Ở trong , bạn đã biết được: vai trò của học ngữ pháp trong việc học tiếng Anh là rất quan trọng nhưng lại không nên quá chú trọng vào nó. Ở của phần 1phần 2 này, gia sư dạy kèm ngữ pháp tiếng Anhtrung tâm gia sư Ông Mặt Trời sẽ có vài phân tích cũng như gợi ý cho bạn cách để bạn học ngữ pháp tốt nhất. Ứng dụng hiệu quả vào Nghe – Nói – Đọc – Viết.
Trước tiên, quý bạn đọc nào cần tìm một dịch vụ Gia sư tiếng Anh hoặc Gia sư chuyên dạy kèm ngữ pháp tiếng Anh bài bản – ứng dụng, mời các bạn trung tâm gia sư Ông Mặt Trời liên hệ chúng tôi. Hoặc liên hệ theo thông tin ở dưới cùng để được tư vấn MIỄN PHÍ (chỉ cần nhá máy để chúng tôi gọi lại tiết kiệm chi phí điện thoại cho bạn).
Chúng tôi là dịch vụ gia sư dạy kèm tiếng Anh chuyên nghiệp, chất lượng cao với mức học phí hoàn toàn hợp lý. Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và hoạt động giáo dục và đào tạo tiếng Anh, chúng tôi biết cách làm gì để giúp bạn học ngữ pháp tiếng Anh một cách tốt và hiệu quả nhất!
Hiện nay, tại các trung tâm Anh Ngữ, các chương trình học hoặc các cách học Ngữ pháp tiếng Anh,… thì học viên được học hoặc tự học ngữ pháp theo một trong 3 lối sau đây:
1/Học ngữ pháp tiếng Anh theo lối tư duy logic:
Đây chính là lối học mà học sinh được học trong các năm học từ lớp 1 tới lớp 12 ở trường Phổ thông (tính đến chương trình tiếng Anh Phổ thông 2017).
Theo đó, học sinh được học các chủ điểm ngữ pháp, được giáo viên cho ghi chép công thức, cách dùng và ví dụ của chủ điểm đó. Rồi học sinh học thuộc lòng để nắm vững. Tiếp theo là vận dụng để làm các bài tập ngữ pháp thường gặp như điền vào chỗ trống, viết lại câu hoặc trắc nghiệm,…
Sở dĩ lối học này được gọi là “Học ngữ pháp theo lối tư duy logic” là bởi vì học sinh tiếp nhận kiến thức lí thuyết ngữ pháp rồi ứng dụng nó vào Nghe – Nói – Đọc – Viết theo kiểu suy luận logic. Tức là biết trước được rằng nó có các quy tắc và cách dùng, rồi gặp trường hợp cần dùng sẽ suy luận logic để sử dụng quy tắc hoặc cách dùng đúng theo như lí thuyết đã học.
Học sinh được học về thì Hiện tại đơn như sau:
Bước 1: Học sinh học kiến thức lí thuyết:
Công thức: S (chủ ngữ) + V (số ít/số nhiều) + O.
Trong đó: V là số ít (thêm s/es) nếu chủ ngữ là danh từ số ít.
V là số nhiều (không thêm s/es) nếu chủ ngữ là danh từ số nhiều.
Cách dùng: Dùng để diễn đạt một sự thật hiển nhiên (ở đây chúng tôi chỉ lấy 1 cách dùng làm ví dụ).
Bước 2: Học sinh làm nhiều bài tập.
Điền vào chỗ trống:
Bước 3: Nhờ vào làm nhiều bài tập, người dạy hi vọng học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức ngữ pháp đó để khi gặp trường hợp tương tự thì biết có thể suy nghĩ được nên dùng chủ điểm ngữ pháp gì.
Lối học ngữ pháp theo tư duy logic này có các Ưu và Nhược điểm như sau:
+ Có thể hệ thống được các kiến thức ngữ pháp để ghi nhớ. Có thể vẽ được một bức tranh tổng quát về mọi quy tắc ngữ pháp của tiếng Anh từ đó thấy được tiếng Anh không quá “mênh mông” như nhiều học viên đã từng học tiếng Anh cảm nhận.
+ Rất không tốt cho kĩ năng Nghe – Nói. Vì để làm tốt 2 kĩ năng này, đòi hỏi người học tiếng Anh có khả năng phản xạ tự nhiên, hơn là “ngồi suy nghĩ nói sao cho đúng, đến khi nói được thì người nghe đã đi rồi!”.
+ Đặc biệt không phù hợp và dễ gây tác dụng ngược đối với người linh hoạt và thích tư duy sáng tạo (không thích tư duy logic, nguyên tắc).
+ Hay có thói quen bắt lỗi văn phạm người giao tiếp đối diện. Hoặc cảm thấy khó chịu không cần thiết khi gặp phải các cách diễn đạt lạ với các quy tắc ngữ pháp đã học nhưng cách diễn đạt đó lại không hề sai.
+ Có khả năng giải các bài tập ngữ pháp Phổ thông, phục vụ tốt cho các kì thi học kì và thi Tốt nghiệp Phổ thông – đầu vào Đại học.
+ Hạn chế được thói quen nói “tiếng bồi” ngay từ đầu (bấm để xem ” tiếng bồi ” là gì?)
+ Tương đối khá tốt cho việc rèn luyện kĩ năng Viết.
+ Đặc biêt: cách học này đặc biệt tạo hứng thú cho người có năng khiếu tư duy logic tốt.
2/ Học ngữ pháp tiếng Anh theo lối tư duy phản xạ:
Đây chính là lối học mà nhiều trung tâm Anh Ngữ và phương pháp học tiếng Anh mới áp dụng. Bản chất của cách học này tuân đúng theo quy trình tập nói ngôn ngữ mẹ đẻ của một đứa trẻ, tức là: giống như đứa trẻ, người học cố gắng đưa mình vào một môi trường tiếng Anh thường xuyên để được Nghe và Đọc thật nhiều những cách diễn đạt tiếng Anh chuẩn khác nhau của người bản ngữ. Từ đó các quy tắc sẽ được tự động thấm dần vào não bộ, và tạo cho người học khả năng phản xạ – Nói và Viết tiếng Anh một cách tự động, tự nhiên mà không cần nghĩ nhiều đến các lí thuyết quy tắc ngữ pháp.
Ví dụ:
Giả sử bạn đi du học ở Anh, Mỹ hoặc Úc (các quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính). Cả ngày khi đi học, nói chuyện với bạn bè Thầy Cô, xem ti vi, đọc sách, đọc tài liệu,… bạn đều phải tiếp xúc với tiếng Anh 100%. Bạn Nghe và Đọc rất nhiều, đến nỗi từ vựng và các cấu trúc câu thông dụng được bạn gặp đi gặp lại rất nhiều lần đến mức bạn tự động khắc ghi vào não bộ cách diễn đạt đó – để đến khi cần bạn tự động diễn đạt.
Cụ thể: bạn sẽ có cơ hội nghe rất nhiều lần câu nói: ” the sun rises in the east and sets in the west” (để diễn tả sự việc Mặt Trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng Tây). Theo đó, bạn cũng không cần biết tại sao lại phải có “the”, có “in”, tại sao động từ “rise” lại thêm “s” để thành “rises”… mà bạn tự động chấp nhận là khi diễn đạt sự việc này, bạn sẽ dùng lại chính xác câu trên.
Lối học ngữ pháp tư duy phản xạ này có các Ưu và Nhược điểm như sau:
+ Đây là cách học rất tốt cho kĩ năng Nghe – Nói tiếng Anh. Khả năng phản xạ tiếng Anh một cách tự động mà không cần suy nghĩ tới các cấu trúc ngữ pháp, bạn sẽ có khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo và tự nhiên, chuẩn xác
+ Cách này đòi hỏi bạn phải có một môi trường tiếng Anh bản ngữ (ví dụ như đi du học hoặc sinh sống với người bản ngữ), hoặc bạn phải rất kiên trì Nghe và Đọc nhiều để các quy tắc ngữ pháp, cấu trúc câu, cách dùng từ vựng thấm một cách tự nhiên vào não bộ của bạn.
+ Cách học này rất phù hợp với người ghét phải tư duy logic, ghét các quy tắc, không thích cách học ngữ pháp theo cách 1 ở trên.
+ Nếu có được môi trường tiếng Anh bản ngữ thường xuyên, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh (có khi chỉ cần mất từ 4 – 8 tháng để thành thạo tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ).
Cách học ngữ pháp này thường bị hiểu lầm là: HOÀN TOÀN KHÔNG CẦN HỌC NGỮ PHÁP KHI HỌC TIẾNG ANH. Nhưng thực ra về bản chất bạn vẫn tiếp thu những quy tắc ngữ pháp, chỉ có điều nó được thấm tự động và được phản xạ tự nhiên khi bạn sử dụng tiếng Anh. Giống như một người tập nói đến khi sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ
3/ Gia sư ngữ pháp tiếng Anh giàu kinh nghiệm khuyên học viên nên kết hợp 2 lối học trên:
Cả 2 lỗi học trên nều có những Ưu và Nhược điểm. Chính vì vậy, một bộ phận người học tiếng Anh thông minh và giàu kinh nghiệm đã biết cách vận dụng cả 2 cách học ngữ pháp trên trong quá trình học tiếng Anh của mình để tạo thành cách học thứ 3.
Theo đó, người học cố gắng phát huy các ưu điểm của 2 cách học và hạn chế khuyết điểm.
Cụ thể:
Người học vẫn sẽ học qua các kiến thức lí thuyết ngữ pháp một cách bài bản và có hệ thống để hiểu rõ sự khác biệt giữa tiếng Anh và ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Và để tự mình kìm hãm lại khi mình xuất hiện hiện tượng “nói tiếng bồi” (bấm để xem “nói tiếng bồ”i là gì).
Tuy nhiên, như đã nói ở Phần 1, người học sẽ không nên quá chú trọng vào các lí thuyết ngữ pháp đó. Mà sau khi học để hệ thống nó rồi, người học vẫn nên cố gắng Nghe và Đọc thật nhiều để các cấu trúc câu và cách dùng từ thấm một cách tự nhiên vào não bộ.