạn không hề hứng thú với tiếng Anh và cũng không thích nghề đi dạy, chẳng qua điểm đủ xét tuyển vào ngành nào thì học ngành đó thôi. Có một bạn sinh viên năm 3 trường đại học khoa học xã hội và nhân văn chuyên khoa Anh khi tôi bảo giới thiệu về bản thân thì đọc như trả bài thuộc lòng và đến khi nói đến tên trường thì không biết nói như thế nào bằng tiếng Anh mặc dù suốt 3 năm trời ngày nào bạn ấy cũng dắt xe đi ra đi vào cái cổng trường to tổ bố có tên trường bằng hai thứ tiếng Anh-Việt. Và bạn ấy đổ lỗi là do cô chưa dạy nên không biết. Nghĩ đến những sinh viên không trình độ, không kiến thức, cả đam mê hay ý thức tự học cũng không chuẩn bị ra trường làm thầy làm cô, tôi không khỏi rùng mình sợ hãi vì đối với tôi làm thầy mà dạy sai dạy tồi là một tội ác khó có thể tha thứ. Bác sĩ tay nghề kém chỉ vài bệnh nhân chết nhưng giáo viên không có kiến thức thì hết thế hệ học sinh này đến thế hệ học sinh sẽ bị dạy sai. Và trong số những học sinh đó rồi sẽ có người sau này ra làm giáo viên tiếp tục gieo rắc cái sai đó cho những thế hệ tiếp theo. Đó không phải tội ác là gì?

Chất lượng kém trong việc giảng dạy tiếng Anh trong trường phổ thông cộng với đòi hỏi không tương xứng với chất lượng giảng dạy của chương trình học khiến cha mẹ tìm đủ mọi cách cho con học tăng cường tiếng Anh nếu có điều kiện. Nếu không tin tưởng vào năng lực của các thầy cô trong trường thì họ sẽ mang con đến các trung tâm Anh ngữ. Sinh viên sau một thời gian bỏ rơi tiếng Anh giật mình khi yêu cầu ra trường đòi hỏi bằng TOEIC hoặc IELTS cũng tìm đến cách trung tâm ngoại ngữ để học cấp tốc với hi vọng lấy được cái bằng nộp cho đủ thủ tục. Và những gia đình khá giả có con muốn cho đi du học cũng chọn một trung tâm ngoại ngữ nào đấy để gửi con vào học để thi lấy bằng làm hồ sơ. Nói chung là cấp tốc được thì càng tốt. Các trung tâm ngoại ngữ thường hút học viên bằng hai chiêu trò luôn hiệu quả là có giáo viên nước ngoài và các khóa học cấp tốc. Giáo viên nước ngoài cũng năm bảy loại nhưng bảo đảm những giáo viên bản ngữ Anh, Mỹ, Úc có trình độ sư phạm ở Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Có một thời gian các trung tâm ngoại ngữ không danh không tiếng thuê dân Nga, Pháp thậm chí Nam Tư ba lô sang dạy tiếng Anh bất chấp trình độ miễn sao mắt xanh tóc vàng được. Tôi đã làm việc với rất nhiều giáo viên nước ngoài vừa không có trình độ vừa rất kém về tư cách thậm chí có thể nói là biến thái bệnh hoạn. Một lão già người Mỹ có thói quen tiểu tiện vào bồn rửa mặt trong nhà vệ sinh của các giáo viên khác đến khi dùng camera ghi hình quay lại thì đập bàn văng tục hăm dọa đòi đánh. Một lão khác thì cứ đưa bài cho học viên làm còn mình thì ngồi đọc sách cho tới hết giờ, bài vở không bao giờ chịu chuẩn bị trước khi lên lớp. Còn các lớp luyện cấp tốc thì sao? Bất cứ ai hiểu chuyện cũng đều hiểu rằng không có cách gì để biến không thành có trong một thời gian cực ngắn nhất là kiến thức. Nhưng trên đời này có cầu thì ắt sẽ có cung. Ngày nào vẫn còn những kẻ lười biếng thích ăn xổi ở thì đến lớp để mong được chỉ mánh khóe thi đậu thì những chương trình cấp tốc như vậy vẫn ăn nên làm ra.

Đừng tưởng giáo viên Việt Nam dạy trung tâm sẽ khá hơn giáo viên dạy trường nhà nước. Tôi không vơ đũa cả nắm vì tôi biết có rất nhiều giáo viên lớn tuổi dạy trung tâm rất tận tâm và yêu nghề với kiến thức sư phạm tốt được học trò yêu thích. Nhưng phần lớn họ vẫn mắc phải hai lỗi chính là phát âm và cách giảng bài quá thiên về công thức. Còn các giáo viên trẻ thì chất lượng khó nói được. Rất nhiều bạn trẻ nghĩ đơn giản nếu mình không giỏi làm những chuyện khác nói thẳng ra là học xong đại học thất nghiệp thì đi học một khóa đào tạo giáo viên cấp tốc TESOL ra đi xin dạy tiếng Anh ở trung tâm là an toàn nhất, vừa có lương cao, vừa đỡ phải cạnh tranh còn mang cái mác giáo viên ngoại ngữ khá oai. Trong giai đoạn 2008-2011, tôi đào tạo hơn một nửa số giáo viên trẻ dạy ở các trường Không gian và dạy TESOL và được mệnh danh là sát thủ vì tôi đánh rớt không thương tiếc những bạn không đủ tiêu chuẩn và không đủ tư cách. Vì điều này mà tôi gặp khá nhiều rắc rối với bộ phận hành chính và marketing vì thử hỏi nếu rớt nhiều như thế ai dám đăng kí học. Nhưng tôi thà làm vậy còn hơn là kí bằng cho một người không đủ trình độ ra đi dạy biết chắc rằng họ không hề có ý thức tự học và lòng yêu nghề.

Tác giả: Vien Huynh

*Featured Image: sasint

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP 📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Đánh Giá Thường Xuyên Nhằm Đổi Mới Việc Dạy Và Học Tiếng Anh Ở Việt Nam

19/11/2023

Hội thảo tập huấn “Đánh giá thường xuyên – Kiểm tra đánh giá vì mục tiêu học tập” được Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp tổ chức với Hội đồng Khảo thí tiếng Anh, Hội đồng Khảo thí Giáo dục Quốc tế và Nhà Xuất bản thuộc Đại học Cambridge, Vương quốc Anh. Hội thảo có sự góp mặt của nhiều diễn giả là chuyên gia trong và ngoài nước, cũng như các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia tiếng Anh và chuyên gia khảo thí.

Tiếp nối hai hội thảo tập huấn gần đây nhất vào năm 2023 và 2023, hội thảo năm nay giới thiệu một loạt các ý tưởng thực tiễn, giúp giáo viên tiếng Anh cải thiện chất lượng dạy học bằng phương pháp đánh giá thường xuyên lấy người học làm trung tâm.

Xuyên suốt hội thảo là hai câu hỏi chính: Giáo viên có thể phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh bằng cách xây dựng thực hành giảng dạy dựa trên khung nguyên tắc đánh giá thường xuyên như thế nào? Trong thời đại nền công nghiệp đang xoay chuyển theo hướng toàn cầu hóa và kỹ thuật số, các nhà giáo dục có thể trang bị cho học sinh Việt Nam những kỹ năng gì để các em thích ứng với tương lai?

Phát biểu tại hội thảo, Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng Ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: “Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam và trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm tới việc phát triển năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, cho người dân Việt Nam. Đề án Ngoại ngữ Quốc gia là sự cụ thể hóa quan trọng nhất để thực hiện các chủ trương, chính sách nói trên và đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng đối với việc dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam. Chúng tôi rất vui được làm việc với Hội đồng Khảo thí tiếng Anh, Hội đồng Khảo thí Giáo dục Quốc tế và Nhà Xuất bản thuộc Đại học Cambridge trong nhiều chương trình xây dựng năng lực bao gồm cả việc xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh bậc tiểu học cho chương trình giáo dục phổ thông mới.”

Theo Ông Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ tài liệu nói trên ra đời trong bối cảnh chúng ta đang “chuyển từ dạy thế hệ trẻ ‘kiến thức ngôn ngữ’ sang chú trọng rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, những kỹ năng thực sự sử dụng trong đời sống, trong giao tiếp, trở thành một công cụ để học các môn học khác hay xa hơn là phục vụ cho công việc trong tương lai. Tương ứng với sự chuyển đổi quá trình dạy – học đó là sự cần thiết phải đổi mới công tác kiểm tra đánh giá. Một bài kiểm tra tổng hợp cuối kỳ, cuối năm, cuối cấp chuẩn là cần thiết nhưng để có thể đánh giá đầy đủ, toàn diện người học để phục vụ mục tiêu giáo dục ngoại ngữ thì đánh giá quá trình học tập của người học là rất quan trọng.”

Giải thích về khái niệm đánh giá thường xuyên, bà Lim Cheng Pier, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á, châu Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge cho biết: “Đánh giá thường xuyên là một cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, tức là trao quyền để học sinh tự chịu trách nhiệm về quá trình học và cung cấp các hỗ trợ cá nhân khi cần thiết. Việc quan sát, phản hồi và phản chiếu diễn ra liên tục, giúp giáo viên xác định nhu cầu học tập của mỗi học sinh từ sớm, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy một cách phù hợp và cải thiện đáng kể năng lực cho học sinh. Tôi hy vọng các giáo viên sẽ mang những kỹ năng và tâm thế đầy hứng khởi từ hội thảo tập huấn này về với lớp học của họ, để sẵn sàng thử nghiệm với phương pháp đánh giá thường xuyên trong môn tiếng Anh.”

Theo cách đó, Hội thảo đã mở ra không gian để các nhà quản lý giáo dục, nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia tiếng Anh, chuyên gia khảo thí cùng định vị mới vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam. Các tổ chức Cambridge cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục Việt Nam mang lại những thay đổi toàn diện trong việc giảng dạy và học tiếng Anh – một cuộc cách mạng giáo dục mà đánh giá thường xuyên chắc chắn sẽ đóng vai trò trung tâm.

Mô Hình Dạy Và Học Tiếng Anh Ở Việt Nam

Hoàng Hữu Phước, Nhà Ngữ Sử Học

13-10-2023

A – Dẫn nhập thực trạng Việt Nam

B – Phân biệt “Tiếng Mẹ Đẻ” và “Ngoại Ngữ”

C – Quy Trình Học “Tiếng Mẹ Đẻ” Của Nhân Loại

D – Quy Trình Học “Tiếng Mẹ Đẻ” Của Nhân Loại Theo Hoàng Hữu Phước

E – Mô Hình Hoàng Hữu Phước Về Học Tiếng Anh Của Việt Nam Cộng Hòa

F – Kết Luận

A- Dẫn Nhập Thực Trạng Việt Nam

Người Việt Nam từ thời nhận biết ra rằng hóa ra ngoài Tiếng Tàu ” hảo lớ hảo lớ” có thanh âm thuộc loại đứng đầu nhóm tệ hại nhất thế gian – tất nhiên là về mặt phát âm, trong đó có Tiếng Thái Lan và Tiếng Cambodia, v.v. – trên thế giới còn có một thứ ngôn ngữ mà họ gọi trang trọng theo kiểu Hán Việt là ” Anh Văn” và sau này gọi theo kiểu bình dân mà họ lầm tưởng là “thuần Việt” thành ” Tiếng Anh” (chứ không biết đó là kiểu gọi quê mùa nửa nạc nửa mỡ tức “ba rọi” vì “tiếng” có thể là “thuần Việt” nhưng “Anh” thì hết sức thuần Tàu từ kiểu gọi Hán Viêt xưa là “Anh-Cát-Lợi”), cho đến nay chưa hề có bất cứ ai trên cõi ta bà này – dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ ngõ ngách nào trên thế giới đầy hoan lạc loạn lạc lầm lạc này – có bất kỳ nghiên cứu nào dù bằng mồm miệng hay bằng chữ viết về các ” mô hình dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam ” cả.

Chiến tranh khốc liệt đã làm Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ có thể có một vài thông dịch viên tiếng Anh phục vụ yêu cầu ngoại giao, tình báo, và truyền thông radio, chứ không thể nào trong chiến tranh lại có đủ lực lượng giáo viên trung học giảng dạy trên toàn quốc cho tất cả các lớp trung học dù cấp trung học chỉ có từ lớp 6 đến lớp 9. Còn ý thức hệ tuyên giáo hoàn toàn tầm bậy tầm bạ phản khoa học rằng ” phải học tiếng nói của Lê Nin – tức Tiếng Nga – để hiểu được chủ nghĩa Mác-Lê” đã khiến sau 75 năm kể từ ngày lập quốc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho đến khi xóa hẳn tên Việt Nam Cộng Hòa trên bản đồ thế giới ngày 30-4-1975 lập nên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thống nhất cho đến nay là năm 2023 thì cái học ” tiếng nói của Lê Nin” đã không những ( a) chưa từng tạo nên một lực lượng học sinh/sinh viên “giỏi” Tiếng Nga, mà còn ( b) loại bỏ hẳn Tiếng Nga Tiếng Pháp ra khỏi các chương trình trung học chính quy cấp Nhà Nước để chỉ tập trung cho Tiếng Anh, đã vậy ( c) chưa hề có được một lực lượng lao động trẻ hùng hậu nào thuộc “cổ cồn trắng” hay “cổ cồn xanh” mà “giỏi” được Tiếng Anh cả, cũng như dẫn đến sự thật là ( d) chủ nghĩa Mác-Lê đã chưa từng được “hiểu” do đảng viên không học tiếng nói của Lê Nin nên ngày càng có đông hơn các đại quan đảng viên Cộng Sản chen nhau dành cuộc đời sau chấn song bền vững thay vì phục quốc – tức phục vụ quốc gia – và phụng quốc – tức phụng sự quốc gia – vững bền.

Với sự tổng hợp của hai thực tế sau 30-4-1975 rằng

1) Miền Bắc chưa hề có đủ lực lượng giáo viên Tiếng Anh cho cấp trung học (chỉ đến lớp 9) trước 30-4-1975 – chưa kể lực lượng giáo viên có thể có thì lại chỉ học đến lớp 9 là lên đại học nên không bao giờ có đủ trình độ đúng nghĩa về Tiếng Anh để mà giảng dạy để vừa có thành phẩm để chứng minh năng lực vừa có kinh nghiệm để có tư cách soạn sách giáo khoa Tiếng Anh và ngự ngôi cao trong Bộ Giáo Dục để cho ra các quyết sách về phương pháp dạy và học Tiếng Anh – nay lại phải gánh vác đại sự kéo dãn chương trình theo mô hình trung học đến lớp 12 như Miền Nam, còn

Bài này, do đó, thuộc chuyên ngành Ngữ Sử Học do Hoàng Hữu Phước khai sinh để lần đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới ghi nhận thực tế dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam để làm sử liệu các lối tư duy dựa trên thực tế thành công ở Việt Nam Cộng Hòa, từ đó hình thành cơ sở phản biện nghiêm túc hầu chấn chỉnh cách dạy và học Tiếng Anh ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để nhờ vậy sau 300 năm nữa ( tất tri tam bách dư niên hậu) Việt Nam chắc chắn sẽ có được lực lượng học sinh/sinh viên “giỏi” Tiếng Anh, trở thành lực lượng lao động có trình độ “giỏi” Tiếng Anh có phẩm giá cao trong nền kinh tế quốc dân ngay tại Việt Nam để các nữ nghị sĩ toàn chức sắc thạc sĩ/tiến sĩ Âu Mỹ không để Chủ Tịch Quốc Hội phải hạ mình xin nữ thủ tướng nước bạn rèn giúp Tiếng Anh.

B- Phân Biệt “Tiếng Mẹ Đẻ” Và “Ngoại Ngữ”

Như đã rất nhiều lần nêu lên trong nhiều bài viết cũng trên blog này, tôi hay nhấn mạnh yếu điểm của Tiếng Việt trong tương quan với Tiếng Anh là đối với các từ ngữ mang tính học thuật hàn lâm Âu Mỹ thì việc lệ thuộc quá lớn vào chữ Hán đã biến ý nghĩa chuyển sang Hán-Việt tức sau khi thông qua một ngôn ngữ trung gian là Tiếng Tàu đã không còn mang nội hàm của từ Tiếng Anh nguyên bản (chẳng hạn từ Hán-Việt “dân chủ” dẫn đến ý nghĩa thuần Việt của “dân làm chủ” trong suy nghĩ của 100% người Việt, mà “dân làm chủ” thì hoàn toàn không hề là ý nghĩa của “democracy”, khiến từ tư duy chủ đạo của “dân làm chủ” thuần Việt mà người Việt không thể hiểu nội hàm đúng của “democracy” của Âu Mỹ là gì, v.v.).

Tương tự, ” mother tongue” có ý nghĩa duy nhất đúng là “ngôn ngữ mà một người sử dụng từ thủa ấu thơ đến khi lớn lên” ( the language which a person has grown up speaking from early childhood) hoặc là “ngôn ngữ chính tức first language của người ấy từ lúc sinh ra” ( the language that a person has been exposed to from birth). Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa không dùng từ ” ngoại ngữ” mà dùng ” sinh ngữ 1” và ” sinh ngữ 2” vì học sinh trung học từ lớp 6 phải chọn Tiếng Anh hay Tiếng Pháp làm ” sinh ngữ 1” và từ lớp 10 phải chọn thêm một ” sinh ngữ 2” giữa Tiếng Anh và Tiếng Pháp khác với “ngoại ngữ” đã chọn trước đó (nếu chọn Tiếng Hoa hoặc Tiếng Nhật chẳng hạn thì phải tự học, chỉ khi thi Tú Tài mới sẽ có đề thi riêng của Bộ Giáo Dục chứ không nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia). Như vậy, theo định nghĩa gọi ” mother tongue” là ” first language” thì ” ngoại ngữ” được Việt Nam Cộng Hòa gọi là ” second language” vốn hoàn toàn hợp lý và đúng với ngay cả cách gọi của người Anh Mỹ trong thực tế vì họ cũng gọi ” ngoại ngữ” là ” second language “.

Do ý nghĩa từng từ một của ” mother tongue” là ” mẹ+ngôn ngữ“, người Việt dịch thành ” tiếng mẹ đẻ ” và đây là nguồn cơn của mọi sai lầm tư duy.

” Tiếng Mẹ Đẻ” nếu được nghĩ đó là ” ngôn ngữ của người mẹ sinh ra mình” thì sai ở 5 điểm gồm

( a) mother là “chính/chủ lực” chứ không là “mẹ”,

( b) ” ngôn ngữ của người mẹ sinh ra mình” phải được viết thành ” mother’s language” hay ” mother’s tongue” chứ không phải ” mother tongue “,

( c) mother tongue phải qua quá trình học/sử dụng chính trong cả cuộc đời trong khi tiếng mẹ đẻ trong tư duy người Việt thì lại hàm ý ngôn ngữ đương nhiên mà một người Việt có được dựa vào việc mẹ người ấy nói Tiếng Việt kể cả khi người đó từ nhỏ đã được gởi ra nước khác (hoặc sinh ở nước khác do cha mẹ công tác tại Đại Sứ Quán Việt Nam ở nước khác) và học tập/lớn lên với việc sử dụng ngôn ngữ nước khác ấy,

( d) tại sao phải gọi là tiếng mẹ đẻ mà không là tiếng cha đẻ, và

( e) việc một người giỏi xuất sắc một “ngoại ngữ” và dùng “ngoại ngữ” ấy trong công việc hàng ngày hoàn toàn không có nghĩa đó là “ngôn ngữ chính” (tức “tiếng mẹ đẻ”) của người ấy mà muôn đời vẫn chỉ là “second language” (tức “ngoại ngữ”) của người ấy mà thôi.

Như vậy, quá trình đúng và thuận quy luật tự nhiên thích hợp cho sự phát triển tư duy để một người Việt Nam ở Việt Nam học Tiếng Anh thành công, do đó, là chỉ sau khi người ấy học xong cấp tiểu học ở Việt Nam để có thể yên tâm về “ngôn ngữ chính” ( mother tongue) tức Tiếng Việt của người ấy. “Ngôn ngữ chính” là để hình thành ý thức về ngữ nghĩa, ngữ cảnh, ngữ dụng, ngữ biểu, ngữ cảm, ngữ tạo, và ngữ biến, từ đó làm đà tiếp nhận ngôn ngữ để áp dụng một cách vô thức từ đó có cơ may “giỏi ngoại ngữ”.

Việc học ngoại ngữ, do đó,

– chỉ phát huy tác dụng tối ưu cho học sinh từ lớp 6 trung học;

– nếu học Tiếng Anh từ mẫu giáo đúng bài bản chất lượng cao theo chương trình đặc thù tuyệt đối triệt để trong-môi-trường-hoàn-toàn-không-có-Tiếng-Việt do toàn các chuyên gia thạc sĩ/tiến sĩ trực tiếp giảng dạy thì chỉ là công đoạn đào tạo sẵn lực lượng gián điệp tương lai có ” tiếng mẹ đẻ” khác, có hoạt động nói/viết/suy nghĩ/mớ ngủ/mê sảng/buộc miệng đều bằng ” tiếng mẹ đẻ ” khác ấy, nghĩa là Tiếng Việt trở thành “ngoại ngữ” không quen thuộc, nhằm cài cắm họ vào các quốc gia khác sống y như người bản xứ không thể bị phát hiện;

– nếu học Tiếng Anh từ mẫu giáo hay tiểu học được dạy bởi những giáo viên buộc– phải-dạy-Tiếng-Anh-mẫu-giáo-và-tiểu-học-chỉ-vì-học-kém-hơn-cấp-cử-nhân, trong môi trường sống có đến gần 90% thời gian sử dụng toàn Tiếng Việt, thì tất nhiên không bao giờ là bài bản đúng để có thể kỳ vọng những đứa bé ấy khi “già đầu” sẽ “giỏi ngoại ngữ”.

Trong công tác hàn lâm lĩnh vực ngôn ngữ mà không phân biệt được chính-phụ và “tiếng mẹ đẻ”-“ngoại ngữ” thì muôn đời thất bại.

Các đặc công thủy hoặc đặc công người nhái tinh nhuệ có kỹ năng tuyệt luân sinh tồn dưới sông sâu biển cả trong các nhiệm vụ đặc biệt tấn công/phá hoại/tiêu diệt đối phương. Nhưng họ đương nhiên không bao giờ là cá để ăn tôm cá sống hay xác trôi sông/ngủ say dưới nước/vệ sinh dưới nước/uống nước sông nước biển/sinh hoạt tình dục lưu truyền nòi giống dưới sông dưới biển, chưa kể dù có chiến đấu giỏi bơi nhanh như chớp và lặn sâu lâu không cần dưỡng khí thì họ chỉ được thu nạp vào đội ngũ chỉ khi chứng tỏ có sức khỏe tuyệt luân ở trên bờ. Từ đó suy ra người ta chỉ có thể “giỏi ngoại ngữ” sau khi đã nắm vững “tiếng mẹ đẻ” mother tongue, và vấn đề, do đó, tùy vào quyết định xem ngôn ngữ nào là “tiếng mẹ đẻ” và ngôn ngữ nào là “ngoại ngữ” để có phương pháp học tập phù hợp để trở thành “người Việt giỏi ngoại ngữ” (để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân sau này) hoặc “người Việt có tiếng mẹ đẻ không phải Tiếng Việt” (để phục vụ công tác gián điệp sau này – nhưng người Việt ấy ắt phải tuyển chọn từ trẻ em tại các cô nhi viện). Chỉ có người khỏe trên bờ làm người nhái chứ không có chuyện con nhái làm người nhái. Chỉ có chuyện ” người Việt giỏi Tiếng Việt mẹ đẻ thành người giỏi kiệt xuất Tiếng Anh ngoại ngữ” chứ không có chuyện ” người Việt giỏi Tiếng Anh mẹ đẻ làm người giỏi kiệt xuất Tiếng Anh ngoại ngữ”. Đó là cái cơ sở lý luận đặt trên nền tảng của commonsensenesscủa Hoàng Hữu Phước.

Tất cả những người trưởng thành/thương nhân Âu Mỹ và các quan chức các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam giỏi Tiếng Việt vì họ đã không bao giờ học “ngoại ngữ” Tiếng Việt từ mẫu giáo hay tiểu học, mà chỉ học Tiếng Việt ngoại ngữ sau khi họ đã nắm vững ngôn ngữ chính mother tongue của họ và đặc biệt khi họ đã trưởng thành trong tư duy để làm chủ phương pháp học ngoại ngữ nhanh nhất, bài bản nhất, hiệu quả nhất. Đó là cái cơ sở lý luận đặt trên nền tảng của commonsenseness của Hoàng Hữu Phước.

Cái commonsenseness mà Hoàng Hữu Phước (và các danh nhân nước ngoài – kể cả gã Khổng Khâu tức Trọng Ni – từ thời thượng cổ đến nay) luôn cổ súy/khoe khoang/dạy đời/áp dụng ở đây sẽ phải là:

học sinh Việt Nam ở Việt Nam chỉ có cơ hội giỏi ngoại ngữ Tiếng Anh nếu không bao giờ học ngoại ngữ Tiếng Anh từ cấp mẫu giáo hay cấp tiểu học nghĩa là chỉ học ngoại ngữ Tiếng Anh sau khi đã nắm vững ngôn ngữ chính mother tongue của họ nếu đó là Tiếng Việt hoặc tiếng nào khác không phải Tiếng Anh.

C- Quy Trình Học Tiếng Mẹ Đẻ Của Nhân Loại

Có lần trên báo Tuổi Trẻ (hay Người Lao Động – rất tiếc tôi chưa tìm ra tờ báo cũ để chụp hình bài viết) có đăng bài biện luận của tôi về học ngôn ngữ theo nhà ngôn ngữ học Mỹ giáo sư tiến sĩ Noam Chomsky, người đã từng đến Hà Nôi trong thời gian chiến tranh chống Mỹ còn học thuyết về văn phạm phái sinh của ông đã được lớp tôi nghiên cứu tại Đại Học Văn Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, và ngay lập tức có vị độc giả nọ viết thư phản ảnh trên báo rằng chính Noam Chomsky có bảo đó là ” học Tiếng Anh từ năm đầu đời“. Tôi vội viết thêm một bài cho Tuổi Trẻ (hay Người Lao Động?) giải thích rằng vị độc giả ấy hoàn toàn sai vì Noam Chomsky người Mỹ nên đã tiến hành nghiên cứu với hàng ngàn gia đình Mỹ và đương nhiên người Mỹ nói Tiếng Anh nên mô hình sau hoàn toàn đúng khi nói về trẻ em Mỹ học Tiếng Anh (tức “tiếng mẹ đẻ” của các bé ấy) và mô hình đó cũng hoàn toàn trùng lặp vơi quy trình học “tiếng mẹ đẻ” của toàn nhân loại:

nghĩa là trẻ em sơ sinh Việt tại gia đình Việt trên đất Việt có “tiếng mẹ đẻ” là Tiếng Việt sẽ phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cũng tuần tự qua các quy trình trước-sau của Nghe-Nói-Đọc-Viết.

Đó là quy trình tự nhiên về “tiếng mẹ đẻ” của hài nhi. Tiếc là ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ có Hoàng Hữu Phước nhận ra đó là quy trình học tiếng mẹ đẻ của trẻ thơ ở bất kỳ quốc gia nào chứ hoàn toàn không phải quy trình học ngoại ngữ của trẻ thơ và người lớn ở bất kỳ quốc gia nào.

D- Quy Trình Học Tiếng Mẹ Đẻ Của Nhân Loại Theo Hoàng Hữu Phước

Cũng vì tất cả người Việt nào đọc Noam Chomsky theo kiểu vị độc giả ba-chớp-ba-nháng trên cũng cứ hễ thấy chữ “Tiếng Anh” là vội quy chụp ngay đó là “ngoại ngữ” rồi quy kết ngay đó là “quy trình học Tiếng Anh”, từ đó dẫn đến tư duy sai rằng tại trường lớp dạy Tiếng Anh tất phải theo quy trình Nghe-Nói-Đọc-Viết ấy của hài nhi Tây, khiến liên tục phạm sai lầm khi xem Viết Tiếng Anh English Writing là công đoạn cuối cùng của tiến trình học Tiếng Anh, nên dành thời gian chủ yếu tập trung cho Luyện Nghe Listening và Luyện Nói Speaking, xem nhẹ Viết Tiếng Anh khiến không bao giờ giỏi Viết Tiếng Anh mà một khi đã kém Viết Tiếng Anh thì không bao giờ giỏi hùng biện Tiếng Anh tức Nói Tiếng Anh Cao Cấp, làm 45 năm sự nghiệp dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam từ ngày thống nhất trở nên hỏng bét:

Tôi buộc phải hợp lý hóa chi tiết cái mô hình hàn lâm của Noam Chomsky như sau dưới tên gọi chính xác ” Mô Hình Học Tiếng Mẹ Đẻ ” để làm rõ cái công thức tối giản của Noam Chomsky để đồng bào Việt hiểu rằng ở Việt Nam toàn bộ các đại quan phụ trách phát triển việc dạy và học Tiếng Anh đã hoàn toàn sai do đần độn không có chút hiểu biết nào để nhận ra sự thật và bản chất vấn đề:

theo đó, hài nhi “nghe” các âm thanh thốt ra từ miệng của mẹ/cha/nhũng người chung quanh, dần dần “lập lại” một cách máy móc mà không hiểu các ý nghĩa từ vựng, thời gian sau sẽ “nói chủ động” câu ngắn mỗi khi có đòi hỏi hoặc muốn kêu gọi, để rồi khi có thêm vài tuổi được cha mẹ dạy cho tập đồ chữ cái/phát âm chữ cái/nhận diện chữ, quy trình ấy dần nâng cao theo cấp lớp học thành viết chữ/đọc câu/đọc bài/chép bài/học thuộc lòng bài/trả bài, rồi trả lời miệng các câu hỏi tức “đọc hiểu”, trả lời viết cho phần “đọc hiểu” để hình thành viết luận văn tức viết thành bài hoàn chỉnh với ba phần nhập đề-thân bài-kết luận. Tất cả cho thấy không có sự tách bạch trước-sau của Nghe-Nói-Đọc-Viết trong phát triển “tiếng mẹ đẻ”của con người từ giai đoạn hài nhi trở lên, mà chính ra là – theo Hoàng Hữu Phước – có sự hòa quyện, bổ sung, song song tồn tại, nâng cấp trước-sau, nâng cấp đồng loạt, của cả 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết trong phát triển “tiếng mẹ đẻ” tự nhiên nơi trẻ em.

Tuyệt Đối Đúng: Nghe-Nói-Đọc-Viết chỉ đơn thuần là 4 kỹ năng được liệt kê tuần tự trước-sau theo thứ tự xuất hiện trong quá trình phát triển tự nhiên toàn thời gian đối với “tiếng mẹ đẻ” tại gia đình và trong môi trường sống của con người lúc còn nằm nôi. Thứ tự ấy biến mất sau khi trẻ em tiến vào giai đoạn số 5 của mô hình Hoàng Hữu Phước nghĩa là lúc trẻ em cầm chiếc bút chì để tập đồ chữ cái để đưa 4 kỹ năng ấy vào giai đoạn đồng hành xuyên suốt của hòa quyện, bổ sung, song song tồn tại, nâng cấp trước-sau, nâng cấp đồng loạt.

Tuyệt Đối Sai: Nghe-Nói-Đọc-Viết là công thức tuần tự trước-sau các bước phải theo để một người Việt Nam học ” ngoại ngữ” ở Việt Nam dù mỗi ngày học một ít giờ ” ngoại ngữ” tại lớp học nội/ngoại ở Việt Nam, dù không theo tự nhiên của toàn nhân loại, và dù con người Việt Nam ở Việt Nam ấy còn là học sinh ở Việt Nam hay đã đủ sức tháo nôi vác đi bán ve chai hoặc lui cui lắp ráp nôi cho đứa con mới sinh của anh ta/chị ta tại Việt Nam.

E- Mô Hình Hoàng Hữu Phước Về Học Tiếng Anh Của Việt Nam Cộng Hòa

Như đã nói trong bài trước rằng commonsenseness đối với việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam nhất thiết phải là

( a) không được dựa theo sự thăng hoa ý tưởng của những thạc sĩ/tiến sĩ học thiếu năm ở trung học – chỉ đến lớp 9, không giỏi Tiếng Anh, không viết được bất kỳ bài nào ra hồn bằng Tiếng Anh từ khi mang danh thạc sĩ/tiến sĩ mà “cư dân mạng” từng biết đến, không có kinh nghiệm giảng dạy thành công Tiếng Anh dù tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mà phải

( b) dựa vào những phương pháp/giáo trình đã được chứng minh thành công trong thời gian dài tại Việt Nam Cộng Hòa vì nó tương tự như các vũ khí chiến thuật và chiến lược tối tân của Mỹ cùng kho ngoại tệ và vàng tịch thu được của “Mỹ Ngụy” mà theo commonsenseness thì “cách mạng” phải ra sức bảo vệ thay vì đốt bỏ.

Mô hình sau là thứ vũ khí tối tân/vàng/ngoại tệ tịch thu được của ” Ngụy Quân & Ngụy Quyền ” lẽ ra đã phải được bảo quản, duy tu, đánh bóng, sử dụng, phát huy, nâng giá bán của thành phẩm trên thị trường quốc tế:

Bộ veston nam đã đạt đến độ tuyệt mỹ của nó như thành tựu cao nhất và cuối cùng của nhân loại nên mọi sự cách tân – nếu có – của bộ veston nam sẽ chỉ là thứ kỳ quái không-tồn-tại-lâu cho hạng celebrity kỳ quái không-tồn-tại-lâu chứ không bao giờ được mặc bởi giới quý tộc nam, giới tỷ phú nam, giới chính khách nam, và giới lãnh đạo doanh nghiệp nam.

Mô hình dạy và học Tiếng Anh thành công ở Việt Nam Cộng Hòa đã đạt đến độ tuyệt hảo như thành tựu cáo nhất và cuối cùng của người Việt Nam nên mọi sự cách tân – nếu có – của phương pháp dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam sẽ chỉ là trò hề kỳ quái tồn tại lâu chừng nào càng đẩy đất nước Việt Nam vào bế tắc không có học sinh/sinh viên/người lao động giỏi Tiếng Anh.

F- Kết Luận

Bài Thí Sinh Lỡ Cơ Hội Vào Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh Vì Chứng Chỉ Tiếng Anh Ư? đã nêu các chi tiết phân loại về các chứng chỉ Tiếng Anh Michigan Proficiency, TOEFL, IELTS và TOEIC cấp cho người học Tiếng Anh ở Việt Nam và tại các nước không-nói-tiếng-Anh tức những nơi mà Tiếng Anh chỉ là ngoại ngữ (second language/foreign language) chứ không là ngôn ngữ chính (mother tongue), phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của họ. Trong khi đó, TESOL (tức Teaching English to Speakers of Other Languages – Dạy Tiếng Anh Cho Người Nói Các Ngôn Ngữ Khác) là loại chứng chỉ về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh dành cho người dạy Tiếng Anh tại Việt Nam và những quốc gia mà nơi đó Tiếng Anh chỉ là ngoại ngữ (second language/foreign language) chứ không là ngôn ngữ chính (mother tongue). Điều này khẳng quyết luận điểm của Hoàng Hữu Phước là hoàn toàn đúng : không bao giờ có một phương pháp chung cho việc dạy và học Tiếng Anh cho cả người có “tiếng mẹ đẻ” là Tiếng Anh tại những nước nói Tiếng Anh, và cho người có “tiếng mẹ đẻ” không-phải-Tiếng-Anh tại những nước không-có-ngôn-ngữ-chính-là-Tiếng-Anh, chưa kể phương pháp dạy “tiếng mẹ đẻ” cho trẻ em thuần dựa theo tự nhiên phải nghiên-cứu-để-nhận-diện-cái-bài-bản-đang-tự-nhiên-tồn-tại lại hoàn toàn khác với phương pháp dạy “ngoại ngữ” cho người-không-còn-là-hài-nhi thuần dựa theo bài-bản-phải-đề-ra-để-nghiên-cứu-và-áp-dụng.

Tóm lại, Nghe-Nói-Đọc-Viết là quy trình tự nhiên trong phát triển ngôn ngữ chỉ nơi trẻ nằm nôi.

Tóm lại, hiện trạng thê thảm của trình độ Tiếng Anh của học sinh Việt Nam sau 45 năm đầu tư tập trung của Nhà Nước chứng minh rằng Việt Nam chưa từng có các quan chức ra hồn về phát triển dạy/học Tiếng Anh ở Bộ Giáo Dục. Đó là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, do chưa từng có bất kỳ nghiên cứu nào ra hồn ở Việt Nam về dạy/học Tiếng Anh ở Việt Nam, cái commenseness đương nhiên sẽ là: mô hình Hoàng Hữu Phước về quy trình học Tiếng Anh ở Việt Nam là duy nhất đúng, duy nhất khả thi, duy nhất có thể chứng minh nếu áp dụng thì năm 2040 tức chỉ sau 20 năm nữa thôi thì tình hình chất lượng Tiếng Anh của học sinh/sinh viên Việt Nam tại Việt Nam sẽ tốt hơn rất nhiều lần cái kết quả chả ra gì của năm 2023 vốn chỉ cho thấy sự thất bại hoàn toàn của việc dạy và học Tiếng Anh chính quy ở Việt Nam. Đó là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, do chưa từng có bất kỳ thạc sĩ/tiến sĩ Việt Nam nào ở Việt Nam hay đã tẩu thoát khỏi Việt Nam viết nên bất kỳ thứ gì bằng Tiếng Anh mà chất lượng ” xém” bằng, ngang bằng, hay tốt hơn bài Thư Gởi Giáo Hoàng Francis của Hoàng Hữu Phước, nên Hoàng Hữu Phước là người duy nhất ở Việt Nam có thẩm quyền nói về phương pháp dạy/học Tiếng Anh ở Việt Nam, và tất nhiên Hoàng Hữu Phước không công nhận giá trị bất kỳ các phản biện của bất kỳ ai nhất là khi nó được viết không bằng Tiếng Anh và không bởi người có tư cách nói về dạy/học Tiếng Anh. Đó là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, đây là bài viết duy nhất có giá trị thực tiễn về dạy/học Tiếng Anh ở Việt Nam cho người Việt Nam. Đó cũng là kết luận dựa trên commonseness.

Tóm lại, một chính phủ thông minh thực tâm vì nước vì dân và chống tham nhũng luôn đương nhiên sử dụng Hoàng Hữu Phước trong quản lý sự nghiệp phát triển dạy/học Tiếng Anh cho người Việt ở Việt Nam. Đó đương nhiên cũng là kết luận tự nhiên dựa trên commonseness.

Và tóm lại, Hoàng Hữu Phước đã đúng về mọi cái “tóm lại” ở trên. Và đó đương nhiên cũng là kết luận dựa trên commonseness.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Giảng-sư Anh-văn (Nguyên giảng viên English Lexicology, British Civilization & Literature, English Composition, Business English, Interpretation & Translation, và English Grammar tại các trường Cao Đẳng Sư Phạm TP HCM, Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội, Trung Tâm Điều Phối Đại Học Michigan, Trung Tâm Nghiên Cứu & Dịch Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Ngoại Ngữ -Tin Học FOSCO KM, và Trường Cao Đẳng Doanh Thương Hoa Kỳ, v.v.), Nhà Biện-thuyết, Nghị-sĩ Khóa XIII.

Twitter: @HoangHuuPhuoc (tham gia từ 2008 bằng tiếng Anh), @RealHoangHPhuoc (tham gia từ 2023 bằng tiếng Anh)

Parler: @hoanghuuphuoc (tham gia từ 2023 bằng tiếng Anh)

GAB: @HoangHuuPhuocVietnam (tham gia từ 2023 bằng tiếng Anh)

Anphabe: https://www.anphabe.com/profile/hoanghuuphuoc (tham gia từ 2008 bằng tiếng Việt)

LinkedIn: https://vn.linkedin.com/in/hoanghuuphuoc (tham gia từ 2008 bằng tiếng Anh và Việt)

WordPress (tham gia từ 2013 bằng tiếng Anh và Việt): https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com

Commonsenseness: Commonsenseness 31-8-2023

Giáo Hoàng Francis: Letter to His Holiness Pope Francis 01-8-2023 (bản dịch Tiếng Việt: Thư Gửi Đức Giáo Hoàng Francis 01-8-2023)

Sự thất bại hoàn toàn của việc dạy và học Tiếng Anh chính quy ở Việt Nam: Nhận Xét Về Sự Thất Bại Của Việc Dạy Và Học Tiếng Anh Chính Quy Ở Việt Nam 23-9-2023

Thạc sĩ/tiến sĩ Việt Nam: Trình Độ Thạc Sĩ – Tiến Sĩ Việt Nam 30-12-2023

Trọng Ni: “Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ; Thiên hữu sinh Lăng Tần, thiên tuế như cửu đán“ (Trời mà không sinh ra Trọng Ni, thì vạn kiếp biến đêm dài; Trời đã tạo được Lăng Tần, để vạn thủa hóa hừng đông).

Việt Nam bắt đầu đào tạo giáo viên Tiếng Anh sai bậy: Cao Minh Thì 28-6-2023

Việt Nam Cộng Hòa: Việt Nam Cộng Hòa 13-9-2023

3 Thách Thức Trong Dạy Và Học Tiếng Anh Ở Việt Nam

Nếu cách đây 20-30 năm, thứ duy nhất chúng ta nhập khẩu về để dạy tiếng Anh là sách và một số băng đĩa, thì giờ đây trẻ em được tiếp xúc với báo đài, Internet, TV… hoàn toàn bằng tiếng Anh. Cách dạy và học tiếng Anh cần được đổi mới.

Bố tôi dành cả đời để đi dạy tiếng Anh. Tôi cũng có thể được coi là “nòi” tiếng Anh khi 6 tuổi đã bập bẹ “a book, a ball, a box, a cup”, một phần nhờ may mắn khi bố tôi là một trong những người đầu tiên sau chiến tranh được cử đi học tại một nước tư bản. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, có được cuốn sách tiếng Anh cho ra hồn là “khá giả” lắm rồi. Chương trình học hồi đó dựa chủ yếu vào ngữ pháp cũng là dễ hiểu. Vì không dạy ngữ pháp thì có gì mà dạy, bản thân giáo viên tiếng Anh cũng không thể tiếp xúc với cái gọi là tiếng Anh chuẩn.

Hệ thống đào tạo tiếng Anh của Việt Nam, từ thời điểm đó, hoặc thậm chí vài chục năm trước đó, dựa chủ yếu vào học ngữ pháp, có lẽ giống như mục tiêu “xóa mù” tiếng Anh, hơn là để sử dụng và hội nhập.

Mọi thứ đang thay đổi chóng mặt. Nhưng dường như việc dạy tiếng Anh trong giáo dục Việt Nam đang lễ mễ chạy đằng sau mà vẫn bị hụt hơi. Không nói giáo viên tiểu học, bản thân giảng viên tiếng Anh đại học cũng ít người có khả năng phát âm chuẩn và hay.

Ngay ở những trường danh tiếng có lượng sinh viên đạt 8.0 IELTS hay 100 TOEFL iBT trở lên tương đối phổ biến, chất lượng giáo viên tiếng Anh cũng luôn là dấu hỏi lớn. Nếu chuẩn hóa chất lượng giáo viên thông qua điểm TOEFL iBT hoặc IELTS, tôi tin chắc số lượng không nhỏ giáo viên đại học có điểm thấp, thậm chí rất thấp. Tất nhiên, một tỷ lệ không nhỏ giáo viên cũng sẽ có điểm cao và rất cao.

Do đội ngũ giáo viên tiếng Anh thiếu cả về chất và lượng, việc đổi mới chương trình là vấn đề nan giải với hệ thống đào tạo Việt Nam. Lý do là giáo viên không đủ chất lượng thì chương trình tốt cũng khó có thể vận hành hiệu quả. Thậm chí, nếu chương trình giáo dục có thay đổi theo hướng đào tạo phát âm thay vì ngữ pháp đi chăng nữa, thì phần không nhỏ các thầy cô cũng không đủ trình độ và bản lĩnh để đánh giá chính xác học viên.

Thực tế là với ngôn ngữ, càng bắt đầu sớm thì khả năng hấp thụ càng tốt. Ở cùng điểm xuất phát, học sinh sẽ học tiếng Anh nhanh hơn giáo viên. Liệu các thầy cô có bối rối nếu học viên còn phát âm… chuẩn hơn cô? Một chi tiết nhỏ mà không nhỏ, đó là rất ít giáo viên ở Việt Nam chịu thừa nhận mình kém hơn học sinh/sinh viên của mình, ít ra ở lĩnh vực họ giảng dạy.

Một rào cản nữa cho việc chuyển hướng đào tạo tiếng Anh, đó là đánh giá chất lượng học sinh. Với lượng học sinh khổng lồ như hiện nay, việc giảng dạy chú trọng phát âm và giao tiếp (thực tiễn) thay vì ngữ pháp sẽ đặt ra thử thách lớn cho toàn hệ thống: đánh giá bằng cách nào. Với nguồn lực mỏng như hiện tại, số lượng giáo viên đủ chuyên môn, năng lực để đánh giá khả năng phát âm/giao tiếp của học viên nắm phần thiểu số (tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị), việc đánh giá học viên qua khả năng phát âm/giao tiếp là khó khăn hơn rất nhiều.

Hệ thống của chúng ta ở thì hiện tại phù hợp hơn cho việc ra đề trên giấy, chấm trên giấy. Với đáp án có sẵn, thậm chí một người chẳng biết gì về tiếng Anh cũng có thể chấm điểm sinh viên/học sinh thông qua bài trắc nghiệm tiếng Anh… Như thế dễ hơn rất nhiều.

Trước thực tế trên, thay đổi là tất yếu. Bởi nếu hệ thống giáo dục không thay đổi, thị trường sẽ tự làm việc đó. Học sinh, sinh viên sẽ lãng phí rất nhiều thời gian học tiếng Anh ở nhà trường, nhưng không sử dụng được. Trong khi đó, một bộ phận lớn phải ra ngoài để học lại tiếng Anh nhằm thích nghi với yêu cầu của thị trường. Đây là sự lãng phí nguồn lực vô cùng lớn của xã hội và cần được thay đổi.

Thay đổi đầu tiên, thiết nghĩ, phải bắt đầu từ bản thân giáo viên tiếng Anh. Nếu họ phát âm chuẩn, giao tiếp tốt, họ sẽ đào tạo được học sinh, sinh viên phát âm tốt và giao tiếp được. Để làm được điều này, cần chặt chẽ hơn nữa về yêu cầu chuẩn giáo viên tiếng Anh (ít nhất tương đương 90 TOEFL iBT hoặc 7.0 IELTS), đi kèm với lộ trình và hỗ trợ cần thiết từ phía nhà trường và Bộ Giáo dục.

Sau đó, việc giảng dạy tiếng Anh với nền tảng là phát âm nên được thực hiện từng bước ở các trường điểm tại các khu vực thành phố lớn, sau đó lan tỏa ra toàn hệ thống, phối hợp cùng với việc nâng cao chất lượng giáo viên tại các trường đại học, trung học và tiểu học.

Tiếp theo, dựa trên các giáo trình tại các trường trọng điểm, kết hợp với các trung tâm tiếng Anh có kinh nghiệm tại các thành phố lớn, Bộ Giáo dục có thể đưa ra chương trình khung, lộ trình học và phương pháp đánh giá, sau đó thực hiện thí điểm tại các thành phố lớn.

Nguyễn Xuân Quang

Nhận Xét Về Sự Thất Bại Của Việc Dạy Và Học Tiếng Anh Chính Quy Ở Việt Nam

Hoàng Hữu Phước, MIB

23-9-2023

36 năm sau ngày Giải Phóng Miền Nam 30-4-1975, Hoàng Hữu Phước năm 2011 đã viết bài Nhận Xét Về Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Môn Anh Văn Khối D Năm 2011 vạch trần sự thất bại của việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam, với bằng chứng đề thi tuyển sinh đại học chuyên ngành Anh Văn có tất cả các tiêu đề toàn bằng tiếng Việt.

Nhằm

( a) Chứng minh ở Việt Nam Hoàng Hữu Phước là người duy nhất đặt vấn đề duy nhất đúng về việc dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam, kiên trì với nỗ lực đặt vấn đề nhất quán về cách duy nhất đúng để dạy và học Tiếng Anh thành công ở Việt Nam, thấu thị chính xác về sự sụp đổ hoàn toàn của việc dạy và học Tiếng Anh chính quy ở Việt Nam nếu không quan tâm đến các cảnh báo và phê phán của Hoàng Hữu Phước; cũng như nhằm

Đính kèm dưới bài đăng lại là bản chụp các kiến nghị của Hoàng Hữu Phước gởi Đại Học Văn Lang năm 2012 cho thấy nội dung giảng dạy chuyên ngành đào tạo giáo viên Anh Văn đã ở cấp thấp như thế nào so với “chương trình cứu vãn” của Hoàng Hữu Phước để các độc giả tham khảo. so sánh.

Nhận Xét Về Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Môn Anh Văn Khối D Năm 2011

Hoàng Hữu Phước, MIB

14-7-2011

Đang loay hoay kiếm tìm thời gian viết loạt bài trao đổi kinh nghiệm “học giỏi tiếng Anh”, tôi tình cờ đọc trên mạng thấy bài viết ” Đề Anh khối D phù hợp yêu cầu tuyển sinh đại học” có ghí nhận xét của giáo viên trường Trung Học Phổ Thông Vĩnh Viễn tên Phạm Tấn Hoàng

( a) rằng đề trải đều từ ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng đọc, kỹ năng viết,

( b) rằng một số câu có mức độ ngữ pháp nâng cao,

( c) rằng đề thi tuyển sinh năm nay có chất lượng cao hơn đề thi tuyển sinh năm 2010,

d) rằng phần đọc hiểu tương đối khó đối với học sinh trung bình, và

( e) rằng với yêu cầu tuyển sinh đại học thì đề này chắc chắn sẽ giúp phân loại được học sinh giỏi.

Ngạc nhiên trước nội dung gom chùm của các nhận xét không thể đi với nhau chung một dòng sông, và tò mò trước sự tiến bộ thần kỳ vượt qua vấn nạn dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam, tôi vội tìm và có được Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Năm 2011 Môn Anh Văn Khối D. Hỡi ơi, gom chùm thì có, thần kỳ thì không.

A- Nhắc Lại Về Việc Thi Tiếng Anh Ở Sài Gòn Trước 1975

Trước khi nhận xét về các nhận xét a, b, c, d, và e ở trên, tôi xin nói qua về việc dạy và học tiếng Anh (nêu tiếng Anh như một thí dụ chứ không vì tiếng khác kém giá trị hơn) ở Sài Gòn (vì đây là nơi tôi thực học nên không dám nói rộng ra cả nước Việt Nam Cộng Hòa) trước 1975 như sau:

1) Học sinh trung học chọn học một sinh ngữ (Anh văn hay Pháp văn – có một ít học sinh chọn học Nhật ngữ hay Hoa ngữ) từ lớp 6. Đến lớp 10 học sinh phải chọn thêm một sinh ngữ phụ (gọi là sinh ngữ 2) và bắt đầu phân ban với giờ học ngoại ngữ khác nhau và giáo trình khác nhau (ban C tức ban văn chương sẽ học nhiều giờ ngoại ngữ và triết học hơn các ban A và B). Đối với tiếng Anh, bộ giáo trình 6 quyển English for Today của Nhà xuất bản McGraw Hill được sử dụng (ban C học cả 6 quyển với quyển 6 về thơ ca, kịch, tiểu thuyết, văn chương; còn ban A và B chỉ học đến hết quyển 4).

2) Học sinh trung học thi tú tài (tốt nghiệp lớp 12) với đầy đủ tất cả các môn (học những môn nào thì thi hết các môn nấy, nghĩa là cả ngoại ngữ cũng phải thi sinh ngữ 1 và sinh ngữ 2).

3) Học sinh đỗ tú tài nếu thi vào ban Anh Văn Đại Học Sư Phạm hay Đại Học Văn Khoa đều phải thi viết và thi nói cả 2 ngoại ngữ.

Sau 1975, việc dạy và học tiếng Anh có chất lượng không cao, nhất là do quyết định không phù hợp khi áp dụng hình thức trắc nghiệm. Quyết định này từ bắt chước máy móc cách học của Mỹ mà không chịu để ý rằng họ dùng trắc nghiệm vì họ là người Mỹ, nói tiếng Anh (tức tiếng Mỹ) mỗi ngày, đọc tiếng Anh mỗi ngày, nghe tiếng Anh mỗi ngày, viết tiếng Anh mỗi ngày, dùng tiếng Anh mỗi ngày, suy nghĩ bằng tiếng Anh mỗi ngày, ngủ mớ tiếng Anh mỗi ngày, và làu bàu tiếng Anh mỗi ngày; trong khi học sinh của ta là người Việt, chưa nói tiếng Anh (tức tiếng Mỹ) mỗi ngày, chưa đọc tiếng Anh mỗi ngày, chưa nghe tiếng Anh mỗi ngày, chưa viết tiếng Anh mỗi ngày, chưa dùng tiếng Anh mỗi ngày, chưa suy nghĩ bằng tiếng Anh mỗi ngày, chưa ngủ mớ tiếng Anh mỗi ngày, và chưa làu bàu tiếng Anh mỗi ngày, lại dùng trắc nghiệm để triệt tiêu quá trình nghe, đọc, nghĩ, viết, mớ, làu bàu tiếng Anh, bảo sao không thể khá được.

B- Nhận Xét Về … Nhận Xét Của Giáo Viên Phạm Tấn Hoàng:

5) Nội dung ” e” đã sai khi nói rằng với yêu cầu tuyển sinh đại học thì đề này chắc chắn sẽ giúp phân loại được học sinh giỏi vì hóa ra ở Việt Nam chỉ cần đánh dấu trắc nghiệm là đương nhiên giỏi nói, giỏi đọc, giỏi viết, giỏi văn phạm, giỏi mọi khía cạnh của ngôn ngữ Anh hay sao? Đó là chưa kể chỉ khi nào kỳ thi tuyển sinh không để phân loại học sinh mà là tuyển chọn người có thể đương đầu với yêu cầu cực cao, cực khó của ngành học, kỳ tuyển sinh đó mới được gọi là kỳ tuyển sinh đúng nghĩa.

C- Nhận Xét Về Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Năm 2011 Môn Anh Văn Khối D

3) Đoạn văn cho các câu hỏi từ số 9 đến 18 ghi trích từ Understanding Rural America – InfoUSA mà nội chữ InfoUSA cũng cho thấy không có giá trị tham khảo hàn lâm ( mặc định hàn lâm: hạn chế dùng nguồn từ internet chung chung mà không có tên tác giả danh tiếng).

4) Đoạn văn cho các câu hỏi từ số 26 đến 35 ghi trích từ Cultural Guide – OALD lại là một kiểu dùng vô tội vạ từ nguồn không có giá trị tham khảo hàn lâm, nhất là khi OALD lại là từ viết tắt đầy nghi hoặc, không rõ là của tự điển Oxford Advanced Learners Dictionary hay là tổ chức nào ( mặc định hàn lâm: hạn chế dùng nguồn từ internet chung chung mà không có tên tác giả danh tiếng).

5) Đoạn văn cho các câu hỏi từ số 71 đến 80 ghi trích từ Briggs’ article on culture, Microsoft ® Student 2008 lại là một kiểu ghi sai vì nếu Briggs là tác giả thì phải ghi cả tên họ đầy đủ, không dùng sở hữu cách posessive case như vậy mà phải theo một trong số một tá hệ thống quy chuẩn trích dẫn thông dụng nào; tên tác phầm hay bài viết là gì, phải viết hoa ra sao; và tất nhiên những gì của Microsoft ® Student 2008 không có giá trị gì để đáng được trích dẫn cho một đề thi tuyển sinh đại học tiếng Anh.

D- Ý Kiến Hoàng Hữu Phước Về Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Môn Anh Văn Khối D Năm 2011:

1) Đề Anh văn trắc nghiệm của Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Năm 2011 Môn Anh Văn Khối D nêu trên chỉ đáng để dùng cho những ngành học không thuộc chuyên ngữ Anh văn và không ở cấp “đại học”.

2) Đề Anh văn “đúng nghĩa” cho ngành đại học chuyên ngữ Anh văn không thể ở dạng “trắc nghiệm” vớ vẩn, và không thể không là đề thi viết với ít nhất một đoạn luận văn, ngoài năm câu viết cho phần đọc-hiểu và mười câu viết cho phần giải nghĩa từ và dùng từ vào những câu tự chế; tất nhiên không thể không có hai đoạn văn cho phần dịch thuật Anh-Việt và Việt-Anh.

E- Nhận Xét Của Hoàng Hữu Phước Về Hiện Trạng Tuyển Sinh Đại Học Môn Anh Văn:

4 năm đại học Anh văn chuyên ngành Tiếng Anh ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:

1) Không là thời gian đủ dài nhất là khi chương trình dạy Tiếng Anh ở cấp trung học đã hoàn toàn sai nên không thể có học sinh đạt yêu cầu cho tuyển sinh vào cấp đại học chuyên ngành Tiếng Anh;

2) Có quá nhiều môn tiếng Anh và quá nhiều môn linh tinh không-phải-Tiếng-Anh phải học ở cấp đại học chuyên ngành Tiếng Anh; và

3) Có quá nhiều thời gian cho những điều vớ vẩn không bao giờ có ở các đại học thời Việt Nam Cộng Hòa như thi ca hát, thi văn nghệ, thi thể thao, thi hoa khôi, v.v.; trong khi

Chương trình chuyên ngành Tiếng Anh đại học mà vẫn còn học văn phạm, học luyện nghe, học luyện nói, thì các nhà tuyển dụng sẽ vẫn mãi phàn nàn sao các cử nhân Anh văn của Việt Nam không nói được tiếng Anh và không viết được tiếng Anh.

Phụ Lục: Thư Hoàng Hữu Phước Gởi Đại Học Văn Lang Năm 2012 Nhận Xét Về Chương Trình Đào Tạo Giáo Viên Anh Văn Và Các Kiến Nghị Thay Đổi Để Thực Sự Nâng Cao Trình Độ Sinh Viên Tốt Nghiệp

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Nguyên giảng viên English Lexicology, British Civilization & Literature, English Composition, Business English, Interpretation & Translation, và English Grammar tại các trường Cao Đẳng Sư Phạm TP HCM, Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội, Trung Tâm Điều Phối Đại Học Michigan, Trung Tâm Nghiên Cứu & Dịch Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Ngoại Ngữ -Tin Học FOSCO KM, và Cao Đẳng Doanh Thương Hoa Kỳ, v.v