Video Dạy Bé Học Chữ Cái Tiếng Việt / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Cách Dạy Bé Học Chữ Cái Tiếng Việt

Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt qua việc sử dụng bảng chữ cái hiện đại

Thay vì dùng các bảng chữ cái truyền thống, bố mẹ có thể tìm mua loại bảng hiện đại. Điểm đặc biệt của chúng là có hình ảnh bắt mắt, đi kèm âm thanh sống động. Khi học, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú thích đọc và nhận diện chữ.

Ngoài bảng chữ cái bằng giấy, hiện nay trên thị trường còn có các loại bằng nhựa, gỗ. Các chữ cái có thể tháo rời khỏi bộ chữ. Bên cạnh đó còn có bảng chữ cái thông minh kèm nhạc, màu sắc… Phụ huynh cùng con mình tập nhận diện và ghép các chữ với nhau. Chắc chắn sẽ rất hiệu quả.

Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt thông qua các bài hát

Tại sao dù chưa biết chữ nhưng các bé đều có thể thuộc lời rất nhiều bài hát? Bởi trẻ nhạy cảm và có phản ứng với âm thanh rất nhanh. Vì thế một trong các cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt là thông qua nhiều bài hát.

Học từ những thứ gần gũi xung quanh bé

Từ 3 – 5 tuổi, mọi đứa trẻ đều rất thích khám phá, tò mò với mọi vật xung quanh mình, ở độ tuổi này là khơi dậy sự tò mò của bé.

Chữ cái xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Bố mẹ có thể đố con các chữ cái thường thấy ở món đồ con thích, hộp đồ ở siêu thị… Phụ huynh chỉ cần kiên trì, vừa gợi mở vừa hướng dẫn hoàn thành các chữ cái.

Hãy luôn khuyến khích và đồng hành cùng con

Để mọi đứa trẻ thích học và học hiệu quả thì chúng cần có tình thần vui vẻ, hứng thú, để bé nhớ lâu và thích học là khuyến khích, động viên bé.

Thay vì lớn tiếng, bố mẹ hãy lắng nghe con nói điều khó khăn khi đọc, khi viết. Mẹ cùng con chỉnh sửa các lỗi sai hay mắc phải. Bố động viên, tự hào khi con đọc đúng một chữ cái khó.

Dạy tiếng Việt sẽ không còn là áp lực khi bạn dành thời gian và tâm trí dạy con.Với cách dạy bé tốt, bố mẹ và các con sẽ thích việc học nhiều hơn.

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn 2022 Và Cách Dạy Bé Học

1. Cấu tạo bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn 2021

Theo như quy chuẩn của Bộ giáo dục thì hiện nay bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn có 29 chữ cái, 10 số và 5 dấu thanh câu. Đây là con số không quá lớn để nhớ đối với mỗi học sinh trong lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Việt. Các chữ cái trong bảng chữ cái đều có hai hình thức được viết, một là viết nhỏ hai là viết in lớn (chữ in thường và in hoa).

– Chữ hoa – chữ in hoa – chữ viết hoa đều là những tên gọi của kiểu viết chữ in lớn.

– Chữ thường – chữ in thường – chữ viết thường đều được gọi là kiểu viết nhỏ.

Bảng tổng hợp tên và cách phát âm các chữ cái Tiếng Việt.

Ngoài các chữ cái truyền thống có trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn thì hiện nay bộ giáo dục còn đang xem xét những ý kiến đề nghị của nhiều người về việc thêm bốn chữ cái mới vào bảng chữ cái đó là: f, w, j, z. Vấn đề này đang được tranh luận hiện chưa có ý kiến thống nhất. Bốn chữ cái được nêu trên đã được xuất hiện trong sách báo nhưng lại không có trong chữ cái tiếng Việt. Bạn có thể bắt gặp những chữ cái này trong các từ ngữ được bắt nguồn từ các ngôn ngữ khác như chữ “Z” có trong từ Showbiz,…

Để có thể học tốt bảng chữ quốc ngữ chúng ta cần nắm rõ các quy tắc nguyên âm, phụ âm và cách đặt dấu thanh trong Tiếng Việt.

1.1. Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

– a và ă là hai nguyên âm. Chúng có cách đọc gần giồng nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng, khẩu hình phát âm.

– Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự giống nhau cụ thể là âm Ơ thì dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn.

– Đối với các nguyên âm, các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă cần đặc biệt chú ý. Đối với người nước ngoài thì những âm này cần học nghiêm chỉnh bởi chúng không có trong bảng chữ cái và đặc biệt khó nhớ.

– Đối với trong chữ viết tất cả các nguyên âm đơn đều chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở cùng một vị trí gần nhau. Đối với tiếng Anh thì các chữ cái có thể xuất hiện nhiều lần, thậm trí đứng cùng nhau như: look, zoo, see,… Tiếng Việt thuần chủng thì lại không có, hầu hết đều đi vay mượn được Việt hóa như: quần soóc, cái soong, kính coong,…

– Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.

– Khi dạy cách phát âm cho học sinh, dựa theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm. Cách miêu tả vị trí mở miệng và của lưỡi sẽ giúp học viên dễ hiểu cách đọc, dễ dàng phát âm. Để học tốt những điều này cần tới trí tưởng tưởng phong phú của học sinh bởi những điều này không thể nhìn thấy bằng mắt được mà thông qua việc quan sát thầy được.

1.2. Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Trong bảng chữ cái tiếng Việt có phần lớn các phụ âm, đều được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó là: b, t, v, s, x, r… Ngoài ra còn có chín phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:

– Ph: có trong các từ như – phở, phim, phấp phới.

– Th: có trong các từ như – thướt tha, thê thảm.

– Tr: có trong các từ như – tre, trúc, trước, trên.

– Gi: có trong các từ như – gia giáo, giảng giải,

– Ch: có trong các từ như – cha, chú, che chở.

– Nh: có trong các từ như – nhỏ nhắn, nhẹ nhàng.

– Ng: có trong các từ như – ngây ngất, ngan ngát.

– Kh: có trong các từ như – không khí, khập khiễng.

– Gh: có trong các từ như – ghế, ghi, ghé, ghẹ.

– Trong hệ thống chữ cái tiếng Việt có một phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái: chính là Ngh – được dùng trong các từ như – nghề nghiệp.

Không chỉ có thế mà còn có ba phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau cụ thể là:

– Phụ âm /k/ được ghi bằng:

K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, …);

Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que…)

C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,…)

– Phụ âm /g/ được ghi bằng:

Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,…)

G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,…)

– Phụ âm /ng/ được ghi bằng:

Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe…)

Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón…)

1.3. Dấu thanh trong bảng chữ quốc ngữ Việt Nam

Hiện nay trong bảng chữ cái tiếng Việt có 5 dấu thanh là: Dấu sắc (´), dấu huyền (`), dấu hỏi (ˀ), dấu ngã (~), dấu nặng (.)

Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt

Nếu trong từ có một nguyên âm thì đặt dấu ở nguyên âm (Ví dụ: u, ngủ, nhú,…)

Nếu nguyên âm đôi thì đánh vào nguyên âm đầu tiên (Ví dụ: ua, của,…) Lưu ý một số từ như “quả” hay “già” thì “qu” và “gi” là phụ âm đôi kết hơn nguyên âm “a”

Nếu nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi cộng với 1 phụ âm thì dấu sẽ đánh vào nguyên âm thứ 2 (Ví dụ: khuỷu thì dấu sẽ nằm ở nguyên âm thứ 2)

Nếu là nguyên âm “ê” và “ơ” được ưu tiên khi thêm dấu (Ví dụ: “thuở” theo nguyên tắc dấu sẽ ở “u” nhưng do có chữ “ơ” nên đặt tại “ơ”)

Chú ý: Hiện nay trên một số thiết bị máy tính sử dụng nguyên tắc đặt dấu mới dựa theo bảng IPA tiếng Anh nên có thể vị trí đặt dấu có sự khác biệt.

2. Cách dạy bé học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt

Video hướng dẫn bé học bảng chữ cái tiếng Việt (nguồn: youtube)

2.2 Một số bảng chữ cái cách điệu cho bé học

3. Cách dạy bảng chữ cái tiếng Việt cho người nước ngoài

Việc học bảng chữ cái tiếng Việt rất đơn giản khi sử dụng chữ cái Latinh để dạy các học viên đang sử dụng tiếng Anh. Đối với những học viên người Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản thì nên sử dụng chữ tượng hình để hướng dẫn học cách đọc – viết tiếng Việt. Tất nhiên việc làm quen ban đầu thường khá khó khăn đối với người người nước ngoài trong quá trình viết. Không chỉ người nước ngoài nếu người Việt Nam không chịu khó luyện viết thì cũng không thể nào nhớ được các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Có rất nhiều trường hợp người Việt cũng không nắm rõ được bảng chữ cái, chỉ biết nói nhưng không thể viết ra được.

Bé Học Chữ Cái Tiếng Việt Lớp 1 Thần Tốc

Bé học chữ cái Tiếng Việt lớp 1 có khó không? Làm thế nào để bé hợp tác? Phương pháp nào là thích hợp nhất dành cho lứa tuổi này? Đó là một trong rất nhiều thắc mắc của quý phụ huynh khi có con bước vào lớp 1.

Dạy bé học chữ cái tiếng Việt đánh vần hiệu quả

Khi dạy bé học chữ cái Tiếng Việt lớp 1, điều quan trọng nhất chính là dạy đánh vần. Chỉ có đánh vần đúng bé mới đọc được chữ và viết đúng chính tả. Trong 29 chữ của bảng chữ cái Tiếng Việt, thì cách đánh vần chữ “c”, “k” và “q” tương đối khó. Xét ở góc độ ngữ âm, cả ba chữ ấy đều mang âm “cờ”, nhưng khi viết lại khác nhau. Tuy nhiên đó là đối với những người nghiên cứu chuyên môn. Còn đối với học sinh, hãy thôi xét về ngữ âm, mà nên chú ý vào dạy thế nào hiệu quả.

Thực tế, không một giáo viên cấp 1 nào dạy học sinh đánh vần từ “kinh” là “cờ – inh – kinh”. Mà thường là “ca – inh – kinh”. Ngoài ra, luôn dạy các em chữ “k” luôn đứng trước các nguyên âm như i, e, ê và y. Còn chữ “c” thì nguyên âm đi kèm luôn là a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

Chữ cái “q” cũng vậy, giáo viên không bao giờ dạy phát âm là “cờ”, mà thường đọc là “quờ”. Ví dụ từ “quỳnh” thì đánh vần là “quờ – u – y – nhờ – uynh – quờ – uynh -quynh -huyền – quỳnh”.

Chung quy lại, chúng ta nên dạy các em học sinh lớp 1 chữ “c” đọc là “cờ”, chữ “k” đọc là “ka”. Còn đối với chữ “q” phải luôn luôn đi kèm với nguyên âm “u” để phát âm là “quờ”. Cách dạy này giúp các em dễ hiểu và thực hành.

Hãy cho bé trải nghiệm cách học chữ lí thú nhất!

Bạn biết không? Cách dạy bé học chữ cái Tiếng Việt lớp 1 hiệu quả nhất chính là để bé vừa chơi vừa học. Bởi vì độ tuổi này bé vừa chuyển từ giai đoạn mầm non sang cấp 1. Nên hãy để bé tiếp thu những gì đơn giản, dễ dàng nhất! Dạy từ chính cuộc sống, từ giao tiếp hằng ngày. Không nên truyền đạt ngôn ngữ quá hàn lâm, sẽ khiến bé khó hình dung và dễ chán nản. Ngôn ngữ tự thân nó đã rất phong phú đa dạng, nhiều hàm nghĩa. Thầy cô giáo hãy là người truyền lửa một cách nhiệt thành nhất lòng yêu Tiếng Việt cho trẻ.

Đối với bố mẹ, hãy lựa chọn phương pháp học phù hợp với cá tính, khả năng của con. Giáo dục sớm cũng là mẹo hay giúp trẻ nhận biết và tiếp thu chữ cái nhanh chóng.

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Lớp 1 Và Cách Dạy Trẻ Học Chữ Cái Tiếng Việt

Trung tâm gia sư Thành Tâm xin gửi đến quý phụ huynh học sinh bảng chữ cái tiếng việt lớp 1 được cập nhật mới nhất. Bước vào lớp 1, con trẻ sẽ dần làm quen, tập đọc và ghép vần các chữ cái lại với nhau. Điều này sẽ tạo bước đệm quan trọng trong việc học tiếng việt cũng như tương lai sau này.

Ở bài viết này, gia sư Thành Tâm giới thiệu đầy đủ bảng chữ cái tiếng việt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cách đọc bảng chữ cái theo chương trình mới,…Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Bảng chữ cái tiếng việt lớp 1 có bao nhiêu chữ ?

Theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hệ thống bảng tiếng việt gồm có tất cả 29 chữ cái. Mới đây có 1 số đề xuất thêm 4 chữ cái tiếng anh f, j, w, z vào trong bảng chữ cái nhưng vấn đề này còn gây tranh cãi rất nhiều. Số lượng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt thường không có thay đổi từ trước đến gì. Tuy nhiên việc nắm được bảng chữ cái có bao nhiêu chữ, chữ thường khác chữ hoa chỗ nào?… quý PHHS nên tìm hiểu để giải đáp thắc mắc của trẻ trong khi kèm con trẻ học lớp 1 tại nhà.

Bảng chữ cái tiếng việt lớp 1 có mấy loại ?

Hiện nay, có 2 loại bảng chữ cái tiếng việt sau:

Bảng chữ cái tiếng việt chữ thường

Thực tế cuộc khảo sát từ đội ngũ gia sư dạy kèm lớp 1 của Thành Tâm cho biết, bảng chữ cái hiện nay có nhiều cải thiện và nhiều điểm mới hơn so với các năm trước.

Đối với bảng chữ cái thường, kích thước về chiều cao của chúng không giống nhau.

Các chữ cái a, ă, â, u, o, ô, ơ, ư, e, m, n, v, x, ê, i, c có chiều cao 1 đơn vị.

Chữ cái b, g, h, k, l, y có chiều cao 2,5 đơn vị.

Các chữ cái p, q, d, đ được biết với chiều cao 2 đơn vị.

Chữ cái t có chiều cao 1,5 đơn vị; r,s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị.

Chiều cao của phụ âm bằng 2 lần rưỡi chiều cao chữ cái nguyên âm.

Bảng chữ cái tiếng việt viết hoa

Bên cạnh bảng chữ cái thường thì con trẻ sẽ được làm quen và tập viết chữ cái in hoa. Số lượng chữ cái in hoa cũng là 29 chữ cái. Sự cách điệu về đường nét, uyển chuyển và thanh thoát tạo nên sự hứng thú cho con trẻ khi học.

Cấu tạo của bảng chữ cái tiếng việt lớp 1

Cấu tạo của bảng chữ cái tiếng việt bao gồm 29 chữ cái, 10 số và 5 dấu thanh câu.

Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm:

12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

Số lượng chữ cái còn lại là phụ âm đơn: b, t, v, t,…. Trong chương trình tiếng việt lớp 1, con trẻ sẽ được làm quen với 3 loại phụ âm: phụ âm đơn, phụ âm kép ( gi, nh, gh, kh, ch,…) và phụ âm ba.

Cách đọc bảng chữ cái theo chương trình mới – Bảng chữ cái tiếng việt lớp 1

Mỗi loại ngôn ngữ sẽ có mỗi đặc trưng riêng và tiếng việt cũng thế. Muốn đọc và viết được tiếng việt thì chúng ta phải biết được cách đọc của từng chữ cái trong bảng chữ cái trước.

Qúy phụ huynh học sinh và bạn đọc đừng nên quá đặt áp lực về việc nhớ cách phát âm của các chữ cái. Điều này vô tình làm cho chúng ta cảm thấy khó khăn và “nản” trong quá trình học.

Cách dạy trẻ học chữ cái tiếng việt lớp 1

So với bậc mẫu giáo, khi bước vào lớp 1 con trẻ sẽ học nhiều hơn, khó hơn và phải thích nghi với môi trường mới. Trong đó toán và tiếng việt là hai môn chính đồng hành cùng các con trong suốt quãng đường học tập sau này. Do vậy, trong cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1, cách dạy trẻ học chữ cái tiếng việt lớp 1 là giai đoạn quan trọng nhất.

Gia sư Thành Tâm xin gửi đến quý PHHS và bạn đọc một số phương pháp dạy trẻ lớp 1 học bảng chữ cái sau:

Học bảng chữ cái tiếng việt qua lời bài hát

Vừa tập cho con tập hát vừa tránh sự nhàm chán mà còn giúp con trẻ học rất nhanh cách phát âm của các chữ cái.

Nếu PHHS nào đã thử qua cách này thì chắc chắn cực kì hiệu quả luôn đúng không ạ ? Mọi thứ xung quanh điều trở thành công cụ hướng dẫn cho con trẻ học tập.

Khi đã áp dụng hai phương pháp trên mà con trẻ vẫn không chịu học thì PHHS bắt buộc phải thuê gia sư dạy kèm lớp 1 tại nhà. Với kinh nghiệm sư phạm và luyện chữ cho bé lớp 1 viết chữ xấu, gia sư sẽ giúp con trẻ phát âm, đánh vần và rèn chữ viết.

Trung tâm gia sư Thành Tâm mang đến chất lượng dịch vụ gia sư tốt nhất, chắp cánh cùng các tài năng Việt.

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM

Văn phòng đại diện: Căn hộ 8XPLUS, Đường Trường Chinh, Tân Thới Hiệp, Quận 12, HCM

HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)