Video Học Tiếng Anh Thiếu Nhi / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Theolympiashools.edu.vn

Tổng Hợp Video Học Tiếng Anh Cho Thiếu Nhi Hiệu Quả

1. Cách học tiếng anh qua video dành cho thiếu nhi

Đầu tiên ba mẹ cần biết chính xác khả năng học tiếng Anh và trình độ của bé như thế nào để có thể lên kế hoạch hợp lý cho con tiếp xúc với tiếng Anh. Đối với các bé khoảng 5 tuổi, những video nhạc thiếu nhi vui nhộn sẽ rất thích hợp để làm tăng sự tập trung và khơi gợi hứng thú học tiếng Anh của bé. Những đoạn phim, hình ảnh hoạt hình với màu sắc tươi vui sẽ giúp bé tiếp thu tiếng Anh thích thú hơn. Khi xem video, mỗi từ vựng, mỗi câu thoại mà bé nghe được, ba mẹ hãy cho bé đọc theo và lặp lại, chỉnh sửa phát âm, giải thích nghĩa cho bé hiểu.

Trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi buổi sáng ba mẹ có thể trò chuyện tiếng Anh với bé bằng những câu giao tiếp đơn giản nhằm “văn ôn võ luyện” để bé nhớ bài lâu hơn và sử dụng tiếng Anh tự tin hơn.

2. Bé sẽ học được gì từ những video học tiếng anh dành cho thiếu nhi?

Khi xuất thành phim ảnh và video nhằm mục đích giáo dục, cả văn phong và nguồn từ vựng sẽ được cân nhắc chính xác và phù hợp với trẻ nhỏ.

Hầu hết những video ngày nay đều có chức năng bật tắt phụ đề để ba mẹ có thể dễ dàng hướng dẫn cho con trong quá trình học và hiểu tiếng Anh.

Qua một thời gian luyện tập ba mẹ sẽ thấy rõ sự tiến bộ của con trong việc phản xạ nghe nói tiếng Anh, hơn thế bé phát âm tốt hơn, mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh. Đó là do bé bắt chước thành công và áp dụng vào thực tế những gì bé học được từ các đoạn video.

3. Danh sách video học tiếng anh dành cho thiếu nhi 3.5. Clip học tiếng anh dành cho thiếu nhi – Những câu giao tiếp đơn giản

Học Tiếng Anh Thiếu Nhi

Sự khác biệt giữa thơ ca và các bài vè tiếng Anh

Những bài vè đơn giản hay các bài đồng dao vốn được xem là một nét đặc trưng sẵn có trong hầu hết các nền văn hóa. Từ khi trẻ con bắt đầu biết nói, nhiều bé sẽ thích được vui chơi và tự mình trải nghiệm âm thanh – cũng chính là bước đệm cho việc trẻ thưởng thức các bài hát vè sau này. Đa phần trẻ nhỏ có các kỹ năng và một “bộ nhớ lưu trữ” bẩm sinh tích hợp, cho phép trẻ có khả năng bắt chước âm thanh cũng như tiếp nhận ngôn ngữ và nhịp điệu đặc biệt của các bài vè.

Lượm lặt và lặp lại kiểu ngôn ngữ đặc biệt của các bài vè cũng là một hình thức vui chơi khác của trẻ nhỏ. Trẻ học những ca từ trong bài vè một cách vô thức và dễ dàng. Đối với trẻ em thì đây không phải là một việc gì đó khó khăn như người lớn vẫn nghĩ.

Bằng cách chơi với các bài vè ngắn, trẻ có thể khám phá các cơ chế của ngôn ngữ tiếng Anh và tìm ra được các nguyên lý hoạt động của ngôn ngữ, đồng thời còn dần làm quen được với 44 âm và 26 chữ cái trong tiếng Anh. Tuy nhiên, giá trị của việc chơi đùa với ngôn ngữ thông qua các bài vè trong giai đoạn học hỏi đầu đời này lại hay thường bị đánh giá thấp và bỏ qua.

Có một sự khác biệt giữa vè và những bài thơ đơn giản cho trẻ nhỏ. Các bài vè thì khá ngắn và lời vè thường bao gồm các từ có vần điệu; phép lặp của âm thanh và từ ngữ được lồng ghép trong nhịp điệu khá hấp dẫn, dễ truyền miệng và sao chép. Các bài vè truyền thống và nổi tiếng đôi khi được phân loại và vần điệu “Mother Goose” hoặc các bài thơ, khúc hát truyền thống, chẳng hạn như “Twinkle, Twinkle, Little Star” and “Humpty Dumpty” đã từ lâu được xem là một phần không thể thiếu của văn hóa Anh. Bạn có thể tìm thấy một phiên bản của Twinkle Twinkle Little Star trên trang web nghe tiếng Anh của Hội đồng Anh.

Mặt khác, những bài thơ đơn giản cho trẻ em nhìn chung thì lại ít phụ thuộc vào chất hóm hỉnh của ngôn ngữ và thay vào đó là tập trung nhiều hơn về mặt ý nghĩa, giúp khơi gợi lên những cảm xúc, trí tưởng tượng và khát khao khám phá những ý tưởng vượt ra ngoài môi trường của chính các em. Những bài thơ đầu tiên có thể mang tính truyền thống hoặc hiện đại; là một sự tiến triển tự nhiên từ những bài vè đầu tiên. Chúng thường ít được biết đến và ít có khả năng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như các bài vè.

Tại sao phải là các bài vè?

Vè vốn được xem là những “trò chơi di động”. Các bậc cha mẹ và con gái có thể cùng hát vè bất cứ lúc nào hoặc bất cứ nơi nào để thay đổi tâm trạng hoặc lấp đầy những khoảnh khắc buồn chán. Những bài vè không cần bất kì một loại đồ chơi, thiết bị hay thậm chí là một cuốn sách nào để dựng cảnh; chúng phụ thuộc phần lớn vào âm thanh của giọng đọc vè để khơi gợi sự hứng thú. Một số bài vè khác còn có thể đi kèm với các hoạt động thể chất, giúp xác nhận vốn hiểu biết và đóng vai trò là một công cụ trợ giúp cho việc ghi nhớ.

Bài vè đối với trẻ con chính là một trải nghiệm tuy ngắn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ, rất phù hợp với mức độ chú ý còn hạn chế đặc thù ở độ tuổi này. Vè cũng giống như một câu chuyện nhỏ gọn có mở đầu, kết thúc. Khi trẻ đã trải qua các quá trình từ mở – thân – kết này, chúng sẽ cảm thấy thêm phần tự tin vì biết được rằng nội dung ngôn ngữ là luôn cố định, ngay cả khi tốc độ đọc có thể thay đổi để phù hợp với tâm trạng. Câu từ hấp dẫn, vui tươi – thường tương tự như ca từ được sử dụng trong các đoạn nhạc thương mại trên truyền hình, cùng với lời lẽ ngắn gọn sẽ giúp ghi nhớ dễ dàng và nhanh chóng.

Trẻ nhỏ muốn giao tiếp bằng tiếng Anh ngay lập tức và thất vọng vì chúng không thể diễn đạt những gì mình muốn sẽ có cơ hội cảm nhận rằng ngay từ đầu những buổi đầu tiên, chúng có thể nói tiếng Anh rất nhiều và nói nhanh như người lớn. Sự hài lòng đóng vai trò là động lực thúc đẩy hoàn thành ở trẻ. Sự thành công ở đây không đến từ việc chơi trò chơi bằng tiếng Anh, mà là từ việc kiên trì cho đến lúc thực hiện được một nhiệm vụ xác định – chẳng hạn việc biết và thuộc một bài vè.

Học nói tiếng Anh có thể gây khó khăn cho một số trẻ nhỏ; và việc biết đến các bài vè có thể được xem là bước đệm thúc đẩy khuyến khích trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu học tiếng Anh ở trẻ em.

Những trẻ đôi khi ngại nói tiếng Anh, thường bắt đầu nói bằng cách cùng hát vè với người đang khích lệ trẻ. Thông qua việc chia sẻ một nội dung từ cố định, hóm hỉnh, sự tự tin của trẻ cũng theo đó tăng dần lên cho đến khi trẻ thấy mình có thể tự đọc gần hết một bài vè ngắn.

Chọn bài vè

Điều quan trọng là phải biết cách xây dựng một bộ sưu tập các bài vè, để làm được điều này, phụ huynh nên chuẩn bị để giới thiệu một hoặc hai bài vè mới mỗi tuần, tùy thuộc vào độ dài của mỗi bài cũng như sở thích và tâm thế sẵn sàng học hỏi của trẻ. Có một số ngày trẻ có khả năng tiếp nhận nguồn thông tin mới tốt hơn và điều quan trọng nhất là phải biết linh hoạt điều chỉnh theo những tâm trạng này.

Vè có thể được tìm thấy trong:

Truyện tranh theo vần – từ một vần cho đến một cuốn sách tranh hoàn chỉnh như “In the Dark, Dark Wood” của Jessica Souhami, được xuất bản bởi Frances Lincoln.

Vè truyền thống – Có nhiều cuốn sách về vè truyền thống và thơ ca dành cho trẻ em, chẳng hạn như: The Ladybird Book of Nursery Rhymes, được xuất bản bởi Ladybird.

Khi sưu tầm các bài vè, cha mẹ cần chọn những gì mà bản thân họ cũng cảm thấy thích, và hãy luôn ghi nhớ:

Trình độ tiếng Anh ngày càng tăng của trẻ.

Sở thích và các nhu cầu đặc thù về giới tính của trẻ đang ở độ tuổi phát triển – nhiều trẻ em thích các hoạt động thể chất như: Jeremiah, blow the fire,/Puff, puff, puff./First you blow it gently…/Then you blow it rough.

Trẻ có thể áp dụng các kiến thức tiếng Anh thường gặp trong cái bài vè vào cuộc trò chuyện hàng ngày hay không?

Bài vè ba mẹ lựa chọn có phổ biến và được nhiều người biết đến hay không?

Lựa chọn các bài vè với các tên riêng có thể được cá nhân hóa bằng cách thay đổi thành tên gia đình. Ví dụ: Diddle, diddle dumpling,/My son John,/Went to bed /With his trousers on.

Lựa chọn một số bài vè có thể được lồng ghép vào các hoạt động hoặc thói quen sinh hoạt của gia đình. Ví dụ: I scream,/You scream/We all scream for ice-cream! /What would you like?/Chocolate, lemon, vanilla or…/One is for you/And one’s for me.

Có nhiều lựa chọn về các bài vè đáp ứng hầu hết các nhu cầu như:

Vè dùng để nói xin chào hay tạm biệt: Hi Mary!/How are you?/Fine, thanks./What about you?

Vè hành động và vè về các bộ phận cơ thể như ngón tay: 10 fingers,/10 toes,/2 eyes/And a round nose.

Vè trò chơi: Acker Backer, Soda Cracker, Acker Backer Boo!/Acker Backer; Soda Cracker/Out goes YOU!/One potato, two potatoes, three potatoes, four;/Five potatoes, six potatoes, seven potatoes, more?/One babana, two bananas, three bananas, four,…

Vè truyền thống: Twinkle, twinkle, little star/How I wonder what you are /Up above the world so high/Like a diamond in the sky/Twinkle, twinkle, little star/How I wonder what you are.

Cách học bài vè

Việc làm thế nào để một bài vè trở nên sống động hơn phụ thuộc nhiều vào cách cha mẹ sử dụng giọng nói, đôi mắt, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Để thu hút được sự chú ý của một đứa trẻ, việc giới thiệu một bài vè mới cần phải là một trải nghiệm đầy kịch tính, trong đó giọng nói sẽ đóng vai trò dẫn dắt đứa trẻ thông quan vần điệu.

Trẻ em vốn có thính giác nhạy bén hơn người lớn nên dễ dàng trở nên quen thuộc với một vần điệu, trẻ sẽ học được cách đọc cảm xúc của người lớn qua giọng nói và không còn cần sự hỗ trợ nào từ ngôn ngữ cơ thể.

Có khá nhiều bài vè truyền thống có thể được nói và hát. Vào thời điểm mới bắt đầu học tiếng Anh, tốt hơn là nên nói để trẻ chỉ có một nhiệm vụ học tập duy nhất là tiếp thu các từ ngữ. Nếu cùng lúc trẻ phải học các giai điệu cùng với các từ sẽ gây khó khăn và phức tạp cho trẻ.

Một số khác khi học hát vè đầu tiên, lại nhận thấy rằng chúng gặp khó khăn trong việc chuyển ngôn ngữ hát sang dạng nói: điều này dẫn đến kết quả là trẻ nói “ngôn ngữ hát” khi giao tiếp tiếng Anh hàng ngày.

Nếu ba mẹ muốn trẻ học các bài vè tiếng Anh, cần dành cho trẻ thời gian để tìm ra và so sánh các từ ngữ, âm thanh, ý nghĩa theo cách thức của riêng trẻ. Không nên hấp tấp và bắt trẻ làm việc với tốc độ như người lớn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của việc học một vần điệu mới.

Sự lặp lại nghe có vẻ khá nhàm chán đối với người lớn, nhưng điều này lại rất quan trọng với trẻ em vì nó mang đến cơ hội để điều chỉnh lại “tiềm thức ngôn ngữ và âm thanh”. Đây cũng là dịp để xác nhận những gì trẻ biết và điều này giúp trẻ thêm phần tự tin hơn.

Người lớn hãy diễn đạt vè qua lời nói, chầm chậm nhấn mạnh và thể hiện sinh động các ca từ, hỗ trợ ý nghĩa bằng hành động, hình ảnh hoặc đồ vật thật. Sự tham gia vật lý sẽ giúp trẻ ghi nhớ và cảm thấy tốt hơn. Nhấn mạnh các từ quan trọng cũng như các từ có vần điệu và khi cần thiết thì đừng quên dịch nghĩa cho trẻ hiểu.

Khi một bài vè được sử dụng thành thạo, trẻ và bạn giờ đây đã sẵn sàng thay phiên nhau, mỗi người nói một câu. Thay phiên là một kĩ năng học quan trọng vì nó đòi hỏi phải lắng nghe cẩn thận, cũng như có sự đồng cảm với người khác và đưa ra nhận xét khi họ nói. Mặc dù trẻ em có thể thuộc nằm lòng hầu hết các bài vè, nhưng chúng vẫn có thể không sẵn sàng để bắt đầu nói vè một mình.

Khóa Học Tiếng Anh Thiếu Nhi

Có thể nói, trên rất nhiều lĩnh vực, Tiếng Anh đã chinh phục tuyệt đối. Tầm quan trọng của tiếng Anh đang ngày càng được khẳng định. Ngày nay, tiếng Anh không còn chỉ dừng lại trong phạm vi một môn học mà đã dần trở thành công cụ giao tiếp hàng ngày. Vì vậy để chuẩn bị hành trang tương lai cho con bạn hãy cho bé tham gia các chương trình Tiếng Anh thiếu nhi để giúp bé xây dựng, phát triển để chinh phục con đường học vấn, tiến tới thành công cho mai sau với các .

Tại sao nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm

Thiếu nhi – Thiếu niên là lứa tuổi tốt nhất để học ngoại ngữ, đây là giai đoạn mà trẻ có thể thẩm thấu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất. Hầu hết các trẻ học tiếng Anh giai đoạn này đều có khả năng nói tiếng Anh như người bản ngữ.

Trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ một cách rất tự nhiên

Khác với những người lớn, các em tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và tự mình tìm ra các quy tắc. Trẻ nhỏ có thời gian học ngôn ngữ thông qua những hoạt động giống như trò chơi. Các em học ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào hoạt động có sự tham gia của người lớn. Trước tiên, các em sẽ tìm thấy ý nghĩa của hoạt động đó, rồi tìm ra ý nghĩa của ngôn ngữ mà người lớn sử dụng

Trẻ em học ngoại ngữ sớm sẽ thông minh hơn

Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.

Kỹ năng phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2).

Khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia

Điều kiện cho việc học ngôn ngữ thứ 2 hiệu quả

Hãy cho trẻ “tắm” (tiếp xúc thường xuyên) trong môi trường tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 ngay khi mới sinh. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe ngôn ngữ thứ 2 trong ngữ cảnh hằng ngày giống như tiếng mẹ đẻ. Nghe là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong việc học ngôn ngữ. Ngôn ngữ được bắt đầu học từ nghe -nói – đọc – viết. Ngoài giờ học, trẻ có thể xem tivi, nghe thơ, nghe chuyện, nghe bài hát qua băng cassettes. Trẻ cũng có thể nghe người nước ngoài nói chuyện. Đó là điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ thành công sau này. Kỹ năng suy đoán giúp trẻ học nhanh nhiều thứ, trong đó có cả ngôn ngữ.

Bạn có thể lựa chọn giúp bé phát triển kỹ năng Anh ngữ một cách tự nhiên thông qua các chương trìnhTiếng Anh thiếu nhi được thiết kế cho từng độ tuổi và nội dung phù hợp với trẻ.

Đa dạng khóa học Tiếng Anh thiếu nhi – thiếu niên phù hợp với mọi lứa tuổi

– Tiếng Anh mẫu giáo– Tiếng Anh thiếu nhi căn bản– Tiếng Anh thiếu nhi nâng cao– Tiếng Anh trẻ em– Tiếng Anh thiếu niên– Tiếng Anh tiểu học– Luyện thi Tiếng Anh tiểu học– Tiếng Anh tiểu học Starter, Mover, Flyer…

Phương pháp hiệu quả nhất là đưa trẻ vào một môi trường vừa học vừa chơi bằng tiếng Anh thông qua những bài giảng kết hợp với những hoạt động, trò chơi thú vị được giảng dạy bởi các giáo viên bản ngữ. Giúp bạn và các bé có nhiều lựa chọn đa dạng để có chương trình học phù hợp với các bé, chúng tôi đã tuyển chọn những trung tâm dạyTiếng Anh thiếu nhi uy tín để giúp bé có môi trường học tập và vui chơi hữu ích, phát triển toàn diện các kỹ năng trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh Thiếu Nhi

Tiếng Anh dường như đã trở thành một môn học không thể thiếu dành cho các bé. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng thích học tiếng Anh. Vậy làm thế nào để các con yêu thích việc học tiếng Anh thiếu nhi và xem đó như là một niềm vui tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay bên dưới.

Âm nhạc là nguồn cảm hứng hân hoan cho cuộc sống

Jane Wheeler là nhạc trưởng tại World Voice, một chương trình hướng dẫn trẻ em trên khắp thế giới hát bằng những ngôn ngữ khác nhau của Hội đồng Anh. Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực âm nhạc đã nhận ra rằng ca hát không chỉ giúp ích cho trẻ nhỏ trong việc học tiếng Anh hay các ngôn ngữ nói chung mà còn hỗ trợ trẻ ở những lĩnh vực khác như: khoa học tự nhiên, toán học và văn học.

Để truyền cảm hứng âm nhạc cho trẻ và trẻ có thể hát tốt các bài hát bằng nhiều thứ tiếng khác nhau đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ năng, sự luyện tập, cộng thêm đó là sự hiểu biết về khuôn mẫu, kết cấu của bài hát, sự rõ ràng trong nhấn nhá phát âm, phải am hiểu nội dung, thông điệp mà bài hát đang truyền tải, biết cách điều khiển giọng hát qua hơi thở và kỹ thuật phát ra âm điệu.

Việc hát bằng ngoại ngữ còn giúp trẻ nuôi dưỡng thêm hiểu biết về nhiều bối cảnh văn hóa và địa lý khác nhau, giúp cho việc truyền tải bài hát được chân thực. Chính vì lí do đó, nên phát triển kỹ năng ca hát cũng đồng thời giúp ích cho các môn học như toán, văn, và kiến thức về các môn học khác trong chương trình giảng dạy của trẻ.

Âm nhạc giúp phát triển những kỹ năng nào ở trẻ?

Khi trẻ nhỏ thường bắt đầu tìm thấy tiếng nói của chính mình là lúc được thoải mái ca hát cùng những người bạn; khi các em hiểu được thế mạnh của việc hát hay và cách để diễn đạt rõ ràng những ca từ của bài hát, khi ấy, sự tự tin của trẻ được tăng lên đáng kể. Bất kì giáo viên nào đã từng dẫn dắt một nhóm hát trong một khoảng thời gian nhất định đều có thể nắm bắt rõ việc này. Một màn trình diễn được chuẩn bị tốt đều cho phép trẻ nhỏ nhận được sự khích lệ, động viên và công nhận từ mọi người, bởi vì trẻ thấy được rằng khán giả yêu thích chúng ca hát. Sự tự tin đó sẽ đồng hành cũng các em đến hết quãng đường học tập sau này, giúp các em có thể phát triển xa hơn. Đơn cử khi trẻ cùng hát trong một nhóm, trẻ sẽ cảm nhận được niềm vui khi cùng nhau làm việc để tạo dựng một điều gì đó đặc biệt có thể chia sẻ cùng gia đình và bạn bè.

Tại Hội đồng Anh, âm nhạc không chỉ giúp trẻ làm quen với chương trình tiếng Anh thiếu nhi mà âm nhạc còn là chiếc chìa khóa giúp trẻ thành công khi xây dựng cho con những kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, và các kỹ năng khác.

Âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm mà nó còn là phương pháp hiệu quả giúp các bé nhút nhát vượt qua được những cảm xúc tiêu cực. Vì không phải đứa trẻ nào cũng tự tin thể hiện bản thân, một số trẻ thường cảm thấy ngại ngùng khi giơ tay phát biểu và nói lên những suy nghĩ của mình trong lớp học. Việc ca hát trong lớp học hay trong tập thể sẽ giúp xây dựng được một không gian an toàn để trẻ có thể tìm thấy tiếng nói riêng của mình và học cách chia sẻ những điều ấy trong cộng đồng, xã hội.

Qua nhiều năm giảng dạy, Jane nhận thấy rằng những đứa trẻ hay ngại ngùng hoặc gặp khó khăn với từ ngữ và lời nói với vì bất kỳ lí do gì – vậy mà các em đã thể hiện bản thân một cách tự tin và mạnh mẽ khi cất tiếng hát. Nhiều lúc các em còn đảm nhận cả phần hát solo, điều này cho trẻ nhận thấy được những cơ hội tiềm năng để khám phá bản thân mình ở một hướng khác.

Trẻ có gặp khó khăn khi hát bằng ngoại ngữ thay vì tiếng mẹ đẻ?

Việc ca hát bằng ngoại ngữ có một số lợi ích như sau. Trước hết, việc đó giúp trẻ khám phá được những thử thách và niềm vui mỗi khi học được những điều mới từ ngoại ngữ mới. Đồng thời, giúp trẻ học được sự tôn trọng khi học một thứ tiếng khác ngoài ngôn ngữ chính của mình. Thứ hai, việc hát bằng nhiều thứ tiếng khác nhau đặt mọi người ở cùng một vị trí như nhau, ngoại trừ một số trường hợp một hoặc hai trẻ có thể nói ngôn ngữ đó. Điều này dẫn đến lợi ích thứ ba, tại các quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính, trong giờ học, trẻ sẽ có xu hướng “che giấu” bản thân mình để cố gắng bắt chước “người bản xứ”. Việc này tạo ra hiệu ứng tích cực cho việc phát âm và dịch thuật của trẻ sau này. Đây là một bước đệm mà một đứa trẻ cần có để tự tin hướng đến thành công trong suốt quá trình học hỏi của mình.

Ca hát giúp gắn kết đời sống thường ngày

Sự cách biệt văn hóa trong việc ca hát trên khắp thế giới dường như đang không ngừng chuyển động. Nhìn chung, từ trải nghiệm riêng của mình, Jane nhận thấy rằng ở các vùng quê, các vùng đất còn nhiều yếu tố truyền thống thì xu hướng ca hát xuất hiện thường xuyên hơn, để kết nối, giết thời gian, nâng cao tinh thần, tổ chức hội hè, bày tỏ sự cảm thông,… Ở rất nhiều vùng nông thôn trên thế giới, mọi người hát từ trong nhà ra ngoài ngõ, trong lúc nấu ăn và làm việc trên cánh đồng; trẻ con chơi những trò chơi ca hát ở phần lớn thời gian trong ngày, cả trong và ngoài giờ học.

Tuy nhiên, đối với những nơi thiết lập nền giáo dục hiện đại, trang trọng hơn, thường thì việc ca hát sẽ được đẩy lùi về phía sau, như ở Nam Phi và Kenya. Ca hát được xem như là một hoạt động mang tính truyền thống mà sẽ không giúp được một người nào đó tiến bộ hơn về mặt học thuật trong thế giới hiện đại. Tại Anh, truyền thống ca hát đã thay đổi rất nhiều trong vòng một thế kỷ qua. Từ văn hóa ca hát phục vụ cho mục đích giải trí tại những cuộc hội họp và trong nhà thờ, đến nay, việc ca hát ở Anh đã có một diện mạo hiện đại hơn, trang trọng hơn.

Tuy nhiên, những kết quả của các cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng ca hát mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với việc xây dựng kỹ năng âm nhạc, kỹ năng cá nhân và sự tự tin vào bản thân. Điều này đã mở đường cho sự ra đời của các dự án như “Sing Up” và một sự gia tăng đáng kể của các chương trình hát tập thể dành cho trường học tại Anh.

Jane tin rằng việc chia sẻ các ca khúc và kết nối những người nhạc trưởng trên toàn cầu có thể xây dựng được sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, miễn là nó được đối đãi với tất cả lòng chân thành và trân quý.

Lợi ích của việc học đồng ca trong lớp học

Sẽ luôn có những mức độ khác biệt về kỹ năng giữa những đứa trẻ trong lớp học hàng ngày. Một vài trẻ sẽ có thể đã hát những câu văn vần tại nhà từ trước khi biết đi, và một số khác có thể từ nhỏ đã sống trong gia đình có văn hóa trầm lắng hơn.

Trong trường hợp mà giáo viên cảm thấy ngại khi hát với trẻ con, họ vẫn có thể cho cả lớp hát bằng cách bày tỏ nỗi sợ hãi của mình khi hát và sau đó, mời những ca sĩ trẻ tuổi hơn hỗ trợ. Sẽ không có vấn đề gì khi giáo viên thừa nhận sự thiếu tự tin khi hát, và họ muốn chắc chắn rằng điều này sẽ không còn diễn ra với bất cứ học sinh nào của mình nữa.

Jane nhớ lại trước đây mẹ cô ấy chưa từng học bơi. Bà ấy đã thành thật về điều này, và luôn bảo rằng bà không muốn Jane cũng phải sợ nước. Jane đã có thể bơi giỏi khi thậm chí còn chưa biết đi. Hơn nữa, trẻ con thường sẽ không đánh giá giáo viên qua chất lượng giọng hát của họ, nhưng chúng sẽ đánh giá khi họ không cho trẻ cơ hội để hát.

Trẻ em là những người thầy tốt nhất của chúng ta. Các em rất rộng lượng khi chia sẻ những gì mà chúng biết, và thích cảm giác được hướng dẫn chính những giáo viên của mình. Chúng ta đều có thể lớn lên và học hỏi từ những bài hát và những ngôn ngữ mới. Chỉ cần chúng ta giang rộng vòng tay và trái tim yêu thương đón nhận những mối quan hệ chân thành và đầy sự tôn trọng lẫn nhau, chúng ta sẽ có thể xây dựng được những cộng đồng yêu ca hát và học hỏi những cách thức mới mẻ để được thể hiện bản thân qua âm nhạc.

Học Tiếng Anh Thiếu Nhi Tại Nhà

1. Bạn hãy tự học tiếng Anh

Để xây dựng một thái độ tích cực đối với việc học và nhất là với một ngôn ngữ như tiếng Anh, xuất phát điểm tốt nhất chính là ngay từ bản thân bạn. Nếu bạn gửi con đến một lớp học tiếng Anh, tại sao bạn không tham gia một lớp tiếng Anh? Việc cùng nhau trau dồi tiếng Anh chính là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể dành thời gian với con cái và xây dựng một thái độ tích cực đối với quá trình học và nói một thứ tiếng khác.

Hội đồng Anh gần đây đã có một cuộc khảo sát trên 2.000 người ở độ tuổi trưởng thành đến từ Vương quốc Anh và nhận thấy rằng 40% trong số họ bày tỏ lo lắng về việc giao tiếp ngoại ngữ khi đi du lịch. Sự lo lắng này – thường sẽ đi kèm với những ký ức tiêu cực về việc học một ngôn ngữ khác ở trường – khiến bạn trở thành một tấm gương ngại giao tiếp ngoại ngữ trong mắt trẻ và sẽ gây ảnh hưởng phần nào đến việc học tiếng Anh của chúng.

Tuy nhiên, bằng cách tự học tiếng Anh, bạn có thể cho con cái thấy được việc mạnh dạn giao tiếp và đôi lúc bị mắc lỗi sai sẽ luôn đáng khuyến khích hơn là việc chỉ dám nói tiếng Anh khi chuẩn bị được câu từ hoàn hảo. Hãy để ba mẹ trở thành tấm gương tự học cho các con noi theo.

2. Hãy cho trẻ chơi bằng tiếng Anh

Trẻ em có khả năng học hỏi, tìm tòi mọi thứ xung quanh một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ người lớn. Trẻ thực hiện quá trình này thông qua những trải nghiệm tinh nghịch đầy niềm vui, và cả những sai sót. Vì vậy, hãy giúp con tiến bộ trong việc học tiếng Anh thiếu nhi bằng việc chơi đùa sử dụng ngoại ngữ.

Hãy thử chơi các trò chơi mặc quần áo thời trang, trốn tìm và các trò chơi quen thuộc khác bằng tiếng Anh tại nhà. Nói cách khác, bạn hãy cho trẻ học tiếng Anh giống như cách chúng đang học tiếng mẹ đẻ của mình vậy.

3. Đọc truyện cho trẻ trước lúc ngủ bằng tiếng Anh

Giờ đây cha mẹ có thể dễ dàng tiếp cận được sách truyện bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, đặc biệt là qua các trang trực tuyến hoặc bằng cách trao đổi sách với phụ huynh khác. Trẻ nhỏ thường sẽ không đặt nghi vấn về loại ngôn ngữ mà bạn đang đọc cho chúng nghe – mà điều chúng quan tâm đến là trình tự của những câu chuyện trước khi đi ngủ. Nếu bạn chú ý thực hiện hoạt động này, sẽ tạo ra cơ hội tốt để tranh thủ cho trẻ tiếp xúc thêm với tiếng Anh một cách ấn tượng và đáng nhớ!

Tất cả chúng ta chắc hẳn đều có một chút ký ức về những cuốn sách yêu thích của mình thuở ấu thơ, và đối với một số trường hợp, ta vẫn có thề ghi nhớ những cụm từ trong sách dù đã lâu không thấy hoặc không đọc lại nó trong một thời gian dài. Những câu chuyện đều có một sức hút mãnh liệt với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, giúp chúng ta có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với việc học ngoại ngữ, vì thế hãy tận dụng các câu chuyện trong việc học ngoại ngữ.

Hoặc một cách thay thế hữu ích khác là sử dụng “sách nói” hoặc các câu chuyện trực tuyến nếu cha mẹ không tự tin về khoản đọc thành tiếng cho trẻ bằng tiếng Anh.

4. Nghe đài phát thanh tiếng Anh

Có một sự khác biệt giữa khái niệm được “tiếp xúc với một ngôn ngữ” và “học một ngôn ngữ”. Theo cách suy nghĩ truyền thống, khi đề cập đến việc học một ngôn ngữ, chúng ta thường hình dung về các lớp học ngữ pháp ở trường, lặp đi lặp lại các động từ và tất cả mọi thứ cần học đều gói gọn trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc học tập trong những năm đầu tiên nên được khởi động bằng việc tiếp xúc với âm thanh và nhịp điệu của ngôn ngữ thay vì có người hướng dẫn, chỉ bảo rõ ràng.

5. Trải nghiệm cùng âm thanh

Trong một số trường hợp, nếu chúng ta không tiếp xúc với một số thông tin nhất định khi còn nhỏ – ví dụ như âm thanh cụ thể của một ngôn ngữ nước ngoài, chẳng hạn âm ‘r’ trong tiếng Ý hoặc tiếng Tây Ban Nha – thì khi lớn chúng ta học đến, sẽ rất khó có thể xác định và sử dụng những âm này như một người bản ngữ. Đó là lí do tại sao việc tiếp xúc với âm thanh từ nhỏ là một điều quan trọng để làm chủ ngôn ngữ sau này.

Đồng thời, đây cũng chính là nền tảng để từ đó các tổ chức ngôn ngữ trên toàn thế giới giới thiệu những chương trình dạy phát âm, để ngày càng trở nên phổ biến trong hệ thống giáo dục của Anh trong mười năm qua. Các chương trình dạy phát âm ban đầu được thiết kế riêng biệt để hỗ trợ kỹ năng đọc và viết thông qua bước thực hành phát âm và xác định ký hiệu (chữ cái) đi cùng với nó. Sau đó trẻ sẽ bắt đầy phối hợp âm để tạo ra từ. Việc luyện tập này về sau sẽ trở thành một bước đệm để trẻ có thể tự tin đọc và viết.

Bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động như thế này ở nhà bằng cách nói ra những từ mới cho trẻ để các bé có thể nghe thấy những âm thanh riêng lẻ: b-a-t, bat. Đi săn tìm kho báu và bắt đầu tìm kiếm mọi thứ vắt đầu bằng chữ “b”. Phát âm ra các từ gồm ba chữ cái đơn giản, gắn các từ vào nam châm tủ lạnh và sau đó thay đổi các chữ cái đầu hoặc cuối, từ “bat” sẽ thành “cat”, “sat” hoặc “mat”. Chơi trò nhảy lò cò với các chữ cái thay vì vẽ số trong các ô như bình thường. Thực hành uốn lưỡi với trẻ em đã có chút hiểu biết về tiếng Anh. Cuối cùng, hãy thử tạo ra chữ cái từ nhiều vật liệu như chất tẩy đường ống hoặc chất dẻo plasticine (thay thế cho đất sét nặn) và thực hành phát âm để trẻ có thể nhận biết hình ảnh của chữ cái trước khi bắt đầu viết.

Trẻ con thường sẽ không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để… làm bẩn: bé thích dán, cắt, sơn và thậm chí là nướng. Vì vậy, hãy khuyến khích việc này bằng… tiếng Anh. Hoạt động này không nhất thiết là về tiếng Anh, mà thay vào đó nên sử dụng tiếng Anh để hoàn thành nhiệm vụ hay công việc được giao:

‘Could you pass me the glue, please?’ – Con có thể cho mẹ xin thêm keo không?

‘Why don’t you paint a picture? – Tại sao con không vẽ một bức tranh nhỉ?

‘Can you help me tidy up?’ – Con có thể giúp bố dọn dẹp không?

Những cụm câu này là ngôn ngữ hữu ích nhất bạn có thể giới thiệu cho con trẻ. Nếu bạn không nói tiếng Anh nhiều, bạn có thể chỉ cần làm theo hướng dẫn bằng công thức audio hoặc công thức trên giấy khi bạn cùng con nướng bánh. Lúc ấy, bạn đang vận dụng vốn tiếng Anh hàng ngày mà giáo viên hay sử dụng trong lớp học. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang chuẩn bị cho trẻ những thứ mà chúng sẽ hay nghe ở trường đấy.

7. Hãy hát cùng trẻ

Sau một vài lần nghe bài hát nào đó hoặc thơ ca mẫu giáo, trẻ nhanh chóng bắt đầu ngân nga, hát theo điệp khúc và cuối cùng ghép lại thành một bài hát hoàn chỉnh. Âm nhạc và những vần điệu giúp trẻ sử dụng đầy đủ các câu chữ, ngữ điệu, cao độ và nhịp điệu, cũng như xây dựng được sự tự tin theo cách riêng của trẻ. Những điều này cũng là những đặc điểm ngôn ngữ mà chúng ta sẽ không bao giờ có thể hướng dẫn rõ ràng được cho bé.

Chúng ta cũng có thể giới thiệu cho trẻ các cấu trúc ngữ pháp khá khó nhằn thông qua bài hát. Lấy ví dụ: “If you’re happy and you know it, clap your hands” (Nếu bạn vui vẻ và bạn biết điều đó, bạn hãy vỗ tay). Lời bài hát này chính là một cấu trúc ngữ pháp thực sự phức tạp mà một đứa trẻ sẽ cảm thấy quá khó khăn để học nếu được giảng dạy trên bảng. Hơn nữa, những bài hát sẽ hỗ trợ việc học cho trẻ tốt hơn mà không hề gây áp lực, cũng như xây dựng được nội dung gần gũi và dễ dàng tiếp cận tiếng Anh cho trẻ nhỏ.

Có lẽ sau này ở độ tuổi thiếu niên, khi trẻ đã bắt đầu học nhiều hơn về ngữ pháp, những bài hát này sẽ trở lại và giúp chúng cảm thấy tự tin hơn về các cấu trúc ngữ pháp đã được học.

8. Cài đặt ngôn ngữ tiếng Anh trên các thiết bị công nghệ

Mỗi một món đồ công nghệ chúng ta sở hữu đều có đi kèm với các tùy chọn ngôn ngữ, và như chúng ta đã biết, một trong những cách phát triển ngôn ngữ chính là thông qua sự lặp lại. Bằng cách cài tiếng Anh làm ngôn ngữ chính cho ti vi, iPad, máy tính xách tay hoặc điện thoại, mỗi lần bạn hay trẻ truy cập là sẽ tiếp xúc với tiếng Anh theo cách tự nhiên nhất.

Ngày nay, ngay cả trước khi được học đọc và viết thì trẻ thường đã biết sử dụng iPad hoặc điện thoại của bố mẹ một cách thuần thục. Những cụm từ thường thấy như “password”, “log in”, “select”, “press”, “game over” (mật khẩu, đăng nhập, chọn, nhấn, trò chơi kết thúc) rất có thể là những điểm khởi đầu hữu ích cho trẻ.

9. Mời những người bạn nói tiếng Anh đến nhà chơi

Tất cả chúng ta, bất kể ở độ tuổi nào, đều sẽ sử dụng một ngôn ngữ khác khi chúng ta nhận thức được tính thực tiễn của nó. Lớn lên trong một gia đình song ngữ, ví dụ như: Anh – Ý, bạn phải cố gắng sử dụng tiếng Ý với các cô dì chú bác không thể hiểu tiếng Anh cho dù học mang quốc tịch nước Anh đi chăng nữa. Tương tự vậy, mời những người bạn thông thạo tiếng Anh đến nhà chơi là một ý kiến rất tuyệt để trẻ rèn luyện tiếng Anh. Vì trong một môi trường tất cả mọi người đều nói tiếng Anh thì không lí nào trẻ con lại sử dụng tiếng mẹ đẻ nếu không muốn bị lạc lõng khỏi các trò chơi hay đơn giản là không thể giao tiếp với bạn bè.

Vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên tổ chức những buổi đi chơi hay buổi tiệc đơn giản là mời những người bạn nói tiếng Anh đến nhà chơi thường xuyên để giúp trẻ cải thiện việc học tiếng Anh một cách đáng kể.

10. Hãy thư giãn

Đừng vội lo lắng nếu như trẻ mắc lỗi hoặc không bắt đầu nói tiếng Anh ngay lập tức. Não bộ cần phải trải qua một quá trình giải mã và tìm hiểu vấn đề trong quá trình học ngôn ngữ. Còn việc thực hành tiếng Anh thường phải bắt đầu sau một quãng thời gian dài lắng nghe và suy ngẫm.

Một số bằng chứng cho thấy rằng những đứa trẻ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau cùng một lúc có thể cần thêm chút thời gian để sàng lọc và sắp xếp tất cả thông tin vào vị trí. Có lẽ vì thế mà ở trường, một đứa trẻ tiếp nhận thông tin mới bằng ngôn ngữ thứ ba hoặc thứ tư có thể sẽ hơi chậm so với đứa trẻ đang xử lý thông tin ấy bằng ngôn ngữ mẹ đẻ – ngôn ngữ duy nhất của chúng.

Một ví dụ thực tế về một lớp song ngữ: Anh – Tây Ban Nha. Cô bé năm tuổi đã không chịu đọc tiếng Anh thành tiếng to rõ trong lớp như các bạn khác chỉ vì lí do các âm trong tiếng Tây Ban Nha (tiếng mẹ đẻ của cô bé) và tiếng Anh không giống nhau, cô bé không muốn mắc lỗi sai trong cách phát âm.

Qua ví dụ trên, các bậc phụ huynh hãy khoan vội lo lắng, bởi vì đứa trẻ đa ngôn ngữ sẽ sớm bắt kịp các bạn đồng trang lứa mà không cần đến bất kỳ sự trợ giúp nào. Thêm vào đó, có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng trong cuộc sống sau này, việc nói được nhiều hơn một ngôn ngữ sẽ giúp duy trì khả năng ghi nhớ của não bộ.