Văn Hóa Học Đường Là Gì? Thực Trạng Văn Hóa Học Đường Hiện Nay

Môi trường giáo dục sẽ đào tạo ra những thế hệ có tri thức để phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Thế hệ trẻ trong tương lai chúng là trụ cột của nước nhà. Một môi trường giáo dục lành mạnh sẽ là điều kiện cần thiết để tạo ra những công dân có tài năng và đạo đức tốt. Trường học chính là một nơi hoàn hảo để luyện tài, rèn đức, trang bị kiến thức cho thế hệ trẻ. Khi được dạy dỗ và học tập trong môi trường này, các bạn trẻ sẽ hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, thầy cô, bạn bè, những mối quan hệ khác và cả xã hội.

Phần lớn thế hệ trẻ hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhẹn và nhạy bén trong việc nắm bắt và xử lý thông tin, biết các ứng dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hóa.

Thực tế cũng đã cho chúng ta thấy rằng, môi trường học đường mà chúng ta xây dựng và coi trọng đang diễn ra rất nhiều điều thiếu văn hóa. Quan hệ giữa thầy với trò và các trò với nhau chính là yếu tố cốt lõi trong văn hóa học đường. Tuy nhiên những quan hệ này đang tồn tại rất nhiều vấn đề rất nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau, thầy đánh trò hay thậm chí là trò đánh thầy…

Những năm gần đây đã xảy ra rất nhiều tình trạng tiêu cực trong giáo dục. Thầy cô giáo nhận đút lót để nâng điểm, sửa điểm cho học sinh… điều này đã làm biến tướng các mối quan hệ trong học đường. Chính những điều này đã khiến cho trò không còn là trò, thầy không còn là thầy, thầy cô không còn sự uy nghiêm, không nhận được sự tôn trọng vốn có.

Ở đâu đó xung quanh chúng ta vẫn tồn tại những thầy cô giáo không đủ tư cách để làm tấm gương cho học trò, thiếu tinh thần trách nhiệm và có những học trò không quan tâm đến việc học, tương lai và cả cuộc đời của chúng.

Công tác giáo dục cho giới trẻ hiện nay chính là vấn đề quan trọng và cấp thiết được toàn xã hội quan tâm. Việc xây dựng được một môi trường giáo dục mà ở đó cả thầy và trò phải thực hiện theo đúng vai trò của mình, trong môi trường giáo dục đó sẽ chỉ có tình yêu thương, sự bao dung, kính trọng và biết ơn. Đó cũng chính là mơ ước của tất cả mọi người.

Đã đến lúc chúng ta cần phải thấy được sự quan trọng và cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức cũng như lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ hiện nay. Vấn đề của chúng ta hiện nay chính là xây dựng được một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày cũng luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh tất cả các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của một người công dân.

Ngành Văn Hóa Học Là Gì? Ra Trường Làm Nghề Gì?

Cập nhật: 30/12/2023

Văn hoá học là một ngành khoa học được hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con người và xã hội, nhằm nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn và như một chức năng đặc biệt. Ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn.

1. Tìm hiểu ngành Văn hóa học

Ngành Văn hoá học

Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có hệt thống kiến về văn hoá, văn hoá học lý luận và văn hoá học ứng dụng. Đồng thời, ngành học còn chú trọng về đào tạo các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội.

Ngành Văn hóa học còn cung cấp thêm về cách tổ chức công việc, sử dụng được ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp, có khả năng tự bồi dưỡng, độc lập trong nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Ngành học này giúp sinh viên có khả năng lập luận, trình bày vấn đề tốt trong nhiều môi trường khác nhau và có ý thức tự học suốt đời, biết cách quản lý thời gian, tổ chức công việc bản thân, hoàn thành mục tiêu đề ra.

2. Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

A. Khối kiến thức giáo dục đại cương B. Khối kiến thức chuyên nghiệp a. Bắt buộc b. Tự chọn theo định hướng chuyên ngành Theo Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

3. Các khối thi vào ngành Văn hóa học

Ngành Văn hóa học có mã ngành 7229040, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)

C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)

D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)

D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

D15 (Ngữ văn, Địa Lý, Tiếng Anh

D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

Mức điểm chuẩn của ngành Văn hóa học dao động trong khoảng từ 18 – 23 điểm đối với các tổ hợp môn C00, C20, D01, D14, D15, D78 dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2023.

5. Các trường đào tạo ngành Văn hóa học

Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Văn hóa học tại nước ta hiện nay gồm:

6. Cơ hội việc làm của ngành Văn hóa học

Ngành Văn hoá học ra trường làm gì?

Ngành Văn hóa học có khá ít trường đại học đào tạo nên đầu ra luôn không đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các công ty, doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa học sẽ làm việc trong những lĩnh vực sau:

Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.

Giảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề, trường nghiệp vụ về văn hóa – thông tin, về chính trị hay hành chính Nhà nước và các tổ chức xã hội.

Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch như: Sở văn hóa – thể thao du lịch, phòng văn hóa thông tin huyện, nhà văn hóa, phòng văn hóa các cấp từ Trung ướng đến địa phương.

Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí, hay biên dịch, biên soạn sách giáo khoa, soạn thảo văn bản, truyện tranh, thơ, văn…

Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng…

7. Mức lương ngành Văn hóa học

Mức lương ngành văn hóa học được phân thành 2 bậc như sau:

Đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, cơ quan quản lý nhà nước, lương cơ bản sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định của nhà nước cho cán bộ, công chức.

Đối với những cá nhân làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Văn hóa học

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Văn hóa học, bạn cần hội tụ những tố chất sau:

Có khả năng sáng tạo, linh hoạt;

Khả năng viết, biên soạn tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;

Biết cách phân tích, tổng hơp thông tin;

Nghiêm túc, chịu khó trong công việc;

Tính nhẫn nại và tỉ mỉ;

Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, có khả năng thuyết phục người nghe;

Tự tin, bản lĩnh trước đám đông;

Có ý thức trách nhiệm công dân, luôn tôn trọng và tự hào về tài sản văn hóa quốc gia và địa phương;

Có ý thức bảo tồn những kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số.

1001 Câu Hỏi Tuyển Sinh: Văn Hóa Học Là Ngành Gì?

Văn hóa học là ngành gì?

Ngành này cũng cung cấp thông tin về cách tổ chức công việc, áp dụng công nghệ vào quá trình tác nghiệp, khả năng tiếp thu kiến thức nhanh chóng, lập luận, trình bày vấn đề, quản lý thời gian và hoàn thành mục tiêu hiệu quả.

Cụ thể, chương trình đào tạo gồm các môn nền tảng về khoa học, xã hội và nhân văn (văn hóa, văn hóa học lý luận, văn hóa ứng dụng). Bên cạnh đó, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, phân tích, thuyết trình, xử lý tình huống và trau dồi tinh thần trách nhiệm với xã hội.

Dẫn nhập văn hóa so sánh

Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học

Lịch sử văn hóa Việt Nam

Các vùng văn hóa Việt Nam

Địa văn hóa thế giới

Văn hóa các nước hoặc vùng (Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á)

Văn hóa đại chúng, đô thị, truyền thông, kinh doanh

Văn hóa nông thôn Việt Nam

Văn hóa dân gian Việt Nam

Văn hóa ẩm thực, trang phục, kiến trúc, nghệ thuật

Toàn cầu hóa với vấn đề xung đột và hội nhập văn hóa

Ngoài những môn ở trên, sinh viên còn phải định hướng chuyên ngành cụ thể cho mình. Hiện tại, Văn hóa học có chuyên ngành chính gồm Nghệ thuật học & Du lịch, Quản lý văn hóa & Truyền thông,Nghiên cứu văn hóa…

Đây là ngành hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị cho sinh viên

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Văn hóa học

Vì ít trường đại học đào tạo ngành này nên số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây cũng có thể là lợi thế của sinh viên theo học ngành này. Sau khi ra trường, các bạn có thể lựa chọn làm việc ở những vị trí sau:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc với vai trò quản lý tại cơ quan nhà nước chuyên về văn hóa như Sở văn hóa, thể thao và du lịch, Phòng văn hóa thông tin, nhà văn hóa thuộc các cấp trung ương đến địa phương.

Bạn có thể làm biên tập viên tại các tòa soạn báo, tạp chí, đài truyền hình hoặc nhà phát hành sách.

Đây là cơ hội tiềm năng dành cho các bạn đang làm trong lĩnh vực Văn hóa học. Bạn có thể trở thành chuyên viên nghiên cứu tại các sở, viện hoặc trung tâm nghiên cứu về khoa học, xã hội và nhân văn.

Phóng sự ngành Văn hóa học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Nguồn: YouTube – KHOA VĂN HOÁ HỌC – TRƯỜNG ĐHKHXH&NV – ĐHQG – TPHCM)

Các trường đại học đào tạo ngành Văn hóa học

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Văn hóa TP.HCM

Đại học Văn hóa Hà Nội

Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

Đại học Văn Hiến

Đại học Trà Vinh

Đại học Thủ Dầu Một

Minh Nguyệt (Theo tuyensinhso)

Nguồn hình ảnh: Pexels

Đường Hóa Học Tiếng Anh Là Gì?

Đường hóa học còn được gọi chất tạo ngọt nhân tạo, chất thay thế đường thông thường là hóa chất tổng hợp dùng thay thế đường mía vì có vị ngọt có độ ngọt gấp trăm lần so với vị ngọt của đường tự nhiên. Đường hóa học không cung cấp hoặc cung cấp rất ít năng lượng. Ăn nhiều đường hóa học sẽ không tốt cho sức khỏe thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Đường hóa học tiếng anh là gì

Đường hóa học tiếng anh là “Saccharine”

Tác hại của đường hóa học

Đường hóa học (hay còn gọi là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt rất cao, có thể tạo vị ngọt gấp 30 đến 40 lần so với đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường và tuyệt nhiên không hề có một giá trị dinh dưỡng nào khác.

Từ vựng tiếng anh chuyên ngành hóa học

Atmosphere: Khí quyển

Atom: Nguyên tử

Alloy: Hợp kim

Base: Bazơ

Biochemical: Hóa sinh

Compose: Cấu tạo

Compound: Hợp chất

Desiccant: chất hút ẩm

Design: cấu tạo

Enamel: men

Energetics: năng lượng học

Energy: năng lượng

Fine glass: tinh thể

Fusion power: năng lượng nhiệt hạch

Gasoline: xăng

General chemistry: hóa học đại cương

Inflammable: chất dễ cháy

Interact: tác dụng lẫn nhau

Length: độ dài

Lipid: chất béo

Merchandise: hoá phẩm

Neat: nguyên chất

Negative charge: điện tích âm

Negative electric pole: âm điện

Organic chemistry: hóa học hữu cơ

Oxide: oxit

Practical chemistry: hóa học ứng dụng

Precious metals: kim loại quý

Prepare: điều chế

Pressure: áp suất

Quantic: nguyên lượng

Chắc chắn bạn chưa xem:

Radioactive isotopes: năng lượng phóng xạ

Rate: tốc độ

Raw material/ stuff: nguyên liệu

Scientist: nhà khoa học

The atomic theory: thuyết nguyên tử

Touch: tiếp xúc

Nguồn: https://lg123.info/

Phương Trình Hóa Học Là Gì?

Phương trình hóa học là gì?

Phương trình hóa học(pthh) có thể được định nghĩa là một đại diện của một phản ứng hóa học bằng cách sử dụng các công thức hóa học, dấu hiệu, chất xúc tác và chiều phản ứng.

Nó được tạo ra bởi Jean Beguin vào năm 1615. Pthh là sự thể hiện ngắn gọn của một phản ứng hóa học giữa các chất tham gia phản ứng với sự tác động của điều kiện (nhiệt, chất xúc tác…) và chất tạo thành phản ứng.

Các thành phần của một phương trình hóa học

Chất phản ứng, ký hiệu và sản phẩm là điều kiện bắt buộc trong pthh, nhiệt độ, chất xúc tác và các yếu tố khác có thể có hoặc không.

Là những chất ban đầu tham gia vào một pthh. Có thể có 1 hoặc nhiều chất cùng tham gia để tạo thành 1 hoặc nhiều sản phẩm khác nhau trong 1 phương trình phản ứng (ptpu) hóa học. Chất phản ứng nằm bên trái pthh.

Ví dụ phản ứng tạo thành muối hóa học có pt sau:

Trong đó chất tham gia phản ứng là Na và Cl.

Là chất tạo thành từ 1 hoặc nhiều pthh. Có thể có 1 hoặc nhiều sản phẩm tạo thành từ một pthh, các sản phẩm cũng đa dạng như chất vô cơ, hữu cơ, chất khí, nước… Sản phẩm tạo thành nằm bên phải pthh.

Ví dụ phản ứng hóa học giữa axit nitrit và kẽm sẽ tạo thành các sản phẩm sau:

HNO3 + Zn → Zn(NO3)2 + 2NO2 + H2O

Các sản phẩm của phản ứng trên là nước, kẽm nitrat( Một loại muối nitrat) và khí No2.

Thuốc thử là các hợp chất hóa học, được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng hoặc kích hoạt phản ứng xảy ra. Nó được đặt hoặc ký hiệu phía trên biểu tượng mũi tên của phương trình hóa học. Các loại thuốc thử thông dụng như thuốc tím( KMnO4), nước Brom, Fe2O3…

Chất xúc tác có thể là nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Một số phản ứng hóa học cần điều kiện trên mới sảy ra phản ứng hoàn toàn.

Ví dụ phản ứng giữa axetilen và H2 với chất xúc tác là niken, nhiệt độ 150 ºC sẽ tạo thành ethena.

Tùy vào từng phương trình phản ứng mà chiều của phản ứng sẽ khác nhau, trong phương trình hóa học có 2 loại chiều phản ứng sau:

Phản ứng một chiều

Là phản ứng sảy ra hoàn toàn, các chất tham gia phản ứng biến đổi hoàn toàn thành các sản phẩm khác nhau. Và không sảy ra trường hợp sản phẩm chuyển ngược lại thành các chất tham gia phản ứng. Ký hiệu phản ứng một chiều là →

Phản ứng thuận nghịch

Trong nhiều trường hợp sản phẩm tạo thành có thể phản ứng ngược lại để tạo thành các chất đã tham gia phản ứng trước đó. Ký hiệu là ⇌.

Chiều mũi tên từ trái sang phải là chiều phản ứng thuận.

Chiều mũi tên từ phải sang trái là chiều phản ứng nghịch.

Trong hóa học thì phản ứng thuận nghịch phổ biến hơn phản ứng một chiều.

Phương trình hóa học có thể không cân bằng hoặc cân bằng. Điều kiện cân bằng là số lượng các chất tham gia phản ứng phải bằng các sản phẩm tạo thành phản ứng. Nếu các ion có mặt, tổng các điện tích dương và âm ở cả hai phía của mũi tên cũng phải bằng nhau.

Các pha cũng được gọi là trạng thái vật lý. Đó là mô tả của pha như chất rắn (s), chất lỏng (l), khí (g) và dung dịch nước (aq) trong cả chất phản ứng và sản phẩm. Chúng được viết bằng dấu ngoặc đơn và thường được ghi trong chất phản ứng hóa học tương ứng, được biểu thị bằng các ký hiệu.

Cách viết một phương trình hóa học

Để viết được một phương trình hóa học cụ thể các bạn cần nắm vững những bước sau:

Trong một pthh, các chất phản ứng được viết ở bên trái và các sản phẩm tạo thành được viết ở bên phải.

Các hệ số bên cạnh các chất tham gia phản ứng và sản phẩm cho biết số mol của một chất được tạo thành hoặc sử dụng trong phản ứng hóa học.

Các chất phản ứng và sản phẩm được phân tách bằng một mũi tên 1 chiều hoặc 2 chiều.

Các pthh nên chứa thông tin về các tính chất trạng thái của sản phẩm và chất phản ứng, cho dù dung dịch nước (hòa tan trong nước – aq), chất rắn, chất lỏng (l) hoặc khí (g).

Nếu có chất xúc tác hay điều kiện ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng thì các bạn nên ghi rõ phía trên hoặc dưới dấu mũi tên.

Các loại phương trình hóa học cơ bản

Tùy vào các chất tham gia, chất xúc tác và điều kiện, chúng ta có thể phân loại phương trình phản ứng thành các dạng chính sau:

Phương trình phản ứng oxi hóa khử

Đây là dạng phương trình hóa học phổ biến và thường xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng. Phản ứng oxi hóa khử có các đặc điểm sau:

Chất khử: Là chất có khả năng nhường electron.

Chất oxi hóa: Là chất có khả năng nhận thêm electron.

Điều kiện: Chất tham gia phản ứng phải tồn tại đồng thời chất khử và chất oxi hóa.

Ví dụ minh họa:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3+ 8SO2

Phương trình phản ứng trao đổi

Loại phản ứng này trái ngược hoàn toàn với phương trình oxi hóa khử, các hợp chất tham gia phản ứng chỉ trao đổi thành phần cấu tạo mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa.

Có 4 loại phản ứng trao đổi chính gồm: 1. Phản ứng trao đổi giữa 2 loại muối với nhau

Các muối tham gia phản ứng phải là chất tan và sản phẩm tạo thành phản ứng phải có chất kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ: BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2

2. Phản ứng trao đổi giữa axit và bazơ

Phản ứng xảy ra mà không cần bất kỳ điều kiện về chất tham gia và chất tạo thành phản ứng.

Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl+ H20

3. Phản ứng trao đổi giữa axit và muối

Khi axit tác dụng với muối thì sản phẩn tạo thành từ phản ứng này là muối mới và axit mới. Chất tạo thành phải tồn tại 1 sản phẩm kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ: H2SO4 + ZnCl2 → ZnSO4 + 2HCl

4. Phản ứng trao đổi giữa bazơ và muối

Sản phẩm tạo thành là muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: 2NaOH + ZnCl2 → 2NaCl + Zn(OH)2

Phương trình hóa học cung cấp thông tin về các chất tham gia và tạo thành một phản ứng hóa học. Vì vậy bạn cần hiểu rõ và viết chính xác để giải quyết đúng các dạng bài tập trong hóa học vô cơ hoặc hữu cơ nha.