Vì Sao Tiếng Anh Dễ Học / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Vì Sao Học Tiếng Hàn Qua Âm Hán Việt Lại Dễ Dàng

Bạn đang học tiếng Hàn, để hiểu rõ về nó và để nâng cao trình độ tiếng Hàn của mình, bạn cần học và nắm rõ về âm Hán Việt. Để hiểu một hiện tượng ,sự vật trong cuộc sống, cách tốt nhất chính là hiểu chính tên gọi của chính nó. Muốn hiểu rõ tên gọi của nó, thì nên phân tích từng từ ngữ cấu thành.

Với những người học tiếng Hàn, nên cần học từ Hán Việt và cả nghĩa của từ Hán trong tiếng Hàn, vì điều này cực kỳ quan trọng.

2. Rất nhiều văn bản tiếng Hàn đề sử dụng từ gốc Hán

3. Không thể học nâng cao nếu không học từ Hán Việt

4. Hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Hàn rất nhiều

5. Vô cùng tiện lợi và hiệu quả sau khi học xong

6. Biết chính xác nghĩa của từ tiếng Hàn, phân biệt từ vựng: 패군- 패병, 휴(식,업,강,학) Và người Việt chúng ta cũng có âm Hán Việt khá tương đồng với âm Hán Hàn. Nếu như bạn học từ vựng tiếng Hàn mãi chưa thuộc, hãy học tiếng Hàn qua âm Hán Việt, vừa hay vừa dễ học

Có rất nhiều từ tiếng Hàn qua âm Hán Việt được sử dụng phổ biến hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta như:

공감하다 đồng cảm 구체 cụ thể 기구 khí cầu 공장 công trường 공격 công kích 현대 hiện đại 현장 hiện trường 현재 hiện tại, hiền tài 현상 hiện trạng 희미 mông lung 효과 hiệu quả 사정 sự tình 상황 trạng thái, tình huống 상당 tương đương 상상 tưởng tượng 상봉 tương phùng 생리 sinh lý 시기 thời kỳ 신통하다 thần thông 신호하다 tín hiệu 신기하다 thần kỳ 신동 thần đồng 실력 thực lực

심혈 tâm huyết 심정 tâm tình, tâm tư 성함 quý danh 소극 tiêu cực 완전하다 hoàn toàn 일정하다 nhất định 유일하다 duy nhất 애정 ái tình 애모 ái mộ 예고 dự cáo, báo trước 예감 dự cảm 예정 dự định, dự tính 유충 ấu trùng 유한하다 hữu hạn 유형 hữu hình 전생 tiền sinh, kiếp trước 중고 trung cổ, chỉ hàng đã qua sử dụng 책임 trách nhiệm

중독하다 trúng độc 증거 chứng cứ 적극 tích cực 전체 toàn thể 잡혼 tạp hôn 잔악하다 tàn ác 작별 tác biệt, từ biệt 장수 trường thọ, tướng soái, số trang 체험 thể nghiệm 은인 ân nhân, ẩn nhẫn (âm thầm chịu đựng) 은유 ẩn dụ 은하 ngân hà 은혜 ân huệ 응용하다 ứng dụng

음기 âm khí 음력 âm lịch 응시하다 ứng thí 음복하다 âm phúc (đồ cúng) 음부 âm phủ 음향 âm hưởng 음성 âm thanh, âm tính 양성 dương tính, dưỡng thành, lương tính (lành tính), lưỡng tính 무형 vô hình 면역 miễn dịch 무기 vũ khí, vô kỳ (không có kỳ hạn), vô cơ (chất hóa học) 무용 vô dụng 무리하다 vô lý

다복하다 đa phúc, nhiều may mắn 다수 đa số 대표 đại biểu, đại diện 동화 đồng thoại 당일 đương nhật, trong ngày 통신 thông tín, thông tin liên lạc 보호하다 bảo hộ, bảo vệ 반격하다 phản kích 반사하다 phản xạ 변하다 biến đổi 발생하다 phát sinh 비결 bí quyết

Như các bạn đã thấy trong danh sách từ vựng Hàn Quốc gốc Hán nói trên, Hán tự trong tiếng Hàn rất nhiều và không còn cách nào khác là phải học càng nhiều càng tốt. Nắm được nhiều từ vựng tiếng Hàn thì học tiếng Hàn càng nhanh giỏi.

Trong tiếng Hàn có nhiều từ gốc Hán, âm đọc lên rất gần gũi với những từ tiếng Việt. Có thể lấy một vài ví dụ rất đơn giản như 기숙사 /ki-suk-sa/ (kí túc xá), 공안 /kông-an/ (công an) hay 준비 /chun-bi/ (chuẩn bị)… Đây chính là lợi thế của người Việt khi học tiếng Hàn.

Sau khi học tiếng Hàn qua âm Hán Việt, bạn sẽ trau dồi và mở rộng thêm vốn từ của mình; nhớ từ vựng rất lâu, sử dụng phản xạ. Đặc biệt là không cần phải tra từ điển vẫn có thể biết nghĩa của từ mới hoàn toàn.

Tags: học tiếng hàn tại nhà, học tiếng hàn quốc online, học tiếng hàn sơ cấp, học tiếng hàn cơ bản tại nhà, học tiếng hàn miễn phí, học tiếng hàn online miễn phí, học tiếng hàn quốc tại nhà

Vì Sao Nên Học Tiếng Anh Trực Tuyến

Địa điểm giờ đây không còn là vấn đề quan trọng

Các khóa học trực tuyến là phương án giải quyết các vấn đề phát sinh khi bạn đang đi làm hoặc gặp phải nhiều yếu tố cản trở việc di chuyển tới trường lớp, trung tâm ngoại ngữ để tiếp tục chương trình học.

Để hoàn tất một khóa học, giờ đây, bạn không cần phải di chuyển tới trung tâm hay các trường ngoại ngữ như trước nữa. Bên cạnh đó, các chi phí di chuyển, ăn uống, gửi xe…sẽ được cắt giảm một cách tối đa. Với các khóa học trực tuyến, bạn chỉ cần ngồi tại nhà chọn giáo viên mình yêu thích, chọn khóa học phù hợp và sau đó kết nối với Giáo viên để bắt đầu buổi học của mình. Tất cả các thao tác được thực hiện qua máy tính nhanh chóng và đơn giản.

Chủ động và thoải mái thời gian học   Khóa học trực tuyến cho phép bạn sắp xếp cân bằng thời gian học bên cạnh trách nhiệm gia đình và công việc. Hầu hết, các chương trình học từ xa được thiết kế cho việc tự học và phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của từng học viên.

Học viên có thể học bất cứ lúc nào mà không bị bó buộc vào một thời khóa biểu nào nhất định như cách học trước đây. Lên thời khóa biểu cho các buổi học cùng với Giáo viên và sắp xếp thời gian làm bài tập, thu âm bài giảng và nghe lại bất cứ khi nào là những điểm cộng của phương pháp học trực tuyến này.

Môi trường học là một trong những yếu tố quyết định kết quả sau cùng; vì thế, với việc học trực tuyến, Học viên có thể chọn môi trường học phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Học tại nơi làm việc ngay sau khi kết thúc giờ làm, học tại nhà hay học tại quán cà phê yêu thích

Nhiều lựa chọn và dễ dàng thay đổi chương trình học

Với sự phát triển nhanh chóng của nền giáo dục trực tuyến, số lượng các chương trình học từ xa, học trực tuyến cũng phát triển nhanh chóng và ngày càng chất lượng, mang lại nhiều cơ hội cho người học.

Bạn có thể học tiếng Anh phát âm, tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh luyện thi, tiếng Anh chuyên ngành và thậm chí các kỹ năng văn phòng trong môi trường làm việc sử dụng tiếng Anh. Bạn có thể học với Giáo viên bản xứ, Giáo viên nước ngoài, Giáo viên chuyên nghiệp tùy thuộc vào sở thích hay trình độ của mình.

Chính sách thanh toán dễ dàng và hợp lý

Trước đây, Học viên thường phải thanh toán học phí nguyên khóa trước khi bắt đầu khóa học của mình và rất khó để được hoàn lại học phí hoặc phải làm các thủ tục phức tạp nếu có chính sách hoàn tiền học phí. Nhưng ở thời đại công nghệ 4.0, hầu hết các trung tâm, trường ngoại ngữ cung cấp các khóa học tiếng Anh trực tuyến đề hỗ trợ học viên thanh toán khóa học theo từng buổi và chính sách hoàn tiền học phí nhanh chóng và dễ dàng.

Nhìn chung, Học viên có thể dừng khóa học sau khi kết thúc buổi học đầu tiên nếu không phù hợp và phần tiền học phí các buổi còn lại sẽ được hoàn lại cho Học viên sau đó ngay lập tức.

Hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình học

Còn chần chờ gì nữa mà không đăng kí tham gia ngay khóa planguages luôn sẵn sàng hỗ trợ để bạn có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh trong thời gian siêu tốc nhất.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN PLANGUAGES

Thời gian làm việc 24/7

Address: 24 Đặng Thai Mai, P.7, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM

Tel: (08) 38455957 – Hotline: 0987746045 – 0909746045

Email: planguages2018@gmail.com

Website: www.planguages.com

Vì Sao Phải Học Tiếng Việt?

Trong hai bài báo, Học văn để làm gì? và Văn liệu sách giáo khoa “văn học” và cách học môn văn, tôi đã viết rằng sự ra mắt của bộ sách giáo khoa do nhóm Cánh Buồm khởi thảo, trong đó có cuốn Sách học tiếng Việt, xứng đáng được coi là một sự kiện trong ngành giáo dục Việt Nam.

Công trình là kết quả đáng khâm phục của một tập thể nhỏ bé nhưng dũng cảm và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Tuy nhiên, cũng giống như bộ Sách học Văn, bộ Sách học Tiếng Việt của nhóm Cánh Buồm chưa hoàn toàn đáp ứng được sự háo hức hy vọng của tôi. Cũng giống như với bộ Sách học Văn, theo tôi, các tác giả đã nhầm lẫn về mục đích của môn học.

Nhóm Cánh Buồm đã đồng nhất môn Tiếng Việt với môn Ngôn ngữ học. Nói đúng hơn, họ dùng tiếng Việt làm ví dụ để dạy môn Ngôn ngữ học. Họ giải thích: “Trong bộ sách do nhóm Cánh Buồm khởi thảo có môn Ngôn ngữ học được dạy từ lớp một song vì những lý do tâm lý – xã hội, môn học này vẫn tạm gọi tên là môn Tiếng Việt”.

Theo họ, “Mục đích của môn Tiếng Việt là: Tạo ra trong nhận thức học sinh một ứng xử ngôn ngữ học đối với công cụ ngôn ngữ của con người; Tạo ra trong hành trang ngôn ngữ của các em một năng lực sử dụng đúng và thành thạo tiếng Việt; Tạo ra trong tác phong các em một thói quen nghiên cứu khoa học đối với ngôn ngữ tiếng Việt”.

Với quan niệm như thế, ngay ở lớp một, các tác giả đã ” tổ chức cho trẻ em học ngữ âm tiếng Việt” để giúp học sinh không chỉ đọc, viết thành thạo tiếng Việt mà “hơn thế nữa, còn phải biết vì sao mình đọc và viết đúng cũng như vì sao mình sai hoặc chưa đúng để tự mình sửa lại”.

Các tác giả chủ trương rằng ” ở lớp một, học sinh tập trung vào mặt ngữ âm của tiếng, không sa đà vào mặt nghĩa của từ“. Lên lớp hai, các em có “nhiệm vụ học tập mới: am tường và sử dụng thành thạo từ ngữ tiếng Việt”. Nội dung giảng dạy ở lớp hai, chẳng hạn, được chia thành 5 bài (trừ bài mở đầu để ôn tập kiến thức đã học ở lớp một), đó là “Tín hiệu ngôn ngữ”, “Từ thuần Việt”, “Từ phái sinh”, “Từ Hán-Việt” và “Từ mượn phương Tây”.

Minh họa: Lê Phương.

Thật ra Ngôn ngữ học là một ngành khoa học mà chỉ những ai quyết định trở thành người nghiên cứu chuyên sâu mới cần phải học. Dĩ nhiên môn Tiếng Việt có thể gọi là Việt ngữ học. Nhưng trừ phi chúng ta chỉ giới thiệu khái quát như một cách “nhập môn”, đối với học sinh bậc tiểu học, đó cũng đã là một chuyên ngành quá chuyên sâu. Môn Tiếng Việt, theo tôi, là một môn học khác, phục vụ cho những mục đích khác.

Tại sao phải học môn Tiếng Việt?

Để làm rõ điều này chúng ta cần phải chú ý rằng trừ phi đối với những ai đi sâu vào chuyên ngành này, ngôn ngữ học chỉ cần thiết cho việc học ngoại ngữ. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rằng người bản ngữ, kể cả những người mù chữ, rất hiếm khi nói sai tiếng mẹ đẻ.

Thậm chí có thể nói rằng, chỉ có những người có học, do sức ép của những kiến thức sách vở, mới nói sai tiếng mẹ đẻ. Ví dụ, người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ khi nói không bao giờ phân biệt “gi” trong “Gia Lâm” với “r” trong “cái rổ” và “d” trong “da dẻ”.

Thế nhưng một số giáo viên đã bắt học sinh phải phát âm “Gia Lâm” như “Dja Lâm”, phải rung lưỡi khi nói “cái rổ”. Tương tự như vậy, việc người Việt một số địa phương không phân biệt “l” với “n” cũng không phải là nói sai, hay nói ngọng.

Họ chỉ nói sai so với thứ tiếng Việt của một vùng khác, chẳng hạn tiếng Việt ở Hà Nội, mà vì những lý do – chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa – khác nhau được coi là tiếng Việt “chuẩn” mà thôi. (Xin lưu ý rằng người Hàn Quốc cũng thường không phân biệt “r” với “l”, và người dân nhiều vùng ở miền Nam Trung Quốc cũng không phân biệt “l” với “n”).

Ngôn ngữ học phương Tây – cũng có nghĩa là ngôn ngữ học nói chung – ra đời vì nhu cầu nghiên cứu, học và dạy ngoại ngữ. Nói đúng hơn, ngôn ngữ học ra đời vì nhu cầu nghiên cứu, học và dạy ngoại ngữ đã được cố định trong các văn bản thiêng liêng.

Voloshinov, trong cuốn sách kinh điển Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ, đã viết rất hay về vấn đề này: “Sinh ra trong quá trình nghiên cứu nhằm làm chủ thứ ngoại ngữ đã chết, tư duy ngôn ngữ học còn phục vụ một mục đích khác, không phải là nghiên cứu mà là giảng dạy: không phải là giải mã ngôn ngữ, mà là dạy thứ ngôn ngữ đã được giải mã.

Di tích trong các văn bản sau khi giải mã được chuyển đổi thành tài liệu giáo khoa, những hình mẫu cổ điển của ngôn ngữ. Nhiệm vụ cơ bản thứ hai này của ngôn ngữ học – nhiệm vụ tạo ra một bộ máy cần thiết để dạy thứ ngôn ngữ đã được giải mã, có thể nói như vậy, mã hóa nó hướng theo các mục tiêu của việc giảng dạy – để lại dấu ấn sâu sắc của nó lên tư duy ngôn ngữ học.

Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng – đó là ba bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, ba trung tâm có tổ chức của các phạm trù ngôn ngữ học – đã hình thành trong dòng kênh của hai nhiệm vụ của ngôn ngữ học – heuristic (khám phá, luận giải) và sư phạm”.

Phải học môn Tiếng Việt vì:

Ngoài tiếng Việt mà chúng ta dùng hằng ngày, tức tiếng mẹ đẻ, còn có những thứ tiếng Việt khác mà đối với chúng ta về bản chất là ngoại ngữ. Môn Tiếng Việt dạy những thứ tiếng Việt khác đó.

Trước hết, đó là học tiếng Việt chuẩn hóa. Mặc dù tiếng nói ở mọi vùng đều đúng, nhưng vì các lý do văn hóa – xã hội khác nhau, ở mỗi quốc gia người ta thường chọn (đôi khi thông qua một chính sách ngôn ngữ mang tính cưỡng bức) một phương ngữ cụ thể như là thứ tiếng “chuẩn”.

Thứ tiếng “chuẩn” ấy thường là phương ngữ của thủ đô – do vai trò quan trọng của nó – tuy rằng điều đó không phải bao giờ cũng đúng. Một ví dụ là tiếng Anh. Trước kia, tiếng Anh “chuẩn” là tiếng Anh London. Về sau, tiếng Anh ở New York cũng được coi là tiếng Anh “chuẩn”.

Hiện nay, người ta cho rằng tiếng Anh Australia hay tiếng Anh Singapore… cũng “chuẩn”. Vì lý do đó, “English” ngày xưa là danh từ không đếm được, bây giờ trở thành danh từ đếm được: có nhiều thứ tiếng Anh (Englishes) khác nhau.

Tương tự như vậy, thứ tiếng Việt mà học sinh nói ở nhà là thứ phương ngữ nơi các em sống. Đó là tiếng mẹ đẻ đích thực. Nhưng khi đến trường, các em phải học tiếng Việt “chuẩn hóa” – thật ra là một phương ngữ khác, không hoàn toàn giống thứ tiếng Việt “mẹ đẻ” của các em.

Việc nắm được ngôn ngữ chuẩn hóa giúp các em thuận lợi trong giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu. Riêng đối với các em học sinh thuộc các dân tộc ít người, môn Tiếng Việt thực sự là một môn ngoại ngữ.

Thứ hai, đó là học tiếng Việt viết. Tiếng Việt viết có những quy tắc riêng của nó. Nói rộng ra, ngôn ngữ viết có những quy tắc riêng so với ngôn ngữ nói. Vật liệu chuyên chở ngôn ngữ viết không phải là âm, mà là chữ, mặc dù những hệ thống chữ viết biểu âm (như chữ Pháp, chữ Nga, chữ Hàn Quốc, hay chữ Quốc ngữ của chúng ta) xuất phát từ việc ghi âm.

Sự tương ứng giữa cách viết và cách đọc (hay cách nói) không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Xin lấy lại ví dụ ở trên. Mặc dù người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ khi nói không bao giờ phân biệt “gi” (trong “Gia Lâm”) với “r” (trong “cái rổ”) và “d” (trong “da dẻ”), khi viết họ buộc phải phân biệt – theo quy tắc “chính tả”. Với các hệ thống chữ viết biểu ý (như chữ Hán) sự khác biệt của ngôn ngữ viết so với ngôn ngữ nói càng rõ hơn.

Về mặt cú pháp, do được thể hiện bằng chữ, một phương tiện ổn định hơn nhiều so với âm thanh, có thể được tiếp nhận “thầm” và tiếp nhận nhiều lần bằng mắt, ngôn ngữ viết cũng có xu hướng phức tạp hơn. Tính phức tạp của các văn bản viết còn được hỗ trợ bởi các dấu câu rất khó, hoặc không thể, biểu đạt trong ngôn ngữ nói.

Thứ ba, đó là học tiếng Việt chuyên ngành. Ngôn ngữ trong mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm riêng, với các thuật ngữ riêng và lối biểu đạt ít nhiều chuyên biệt. Chẳng cần phải là nhà ngôn ngữ học, chúng ta cũng có thể thấy rằng nghe hay đọc một văn bản chuyên ngành không phải lúc nào cũng là một việc dễ dàng.

Việc giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành, cũng tương tự như việc dạy ngôn ngữ chuẩn hóa, về bản chất là dạy một ngoại ngữ, có mục đích là giúp các em nắm được công cụ ngôn ngữ để học tập và làm việc trong một lĩnh vực nhất định.

Nói bằng các thuật ngữ chuyên môn, đó là dạy “Tiếng Việt học thuật” và “Tiếng Việt chuyên ngành”. Những điều này nghe có vẻ lạ tai, nhưng đó là một yêu cầu thực tế: việc dạy tiếng Việt chuyên ngành chẳng khác gì việc dạy tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh cho các mục đích đặc thù (English for Special Purposes), những môn học không hề xa lạ trong nhà trường.

Tóm lại, môn Tiếng Việt không thể đồng nhất với môn Ngôn ngữ học. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó không phải là giúp học sinh có kiến thức về ngôn ngữ nói chung, cũng không đơn thuần là giúp các em có kiến thức về tiếng Việt.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của môn Tiếng Việt là giúp các em nắm vững công cụ ngôn ngữ được tiếng Việt chuẩn hóa cùng các biến thể chuyên ngành của nó, một điều vô cùng quan trọng để học tập, nghiên cứu, làm việc và giao tiếp xã hội. Ngoài ra, giảng dạy tiếng Việt chuẩn hóa còn giúp củng cố cộng đồng ngôn ngữ dân tộc. Với nhiệm vụ này, cùng với môn Học văn, môn Tiếng Việt góp phần quan trọng vào việc đào tạo con người dân tộc.

Ngô Tự Lập

Vì Sao Nên Học Tiếng Hàn ?

Vì sao không nên học ngành Hàn Quốc học? – hay Những sự thật trần trụi chỉ có người học tiếng Hàn thấu hiểu.

Đừng học Hàn Quốc học vì thần tượng ngôi sao Kpop!

Văn hóa đại chúng Hàn Quốc ngày càng tạo ảnh hưởng rộng và sâu hơn vào Việt Nam, nhiều bạn tuổi teen dễ yêu thích, thần tương các idol… và chọn Hàn Quốc học, tiếng Hàn làm chuyên ngành khi thi Đại học. Khá nhiều người học ngành Hàn Quốc học, tiếng Hàn xuất thân từ fan Kpop.

Nhưng khi vào ngành Hàn rồi các bạn dễ bị hụt hơi, không theo nổi ngoại ngữ, không học nổi những môn học chuyên về văn hóa, hàn lâm, đến lúc chán idol, chán luôn ngành học v.v Nếu bạn muốn học tiếng Hàn để hiểu phim ảnh ca nhạc thì mình gợi ý bạn nên học tiếng Hàn ở các trung tâm ngoại ngữ, hơn là học Hàn Quốc học như chuyên ngành.

Vì sao?

Vì khi tình yêu với sao Kpop qua đi, chỉ còn bạn và tương lai của bạn. Bạn phải sáng suốt chọn những gì mình cần và có thể sử dụng lâu dài trong số những sở thích, mong muốn ngắn hạn.

Vì bạn cầm tấm bằng cử nhân Hàn Quốc học không phải để gặp gỡ, nói chuyện với các Idol, mà là để làm việc với người Hàn, trong doanh nghiệp Hàn Quốc.

Con người và văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc rất khắc nghiệt

Doanh nghiệp Hàn Quốc luôn bận rộn, căng thẳng, đòi hỏi kỉ luật cao và sự cống hiến hết mình của nhân viên. Các sếp Hàn không mềm mỏng, dễ thương như idol, mà khó khăn, quát tháo, cầu toàn. Nếu may mắn, bạn sẽ gặp sếp hiền lành, vui vẻ, nhưng không nhiều 😉

Chỉ trong vài thập niên, từ một nước thế giới thứ ba, GDP ngang ngửa Ghana, nghèo hơn Sài Gòn vào năm 1960, Hàn Quốc phất lên thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Điều này cho thấy 2 thế hệ gần đây của Hàn Quôc phải làm việc cật lực, như buffalow cow để đạt được “kì tích sông Hàn”. Suy ra: người Hàn rất chăm chỉ, quá chăm chỉ, sẵn sàng hy sinh cuộc sống cá nhân vì sự phát triển của công ty, xã hội, đất nước. Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng yêu cầu nhân viên phải kỉ luật và chăm chỉ, đặt lợi ích công ty lên hàng đầu.

Người Hàn rất coi trọng thứ bậc, địa vị xã hội. Tính tôn ti trật tự khắt nghiệt trong văn hóa Hàn Quốc là một trong những nguyên nhân khiến các mối quan hệ trong công ty thêm mệt mỏi. Trong các cuộc khảo sát, người Hàn cũng bày tỏ trường lớp, công việc, xã hội quá căng thẳng, mệt mỏi khiến họ không có thời gian cho bản thân, gia đình, cảm thấy không hạnh phúc và lạc lõng. Hàn Quốc, cùng với Nhật Bản là hai nước có tỉ lệ tự tử cao nhất nhì thế giới.

Bạn có sẵn sàng làm việc trong một môi trường căng thẳng, khắc nghiệt như vậy?

Và còn vô vàn lí do khác khiến người nước ngoài nói chung và người VN nói riêng khó hòa hợp với người Hàn khi kinh doanh, giao dịch, làm việc. Ở VN mình, vô vàn người tốt nghiệp ngành Hàn, ra trường đi làm trong công ty Hàn vài năm là bỏ ngành, bỏ nghề, theo hướng khác.

Bàn về văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc thì nói hoài không hết, mình chỉ điểm qua một số nét đặc trưng nhất thôi. Nếu bạn là người không chịu được căng thẳng, không có kỉ luật cao, không thể tỉ mỉ, không dễ quy phục, không đặt nặng tôn ti trật tự… thì rất khó làm việc hòa hợp với người Hàn, trong công ty Hàn.

Học Hàn Quốc học – giỏi kiến thức hàn lâm nhưng không có chuyên môn thực tiễn

Ngành Hàn Quốc học đào tạo sâu về kiến thức văn hóa, xã hội, ngôn ngữ Hàn, những kiến thức này rất có ích nếu bạn dự định đi theo hướng nghiên cứu, giảng dạy.

Nhưng số người học ngành Hàn Quốc học rồi đi theo hướng nghiên cứu thì ít, số người học rồi ra đi làm thì nhiều. Những kiến thức bạn học được ở trường sẽ không đủ để có thể đi làm công việc có chuyên môn cụ thể. Mới ra trường, bạn không biết về các quy định, giấy phép, thủ tục hành chính nhà nước, bảo hiểm, chính sách, luật nhân sự, logistic, không có chuyên môn marketing, sales, cũng chả biết kế toán… bạn chỉ có ngôn ngữ làm cần câu cơm. Trong công ty, làm thông dịch nghĩa là… làm trung gian thông ngôn để công việc công ty được suôn sẻ, ngoài ra phụ thêm một số công việc hành chính nhân sự khác.

Dịch giỏi cỡ nào mà không rành business, những thông tin, nghiệp vụ nhưng mình nói ở trên, thì chẳng bao giờ có thể phát triển chuyên môn, thăng tiến được.

Nếu các bạn chưa học ngành Hàn Quốc học, hãy suy nghĩ thật kĩ!

Có anh chị bạn bè nào đã học ngành Hàn Quốc học, ra trường và đồng cảm với Quyên không ạ? 😀

Cuối cùng thì,

Hãy luôn lạc quan, cố gắng trọn vẹn trong mỗi việc mình làm và luôn đổi mới bản thân. Chắc chắn bạn sẽ gặp những thành quả xứng đáng, dù bị vất vào đâu vẫn luôn sống được và phát triển tốt.

– Nguồn Internet –