Video Day Tieng Anh Cho Tre 4 Tuoi / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Day Tieng Anh Cho Be 2

Dạy tiếng Anh cho bé 2- 3 tuổi là cách thức giúp trẻ nghe nói tiếng Anh bản ngữ chuẩn ngay từ bé, điều này sẽ giúp trẻ học tiếng Anh thuận lợi hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Nhưng cha mẹ phải dạy tiếng Anh cho trẻ mầm mon như thế nào khi trẻ chỉ mới 2- 3 tuổi, để trẻ yêu thích tiếng Anh, từ đó đạt được hiệu quả dạy và học tốt hơn?

Theo Vietnamnet, việc dạy con Tiếng Anh không nên là một giáo trình cứng nhắc, bố mẹ càng không nên tự tạo áp lực cho mình và cho bé khi mỗi ngày phải hoàn thành khối lượng kiến thức nhất định.

Đặc điểm tâm lý trẻ 2- 3 tuổi (lứa tuổi mầm non)

Phương pháp dạy tiếng Anh cho bé 2- 3 tuổi

Giai đoạn 2- 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về các mặt tư duy, sáng tạo, vận động, ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội. Trong năm thứ hai, vốn từ vựng của trẻ phát triển và bé sẽ bắt đầu ghép hai từ lại thành hai câu ngắn. Trẻ sẽ hiểu nhiều về những gì bạn nói với và bạn có thể hiểu những gì trẻ nói với bạn

Sự phát triển ngôn ngữ rất khác nhau, nhưng nếu bé không có từ nào khoảng 18 tháng, hãy nói chuyện với bác sĩ gia đình hoặc y tá gia đình và trẻ em hoặc một chuyên viên y tế khác.

Khả năng nhận thức và học hỏi của trẻ từ 2 đến 3 tuổi rất cao và mang tính tổng quát. Trẻ đặc biệt nhanh nhạy trong việc quan sát và bắt chước lời nói, hành vi, thái độ của những người xung quanh. Lúc này, những điều trẻ học được từ người lớn chính là những hiểu biết ban đầu và là nền tảng cơ bản để trẻ hiểu về thế giới xung quanh. Chính vì vậy, cha mẹ, thầy cô nên cân nhắc hành vi, lời nói và tình cảm của mình để làm gương cho trẻ

Không những thế, trong giai đoạn này, trẻ tỏ ra rất tò mò về các sự vật xung quanh, trẻ thể hiện điều này bằng rất nhiều câu hỏi khác nhau. Trẻ bắt đầu khám phá mọi việc qua các trò chơi. Với những trò chơi này, trẻ bắt đầu hiểu được thế nào là kích thước, hình dạng, âm thành và sự vận động của các sự vật.

Điều quan trọng nhất là phụ huynh phải nhiệt tình và phụ huynh luôn cần tạo cho con sự động viên, khen ngợi để tạo động lực cho bé

Theo đơn vị Heathy WA, Australia, ngôn ngữ của trẻ trong độ tuổi 2 đến 3 phát triển rất nhanh chóng, trẻ hiểu rõ lời người lớn nói và cũng có thể nhanh nhẹn làm theo các hiệu lệnh. Trẻ thích tập nói những câu dài và đặc biệt thích giao tiếp với bạn bè, người lớn.

Cách dạy tiếng Anh cho trẻ em giai đoạn 2 đến 3 tuổi

Từ những đặc điểm tâm lý trẻ đã nêu trên, có thể khẳng định rằng, việc dạy trẻ ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong giai đoạn này sẽ mang lại hiệu quả đặc biệt tốt. Tuy nhiên, hiệu quả tốt đến đâu còn phụ thuộc vào cách dạy trẻ học tiếng anh mà cha mẹ và thầy cô dạy trẻ.

lớp học tiếng anh cho trẻ em 2 – 3 tuổi

Điều quan trọng khi dạy tiếng Anh cho bé là hướng tới sở thích, sự hứng thú, thu hút trẻ học bằng các hình ảnh, âm thanh thú vị, vui nhộn,… thay vì bắt ép và quá quan trọng thành tích.

Hd Dạy Tiếng Anh Phổ Thông Hd Day Tieng Anh Pt Doc

UBND Tỉnh Lâm Đồng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 1558 / SGD&ĐT – GDTrH Đà Lạt, ngày 10 tháng 11 năm 2009

V/v: Hướng dẫn việc dạy học tiếng Anh

THCS, THPT năm học 2009 – 2010

C ăn cứ công văn số 7 349 /BGDĐT – GDTrH ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009 – 2010; công văn số 945/SGD&ĐT-GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009 – 2010 , Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn việc dạy và học tiếng Anh năm học 2009 – 2010 như sau:

2. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động ” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ” và phong trào thi đua ” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “.

3. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

Thực hiện đúng, đủ chương trình theo biên chế năm học và phân phối chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu bộ môn thể hiện qua mức độ cần đạt của từng bài cụ thể.

Căn cứ khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và PP CT của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâ m Đ ồng các tổ, nhóm chuyên môn của các trường thống nhất điều chỉnh phân phối tiết học của từng bài phù hợp với thực tiễn dạy và học và đặc thù đối tượng học sinh trong trường. C ó phân phối chương trình cụ thể, thống nhất cho từng khối lớp.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý, tập trung vào trọng tâm, dạy sát đối tượng, huy động tất cả kiến thức sẵn có về văn hóa, xã hội cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài, thúc đẩy động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập ngoại ngữ của học sinh, đặc biệt coi trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước lớp, trước tập thể bằng tiếng Anh.

Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đang giảng dạy , bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương trình nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội dung kiến thức và phương pháp dạy học.

Dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh , đặc biệt là trong khâu chuẩn bị bài mới cần phải có nội dung rõ ràng. Cần phải tạo một không khí lớp học thân thiện và hợp tác lấy “động viên, khuyến khích” làm trọng . Xây dựng và bồi đắp niềm đam mê học ngoại ngữ trong học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, hội thi đố vui, hùng biện… . Rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện ” critical thinking ” thông qua hệ thống câu hỏi mở (” open-ended ” questions or referential questions) . Đa dạng hóa các hoạt động trong lớp. Nên tạo yếu tố mới bất ngờ trong mỗi giờ học. C ó thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, giúp học sinh học tập từ chính lỗi học sinh và bạn bè. Tạo môi trường học ngoại ngữ trong trường và lớp học để học sinh có nhiều cơ hội luyện tập sử dụng ngôn ngữ trong các giờ học, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp và theo nhóm hợp lý và hiệu quả.

Sử dụng các h ình thức đánh giá khác nhau để đánh giá khả năng giao tiếp của học sinh như tích cực chuẩn bị bài, thường xuyên đóng góp xây dựng bài trên lớp, tham gia các hoạt động theo cặp hoặc nhóm trong giờ học.

Trong năm học này , mỗi tổ chuyên môn thực hiện ít nhất một chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, có đánh giá và rút kinh nghiệm cụ thể. Thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường . Xây dựng hệ thống bài tập bổ sung cho các khối lớp, đặc biệt là các lớp cuối cấp. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt cụm. T ham gia thi kiểm tra kiến thức giảng dạy tiếng Anh (TKT) do Sở Giáo dục & Đào tạo Lâm Đồng phối hợp với bộ phận khảo thí của Cambridge ESOL phối hợp tổ chức. Khuyến khích t ham gia diễn đàn dạy học tiếng Anh trên website: http//:lamdong.dayhoc.vn

– Việc kiểm tra , đánh giá phải tuân thủ mục tiêu dạy học. Các bài kiểm tra cần tập trung kiểm tra 4 kỹ năng : nghe , nói , đọc , viết trong khuôn khổ các kiến thức ngôn ngữ được qui định trong chương trình. Cụ thể là:

– Kiểm tra 1 tiết thực hiện theo PPCT bao gồm 4 phần: kiểm tra kỹ năng nghe (20-25%); đọc (25%); viết (25%) và kiến thức ngôn ngữ (25-30%). Mỗi phần cần đề cập đến một khía cạnh khác nhau của mỗi chủ điểm. Độ dài của bài tập thường ngắn hơn cá c bài kiểm tra kỹ năng đơn lẻ ( kiểm tra 15 phút).

– Thực hiện đúng quy chế về chấm bài, chữa bài và cho điểm học sinh, có kế hoạch ôn tập cụ thể, chi tiết phù hợp với yêu cầu trong các kỳ thi.

– Nghe hiểu các bài hội thoại, độc thoại có độ dài 120 đến 180 từ

– Đọc hiểu các đoạn văn có độ dài từ 200 – 250 từ

– Viết đoạn văn có độ dài 100 – 150 từ

– Kiến thức ngôn ngữ

– Nghe hiểu các bài hội thoại, độc thoại có độ dài 180 đến 200 từ

– Viết đoạn văn có độ dài 150 – 200 từ

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC

Huỳnh Văn Bảy

5 Cách Thú Vị Để Day Tieng Anh Về Phương Diện Ngữ Pháp (P1)

Thì quá khứ hoàn thành hiếm khi được sử dụng không chỉ bởi người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai mà còn bởi chính người nói tiếng Anh bản xứ. Dù thế nào thì người day tieng anh cũng phải dạy học sinh của mình điều này để giúp họ sử dụng tiếng Anh lưu loát và đưa trình độ họ lên một nấc mới. Vậy chúng ta nên dạy thì quá khứ hoàn thành như thế nào? Thử làm theo những bước sau:

– Đăng nhập vào trang web chúng tôi nơi tạo ra dòng thời gian cá nhân và tìm hiểu xem những sự kiện lịch sử đã diễn ra vào lúc nào trong cuộc đời của bạn. Ví dụ, nếu bạn sinh năm 1971 thì bạn sẽ thấy rằng Internet được phát minh khi bạn được 2 tuổi.

– Cho học sinh xem dòng thời gian của bạn hay bất kì ai và tạo ra những mẫu câu về thì quá khứ hoàn thành như: “Sam, the Vietnam War ended in 1975. I was born in 1971. You were born in 1995. So, when you were born, the Vietnam War had ended 20 years earlier. When I was born it hadn’t ended yet.”

– Đưa thêm những ví dụ mà bạn thích, chỉ cho học sinh thấy cách cấu tạo thì và đảm bảo rằng họ hiểu bạn đang nói về 2 sự kiện diễn ra trong quá khứ nhưng một sự kiện diễn ra trước sự kiện kia. Sau đó, yêu cầu học sinh đưa ra những ví dụ dựa trên dòng thời gian của họ.

– Một khi người học đã có thể sử dụng khá thành thạo thì quá khứ hoàn thành trong câu khẳng định hay phủ định, hãy chuyển qua dạng câu hỏi. Hãy hỏi họ những câu hỏi như: “Laura, when you started primary school, had terrorists attacked the World Trade Center?”

Lưu giữ dòng thời gian vì bạn sẽ còn sử dụng chúng để luyện tập thì quá khứ hoàn thành trong câu bị động. Thật ra, bạn có thể sử dụng dòng thời gian cho các thì như quá khứ đơn hay câu bị động.

Không gì khiến người học thoải mái hơn là việc kéo họ ra khỏi chỗ ngồi. Khi day tieng anh và bạn nhận ra người học đang ngủ ngồi, không tập trung hay cảm thấy nhàm chán, đánh thức họ và tạo thành một vòng tròn. Bài tập đơn giản này mang lại hiệu quả cao khi dạy nhiều điểm ngữ pháp nhưng đây là một ví dụ:

Nói với người học rằng bạn muốn họ luyện tập thì quá khứ đơn của những động từ có quy tắc và bất quy tắc. Chụp lấy một trái banh nhỏ và nói to một động từ, thảy trái banh cho một người học bất kỳ và họ phải nói thì quá khứ của động từ đó. Người đó sau khi nói xong sẽ thảy trái banh lại cho bạn và bạn sẽ tiếp tục với một người học khác. Bất cứ khi nào người học phạm lỗi, người đó phải rời khỏi vòng tròn. Người học còn ở lại đến cuối cùng sẽ được một phần thưởng nào đó. Bạn có thể nói một câu trần thuật và yêu cầu người học đặt câu hỏi tương ứng hoặc ngược lại. Như đã nói, cách dạy này có thể áp dụng với nhiều điểm ngữ pháp

Dạy Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tọc Day Tang Cuong Tieng Viet Cho Hoc Sinh Dan Toc Doc

DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC

Xã Sơn Thành Tây nằm ở phía tây huyện Tây Hòa, Đông giáp xã Sơn Thành Đông, Tây giáp huyện Sông Hinh, Nam giáp núi Hòn Nhọn, Bắc giáp sông Ba, cách trung tâm huyện Tây Hòa gần 20 km. Xã Sơn Thành Tây vừa được tách ra từ xã Sơn Thành vào năm 2005, xã gồm 7 thôn trong đó có 01 trường cấp 2-3 Sơn Thành, 01 trường Tiểu học, 01 trường Mẫu giáo nằm rải rác ở các thôn trong xã.

Trường Tiểu học Sơn Thành Tây nằm xa Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Hòa, là điểm trường cuối cùng của huyện. Trường gồm có 4 điểm học cách xa nhau, trong đó điểm học Lạc Đạo thuộc vùng kinh tế mới nên đời sống nhân dân luôn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó học sinh tại điểm trường này đa số là người dân tộc thiểu số và phần lớn các em chưa được qua lớp mẫu giáo nên phần nào đã ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của các em.

Phần lớn các em đầu năm học chưa ra lớp, cho đến tuần học thứ tư mới chịu ra học mặc dầu nhà trường luôn vận động để đưa các em đến trường .

Qua quá trình công tác có những thuận lợi và khó khăn như sau:

– Về cơ sở vật chất: Phòng học, bàn ghế đầy đủ cho mỗi lớp học một buổi trên ngày, môi trường trong lành sạch sẽ.

– Các thế hệ học sinh đều ngoan, kính trọng thầy cô giáo.

– Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trong xã. Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Tây Hòa đã góp ý xây dựng phương pháp giảng dạy đối với học sinh dân tộc thiểu số .

– Đây là điểm trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số khác nhau: Kinh, Tày, Nùng, Ba Na, Ê Đê, Hờ Roi nên từ tiếng nói, tập quán, sinh hoạt, nhận thức hiểu biết về pháp luật của từng dân tộc cũng khác nhau.

– Nhà trường chỉ có 01 giáo viên là người dân tộc, còn lại tất cả là người kinh nên luôn có những mặt hạn chế nhất định không thể biết hết tất cả các tiếng nói của các dân tộc khác nhau do đó khó có thể giảng dạy các em, vì không thể dịch cho học sinh hiểu được khi cần thiết.

– Đội ngũ giáo viên được đào tạo không đồng đều, đủ trình độ có giáo viên còn chưa đạt chuẩn.

– Đa số các em học sinh dân tộc đến trường cơ bản chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻ chứ không phải bằng tiếng Việt, vốn tiếng Việt của các em rất ít hoặc không có gì, nếu có một chút tiếng Việt lại chưa chuẩn nhất là trong cách phát âm.

– Hầu như học sinh dân tộc ít có các cuộc giao tiếp bằng tiếng Việt như học sinh người kinh do đó rất khó khăn cho học sinh dân tộc khi học tập, đó cũng chính là các nguyên nhân khiến học sinh dân tộc e sợ, nhút nhát trong học tập.

– Đồ dùng, dụng cụ học tập của các em không đầy đủ.

– Đa số phụ huynh học sinh ít biết chữ viết tiếng Việt, không thông thạo tiếng phổ thông nên việc học tập của các em đều khoán trắng cho nhà trường và giáo viên giảng dạy.

– Là địa bàn thuộc dân di cư tự do trước đây nên nhiều hộ dân thường có mối quan hệ gia đình thân thích trong họ tộc và theo từng dân tộc riêng của họ.

Với thực tế khó khăn và thuận lợi như trên, nhà trường luôn xác định cho đội ngũ giáo viên trong đơn vị phải vượt qua bằng chính sự cố gắng của mình. Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, bản thân luôn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng năm học và đạt kết quả cao.

II/ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC;

1/ Sự phát triển về qui mô học sinh:

– Huy động số trẻ ra lớp đúng độ tuổi 100%

– Năm học 2009 – 2010 số học sinh DT là 43 em. Nữ 26 em .

– Năm học 2010 – 2011 số học sinh DT là 46 em. Nữ 27 em .

– Không có học sinh bỏ học so với năm học trước

2/ Thực trạng của học sinh dân tộc thiểu số:

Khi đến trường học sinh người kinh đã có vốn tiếng Việt đủ để tìm hiểu thế giới xung quanh, ngoài ra các em có nhiều thời gian và cơ hội sử dụng tiếng Việt liên tục với nhiều người và nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống ngoài nhà trường. Còn học sinh dân tộc thì lại khác trước khi đi học các em mới chỉ nắm vững tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻ chứ không phải bằng tiếng Việt. Vốn tiếng Việt của các em rất ít hoặc không có gì, khi được đến trường các em mới bắt đầu học tiếng Việt và các em phải học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm của tiếng mẹ đẻ.

Ở điểm trường Lạc Đạo năm nào cũng vậy khó khăn thì nhiều, thuận lợi thì ít. Vì số học sinh dân tộc khác nhau ngày càng nhiều do đó giáo viên càng khó khăn hơn trong công tác giảng dạy, khó khăn nhất là đối với học sinh dân tộc Ba Na và Ê – Đê vì gia đình ít quan tâm đến việc học tập của con em, mặc dầu đã có lớp học mẫu giáo nhưng phụ huynh không cho con họ ra học, đến khi nhập học lớp một lại ra lớp chậm so với các bạn, tuy đã được nhà trường thông báo và giáo viên đến tận xóm, tận nhà huy động học sinh ra học nhưng phụ huynh cho rằng không cần thiết: “Khi nào mua được quần áo, sách vở rồi sẽ ra học”.Đến khi ra lớp chỉ có 1 quyển vở và 1 mẫu bút chì, cho nên các em chỉ ra ngồi nghe mà không biết viết, không biết cầm bút, cầm phấn, không biết đưa tay từ đâu đến đâu …

Đa số học sinh dân tộc nhất là dân tộc Ba Na và Ê – Đê do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn và môi trường tiếp xúc của các em còn hạn chế nên hầu như các em chưa biết và hiểu được tiếng phổ thông, các em còn nhút nhát ít dám phát biểu cho nên nhiều khi giáo viên hỏi các em không chịu thưa, giáo viên chỉ bảo các em không biết làm theo.

3/ Những biện pháp thực hiện:

Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT huyện Tây Hoà, sự chỉ đạo phân công của nhà trường trong năm học phân công giáo viên giảng dạy tại điểm trường Lạc Đạo, nhất là lớp 1, ngay từ đầu năm học đã chỉ đạo giáo viên tăng cường giảng dạy tiếng Việt cho các em học sinh nhất là những em dân tộc vào các tiết dạy, đồng thời tiến hành phụ đạo thêm cho các em nhằm bước đầu tạo cho các em làm quen với T iếng v iệt .Trong quá trình giảng dạy đã tiến hành một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộ c .

HỘI THẢO TĂNG THỜI LƯỢNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC

TP Huế, ngày 02 đến 04/12/2010

Tạo môi trường học tập cho học sinh dân tộc:

+ Tạo cảnh quan trong và ngoài lớp học: Những ấn tượng trực giác hết sức quan trọng đối với trẻ nhất là học sinh lớp một, một lớp học sạch sẽ, được trang trí đẹp mắt sẽ thu hút được sự chú ý, yêu thích của học sinh.

+ Tăng cường hoạt động giao tiếp:

Học sinh dân tộc ít có điều kiện giao tiếp tiếng phổ thông ở gia đình và ngoài xã hội, tâm lí nhút nhát, thiếu tự tin, ngại giao tiếp với người lạ, do đó giáo viên khi giảng dạy cần dạy cách giao tiếp và tăng cường các hoạt động tập thể như trò chơi, văn nghệ …

– Tạo môi trường học tập ở gia đình:

+ Tạo góc học tập cho các em, đóng bàn ghế học tập, chọn vị trí đặt bàn học ở nơi thích hợp.

+ Hướng dẫn phụ huynh kiểm tra việc học của các em học sinh, nhất là tạo điều kiện về thời gian và nhắc nhở con em học bài và làm bài đầy đủ, thỉnh thoảng quan sát việc học của con em mình, như sách vở có ngăn nắp không, gọn gàng không, có chăm chú vào việc học không, vở viết như thế nào…

+ Phối hợp với hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương vận động những người biết nói tiếng Việt có ý thức giao tiếp bằng tiếng Việt với học sinh trong sinh hoạt cộng đồng .

Học sinh dân tộc học ở nhà trường cũng được dạy – học theo những phương pháp đặc trưng của môn học, các giáo viên dạy tiếng Việt ở nhà trường có trách nhiệm dạy theo các phương pháp bộ môn đã được qui định. Bên cạnh ấy để giúp học sinh dân tộc tiếp thu tiếng Việt một cách có hiệu quả chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:

– Giáo viên dạy học sinh dân tộc học bằng tiếng Việt nghĩa là giáo viên dùng tiếng Việt để dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc mà không cần liên hệ tiếng mẹ đẻ. Việc giải thích trong phương pháp giảng dạy được minh hoạ bằng các vật thật, hình vẽ, tranh ảnh …Người giáo viên cần phải sử dụng triệt để các dụng cụ trực quan, vật mẫu, tranh ảnh, cử chỉ, điệu bộ… khi cung cấp kiến thức cho các em, nếu cần thiết có thể cho các em ra ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên, bầu trời ngoài lớp học….

– Giáo viên tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập đảm bảo cho học sinh được nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thường xuyên, nhất là trong giai đoạn đầu lớp Một cần chú trọng luyện các kĩ năng nghe, nói.

– Giáo viên sử dụng tiếng dân tộc của học sinh dân tộc trong quá trình giảng dạy toán cũng như các bộ môn khác là nhằm để giúp các em dân tộc tiếp nhận một ngôn ngữ mới (tiếng Việt) trên cơ sở tận dụng được vốn ngôn ngữ sẵn có của mình (tiếng dân tộc), tránh được sự căng thẳng trong nhận thức của học sinh, nhất là đối với học sinh lớp Một.

– Về việc dạy dỗ phải nói rất khó khăn, giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh từng em, từng gia đình và dùng lời nói cho phải đối với phụ huynh học sinh để tạo được sự đồng tình và giúp đỡ của họ. Bên cạnh ấy có nhiều phụ huynh không lo lắng cho con em mình mà lại nói rằng “Ối dào nó học biết được thì để nó học nếu không biết thì cho nó nghỉ chứ biết làm thế nào được”.

– Giáo viên phải tự lo lắng dạy dỗ, nhất là học sinh lớp một các em đến lớp chưa nói được tiếng nói phổ thông, lại không được đi học mẫu giáo, bên cạnh đó ra lớp 1 lại chậm so với các bạn, nhiều học sinh không biết cầm bút, cầm phấn và đưa nét bút từ đâu.

– Mỗi tiết dạy cần thiết nhất là đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan, tạo điều kiện cho các em mắt thấy tai nghe thì nhận thức mới dễ dàng đối với các em học sinh dân tộc thiểu số.

– Ở tiểu học nhất là lớp 1, với học sinh dân tộc trò chơi giữ một vai trò rất quan trọng, nó là một phương tiện giáo dục hấp dẫn, thoải mái giúp các em phát triển được toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Sử dụng trò chơi trong toán học giúp cho các em được kích thích hứng thú, nâng cao tính tích cực của tư duy, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, nó kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ, huy động được nhiều tri thức trong khoảng thời gian ngắn.

Nói chung người giáo viên phải gần gũi, trò chuyện để tìm hiểu xem em đó còn yếu kém về những điểm gì, gia đình ra sao, rồi tìm cách giúp đỡ.

Giảng dạy các bộ môn khác nhằm khai thác giảng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc là một công việc phức tạp, do đó lựa chọn phương pháp nào là phụ thuộc vào đối tượng học sinh, mục đích bài dạy, điều kiện dạy học cụ thể… đảm bảo học sinh tiếp thu được bài học một cách tích cực, nắm kiến thức một cách chắc chắn.

Từ những biện pháp trên được áp dụng bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các em học sinh dân tộc nhất là những em ra lớp chậm chưa biết nói tiếng phổ thông, còn nhút nhát trong học tập.

– Thường xuyên đến thăm gia đình học sinh để trao đổi và động viên cha mẹ học sinh nhắc nhở các em học tập cho có tiến bộ, nhất là tạo được việc xây dựng môi trường T iếng v iệt ở gia đình, tạo điều kiện cho các em thường xuy ên làm quen với ngôn ngữ Tiếng v iệt.

– Cần sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với trình độ học sinh, chú ý khi sử dụng dụng cụ trực quan, mô hình để giảng dạy cần phải sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm, tránh lạm dụng vì như vậy sẽ hạn chế khả năng phát triển tư duy của học sinh.

– Sử dụng tiếng dân tộc để hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi sau đó dần dần chuyển sang sử dụng tiếng Việt, giáo viên có thể tuỳ tình hình thực tế mức độ nhận biết tiếng Việt của lớp mình mà lựa chọn mức độ sử dụng tiếng dân tộc cho phù hợp,

tránh sử dụng tràn lan, chỉ sử dụng trong các trường hợp cần thiết để giảng dạy mà thôi .

Để phục vụ cho việc giảng dạy đối với các em học sinh dân tộc thiểu số được tốt hơn, tôi có một số kiến nghị lên các cấp như sau:

– Đối với địa phương:

Hằng năm chuẩn bị vào đầu năm học cần thông báo cho toàn dân quan tâm đến việc học tập của con em mình hơn như: Đưa con em đến trường nhập học đúng qui định, vận động phụ huynh học sinh cho các em đi học mẫu giáo đúng độ tuổi, phải mua đầy đủ đồ dùng dụng cụ học tập cho các em có điều kiện đến trường học tập. Bên cạnh đó địa phương cần tạo điều kiện hổ trợ thêm sách vở, dụng cụ học tập nhằm tạo động lực thúc đẩy các em đến trường.

– Đối với ngành:

+ Cần có chính sách hổ trợ về tinh thần lẫn vật chất cho các giáo viên đang công tác giảng dạy tại điểm trường có học sinh dân tộc thiểu số.

+ Tạo điều kiện và tuyển biên chế giáo viên là người dân tộc giảng dạy, đồng thời tuyển người dân tộc thiểu số vào hổ trợ cùng giáo viên để cùng nhau giảng dạy cho tốt hơn.

TH Sơn Thành Tây