Video Dạy Bảng Chữ Cái Tiếng Anh / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Cách Dạy Bảng Chữ Cái

Bảng chữ cái thường được giảng dạy cho trẻ nhỏ qua việc lồng ghép các trò chơi thú vị, bài hát sôi động hoặc những hình ảnh, thẻ dạy học bắt mắt. Tuy nhiên, đối với người lớn thì các hình thức, kỹ thuật giảng dạy này không phù hợp. Nếu giáo viên không cẩn thận sẽ dễ nhầm lẫn, áp dụng những phương pháp dạy trẻ nhỏ lên người lớn dẫn đến hiệu quả học không được cao.

Nếu nội dung học quá đơn giản như cho trẻ nhỏ, người lớn sẽ dễ từ bỏ vì nhanh chóng chán. Vì vậy, Edu2Review sẽ đưa ra cho bạn các phương pháp tối ưu về cách dạy bảng chữ cái trong tiếng Anh căn bản cho người lớn.

Chương trình “VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH”. Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

#1. Xác định trình độ

Khi dạy tiếng Anh cho người lớn, thử thách mà bạn sẽ gặp phải là học viên thuộc đủ mọi trình độ. Vì vậy, bạn cần xác định, kiểm tra đúng trình độ, năng lực tiếng Anh của người học.

Bên cạnh đó, người lớn đòi hỏi mọi thứ cần phải rõ ràng bởi vì họ đang đầu tư cả tiền bạc và thời gian để học tiếng Anh. Họ muốn nhận thấy rõ sự tiến bộ qua từng ngày và được hệ thống kiến thức.

Bảng chữ cái tiếng Anh đầy đủ (Nguồn: Youtube)

#2. Kiểm tra kiến thức về bảng chữ cái

Một ý tưởng hay là trước khi dạy hãy kiểm tra xem người học đã biết các chữ cái nào chưa. Sử dụng các dụng cụ học tập phù hợp với người lớn hơn thay vì dùng flashcard, bạn có thể thuyết trình bằng PowerPoint với máy chiếu sẽ khiến người học cảm thấy thoải mái hơn. Đây là loại công nghệ rất phổ biến ở nơi làm việc giúp cho quá trình học tập, kiểm tra gần gũi với thực tế hơn. Yêu cầu người học đoán tên các chữ cái được xuất hiện ngẫu nhiên trên màn hình nhằm xác định được trình độ của họ.

#3. Nhận diện các mặt chữ

Nếu như trong các lớp dạy trẻ em giáo viên sẽ cho cả lớp đồng thanh đọc theo bạn nhưng khi dạy người lớn thì khác. Bạn hãy phát cho họ các tờ giấy có in chữ cái bởi vì người lớn thường có xu hướng nắm quyền kiểm soát việc học của bản thân, từ đó sẽ thúc đẩy việc tự học. Sau đó có thể vừa phát giấy vừa lặp lại các chữ cái, đọc đi đọc lại ngữ âm cho cả lớp nghe.

Có một điểm cần chú ý là người lớn thường cảm thấy ngại ngùng khi phải lặp lại phát âm của giáo viên và đọc to theo vì vậy không nên ép buộc họ. Sau khi đã cảm thấy thực sự thoải mái trong môi trường học tập mới và quen với các phương pháp học, họ sẽ bắt đầu lặp lại phát âm của giáo viên và có những phản ứng khả quan hơn.

#4. Giới thiệu thẻ dạy học Flashcard

Học viên đã cảm thấy tự tin hơn khi giáo viên liên tục cho lặp lại và nhận diện mặt chữ. Đây mới là lúc áp dụng thẻ dạy học truyền thống. Người học trưởng thành thường cần thời gian để cảm thấy thoải mái và thả lỏng trong môi trường học tập mới, sau đó mới có thể hòa mình vào các hoạt động trong lớp. Sẽ cần nhiều thời gian để thích nghi trong lần đầu tiên học ngoại ngữ.

Hãy mời người học gọi tên chữ cái bằng nụ cười và ngôn ngữ hình thể, không trang trí cầu kì mà chỉ giơ lên các thẻ bảng chữ cái đơn giản. Sau một vài lượt đoán, học viên sẽ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của lớp và tự tin hơn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy qua giọng nói lớn dần.

#6. Phát huy tác dụng của gương cầm tay

Khi người lớn đã quá quen với tiếng mẹ đẻ nên việc tiếp thu ngoại ngữ và học ngữ âm sẽ càng nan giải hơn. Rất khó phát âm chính xác khi học và mỗi ngôn ngữ đều có cách phát âm khác nhau. Ngoài ra, người lớn cũng rất dễ nản lòng và cảm thấy ngại ngùng khi phải phát âm lặp đi lặp lại.

Gương cầm tay hỗ trợ việc phát âm (Nguồn: myphamhalo)

Sử dụng gương cầm tay để người học kiểm tra được cách đặt môi lưỡi khi phát âm. Giáo viên nên làm mẫu trước rồi yêu cầu học viên tự luyện khẩu hình miệng qua gương cầm tay.

#7. Luyện đọc sách

Đọc sách là một cách hữu hiệu để nhận mặt các nguyên âm, chữ cái, cách phát âm. Sử dụng những từ trọng tâm để việc phát âm dễ dàng hơn khi đó người lớn sẽ có cảm giác mình đang tiến bộ và hứng thú học hơn.

Bích Diệp tổng hợp

Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh là gì?

Hầu hết mọi ngôn ngữ trên thế giới đều bắt đầu với bảng chữ cái. Tiếng Anh cũng không phải là ngoại lệ Bảng chữ cái tiếng Anh là nền tảng đầu tiên và quan trọng cho toàn bộ quá trình học ngôn ngữ về sau. Tuy nhiên, nhiều người khi học bảng chữ cái thường chỉ ghi nhớ mặt chữ mà không nắm chắc toàn bộ kiến thức về bảng chữ cái. Đặc biệt là không nắm chắc cách đọc. Điều này sẽ dẫn đến việc không nghe và phát âm đúng từ ngữ tiếng Anh, làm giảm hiệu quả giao tiếp.

Bảng chữ cái tiếng Anh hay còn gọi là English alphabet hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 mẫu tự. Các chữ cái được sắp xếp theo 1 thứ tự quy định cụ thể. Các ký tự này được dùng để tạo thành các từ có nghĩa trong tiếng Anh. Người bản xứ cũng dùng các chữ cái để đánh vần từ ngữ.

Bảng chữ cái tiếng Anh gồm 26 chữ cái được phân thành 5 chữ cái (vowel letter) và 21 phụ âm (consonant letter). Bảng chữ cái bắt đầu với chữ A và kết thúc bằng chữ Z. Hầu hết các chữ cái tiếng Anh có cách viết như các chữ cái tiếng Việt.

Các nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Anh: A, E, I, O, U.

Các phụ âm trong tiếng Anh: B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z.

Các nguyên âm và phụ âm đơn có cách đọc khá đơn giản. Nhưng khi ghép các chữ cái lại với nhau thì có thể tạo thành những các phát âm khác nhau. Có đến 44 cách phát âm được tạo thành từ các âm cơ bản này.

Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Cách đọc bảng chữ cái hay còn gọi là phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh được dựa trên bảng phiên âm quốc tế IPA.

IPA là viết tắt của từ International Phonetic Alphabet. Đây là Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế. Tương tự như trong tiếng Việt, Bảng phiên âm quốc tế IPA được tạo thành từ các nguyên âm và phụ âm. Có 20 nguyên âm và 24 phụ âm trong IPA. Khi ghép hai nguyên âm lại với nhau, ta được một nguyên âm kép.

A — /eɪ/ phát âm là “Ây”

B — /bi:/ phát âm là “Bi”

C — /si:/ phát âm là “Si”

D — /diː/ phát âm là “Đi”

E — /i:/ phát âm là “I”

F — /ɛf/ phát âm là “Ép”

G — /dʒiː/ phát âm là “Dzi”

H — /eɪtʃ/ phát âm là “Ét s”

I — /aɪ/ phát âm là “Ai”

J — /dʒeɪ/ phát âm là “Dzêi”

K — /keɪ/ phát âm là “Kêy”

L — /ɛl/ phát âm là “Eo”

M — /ɛm/ phát âm là “Em”

N — /ɛn/ phát âm là “En”

O — /oʊ/ phát âm là “Âu”

P — /piː/ phát âm là “Pi”

Q — /kju:/ phát âm là “Kiu”

R — /a:/ phát âm là “A”

S — /ɛs/ phát âm là “És”

T — /ti:/ phát âm là “Ti”

U — /ju:/ phát âm là “Diu”

V — /vi:/ phát âm là “Vi”

W — /d^plju:/ phát âm là Đấp liu

X — /ɛks/ phát âm là “Ék s”

Y — /wai/ phát âm là “Quai”

Z — /zed/ phát âm là “Djét”

Các âm khi phát ra có luồng khí đi từ thanh quản lên môi mà không bị cản trở thì gọi là Nguyên âm. Nói cách khác nguyên âm thường được hiểu là những dao động của thanh quản. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt, đứng trước hoặc sau các phụ âm.

Các âm khi phát ra có luồng khí từ thanh quả đến môi bị cản trở gọi là phụ âm. Nói cách khác, phụ âm là những âm phát ra từ thanh quản đi qua miệng. Các cản trở này bao gồm lưỡi va chạm với môi, răng, hoặc 2 môi va chạm nhau khi phát âm.

Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng chỉ khi nó được phối hợp với nguyên âm.

Lưu ý khi đọc và phát âm phụ âm

Khi đọc với môi

Các phụ âm cần chu môi khi phát âm gồm: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/

Các phụ âm khi phát âm có môi mở vừa phải (các âm khó): /ɪ/, /ʊ/, /æ/

Khi phát âm môi tròn và thay đổi: /u:/, /əʊ/

Phát âm với Lưỡi và răng: /f/, /v/

Khi đọc với lưỡi

Khi phát âm, đầu lưỡi cong lên chạm nướu gồm các phụ âm: /t/, /d/, /t∫/, /dʒ /, /η/, /l/

Khi phát âm, đầu lưỡi cong lên chạm ngạc cứng gồm các phụ âm: / ɜ: /, / r /.

Phụ âm có cách phát âm nâng cao cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/

Phát âm với răng và lưỡi: /ð/, /θ/.

Khi đọc với dây thanh

Dây thanh rung (hữu thanh) khi phát âm các phụ âm: /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/

Dây thanh không rung (vô thanh) khi phát âm các phụ âm: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

Khi bắt đầu học bảng chữ cái tiếng Anh. Bạn không những cần ghi nhớ mặt chữ mà quan trọng hơn hết đó là cần ghi nhớ cách phiên âm của mỗi chữ cái để phát âm đúng theo chuẩn quốc tế.

Dù là học bảng chữ cái hay học từ vựng, bạn cũng nên viết ra phiên âm của từ đó. Điều này sẽ giúp bạn phát âm chuẩn, từ đó, bạn có thể nghe và nói chuyện như cách người bản xứ nghe và nói.

Các cách học bảng chữ cái tiếng Anh

Khi học tiếng Anh, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình một tập giấy note. Đây là đồ dùng học tiếng Anh vô cùng hữu ích. Giấy note được dùng để ghi lại từ vựng, chữ cái bằng tiếng Anh. Bạn có thể dán giấy ở những nơi mình thường thấy ví dụ gương, tủ lạnh,…. Như vậy, khi di chuyển đến bất cứ đâu trong ngôi nhà của mình, bạn đều có thể học tiếng Anh.

Flashcard là công cụ hỗ trợ học bảng chữ cái và từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay. Khi sử dụng Flashcard, bạn sẽ biết thêm nhiều từ vựng khác nhau và cách phát âm chuẩn quốc tế. Flashcard có kích thước nhỏ gọn, rất thích hợp để bạn bỏ túi và học bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu.

Bài viết đã giới thiệu về bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn quốc tế dành cho những ai đang học ngôn ngữ này. Bảng chữ cái trong tiếng Anh khá giống với bảng chữ cái tiếng Việt. Vì vậy không quá khó để có thể ghi nhớ các chữ cái. Lưu ý, cần phải chú trọng vào việc phát âm đúng bảng chữ cái ngay từ đầu. Vì đây là nền tảng quan trọng để bạn phát âm tiếng Anh đúng.

Cách Dạy Bảng Chữ Cái Tiếng Anh Cho Trẻ

15:21 16/02/2019 trong Trao đổi phương pháp

Đọc lớn là một cách dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng Anh hiệu quả

1. Sử dụng sách chuyên học chữ cái tiếng Anh

Bạn có thể tìm thấy nhiều cuốn sách được thiết kế để giúp trẻ học về bảng chữ cái thông qua hình ảnh và câu chuyện. Nếu trẻ có thể kết hợp bảng chữ cái tiếng Anh cho bé với các nhân vật và câu chuyện thú vị, nó sẽ giúp trẻ học nhanh và nhớ lâu hơn

Một số cuốn sách hình ảnh phổ biến dạy cho bảng chữ cái là Apple Pie ABC và LMNO Peas.

2. Đọc to cho trẻ nghe thấy từ khi bé còn nhỏ

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu đọc to bảng chữ cái cho bé ghe. Khi trẻ còn nhỏ hoặc rất nhỏ, bạn nên đọc những câu chuyện thú vị cho con nghe, vì điều này sẽ khiến con vui mừng và hứng thú với sách và việc đọc sách. Bằng cách làm cho trẻ hứng thú với sách và truyện, bạn có thể khiến chúng háo hức tìm hiểu về bảng chữ cái.

Để có ý tưởng về những loại sách đọc cho trẻ nhỏ, bạn có thể nghiên cứu sách thiếu nhi phổ biến hoặc nghĩ về những cuốn sách bạn yêu thích nhất khi còn nhỏ.

Thư viện và hiệu sách thường có các phần dành cho sách thiếu nhi.

Hãy chắc chắn đọc những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi và trình độ học tập của con. Nếu trẻ không tìm thấy những câu chuyện thú vị mà chúng thích thì con bạn sẽ không có hứng thú với việc đọc sách cũng như việc dạy trẻ bảng chữ cái tiếng Anh.

Một số cuốn sách của trẻ em hay bao gồm Where the Wild Things Are, Goodnight Moon , và The Very Hungry Caterpillar.

3. Dạy trẻ bảng chũ cái tiếng Anh bằng hình ảnh

4. Đọc cùng một câu chuyện nhiều lần để dạy trẻ bảng chữ cái tiếng anh

Trẻ em thường muốn nghe những câu chuyện tương tự nhiều lần, và bạn chắc chắn nên thưởng thức chúng. Khi cho bé nghe những câu chuyện liên tục, có thể giúp trẻ học chữ cái và lời nói. Điều này có thể đặc biệt hiệu quả nếu bạn đang đọc một cuốn sách được thiết kế để dạy chữ cái.

5. Chỉ ra các từ và chữ cái

Khi bạn đọc to các từ và chữ cái, hãy cho trẻ xem sách và chỉ ra các từ và chữ cái bạn đang đọc. Điều này sẽ giúp trẻ kết nối âm thanh bạn đang đọc với hình dạng của chữ cái. Nó cũng sẽ giúp trẻ hiểu các kết nối giữa phát âm, chữ cái và các từ.

Khi bạn chỉ ra các từ và chữ cái, bạn cũng nên bắt đầu dạy trẻ phân biệt sự khác biệt giữa chữ hoa và chữ thường. Nó sẽ mất một thời gian để tìm hiểu làm thế nào để sử dụng chúng nhưng nhận thức được sự khác biệt là bước đầu tiên.

6. Đọc to các biển báo sẽ giúp trẻ học bảng chữ cái nhanh hơn

Trong suốt cả ngày, bạn sẽ thấy các chữ cái liên tục trên biển báo đường phố, bao bì thực phẩm, tạp chí và nhiều địa điểm khác. Khi ở với trẻ em, bạn có thể chỉ ra những từ và chữ cái này thường xuyên và phát âm to. Bằng cách này, trẻ sẽ bắt đầu tìm hiểu rằng các chữ cái là một phần quan trọng trong môi trường của chúng. Trẻ cũng có thể chọn một số từ hoặc cụm từ phổ biến.

Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một dấu hiệu dừng lại, bạn có thể chỉ ra tất cả các chữ cái trong từ đó cho bé hiểu.

Sử dụng đồ thủ công để dạy trẻ bảng chữ cái tiếng Anh

1. Làm các đồ vật thủ công hình chữ cái

Trẻ em có thể học theo nhiều cách khác nhau, và một số trẻ học đặc biệt tốt thông qua nghệ thuật làm đồ vật thủ công từ các chữ cái. Nếu bạn đang dạy một đứa trẻ thích làm mọi thứ, bạn có thể lên kế hoạch món đồ thủ công lấy ý tưởng từ các chữ cái.

Ví dụ, bạn có thể làm nón giấy bằng chữ cái. Hoặc bạn có thể tạo ra các hình giấy làm chữ giống như động vật. Bất cứ điều gì làm cho chữ cái vui vẻ và sáng tạo cho trẻ cảm thấy thu vị khi học bảng chữ cái.

2. Học vẽ với bảng chữ cái

Nếu nếu con bạn đang học vẽ, hãy khuyến khích trẻ vẽ các chữ cái và sáng tạo biến các chữ cái trông giống như những hình vẽ khác mà trẻ thích, chẳng hạn như động vật hoặc nhân vật hoạt hình. Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ vẽ các chữ cái khối lớn và tô màu chúng theo ý muốn.

Bạn có thể tìm thấy những quyển sách tô màu tập trung đặc biệt vào việc dạy bảng chữ cái trực tuyến hoặc trong các hiệu sách.

3. Dạy trẻ em các chữ cái trong tên của chúng

Bạn có thể làm cho bảng chữ cái đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ em bằng cách cho trẻ biết tên của chúng được tạo thành từ các chữ cái. Để bắt đầu, bạn có thể viết tên của con ra giấy và cho con chỉ ra từng chữ cái. Sau đó, bạn có thể làm việc để trẻ có thể đánh vần tên của chúng.

Khi trẻ biết các chữ cái trong tên của trẻ, bạn có thể yêu cầu con vẽ tên con theo những cách sáng tạo riêng.

4. Cho trẻ em chạm vào hình dạng của các chữ cái

Một số trẻ em học bảng chữ cái rất tốt bằng cách cảm nhận. Do đó, nó có thể giúp con học chữ cái bằng cách chạm vào chúng. Bạn có thể mua hoặc tạo các chữ cái cảm thấy thú vị và cho trẻ chạm vào. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các chữ cái được làm từ giấy nhám. Cách tiếp cận này kết hợp cả kỹ năng học tập xúc giác và trực quan.

5. Dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho trẻ bằng cách vẽ chữ lên đồ ăn nhẹ của con

Bạn có thể kết hợp thời gian ăn nhẹ và giảng dạy bằng cách viết chữ cái lên món đồ ăn nhẹ của con. Ví dụ, bạn có thể sử dụng cà rốt để viết hoa A hoặc X. Điều này trải nghiệm học chữ mới lạ đồng thơi liên kết bảng chữ cái với các loại thực phẩm mà con thích, điều này sẽ giúp con nhớ lâu hơn.

Dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng Anh bằng việc chơi các trò chơi

1. Hát bài hát bảng chữ cái

Bài hát bảng chữ cái nổi tiếng là một trong những cách phổ biến nhất để dạy trẻ về các chữ cái. Hát cho con nghe để làm quen với bài hát đó, và sau đó dạy chúng từng bước khi chúng sẵn sàng. Một khi trẻ tìm hiểu nó, bạn nên hát nó với trẻ nhiều lần để giúp trẻ nhớ các chữ cái trong bài hát đó.

Ghép nối bài hát với các hình ảnh hỗ trợ trực quan như Flashcards để giúp trẻ kết hợp các chữ cái với hình dạng của chúng.

Khi trẻ em thực sự giỏi hát bài hát bảng chữ cái, bạn có thể thách thức chúng hát lại. Điều này giữ cho nó thú vị đối với họ và kiểm tra xem họ thực sự biết các chữ cái như thế nào.

2. Yêu cầu con ghép các câu đố bằng chữ cái

Bạn có thể tìm thấy các câu đố bảng chữ cái và đố trẻ đặt tất cả các chữ cái theo thứ tự. Trò chơi này thực sự giúp con suy nghĩ về hình dạng của các chữ cái và cách bảng chữ cái trông như thế nào. Để làm cho nó hiệu quả hơn, hãy cho con nói tên của các chữ cái khi con ghép các câu đố lại với nhau.

3. Dạy trẻ bảng chữ cái tiếng Anh với trò chơi ghép từ

Cho trẻ chơi trò ghé các chữ cái thành một từ sẽ rất hữu ích và thú vị. Nó cũng có thể giúp chuẩn bị cho việc kết hợp và sắp xếp lại các chữ cái thành các từ khi con đã học bảng chữ cái và sẵn sàng để đọc và viết.

4. Tải xuống các trò chơi bảng chữ cái trên điện thoại hoặc máy tính của bạn

Có một loạt các trò chơi điện tử mà trẻ em có thể chơi để giúp học bảng chữ cái. Khi nhiều trẻ em được vẽ với màu sắc tươi sáng của màn hình, đây có thể là một cách đặc biệt hiệu quả để giữ sự chú ý của chúng kho học bảng chữ cái. Bạn có thể tìm thấy các trò chơi này trong các cửa hàng ứng dụng hoặc thông qua tìm kiếm trên internet.

Một số tổ chức được đánh giá cao, như PBS, tạo một số trò chơi ABC miễn phí trên trang web của họ.

5. Đố trẻ bằng các tìm kiếm từ

Khi trẻ cảm thấy thoải mái với bảng chữ cái và một số từ cơ bản, bạn có thể bắt đầu kiểm tra kiến ​​thức của con theo những cách nâng cao hơn. Bằng cách cung cấp cho con các từ tìm kiếm, bạn có thể đố con theo cách giống như con đang chơi một trò chơi thú vị. Nếu con đã sẵn sàng cho các từ tìm kiếm, con bạn sẽ tự hào thể hiện chúng biết bao nhiêu.

Hãy chắc chắn rằng con đã sẵn sàng cho những thách thức như thế này trước khi đưa ra trò chơi, câu đó cho con. Bạn không muốn làm con thất vọng hoặc vui vẻ trong việc học chữ.

Hãy nhớ rằng trẻ em học ở các mức giá khác nhau, vì vậy bạn phải kiên nhẫn.

Giữ niềm vui học tập. Trẻ em sẽ học nhiều hơn nếu chúng được tham gia và giải trí hơn là nếu chúng bị buộc phải thực hành và ghi nhớ điều gì đó.

Đừng thất vọng với đứa trẻ, hãy dành thời gian để học ABC.

Dạy Con Học Bảng Chữ Cái Quá Sớm

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước phát triển trên thế giới cũng như ở cả Việt Nam đều quy định giai đoạn 5-6 tuổi là độ tuổi trẻ chính thức bước vào lớp 1 và bắt đầu học chữ, tập đọc, tập viết. Có thể đối với những trẻ có sự phát triển nổi trội hơn hẳn hay còn được gọi là thần đồng, thiên tài nhí thì bố mẹ trẻ cũng có thể cho trẻ phát triển hơn nữa bằng việc dạy con học bảng chữ cái sớm. Nhưng, đó không phải là số đông. Và chưa chắc các thần đồng học chữ sớm sẽ phát triển hơn những đứa trẻ bình thường trong tương lai nếu không được giáo dục đúng cách.

Có thể các mẹ nhìn thấy những đứa trẻ xung quanh đều đi học sớm, học đọc học viết từ lứa tuổi mầm non mà lo sợ con mình bị kém cạnh và cứ thế, nhiều bố mẹ chạy theo đám đông mà ép con đi học sớm mà không biết rằng chính điều đó đã làm hại con mình. Việc dạy con học bảng chữ cái sớm có thể gây ra nhiều hại hơn là những cái lợi trước mắt nếu bố mẹ không có phương pháp giáo dục đúng cách và từ bỏ tham vọng con mình giỏi trước tuổi để áp đặt trẻ học quá nhiều so với lứa tuổi của mình.

Kìm hãm sự sáng tạo, tìm tòi của trẻ

Theo phương pháp giáo dục và dạy con của người Nhật, từ 4 tuổi là độ tuổi trẻ phát huy tính sáng tạo tiềm ẩn bên trong tất cả mọi đứa trẻ một cách tối đa. Và nếu bố mẹ biết hướng đến những cơ hội cho trẻ tiếp xúc và khám phá nhiều hơn với mọi điều trong thế giới xung quanh, đó mới thực sự là giúp trẻ thành công trong tương lai. Việc cố ép con học chữ chỉ mang đến lợi ích trước mắt là trẻ biết chữ trước khi đi học, nhưng chính nó lại chỉ làm cho trẻ bị uốn nắn phát triển trong khuôn khổ của việc làm theo hướng dẫn và ghi nhớ, mà không rèn luyện tư duy cũng như suy nghĩ.

Giai đoạn 4-5 tuổi mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn sức sáng tạo vô cùng lớn

Theo Thạc sĩ tâm lý học Tạ Thị Thu Huế, giai đoạn 4 đến 5 tuổi là giai đoạn trẻ có như cầu vui chơi, khám phá thế giới xung quanh rất lớn. Lúc này, cơ thể trẻ chưa đủ trưởng thành để đáp ứng những nhu cầu cho việc ngồi một chỗ và học tập. Và quan trọng hơn là não bộ của bé ở độ tuổi này cũng sẽ dễ thích nghi với những kiến thức được bé tìm tòi, khám phá và tư duy một cách logic hơn là bị áp đặt ngồi học đọc, học viết.

Bố mẹ mê con thông minh mà quên rèn luyện thể chất

Bố mẹ lại thường chỉ quan tâm đến trí tuệ, phát triển trí thông minh, mà không cho con rèn luyện những kĩ năng vận động thể chất rất cần phát triển ở giai đoạn này. Đây là lỗi mà nhiều bố mẹ thường mắc phải, trong khi cha mẹ các nước khác thường tập trung hơn cho phát triển thể chất ở 4-5 tuổi. Vì họ tin rằng chỉ có khỏe mạnh nhất thì mới có thể phát triển trí thông minh một cách tối đa và đáp ứng được những yêu cầu cho các giai đoạn sau.

Được vui chơi, vận động thể chất ngoài trời rất quan trọng với các bé 4-5 tuổi