Văn Học Là Tiếng Nói Của Tình Cảm / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Chứng Minh Ca Dao Là Tiếng Nói Tình Cảm Của Con Người Việt Nam

Chứng minh ca dao là tiếng nói tình cảm của con người Việt Nam

Tham khảo bài làm 1: Tình yêu quê hương của người dân lao động Việt Nam qua Ca dao – dân ca.

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

Tham khảo bài làm 2: Chứng minh rằng ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước mà người Việt Nam rất trân trọng.

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Tham khảo bài làm 3:Chứng minh ca dao là lời hát tâm tình là bài ca về tình yêu quê hương đất nước của người lao động

Ca dao là lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Ai trong chúng ta lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất quê hương cũng đều cảm nhận được cái hay cái đẹp của Văn học dân gian ngay từ lúc còn nằm trong nôi qua lời ru của mẹ. Vì vậy, có ý kiến nhận định rằng: “Ca dao và lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước”.

Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta nhận thức được cái đẹp, cái toàn mĩ bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình. Rất mộc mạc và chân tình tha thiết đến xốn xang. Ta hãy nghe nỗi lòng người đi xa nhớ quê hương!

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao đơn sơ nhưng đậm đà. Đây là bức tranh thủy mạc.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi từ những địa danh ngọt ngào.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn

Đài nghiên tháp bút chưa mòn

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Một cung đàn gảy lên đôi khi còn chùng phím, nhưng sao mỗi bài ca dao đều đem đến cho ta những tình cảm ấm áp và trìu mến lạ kì. Tất cả như một bản đồng ca trỗi lên từ mỗi tâm hồn yêu nước gắn bó với quê hương của mình. Đọc nó ta như bắt gặp lại chính mình trong nhạc điệu rộn ràng bất tử của quê hương, Tất cả như đánh thức trong ta thứ tình cảm mơ hồ nhưng chợt bùng lên như đánh thức ngọn lửa.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khỏi tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Sẽ chẳng thể nào quên được những “cành trúc” gió đưa nhẹ nhàng trong gió, tiếng chuông ngân nga vang vọng trong khoảng không tĩnh mịch “mặt nước” hồ lăng đang sương mù mơ hồ huyền diệu. Cảnh đẹp ở miền Nam không mang vẻ cổ kính như Huế cũng chẳng tĩnh lặng như bức tranh Tây Hồ, mà ở đây, dường như sống động hơn.

“Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định Đồng Nai thì về”

Câu ca dao như tiếng gọi của chính quê hương, níu bước chân người ra đi, mời đón kẻ trở về, đất mẹ mở rộng vòng tay đón những đứa con. Từ xa xôi một lần được trở lại quê hương, hay được viếng thăm một miền đất “ngỡ lạ mà quen” ta chợt thấy tâm hồn mình như trải dài với bao tình cảm dạt dào tha thiết nhất.

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

Cũng một cánh cò trắng, chao liệng trên một khoảng không rộng mở, nhưng thấm vào ta một cảm giác mạnh mẽ mà rạo rực trước sự giàu đẹp của mảnh đất nổi tiếng miền Tây Nam bộ

Đến với ca dao là đến với tâm hồn Việt Nam, với trái tim Việt Nam. Một quê hương Việt Nam với những cánh cò bay, dòng sông lặng lờ trôi, hoa bưởi trắng những đêm soi bóng nước, hay chiếc đò như khúc nước, chiếc cầu tre lắt lẻo chênh vênh. Dường như mọi cảnh đẹp mà bình dị. Nhưng văn học khác với hội họa hay âm nhạc nhờ ngôn ngữ rất riêng và độc đáo. Văn học còn thể hiện những khía cạnh khác, lột tả một chiều sâu, chiều rộng trong cuộc sống mà các nghệ thuật khác không thể thay thế. Chính vì vậy mà sức tồn tại của Văn học luôn được ví như một tòa nhà vững chắc cùng với thơ ca, ca dao cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định sự giàu đẹp của quê hương. Nó không chỉ khái quát một vẻ đẹp đơn thuần mà từ đó đi sâu vào cuộc sống, đến với tâm hồn của mỗi con người. Chẳng khó hiểu nếu như nói ca dao chính là cái nền vững chắc cho Văn học từ đó đi lên, cuộc sống đời thường và cuộc sống tình cảm của con người luôn hòa quyện sóng đôi. Đến với cuộc sống là câu ca dao đã đi đến với con người. Câu hát của người lao động luôn vang lên qua từng câu tha thiết:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Có đổ giọt mồ hôi để làm ra vật chất, người ta mới thấu hiểu được giá trị của sức lao động. Và từ đó biết trân trọng thành quả do mình hay người khác làm ra. Câu ca dao làm ta sực nhớ đến bài học ngày còn tấm bé: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Nhung những lời tâm sự của người phụ nữ dưới thời phong kiến khắc nghiệt vẫn là những nỗi đau làm ta bật khóc.

Em như con hạc đẩu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay

Câu ca dao làm ta nhớ đến lời trách móc của người con gái đồng thời cũng tâm sự về số phận của mình.

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lòng như cá cắn câu

Cá Cắn câu biết đâu mà gờ

Chim vào lồng biết thuở nào ra

Lễ giáo phong kiến tập tục khắc nghiệt là những gọng kềm trói chặt người phụ nữ.

Thân em như tấm lụa đào

Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai

Hay

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt, ra luống cày

Gắn bó với quê hương, cuộc sống con người trang trải với ruộng vườn cảnh vật “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Một lần nữa người nông dân lại bày tỏ tâm tư của mình thông qua chú trâu người bạn gắn liền với nhà nông, với cuộc sống của họ:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Một cuộc sống ấm no là niềm mơ ước của người lao động, ước mơ giản dị mà hồn hậu vẫn để lại trong tâm hồn ta một cảm xúc đẹp. Đó là mơ ước đời thường xuất phát từ tình yêu cuộc sống lao động. Trải qua bao khó khăn thử thách và gian nan con người càng trân trọng hơn sự yên bình.

Một hạnh phúc bình dị mà họ mong chờ. Một ngôi nhà, một đồng ruộng, một con trâu và trên cả là một chút bâng khuâng của thứ tình cảm ngọt ngào. Câu hát tâm tình của chàng trai cô gái rất tế nhị mà đáng yêu:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Thật tinh tế, mộc mạc mà đằm thắm. Tình yêu của họ làm đẹp thêm ngôn ngữ Ca dao và ca dao góp phần làm đẹp cuộc sống. Tất cả đều rộng mở và dâng tặng cho đời.

Tham khảo bài làm 4:”Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm và tình làng xóm quê hương tha thiết” Em hãy chứng minh câu nói trên.

Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.

Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:

Ngó lên nuộc lạc mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

Hay:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Công cha nhu núi thái Sơn

Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta:

Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Anh em nhu thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’

Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:

Anh em như chân với tay,

Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.

Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:

Rủ nhau đic cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.

Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu:

Thương nhau ta đứng ở đây

Nước non là bạn, cỏ cây là tình.

Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:

Bầu ơi thương lấy bis cùng

Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.

Hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi: Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có: phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.

Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.

Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.

Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.

Theo chúng tôi

Khi Văn Học Thiếu Nhi Chưa Là Tiếng Nói Của Thời Đại

Đưa đến cho văn chương những điều mới mẻ bằng những sáng tạo mang dấu ấn cá nhân là ước vọng thường trực của người cầm bút. Tuy nhiên, khởi nguồn cho muôn nẻo sáng tạo ngẫm cho cùng là thực tại không ngừng biến chuyển. “Hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa do thực tiễn gợi ra” (Trần Đình Sử). Tính thời đại là một phẩm tính cần thiết của văn học nghệ thuật, trong đó có văn học thiếu nhi.

Ở Việt Nam, kể từ sau 1975, đặc biệt là sau Đổi mới, văn học thiếu nhi đã có những bước chuyển đáng kể, nhận được nhiều hơn sự quan tâm của các nhà văn. Nhật kí, tự truyện, truyện cổ viết lại, truyện giả cổ tích… là những thể nghiệm khả dụng. Nhưng cuộc tìm kiếm những hình thức biểu đạt đậm hơi thở thời đại nhiều khi lại không trùng khít với việc lắng nghe, phản ánh tiếng nói tâm hồn con người mới. Hình tượng thiếu nhi trong văn học hôm nay cơ bản vẫn bị đóng khung trong sự hồn nhiên trong sáng, trong cách ứng xử giản đơn các mối quan hệ. Mô thức tâm lí này tỏ ra phù hợp với lí thuyết của tâm lí học nhưng lại vênh lệch với thực tế. Văn học thiếu nhi sau 1975 xao nhãng mối quan hệ với hiện thực, điều mà văn học những giai đoạn trước làm khá tốt. Giai đoạn 1930-1945, vấn đề thân phận của trẻ em nông thôn được đặt lên hàng đầu. Có thể kể đến Một đám cưới, Từ ngày mẹ chết (Nam Cao), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Bữa no đòn, Thằng ăn cắp (Nguyễn Công Hoan), Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Nhà nghèo (Tô Hoài)… Từ 1945 đến 1975, hình tượng thiếu nhi yêu nước, anh hùng trở thành cảm hứng nghệ thuật chủ đạo của văn học kháng chiến: Quê nội (Võ Quảng), Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (Xuân Sách), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Lượm (Tố Hữu), Kim Đồng (Tô Hoài)… Không khí của những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đi vào các tác phẩm: Ngày công đầu tiên của cu Tí (Bùi Hiển), Khi mùa xuân đến (Lê Phương Liên), Mái trường thân yêu (Lê Khắc Hoan), Góc sân và khoảng trời (Trần Đăng Khoa)…

Sau 1975, văn học thiếu nhi cơ bản vận động theo những khuynh hướng sau: – Khai thác đề tài lịch sử, kháng chiến: Cơn giông tuổi thơ (Thu Bồn), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Búp sen xanh (Sơn Tùng), Ông Trạng thả diều (Hà Ân)… (1) – Viết lại hoặc phỏng theo cốt truyện, đề tài trong truyện kể dân gian: Chuyện ngày xưa – một trăm cổ tích (Tô Hoài), Truyện thơ cổ tích Việt Nam (Thái Bá Tân), Lá đa mặt nguyệt (Trần Quốc Toàn)… (2) – Hồi cố, tự thuật về tuổi thơ xa: Tuổi thơ Hà Nội ngày xưa (Lê Bầu), Miền xanh thẳm (Trần Hoài Dương), Trên đôi cánh chuồn chuồn (Trần Đức Tiến), Quân khu Nam Đồng (Bình Ca)… (3) – Viết về loài vật, cây cỏ, các hiện tượng tự nhiên, đồ vật: Chú ếch ăn trăng (Dương Thuấn), Con lật đật (Đặng Hấn), Sự tích mùa thu (Nguyễn Hoàng Sơn), Những chú lợn con (Nguyễn Lãm Thắng), Dòng sông mặc áo (Nguyễn Trọng Tạo)… (4) – Viết về xúc cảm đầu đời của tuổi mới lớn: Ngồi khóc trên cây (Nguyễn Nhật Ánh), Khóc nữa đi sớm mai (Mường Mán), Hoàng tử online, Shock tình (Kawi), Thưa thầy em yêu anh (Ngọc Hân), Xu Xu đừng khóc (Hồng Sakura), Osin nổi loạn (Suly)… (5) – Phản ánh sinh hoạt đời thường của trẻ em trong cuộc sống hôm nay: Đốm lửa trên đồng (Mai Bửu Minh), Nhật kí hội Cầu Vồng (Đỗ Bích Thúy), Ông ngoại (Nguyễn Ngọc Tư), Cuộc chiến tóc ngắn tóc dài (Vũ Thị Thanh Tâm), Con ma da sau vườn (Nguyễn Ngọc Hoài Nam)… (6)

Những hướng đi này đều có những thành công nhất định. Với khuynh hướng (1), góc nhìn về hiện thực lớn có nhiều thay đổi. Các tác giả đã quan tâm nhiều hơn đến những giông gió dữ dội của lịch sử có khả năng sinh thành một thế hệ anh hùng nhỏ tuổi nhưng cũng đồng thời thổi bạt sự bình yên, lấy đi nhịp đập của những trái tim chưa đến tuổi mười lăm. Những tác phẩm ở khuynh hướng (2) thể hiện ý thức giữ gìn văn hóa dân gian một cách sáng tạo của các tác giả. Khuynh hướng (3) gắn với những cuộc trở về bồi hồi xúc động của những nhà văn tuổi trung niên. Tự truyện đã dẫn lối để họ được chân thành úp mặt cười khóc với ấu thơ nghèo khó mà nghĩa tình, khí khái. Ở hướng đi (4), văn học thiếu nhi ít có khả năng dẫn dắt trẻ thơ vào những cuộc rong chơi mới như các tác phẩm thuộc khuynh hướng (5) với những câu chuyện về tình yêu tuổi teen. Đây là sự tiếp tục đề tài rung động đầu đời của tuổi học trò trong văn học thiếu nhi trước đấy, đặc biệt là trong văn học đô thị miền Nam đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, chúng ta không có nhiều nhà văn như Nguyễn Nhật Ánh, Mường Mán nên nhiều tác phẩm trở thành thứ ngôn tình nặng tính giải trí, thiếu sự đầu tư về nghệ thuật.

Dù là quán tính hay sở thích, dù là nỗ lực làm mới hay là sự quẩn quanh an toàn, văn học đương đại nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng vẫn chưa thể là người đồng hành tin cậy và trách nhiệm của thời đại. Nếu các nhà văn của thiếu nhi sau 1975 không “đóng cửa phòng văn hì hục viết”, họ sẽ nhìn thấy những vấn đề thuộc về trẻ từ văn minh công nghiệp, từ xu hướng toàn cầu hóa như phát triển nhanh về tâm sinh lí, nhạy cảm trước cái mới, đa dạng về thị hiếu… và cả những căn bệnh rất thời sự như tự kỉ, vô cảm, lối sống hưởng thụ, đua đòi, bắt chước, tâm lí cả thèm chóng chán, mối quan hệ lỏng lẻo với văn hóa truyền thống, sự non kém về kĩ năng sống, bạo lực học đường… Thực tế cuộc sống đã cho các tác giả những gợi ý mà nếu hứng bắt được thì tác phẩm của họ sẽ rất tươi mới, cập thời.

Văn học thiếu nhi không chỉ là câu chuyện riêng của các em. Những tác phẩm có tầm vóc, có tuổi thọ vượt không gian và thời gian thường phản ánh sâu sắc, tinh tế đến không ngờ những vấn đề lớn của xã hội mà mãi đến những giai đoạn tiếp theo của cuộc đời trẻ mới thức nhận được, còn người đọc lớn tuổi hiện tại thì không khỏi giật mình và nhức nhối. Nhà văn không thể cứ ngây thơ tìm cách bóc tách trẻ ra khỏi bối cảnh sống hiện tại, cho trẻ lửng lơ trên đôi cánh thiên thần. Thầy cô, bè bạn, xóm giềng, ông bà, cha mẹ, anh chị của trẻ, cho đến cỏ cây, muông thú, núi rừng, biển cả… đều đang từng ngày từng giờ bị cuốn vào guồng quay của cơ chế thị trường nhiều cơ hội và cũng lắm thử thách. Thế giới “phẳng” mang con người đến gần nhau hơn và cũng dễ dàng đẩy họ ra xa nhau. Hiện đại – truyền thống, giàu sang – khốn khó, thiên thần – ác quỷ, sáng tạo – giới hạn… sẽ luôn song tồn trong bối cảnh sống vẫn được xem như sự lên ngôi của chủ nghĩa tiêu thụ. Sự biến đổi môi trường sống từ đồng bằng đến rừng núi, biển cả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, số phận và phương cách sinh tồn của con người, trong đó có một bộ phận không nhỏ tuổi học trò. Di tích văn hóa bị xâm hại. Những trẻ thơ chưa kịp sống với tuổi xanh đã phải làm mẹ vì nạn ấu dâm… Nếu văn học thiếu nhi lưu giữ sinh động những “vỉa đời” đó, hẳn độc giả nhí không mải cúi đầu vào smartphone và người lớn cũng không còn dửng dưng đi giữa cuộc sống.

Thực tế, một số tác giả, tác phẩm văn học thiếu nhi sau 1975 khá thành công trong việc rút ngắn khoảng cách giữa trang văn và cuộc sống hiện đại. Thằng nhóc xóm tôi (Cao Xuân Sơn), Đi đến ngày xưa (Vi Thùy Linh), Nguyện cầu (Đỗ Nhật Nam)… dù là thơ nhưng tươi rói những âm thanh cuộc đời. Vương quốc lụi tàn, Làm mèo (Trần Đức Tiến), Đàn vịt bơi qua sông (Trương Tiếp Trương), Mun ơi, chạy đi! (Farhammer Mai Clara và Nguyễn Phan Quế Mai), Tắm sông (Nguyễn Ngọc Tư)… thể hiện vị trí người trong cuộc của các nhà văn với các vấn đề của sinh thái. Chúc một ngày tốt lành (Nguyễn Nhật Ánh) dùng vẻ đẹp của trẻ thơ và thế giới loài vật để hạ bệ người lớn, kể cả giới nhà báo, các vị chức sắc. Ngày xưa có một chuyện tình (Nguyễn Nhật Ánh) là một bước tiến đáng kể của tác giả khi viết về rung động đầu đời của tuổi học trò gắn với sex… Thế nhưng, thành công riêng lẻ và hiếm hoi của các tác giả cho thấy tính thời đại chưa thể là giá trị lớn của văn học thiếu nhi Việt Nam giai đoạn này. Lấy làm lạ khi Quế Hương – một người phụ nữ gần như một đời loay hoay với bệnh tật lại là nhà văn lắng nghe thường xuyên tiếng nói của thực tại. Những truyện ngắn của Quế Hương là vọng âm chân thực của cuộc sống hiện đại với những vết nứt tinh thần không thể xóa bỏ ( Bà mụ của búp bê, Tí bụi, Chiếc vé vào cổng thiên đường xanh, Ả ìa âu, Thằng tò he Xuân La, Apsara hoang dại, Ngày nắng đầu tiên, Cò gà, Lại chuyện bóng đỏ, Đãi kiến một bữa …).

Cũng trong tác phẩm này, lần đầu tiên, tuổi teen thời @ được khắc họa sống động và đúng điệu của teen đến vậy. Tuổi ô mai quá chừng thích thú khi nhìn thấy gương mặt tâm hồn, nghe thấy giọng của chính mình trong nữ sinh Ly cún, Mai tồ hay trong Sơn bóng… Đó là tập hợp một thế hệ dù cá tính nhưng hiện tượng mặc đồng phục về thị hiếu là điều không tránh khỏi: thích ăn mì cay, lướt web, đi xem phim, đi “siêu thị chỉ”, đi “uống trà chanh chém gió vù vù”; là fan cuồng của Sơn Tùng M-TP, Ông Cao Thắng, Đông Nhi, Khổng Tú Quỳnh; mặc hàng nhái rẻ tiền của Trung Quốc; mê trai đẹp… Nhân danh tuổi teen, tác giả xây dựng một thời khóa biểu thuộc thì tương lai mà ngày nào phim và ăn cũng trở thành một phần tất yếu với hi vọng việc học sẽ trở thành ngày hội. Lê Hoàng thấy được cái bóng bẩy, hào nhoáng của teen và chính thức thừa nhận, “nữ sinh là nghề tươi đẹp nhất” trong cuộc đời con người, là nghề duy nhất “có những tháng hè, có những lá me bay và có những tà áo dài buộc bụng”. Cũng không ít lần tác giả cho ta thấy sự chệch choạc của tâm hồn, xúc cảm thế hệ này ở văn hóa facebook, ở hiện tượng dễ dàng khóc cười với những thần tượng ca sĩ nhưng lại “đơ” trước lịch sử…

Lê Hoàng tạo ra sự khác biệt cho tác phẩm của mình bằng chính vốn liếng của một nhà đạo diễn dòng phim thị trường. Nhanh nhạy trong nắm bắt thị hiếu tuổi teen (ăn uống, giải trí, thần tượng, ngôn ngữ…), tận dụng đặc quyền của nghệ thuật thứ bảy, tác giả đã tạo ra một hình tượng người thầy – trai đẹp như đến từ hành tinh khác dù phần đời trong nhân vật rất dày dặn. Với sự kiêu kì của một người hiểu tiếng nói đặc thù của điện ảnh, Lê Hoàng chỉ ra ranh giới giữa nhà giáo và diễn viên, giữa lí thuyết và thực tế. Người thầy đã quay về nghiệp diễn với suy nghĩ phim trường là nơi “có thể làm mà không theo sách giáo khoa”. Sự trở về ấy không đơn thuần chỉ là đam mê mà còn là ý thức về sự đơn độc của mình trong không gian giáo dục, vì giỏi về chuyên môn, yêu lịch sử “như yêu một con người”, nói như ba của Ly cún, điều đó không mấy ai có được. Nhưng khi theo đuổi nghiệp diễn, thầy giáo đặc biệt này nhận ra rằng, ở lớp học mình có thể nói những điều mình nghĩ, còn ở trường quay mình phải nói bằng suy nghĩ của đạo diễn.

Tiểu thuyết đầu tay của Lê Hoàng như một bộ phim ăn khách nhưng tất yếu không thể sạch “sạn”. Một chút mất mát, hư hao của tác phẩm suy cho cùng cũng là bởi chất đạo diễn của nhà văn. Xu hướng đánh bóng cho showbiz, cho điện ảnh là điều không thể phủ nhận. Sự chuyển đổi vội vàng các khung hình theo lối ước lệ của điện ảnh làm cho phần sau của truyện hơi đuối. Nỗ lực làm cho hình tượng người thầy bớt chất “tài tử xinê” vô tình làm giảm giá trị của nhân vật. Để cho ngữ điệu nói dẫn dắt tác phẩm cũng gây những phản ứng tâm lí trái chiều cho người đọc. Tuy nhiên, nói rất đúng “giọng của teen” và thông qua giọng của teen để điểm trúng chỗ nhức nhối của giáo dục Việt Nam hiện tại là lối đi mới của tác giả. Cái đau đáu về những vấn đề xã hội đã tìm được con đường đi hợp lí để đến với không chỉ riêng tuổi teen. Có thể xem tác phẩm này như một gợi ý thú vị về cách viết cho trẻ em hôm nay.

Độc giả trung thành của văn học thiếu nhi là những người luôn dõi theo tiến trình vận động của bộ phận văn học này với nhiều cảm tình và kì vọng. Ngày hôm nay, nhà văn viết cho các em cũng cần phải “xuống đường”, đóng góp vai trò vào việc hình thành hệ giá trị mới trong điều kiện mới. Am tường đặc điểm tâm sinh lí trẻ, dõi theo những chuyển động tinh tế của các em trong sự chuyển động lớn của đời sống… là cơ sở để văn học thiếu nhi trình hiện một gương mặt mới. Người đọc mong mỏi nhìn thấy hơi thở cuộc sống đương đại với sự đa dạng của văn hóa, lịch sử, tôn giáo… trong văn học thiếu nhi hôm nay. Khi nhà văn mạnh dạn phát quang những hành trình mới, văn học thiếu nhi tất yếu sẽ mở rộng ý nghĩa giáo dục. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ đang làm thay đổi cuộc sống và cách sống của giới trẻ. Cùng với khuynh hướng quốc tế hóa của đời sống, thế hệ trẻ được tự do chọn nơi học hỏi, làm việc, cư trú ở mọi nước, nếu thấy phù hợp. Lúc đó, vấn đề căn cội về dân tộc, về văn hóa và bản sắc văn hóa là một tài sản riêng, một nguồn tài nguyên riêng mà mỗi cá nhân cần được chuẩn bị. Văn học thiếu nhi sẽ đóng góp tích cực vào quá trình chuẩn bị ấy bằng nỗ lực tiếp cận thời đại mới của người cầm bút.

Văn học thiếu nhi không bé nhỏ như tên gọi của nó.

Theo Nguyễn Thanh Tâm (Văn nghệ Quân đội)

Đọc Và Cảm Nhận Những Triết Lý Tình Yêu, Cuộc Sống Qua Những Câu Nói Tiếng Trung Hay Nhất

Trung Quốc được biết đến là đất nước có nhiều bậc kỳ tài do đó những câu nói hay xuất phát từ đất nước này cũng không hề ít. Vì thế, đọc và ngẫm những câu nói tiếng Trung về những triết lý cuộc sống, tình yêu không chỉ giúp bạn giác ngộ ra nhiều điều mà còn có thể giúp bạn hiểu thêm về đất nước này nhiều hơn một chút.

Những câu nói tiếng Trung hay về cuộc sống

Những câu nói hay bằng tiếng Trung trong tình yêu

Tình yêu là một tình cảm đẹp, là sự rung động hòa nhịp đập giữ hai trái tim đồng điệu về tâm hồn lẫn cảm xúc. Và những câu nói tiếng Trung hay về tình yêu luôn là chất xúc tác để chúng ta suy ngẫm, biết quý trọng tình yêu của mình hơn.

当你真的在乎一个人,多么微不足道的小细节,也变得重要起来。 Dāng nǐ zhēn de zàihū yīgè rén, duōme wēibùzúdào de xiǎo xìjié, yě biàn dé zhòngyào qǐlái. Khi bạn thực sự coi trọng một người, những chi tiết nhỏ cũng sẽ trở nên quan trọng.

你永远也不晓得自己有多喜欢一个人,除非你看见他和别人在一起。

Nǐ yǒngyuǎn yě bù xiǎodé zìjǐ yǒu duō xǐhuān yígèrén, chúfēi nǐ kànjiàn tā hé biérén zài yìqǐ.

Bạn sẽ mãi mãi không biết được bạn thích người ấy đến nhường nào, cho đến khi bạn nhìn thấy người ấy đứng với một ai khác.

把手放开,不是不爱,而是把爱藏在心中。

Bǎ shǒu fàngkāi, búshì bú ài, érshì bǎ ài cáng zài xīnzhōng.

Buông tay, không phải là hết yêu, chỉ là chuyển tình vào sâu trong tim.

我不怕别人在背后捅我一刀。 我怕回头后看到背后捅我的人是我用心对待的人

Wo bu pa ren zai bei hou tong wo yi dao. Wo pa hui tou hou, kan dao bei hou thong wo de ren shi wo yong xin dyu dai de ren

Em không sợ bị ai đó đâm một nhát sau lưng. Em chỉ sợ ngoảnh mặt lại, thấy người đâm sau lưng là người em đã chân thành đối xử.

因为我不知道下一辈子还是否能遇见你。 所以我今生才会那么努力 把最好的给你。

Yīnwèi wǒ bù zhīdào xià yī bèi zǐ huán shìfǒu néng yùjiàn nǐ. Suǒyǐ wǒ jīnshēng cái huì nàme nǔlì bǎ zuì hǎo de gěi nǐ.

Bởi vì anh không biết, kiếp sau anh có thể gặp em được không? Cho nên trong cuộc sống này, anh sẽ cố gắng trao những điều tốt đẹp nhất cho em.

嘴巴上的爱,很浅薄;用心爱,才深刻。

Zuǐba shàng de ài, hěn qiǎnbó; yòng xīn ài, cái shēnkè.

Tình yêu trên môi, rất nhạt nhòa; tình yêu bằng trái tim, mới sâu đậm.

Những status thất tình bằng tiếng Trung

Trong tình yêu, có hạnh phúc hẳn sẽ có khổ đau, không phải tất cả người yêu nhau đều được hồi đáp lại. Vì thế, nếu bạn đang thất tình thì có thể gửi gắm lòng mình qua những stt thất tình tiếng Trung, người hiểu cũng được không hiểu cũng được bởi cái bạn cần là được giải tỏa nỗi lòng mình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng dù thế giới này có lạc mất một ai đó thì ngày mai bình minh vẫn rạng ngời và bạn vẫn phải bước tiếp hành trình của chính mình.

Văn Bằng 2 Là Gì? Lợi Ích Của Việc Học Văn Bằng 2 Ra Sao?

Văn bằng 2 là gì? Đây có lẽ là những thắc mắc của không ít người đang muốn theo học văn bằng 2 tại trường cao đẳng công nghệ Y – Dược Việt Nam.

Văn bằng 2 là gì?

Văn bằng 2 là loại văn bằng được phép trao cho những người đã từng ít nhất một lần tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Khi đã đáp ứng toàn bộ chương trình theo học của đại học, cao đẳng của ngành theo học khác. Đồng thời sẽ có đủ nhân tốt để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng.

Để có thể theo học văn bằng 2 không khó như bạn nghĩ. Bạn chỉ cần là người Việt Nam đồng thời có đủ các yếu tốt sau:

Có sức khỏe bình thường để học tập,

Có lý lịch trọng sạch, không trong thời gian giam giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đã tốt nghiệp bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Nộp đầy đủ và đúng thời gian về hồ sơ theo quy định của nhà trường theo học.

Lợi ích của việc học văn bằng 2 ra sao?

Bạn có thể hoàn toàn theo học theo ngành yêu thích của bạn. Nếu như hiện bạn đang học ngành không đúng theo sở thích, vừa có thể học song song 2 ngành một lúc.

Bạn có thể vừa đi làm ở doanh nghiệp vừa tiếp thu thêm các kiến thức mới, tạo tiền đề thăng tiến trong công việc.

Học văn bằng 2 cao đẳng dược có thời gian đào tạo nhanh chóng, chỉ khoảng 12 đến 18 tháng.

Thời gian đào tạo và lịch học học linh hoạt, có thể tùy chọn sao cho phù hợp với công việc và việc học của mình

Thêm được kỹ năng, kiến thức bổ ích giúp thúc đẩy phát triển sự nghiệp của mình.

Những ưu đãi khi nộp hồ sơ xét tuyển CĐ Y Dược

Miễn 100% ký túc xá 3 năm học cho sinh sau khi làm thủ tục nhập học.

Lưu ý: Đặc biệt sẽ không áp dụng miễn phí 100% học phí đối với học ngoại ngữ (Tiếng Nhật và tiếng Hàn)

Những điều cần biết khi chuẩn bị hồ sơ xét tuyển

02 bản photo công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT, BTVH (nếu thí sinh đã tốt nghiệp)

02 bản công chứng học bạ Trung học Phổ thông, Bổ túc Văn hóa

01 bản sao giấy khai sinh

01 bản công chứng giấy chứng mình thư nhân dân hoặc thẻ căn cước

01 giấy khám sức khỏe

04 ảnh kích thước 3×4 và 02 ảnh 4×6 (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời gian nộp hồ sơ): Ghi rõ các thông tin cá nhân phía sau mỗi ảnh: Họ tên; ngày, tháng, năm sinh, quê quán.

Các giấy tờ ưu tiên (nếu có)

01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu

Hình thức nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược chính quy Thí sinh đăng ký học theo 3 hình thức sau:

Cách 1: Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY

Cách 2: Gọi điện đăng ký trực tiếp qua số hotline 0866.88.33.96

Cách 3: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng tuyển sinh Trường Cao đẳng Công Nghệ Y – Dược Việt Nam tại địa chỉ:

Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Hà Nội: 40 Trần Cung, Phường Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Đắk Lắk: 144 Phan Chu Trinh, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Gia Lai: Thôn 6 xã Trà Đa, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.