Video Dạy Tiếng Việt Công Nghệ Lớp 1 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Tiết Dạy Tiếng Việt Công Nghệ Giáo Dục Lớp 1

Ngày 17 tháng 10 năm 2018 dưới sự chỉ đạo của BGH trường tiểu học Đức Dũng, huyện Đức Thọ tổ chức dạy chuyên đề môn TV CNGD lớp 1.

Về dự tiết chuyên đề có thầy giáo Đào Hữu Tình hiệu trưởng nhà trường; cô giáo Trần Thị Thùy Lê phó HT nhà trường, cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo trong trường về tham dự.

Trong buổi chuyên đề thay mặt cho giáo viên dạy lớp 1, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hải đã thể hiện 2 việc của bài: Âm /ô/.

Thông qua bài dạy của cô giáo, các đồng nghiệp được nắm sâu hơn về quy trình 4 việc. Có thể nói, dạy học theo chương trình này giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, còn học sinh là người kiến thiết tạo nên bài học. Các em vừa được học, vừa được hoạt động nên tạo được sự hứng thú trong giờ học. Qua các hoạt động, giúp học sinh nắm bắt quy luật nhanh, chất lượng học TV của các em tốt hơn so với phương pháp học trước đây.

Với quan điểm giúp học sinh được học và học thông qua hệ thống việc làm. Bằng cách này, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS tự tạo ra “sản phẩm” học tập của mình để chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện kĩ năng. Đây chính là nền tảng để khi các em lên lớp 2 có phương pháp học tập tốt hơn, có kĩ năng đọc thông, viết thạo.

Kết thúc buổi chuyên đề thầy HT đã ghi nhận, đánh giá cao về kết quả tiết dạy và biểu dương kết quả thực hiện môn TV1 CGD của trường. Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của BGH nhà trường, sự quyết tâm cao của các đồng chí GV dạy lớp 1 nên trường luôn đạt được kết quả như mong muốn.

Một số hình ảnh của tiết dạy

Tác giả: Phan Thị Thắm

Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Theo Công Nghệ Giáo Dục

Học cái gì là làm ra cái đó Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học. Thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học mônTiếng Việt Công nghệ giáo dục là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét- đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình

Theo TS Ngô Hiền Tuyên, mục tiêu của dạy học môn tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục là giúp các em học sinh đọc thông viết thạo, học đâu chắc đấy. Nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.

Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của từng cá nhân học sinh.

Cách học cái gì là làm ra cái đó trong nhà trường. Quá trình học là quá trình nhà giáo dục tổ chức cho trẻ em thực hiện quá trình tự giáo dục. Việc học có thực hiện được hay không là do phương pháp giáo dục của nhà trường.

Ví dụ ở phần học “Tách lời thành tiếng” trong bài học về “Tiếng”, giáo viên có thể đưa ra câu thơ:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Để giúp học sinh có được những kỹ năng trên, giáo viên có thể làm theo cách sau: Nói: to – nhỏ – mấp máy môi – thầm hoặc phân tích bằng mô hình.

Giáo viên cũng có thể tách tiếng thành 2 phần rồi phân tích bằng phát âm SEN và CHEN

Hay như với bài học về vần, từ 2 phần của tiếng, có mẫu giáo viên phân tích vật liệu bằng phát âm. Mô hình hóa – ghi lại – đọc lại luyện tập với nhiều vật liệu khác.

Cách học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

Tiến sỹ Tuyên – cho biết: Bản chất việc học là làm ra khái niệm. Phân tích được mối quan hệ bản chất, bên trong của khái niệm. Đồng thời mô hình hoá được quan hệ này ở dạng tổng quát và cụ thể hóa khái niệm qua luyện tập sử dụng.

Thao tác hình thành khái niệm gồm: Phân tích, cụ thể hóa. Thao tác này là luyện tập thành kỹ năng. Học sinh có một công cụ và có thể tự học lấy các kiến thức khác trong phạm vi của khái niệm vừa hình thành.

Những điều cần biết đối với phụ huynh Nên khuyến khích con tự học. Nên khen con thường xuyên. Nên kiên nhẫn, biết đợi và biết lắng nghe những điều con nói. Nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi. Không nên dạy con học trước. Không nên chê con khi con chưa làm được. Không nên nóng giận và áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ. Không nên tạo áp lực về điểm số, thành tích.

Điều Bất Ngờ Từ Tiết Dạy Tiếng Việt Lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục

Chuông điện thoại reo hồi dài, tôi nhấc máy. A lô, với giọng khào khào không rõ lời ” Em nhọc quá, xin cho em nghỉ dạy”. Tôi nhất trí, nhanh chóng ăn sáng để lên lớp dạy thay cho lớp 1A.

Tôi lên lớp, học sinh đã chuẩn bị sách tiếng Việt ở bàn ngay ngắn, với lời chào ” Chúng em chào thầy ạ! “. Nhưng các em nhìn nhau thì thầm. Tôi biết các em đang nghỉ thầy vào để kiểm tra, đang lo đây. Tôi chào lớp và giới thiệu bài học tiếng Việt ” Luật chính tả về nguyên âm đôi”.

Đang dạy theo qui trình 4 việc của Công nghệ Giáo dục. Biết rằng, đây là bài khó dạy, học sinh khó nhận biết. Nhưng điều bất ngờ đầu tiên của tôi đó là phân biệt. Lớp có 22 em thì không một em nào phân biệt sai nguyên âm đôi với âm đệm như tôi nghỉ. Điều bất ngờ thứ hai là 22 em đều đọc không sai, rất nhanh. Tôi cứ nghĩ thế đã là đủ, nhưng không.

Chuẩn bị sang bước 4 của việc 1 tôi nêu câu hỏi mở ” Các em tim trong bài cho thầy tiếng có đầy đủ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối?” 1 cánh tay giơ lên:

– Thưa thầy ” nguyên” tôi im lặng;cánh tay thứ 2:

– Thưa thầy ” nguyên“; rồi cánh tay thứ 3:

– Thưa thầy ‘ nguyên” tôi vẫn im lặng. Học sinh biết tôi chưa đồng ý với câu trả lời. Nhanh như cắt, một học sinh cầm bài đang học quay quyển sách 180 độ về phía tôi chỉ vào mục bài:

– Thưa thầy ” nguyên” đây ạ! Em chỉ vào tiếng ” nguyên” tên bài học. Tôi chút nữa phịt cười, nhưng trấn tính, ân cần với lớp học: ” Các em rất giỏi, phân biệt và tìm rất tốt, nhưng tiếng không có trong bài chiến thắng Bạch Đằng.” Rồi tiếng thì thầm to nhỏ, tôi biết em thì thầm gì rồi.

Bài viết chính tả của học sinh lớp 1 học chương trình Công nghệ Giáo dục

Dạy hết việc 1, việc 2, việc 3 trống đã báo. Trong tâm tưởng tôi các em sao mà nhanh, thông minh, tự tin đến thế, sao mà đáng yêu đến thế. Tôi đang nhớ mới vào đầu năm hoc một phụ huynh đến báo học sinh sợ học. Có em còn báo ” Học mấy chữ lớp 1 thôi, không học lớp 2 nữa, khó quá!” thì giờ các em hồ hởi, đón nhận những bài tập đọc dài, đúng âm, đúng dấu, đúng chính tả và những phát hiện thật sự bất ngờ của sự thông minh, độc lập, tự tin, tạo dấu ấn tuyệt vời cho mỗi đứa trẻ và người lớn sau này.

Phải chăng đó là những điều đang mong đợi cho một thế hệ mới, những mốc xích quan trọng, tạo tính thông minh cho một xã hội ngày mai và bao nhiêu điều bất ngờ nữa đang đến với chương trình Công nghệ Giáo dục.

Xung Quanh Chương Trình Dạy Tiếng Việt Lớp 1 Theo Công Nghệ Giáo Dục

Chương trình dạy Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) được Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình triển khai thí điểm từ năm học 2013-2014 cho học sinh lớp 1 ở một số trường học trên địa bàn tỉnh. Đến năm học 2016-2017, chương trình này được triển khai đồng bộ ở tất cả các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức, đọc thông, viết thạo và yêu thích môn Tiếng Việt hơn.

Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thành phố Tam Điệp) thực hiện dạy TV1-CNGD đã được 5 năm. Cô giáo Lê Hải Yến, giáo viên dạy lớp 1, chia sẻ: “Khi đó, việc dạy TV1-CNGD còn khá mới mẻ nên một bộ phận cha mẹ học sinh có tâm lý lo lắng về chất lượng dạy học theo chương trình mới. Thêm vào đó, lượng kiến thức tại các bài dài, nhiều. Có những bài học đến 6 vần, nên dẫn đến thời gian 1 tiết không đủ để giáo viên giảng dạy, luyện tập cho học sinh. Đặc biệt trong quá trình học tập, học sinh làm việc liên tục với bảng, vở tập viết, sách giáo khoa, vở chính tả và phải tuân thủ theo lệnh, tín hiệu, kí hiệu của giáo viên, trong khi ở lứa tuổi lớp 1, sự tập trung chú ý của các em chưa cao nên trong thời gian đầu rèn nền nếp cho học sinh, các giáo viên gặp khá nhiều khó khăn.

“Qua 5 năm trực tiếp giảng dạy theo phương pháp mới, tôi nhận thấy, học TV1-CNGD giúp các em học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức ngữ âm, chính tả mà còn rất thích thú khi được đến trường. Dù còn một số khó khăn, bất cập trong bộ sách giáo khoa, như âm tiết, vần hơi nhiều và lỗi chính tả, nội dung một số bài học chưa đúng chuẩn, một số từ ngữ, hình ảnh còn mang tính địa phương…, nhưng với sự cố gắng của giáo viên và học sinh, hầu hết học sinh khi học xong lớp 1 đã đọc thông, viết thạo, đáp ứng được các mục tiêu đề ra, chỉ còn số ít học sinh kỹ năng viết còn chậm, được nhà trường phối hợp với gia đình bồi dưỡng thêm trong dịp hè….”. – Cô giáo Lê Hải Yến cho biết thêm.

Theo nhiều phụ huynh có con vào học lớp 1, thực sự ban đầu chương trình GDCN hơi phức tạp và khó đối với các em. Hơn nữa, trong quá trình đồng hành cùng các con học, các bậc phụ huynh thường dạy theo phương pháp truyền thống, cách phát âm theo CNGD lại khác nhiều so với trước, do đó không có sự đồng nhất, dẫn đến nhiều phụ huynh lăn tăn, lo lắng và mong muốn cho con được học theo chương trình cũ. Nhưng cũng theo nhiều phụ huynh đã có con học xong lớp 1, thì hiệu quả của chương trình CNGD này là khá rõ: Học sinh viết đẹp, viết nhanh, đọc lưu loát hơn. Cùng với đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn hướng dẫn các em tham gia một số hoạt động như vỗ tay theo tiếng, vẽ hình theo tiếng, tạo cho các em sự hứng thú, thoải mái và tự tin, mạnh dạn trong quá trình học tập và vui chơi.

Được biết, bên cạnh những ưu điểm, tiến bộ của chương trình TV1-CNGD, chương trình cũng bộc lộ một số khó khăn, bất cập cần phải được nghiên cứu, xem xét và khắc phục. Đó là việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa được hài hòa, hiệu quả. Hơn nữa, đây là bộ sách giáo khoa được triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước nhưng lại dùng quá nhiều từ địa phương như bể (biển), gà qué, quả chấp…; nhiều từ láy gây khó với cả người lớn, như: chon chót, sứt sát, thia lia, thìa lìa, quằm quặp, khúyp khùym khụyp… Nhiều câu thành ngữ, tục ngữ học sinh không hiểu mà chỉ học vẹt như “trăm thứ bà giằn”, “bạt ngàn san dã”, “đổ vỡ tóe loe”… Cùng với đó là phương pháp học này chưa có tính kế thừa. (Học sinh lên lớp 2 lại học chương trình theo kiểu truyền thống. Ví dụ như các chữ c,k,q ở lớp 1 đều đọc là cờ, nhưng lên lớp 2 lại được hướng dẫn đọc lại là cờ, ca, cu, nên học sinh hay bị nhầm lẫn và viết sai chính tả, như: Tổ quốc thành Tổ cuốc; kiên quyết thành ciên quyết…, từ đó một số kỹ năng, phương pháp mới đã học từ lớp 1 không còn được áp dụng, gây lãng phí cho cả cô và trò). Một điều đáng lưu ý nữa là bộ sách và tài liệu học chương trình Tiếng Việt lớp 1-CNGD có giá khá cao, gồm 18 đầu sách, giá tổng cộng gần 300 nghìn đồng; bộ dụng cụ học tập gần 60 nghìn đồng và thường phải chờ đến gần năm học mới mới bán, nhiều khi xảy ra tình trạng khan hiếm và thiếu sách hoặc bộ dụng cụ học tập không có…

Nhà giáo Phạm Thị Tuất, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Từ năm học 2013-2014, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện thí điểm chương trình Tiếng Việt lớp 1-CNGD tại một số trường Tiểu học ở các huyện, thành phố, năm học 2016-2017, được triển khai ở 100% trường Tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh. Năm học 2017-2018, tiếp tục có 100% trường tiểu học giảng dạy chương trình này với 526 lớp, trên 156 nghìn học sinh. Toàn tỉnh có 6 trường dạy thí điểm chương trình Tiếng Việt 2 – CNGD của GS Hồ Ngọc Đại, với 10 lớp, 271 học sinh.

Trước những ý kiến nhiều chiều trong dư luận xã hội về chương trình CNGD, năm học 2018-2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi văn bản hướng dẫn đến các địa phương. Theo đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương triển khai tài liệu Tiếng Việt 1-CNGD trên nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với điều kiện từng địa phương. Đặc biệt, sẽ chỉ triển khai ở các địa phương đã sử dụng chương trình CNGD, không mở rộng để tạo sự ổn định cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội đồng thẩm định quốc gia Tài liệu Tiếng Việt 1-CNGD và đánh giá, về cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Đây là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, nhất là với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số.

Đối với tỉnh Ninh Bình, năm học 2018-2019, tiếp tục thực hiện dạy chương trình Tiếng Việt 1-CNGD tại tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh. Để chương trình này phát huy hiệu quả và khắc phục những hạn chế, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đội ngũ giáo viên phải bám sát chặt chẽ phương pháp giảng dạy, thực hiện đúng quy trình, có phát hiện, đóng góp những ý kiến để khắc phục, sửa chữa; đối với các bậc phụ huynh học sinh cần phối hợp với giáo viên và các nhà trường trong việc tổ chức giảng dạy và học tập nhằm phát huy tối đa hiệu quả phương pháp dạy học này trong các trường tiểu học.