Văn Bằng 2 Tiếng Trung Đại Học Xã Hội Nhân Văn / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Trường ĐH KHXH&NV có lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển. Sau Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở Đại học Văn khoa ở Hà Nội, Trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và là trường thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn.

Đến ngày 01-3-1957, Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn.

Từ năm 1976 đến năm 1996, Trường trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30-3-1996, Trường mang tên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện nay, Trường đào tạo các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và các khoá đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu xã hội. Các chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu đa dạng của người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Từ thành quả đào tạo của trường, nhiều cựu sinh viên đã và đang đóng góp không ngừng nghỉ cho sự phát triển của đất nước, nhiều cựu sinh viên đã trở thành những chính trị gia xuất sắc của đất nước với các trọng trách như như Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Uỷ viên Bộ chính trị, bí thư các tỉnh thành phố,…

Cơ cấu ngành đào tạo của Trường được xác lập theo định hướng nghiên cứu; nâng cao chất lượng các ngành học cơ bản – truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các ngành học ứng dụng – hiện đại; thực hiện quy mô hợp lý đối với các phương thức và loại hình đào tạo: ổn định quy mô hệ chính quy và văn bằng 2, giảm quy mô hệ vừa làm vừa học, và mở hệ đào tạo chất lượng cao ở bốn ngành Quan hệ quốc tế; Báo chí – Truyền thông, Ngôn ngữ Anh, Nhật Bản học.

Nhà trường là đơn vị tiên phong trong việc khai mở ra những ngành đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu xã hội như: Việt Nam học, Đông phương học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Đô thị học, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý…; là đơn vị dẫn đầu cả nước về việc thu hút sinh viên và học viên quốc tế với trên 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ đến học tập toàn thời gian và trên 5.000 lượt học viên, sinh viên đến học tập, nghiên cứu ngắn hạn hàng năm.

Hiện nay, toàn trường có hơn 20.000 sinh viên các hệ đại học và sau đại học được đào tạo theo 54 chương trình giáo dục (phân ngành) thuộc 27 ngành đào tạo bậc đại học, 43 chương trình sau đại học và trên 10 chương trình liên kết quốc tế. Chương trình đào tạo Việt Nam học, Ngữ văn Anh, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ học, Báo chí, Công tác xã hội đã được Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) kiểm định chất lượng.

Các nhà nghiên cứu của Trường đã và đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu, đóng góp quan trọng trong việc tăng cường tri thức khoa học và phát triển xã hội, đặc biệt là tại khu vực Nam Bộ. Nhiều thành quả nghiên cứu của giảng viên Trường đã được công bố trên các tạp chí, sách giáo khoa, sách tham khảo được xã hội đón nhận và đánh giá cao. Thêm vào đó, với nhiều đối tác là các trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới, Nhà trường còn là cầu nối và là đối tác học thuật quan trọng để tiếp nhận và áp dùng nhiều khung lý thuyết mới, phương pháp mới, cách tiếp cận mới và góc nhìn mới trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam.

Các hoạt động hợp tác quốc tế là điểm mạnh của Nhà trường. Trường có quan hệ đối tác với hơn 250 trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Quan hệ quốc tế được thể hiện trong nhiều hình thức đa dạng bao gồm: Trao đổi sinh viên và giảng viên theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn; Các chương trình học tập ở nước ngoài; Các chương trình đào tạo chung và công nhận tín chỉ lẫn nhau cấp đại học học sau đại học; Các dự án nghiên cứu chung và tổ chức hội nghị/hội thảo khoa học quốc tế và xuất bản các ấn phẩm khoa học về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Trường luôn nằm trong số các trường có hoạt động sinh viên sôi nổi của thành phố và của phong trào sinh viên cả nước. Nhà trường là nơi khởi đầu của Chiến dịch Xuân tình nguyện mà nay đã trở thành hoạt động tình nguyện quốc gia; là nơi mà lễ hội văn hoá các ngành học trở thành bản sắc với Lễ hội văn hoá Đông phương, Ngày hội Việt Nam học, Ngày hội Nhân học, Ngày hội Xã hội học, Ngày hội văn hoá Tây Ban Nha… hay Điểm hẹn văn hoá nhân văn phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc…

Sinh viên trường với đặc trưng ngành học về văn hoá, ngôn ngữ của nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Nga, Italia, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… đã tạo nên một môi trường học thuật đa văn hoá. Hàng năm, có hàng trăm sinh viên tham gia các chương trình giao lưu, trao đổi văn hoá với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Trường ĐH KHXH&NV cũng là nơi mà đông đảo sinh viên được tiếp nhận các học bổng học tập ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc…

Với uy tín, chất lượng, truyền thống đào tạo, tháng 5 năm 2017, Trường nhận Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) cấp.

7. CƠ SỞ ĐÀO TẠO:Hiện nay, Trường có hai cơ sở đào tạo:– Cơ sở chính: tại số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1 với diện tích 1,2 ha. Cơ sở chính gồm văn phòng Ban Giám hiệu, các phòng/ ban, khoa, bộ môn, trung tâm… đào tạo sau đại học, các chương trình dành cho cho học viên người nước ngoài, các chương trình liên kết quốc tế và sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao.– Cơ sở Linh Trung, Thủ Đức: rộng trên 23 ha đào tạo sinh viên từ năm thứ nhất đến khi tốt nghiệp. Trường đang đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở Linh Trung thành cơ sở đào tạo hiện đại, có các khu chức năng như nhà làm việc, giảng dạy, nghiên cứu, thư viện, bảo tàng, khu phức hợp thể dục thể thao, dịch vụ,… nằm trong khu quy hoạch chung rộng hơn 700 ha của ĐHQG-HCM.

(Theo thông tin của Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn)

Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội &Amp; Nhân Văn

Cập nhật: 21/10/2020

Tên trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Tên tiếng Anh: University of Social Sciences and Humanities (USSH)

Mã trường: QHX

Loại trường: Công lập

Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Văn bằng 2 – Liên kết quốc tế

Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243.8585.237

Facebook: chúng tôi

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2020

1.Thời gian và hồ sơ xét tuyển

Theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch của trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có kết quả kỳ thi THPT năm 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho từng tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển do Trường ĐHKHXH&NV quy định.

Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level) đáp ứng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đáp ứng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đáp ứng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương đáp ứng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường ĐHKHXH&NV.

Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại học chính quy hiện hành của Bộ GD-ĐT và Quy chế đặc thù của ĐHQGHN đáp ứng quy định của Trường ĐHKHXH&NV.

3. Phạm vi tuyển sinh

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

Xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020.

Xét tuyển theo phương thức khác: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét tuyển khác theo A-level, SAT, ECT, IELTS hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

– Xét tuyển học sinh thi THPT năm 2020: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN. Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi/môn thi THPT đã công bố trên cơ sở nguyên tắc lấy tổng điểm (bao gồm cả ưu tiên khu vực và đối tượng) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

(*) Các chương trình đào tạo chất lượng cao (Báo chí – QHX40, Khoa học quản lý – QHX41, Quản lý thông tin – QHX42, Quốc tế học – QHX43): Thí sinh phải đảm bảo điều kiện môn Ngoại ngữ (tiếng Anh) của kì thi THPT năm 2020 đạt tối thiểu điểm 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định của Bộ GD-ĐT và ĐHQGHN.

– Các đối tượng khác: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 của ĐHQGHN.

4.3. Chính sách ưu tiên và xét tuyển thẳng

5. Học phí

Học phí dự kiến năm học 2020 – 2021:

+ Các chương trình đào tạo chuẩn (trừ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn): 980.000đ/tháng (9.800.000đ/năm), tương đương 270.000đ/tín chỉ.

+ Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn: 1.170.000đ/tháng (11.700.000đ/năm), tương đương 270.000đ/tín chỉ.

+ Các chương trình đào tạo chất lượng cao (thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo): 3.500.000đ/tháng (35.000.000đ/năm).

II. Các ngành tuyển sinh năm 2020

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN) Khuôn viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN) Toàn cảnh Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN) trên cao

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: tuyensinhso.com@gmail.com

Phương Án Tuyển Sinh Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Tphcm 2022

– Tuyển sinh trong cả nước,

– Tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016 do các trường ĐH chủ trì

– Thí sinh có điểm trung bình cộng 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12) từ 6,5 trở lên; có hạnh kiểm năm học lớp 10, năm học lớp 11 và học kỳ 1 năm học lớp 12 đạt từ loại khá trở lên.

– Trường áp dụng nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ vào các ngành ngôn ngữ (cụ thể là vào các ngành: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Tây Ban Nha và Ngôn ngữ Italia);

Áp dụng nhân hệ số 2 môn Ngữ văn vào ngành Văn học và Ngôn ngữ học; môn Lịch sử vào ngành Lịch sử; môn Địa lí vào ngành Địa lí học; tiếng Nhật vào ngành Nhật Bản học.

– Ưu tiên xét tuyển thí sinh thi đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Chứng chỉ tiếng Anh vào tất cả các ngành; tiếng Pháp vào ngành Ngôn ngữ Pháp; tiếng Nga vào ngành Ngôn ngữ Nga; tiếng Trung vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và Đông phương học; tiếng Đức vào ngành Ngôn ngữ Đức; tiếng Nhật vào ngành Nhật Bản học; tiếng Hàn vào ngành Hàn Quốc học.

– Các chứng chỉ này phải do các trung tâm khảo thí hoặc đào tạo có thẩm quyền hoặc được ủy quyền cấp. Tất cả các chứng chỉ ngoại ngữ phải còn thời hạn hai năm tính từ ngày cấp chứng chỉ.

– Chương trình cử nhân tài năng: tuyển sinh vào ngành Văn học, Ngôn ngữ học và Lịch sử. Chương trình chất lượng cao: tuyển sinh vào ngành Báo chí – truyền thông và Quan hệ quốc tế.

Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH Khoa Học Xã hội nhân văn TPHCM năm 2016:

Trường giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 bằng với năm 2015: 2850 chỉ tiêu.

Ngành và tổ hợp môn xét tuyển năm 2016

Tuyensinh247.com – Theo Trần Huỳnh

Học Các Ngành Xã Hội &Amp; Nhân Văn Ra Trường Sẽ Làm Gì?

* Danh sách 6 bạn đọc được nhận quà tặng của chương trình

Các tư vấn viên của chương trình gồm: TS Phạm Tấn Hạ – phó phòng Đào tạo và TS Trần Thị Kim Xuyến – trưởng khoa Xã hội học (đến từ trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP.HCM); TS Lê Thị Thanh – trưởng khoa Ngoại Ngữ ĐH Mở Bán công chúng tôi và ông Huỳnh Văn Thôi – trưởng phòng tư vấn nhân sự công ty tuyển dụng nhân sự HR Việt Nam.

* Em muốn hỏi khoa ngữ văn Anh học những gì?(chi, 18 tuổi, lucky_dolphin128@)

– TS Lê Thị Thanh: Chương trình cử nhân Ngữ văn Anh – giống như những chương trình cử nhân của các ngành học khác — được thiết kế theo chương trình khung giáo dục đại học do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định nhằm đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và đạo đức cho người học một cách toàn diện.

Học sinh theo học ngành Ngữ văn Anh sẽ học những khối kiến thức cơ bản của ngành ngoại ngữ như nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, văn hóa, văn học Anh – Mỹ. Sinh viên cũng sẽ học những môn thuộc khối giáo dục đại cương như Triết học Mác-Lênin, ngoại ngữ II, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, tin học và phương pháp nghiên cứu khoa học….

* Xin hỏi ngành ngữ văn của trường ĐH KHXH&NV sau khi học xong ra làm gì? Có đi dạy được không? Nếu có thể đi dạy thì sẽ dạy ở lĩnh vực nào, có được dạy trong trường phổ thông không? Xin cám ơn! (văn hạ, 19 tuổi, tphcm)

– TS Phạm Tấn Hạ: Với những kiến thức đã được trang bị trong 4 năm ở giảng đường đại học, khi tốt nghiệp ngành Ngữ văn, bạn có khả năng làm công tác nghiên cứu, công tác giảng dạy, công tác tại các cơ quan văn hóa – thông tin, xuất bản, báo chí… Tùy theo khả năng của bạn, bạn có thể giảng dạy môn Văn học ở các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường phổ thông trung học.

* Em là một thí sinh tự do. Năm nay em dự thi vào khoa Đông phương học của trường ĐHKHXH&NV, vậy em xin hỏi sau khi em ra trường cơ hội việc làm của em sẽ như thế nào? (TRAN VAN TAN, 20 tuổi, BINH DUONG)

– TS Phạm Tấn Hạ: Sau khi ra trường với tấm bằng Cử nhân Đông phương học, em sẽ có đủ chuyên môn và năng lực để làm việc trên các lĩnh vực khác nhau như ngoại giao, kinh tế đối ngoại, du lịch, văn hóa, khoa học, giáo dục… Mặc dù nhà trường chưa có những con số thống kê chính thức về số lượng sinh viên có việc làm sau khi ra trường nhưng khoa Đông phương học là một trong những khoa có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao.

* Kính chào TS Lê Thị Thanh, gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành tiếng Anh nói riêng và khoa ngoại ngữ nói chung đã và đang là một ngành thu hút thí sinh dự thi cao nhất. Thế nhưng, khi học xong, ra trường, thực tế, số người có việc làm đúng ngành đào tạo thì rất ít ỏi và hầu như họ phải làm trái nghề

Vậy trong tương lai, phương hướng của việc đào tạo ngoại ngữ ra sao? Ngoại ngữ là một ngành chiến lược lâu dài, vậy phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả đào tạo? Chúng ta có thể kết hợp việc học lý thuyết và thực tế được không? Làm thế nào để văn bằng chúng ta được thế giới công nhận? Kính chào TS! (PHAN LAC DONG QUAN, 41 tuổi, SEATTLE, W.A, Hoa Ky)

– TS Lê Thị Thanh: Chương trình đại học ngoại ngữ ngày nay chú trọng việc trang bị kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ có tính ứng dụng cao. Một số chương trình ĐH ngoại ngữ đã thiết kế các chuyên ngành mang tính hướng nghiệp như phương pháp giảng dạy và biên-phiên dịch để trang bị kỹ năng nghiệp vụ giảng dạy ngoại ngữ và công tác dịch thuật. Sau khi tốt nghiệp người học có thể sử dụng kiến thức và khả năng để đi giảng dạy ngoại ngữ hay làm công việc biên-phiên dịch theo như chuyên ngành đã học.

Cụ thể là chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ của ĐH Mở Bán Công chúng tôi ngoài 2 chuyên ngành phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và biên-phiên dịch thương mại và du lịch, khoa có thiết kế một số môn học mang tính nghiệp vụ như kỹ năng văn phòng, quản trị doanh nghiệp nên sinh viên tốt nghiệp ngành Ngoại ngữ cụ thể là tiếng Anh và tiếng Hoa khi ra trường có khả năng đảm nhận các công việc văn phòng như thư ký, quản lý, tiếp tân, tiếp thị, hướng dẫn du lịch đòi hỏi khả năng tiếng Anh và tiếng Hoa.

Nguyên lý đào tạo của ngành ngoại ngữ, cũng như những ngành khác là phải kết hợp lý thuyết với thực hành nên SV ngoại ngữ có điều kiện thực tập giảng dạy tại các lớp học của trung tâm ngoại ngữ cũng như thực tập biên-phiên dịch tại các công ty du lịch hay các văn phòng có giao dịch thương mại với nước ngoài.

SV tốt nghiệp đại học tại VN có thể học tiếp các chương trình cao học tại các đại học quốc tế mà không phải học lại chương trình cử nhân. Điều đó cũng chứng minh chất lượng đào tạo đại học tại VN đã đạt những tiêu chuẩn cần thiết.

* Hiện nay, SV tốt nghiệp trường KHXH&NV ra rất khó xin việc làm, xin thầy cho em biết học ngành gì thì khi ra trường sẽ dễ xin việc? Cám ơn thầy nhiều! (Pham Cong Vinh, 18 tuổi, 22 Tran Hung Dao, HN)

– Ông Huỳnh Văn Thôi: Ngành ngoại ngữ nói chung, Anh văn nói riêng và ngành Báo chí đang được các công ty trong và ngoài nước tuyển dụng nhiều nhất, các ngành khác như Văn, Sử, Địa, Đông Phương học, Xã hội học thì ít có nhu cầu tuyển dụng cho những doanh nghiệp kinh doanh.

* Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển sinh ngành Thư viện-Thông tin học ở cả hai khối C & D. Việc học ở hai khối có giống nhau không? Em thấy ngành Thư viện hiện nay đang cần nhiều nhưng sao trường tuyển rất ít chỉ tiêu. Mong các thầy cô giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn! (Thiện, 20 tuổi, Thuận An – Bình Dương)

– TS Phạm Tấn Hạ: Khoa thư viện – thông tin tuyển sinh ở cả hai khối C và D1. Sau khi trúng tuyển vào khoa này, chương trình đào tạo cho cả hai khối là giống nhau.

Chỉ tiêu của năm 2005 cho khoa thư viện – thông tin là 120.

Để biết thêm chi tiết về ngành học này, em có thể liên với tôi ở phòng Đào tạo của trường theo số điện thoại: 08-8.22.19.09.

Chúc em thành công!

* Xin cho biết thông tin về đầu ra của ngành Xã hội học? (nhiều bạn đọc)

– TS Trần Thị Kim Xuyến: Để trả lời cho các câu hỏi về đầu ra của ngành xã hội học, tôi xin gửi bản thống kê tỉ lệ SV khoa Xã hội học ra trường tham gia vào các ngành nghề khác nhau trong 5 năm gần đây

* Khi học ngoại ngữ cần phải học thế nào cho hiệu quả? Có phải học ngoại ngữ là chỉ cần trí nhớ tốt, học thuộc càng nhiều từ mới càng tốt?

– TS Lê Thị Thanh: Trí nhớ tốt là có một trong những điều kiện học tốt ngoại ngữ. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định vì các bài tập thực hành trong các giờ học ngoại ngữ sẽ giúp người học hình thành các thói quen và phản xạ ngoại ngữ.

Biết nghĩa của nhiều từ sẽ làm khả năng sử dụng ngoại ngữ trở nên phong phú và linh động nếu người học biết sử dụng các cấu trúc để diễn đạt các từ ấy trong những hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra, sự năng động và nhu cầu muốn biểu lộ của người học cũng góp phần làm tăng kỹ năng sử dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả.

* Em nghe nói ĐH KHXH&NV năm nay có thêm một ngành mới đó là ngành Luật thương mại thi khối D1. Vậy ngành này đào tạo những gì? Điểm trúng tuyển vào ngành này có cao hơn các ngành khác của trường không? Chỉ tiêu là bao nhiêu? Cơ hội việc làm có cao không? Em sẽ đi làm ở đâu? Em xin cảm ơn!(Thom, 19 tuổi, hoamuadong…@yahoo.com)

– TS Phạm Tấn Hạ: Trường ĐH KHXH & NV không có đào tạo ngành Luật thương mại. Ngành này sẽ được đào tạo tại khoa Kinh tế – Đại học Quốc gia chúng tôi hoặc ĐH Luật TP.HCM.

* Kính chào TS Trần Thị Kim Xuyến, Xin TS cho biết lý do tại sao mà thí sinh ít có nguyện vọng thi vào khoa Văn, hay những môn KHXH khác như Sử – Địa, mà tập trung nhiều đến các ngành khác như Y, Dược, Kinh tế, Ngoại ngữ…? Nếu có hiện tượng như vậy TS có lời khuyên nào? Hoặc trong tương lai có chiến lược đào tạo như thế nào để thu hút sinh viên theo học các ngành này?

Hiện nay, trên thế giới có nhiều chuyển biến, vậy xin TS cho biết về mặt giáo trình ở các bộ môn trên có gì thay đổi hay không? Về khoa Xã hội học, chúng ta có nên áp dụng việc dạy học theo các chương trình giảng dạy ở các nước phát triển hay không? (PHAN LAC DONG QUAN, 41 tuổi, SEATTLE,W.A, HOA KY)

Phóng toTS Trần Thị Kim Xuyến: SV có xu hướng chọn những ngành học mang tính liên ngành – Ảnh: T.T.D.- TS Trần Thị Kim Xuyến: Theo xu hướng hiện nay, không riêng gì ở VN, các SV trên thế giới cũng chọn những ngành học mang tính liên ngành, chứ không thích các môn cơ bản, vì sẽ dễ tìm được việc làm hơn, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Trong tương lai, hẳn sẽ cần có những chế độ ưu đãi cho những SV chọn ngành này, cũng như thay đổi cách giảng dạy, nâng cấp các giáo trình để làm cho họ cảm thấy hứng thú hơn. Đặc biệt là cần phải cập nhật những kiến thức mới, những thông tin mới. Hiện nay, trường ĐH KHXH&NV chúng tôi cũng có những chính sách khuyến khích các giáo viên soạn những giáo trình mới và thay đổi các phương pháp giảng dạy nhằm gây hứng thú cho những SV theo học và đã có những kết quả nhất định.

Hiện khoa Xã hội học cũng đang áp dụng các phương pháp giảng dạy mới theo hướng lấy SV làm trung tâm, phát huy tính chủ động sáng tạo của họ. Phương pháp học tập theo nhóm đã thực sự gây hứng thú cho SV. Thực tế cho thấy sự thay đổi này đã từng bước có kết quả.

* Tôi học kinh tế ra trường đã được 3 năm nhưng chưa kiếm được công việc nào ổn định, tôi có thể tìm một công việc thích hợp cho mình ở đâu? Tran Van Hoang, 26 tuổi, Hai Phong)

* Thưa TS Phạm Tấn Hạ, ngành báo chí là một ngành rất đòi hỏi yếu tố năng khiếu rất cao, nhưng trường lại chỉ tuyển sinh theo khối mà Bộ đã quy định. Em xin hỏi, trước đây em từng học trung cấp báo chí và ra làm việc được hơn 3 năm tại một toà soạn lớn. Năm 2004, em vừa đoạt giải báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam.

Nếu năm nay em muốn dự thi vào khoa ngữ văn báo chí của trường liệu có được hưởng một chế độ ưu tiên nào không? Nếu không, vậy thì theo TS liệu có quá bất công cho những ai có năng khiếu, phẩm chất làm báo thật sự? Xin cảm ơn TS! (Trung Phú, 22 tuổi, Tây Ninh)

– TS Phạm Tấn Hạ: Nếu năm nay em muốn dự thi vào ngành Báo chí của trường thì em sẽ phải thi một trong hai khối C (Văn, Sử, Địa) và D1 (Toán, Văn, Anh văn).

Trường chỉ xét tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ, nếu em thật sự có năng khiếu về báo chí thì việc học đại học ngành Báo chí sẽ giúp em phát huy nhiều hơn nữa năng khiếu của mình. Chúc em ngày càng thành công trong công việc của mình. Hy vọng sẽ được gặp em ở giảng đường đại học.

* Em xin đặt câu hỏi với anh Huỳnh Văn Thôi: Cùng 1 ngành học nhưng với 1 tấm bằng công lập và 1 tấm bằng dân lập hay bán công thì với nhà tuyển dụng , văn bằng nào sẽ dễ được chấp nhận hơn.(NguyenNguyen, 18 tuổi, seavungtau@)

– Ông Huỳnh Văn Thôi: Hiện nay bằng cấp từ trường dân lập không phải là một rào cản cho những sinh viên mới tốt nghiệp, năng lực chuyên môn và kiến thức xã hội, kỹ năng làm việc là những yếu tố chính giúp các ứng viên thành công khi phỏng vấn cũng như thành công trong công việc sau này. Bản thân các bạn SV từ các trường dân lập không nên tự ti mà phải tự tin khẳng định năng lực của mình trước nhà tuyển dụng ngay từ bước đầu tiên: chuẩn bị hồ sơ xin việc.

Các bạn phải gây được ấn tượng với các nhà tuyển dụng thông qua cách thể hiện mình trong một chừng mực nào đó làm cho nhà tuyển dụng tin rằng bạn nhất định sẽ đóng góp cho sự phát triển của công ty họ, chứ không chỉ đơn thuần là trình bày những gì bạn có. Các bạn muốn hiểu rõ hơn cách trình bày đơn xin việc hiệu quả, cũng như các lời khuyên cho buổi phỏng vấn thành công, xin hãy vào chúng tôi hay chúng tôi .

* Theo em biết thì hiện nay những công việc giành cho những SV tốt nghiệp các ngành XH-NV thì không nhiều. Vậy các thầy cô có thể tư vấn cho em về công việc sau khi tốt nghiệp được không? Em xin cám ơn! (LE VAN DUONG, 22 tuổi, duong_history@yahoo.com)

-Ông Huỳnh Văn Thôi: Tất cả đều tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và năng lực của chính cá nhân chứ không phải là do đặc thù riêng của ngành Xã hội Nhân văn hay do các định kiến nào đó của nhà tuyển dụng. Với đặc thù của ngành nhân văn là rất rộng nên không giới hạn phạm vi công việc. Tốt nghiệp ngành này thì việc dạy học, nghiên cứu là sự lựa chọn đầu tiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể xin việc tại các công ty kinh tế trong và ngoài nước ở vị trí thích hợp.

* Cho em hỏi trường ĐH KHXH&HV có hệ cao đẳng không? Nếu thi vào trường này hệ ĐH mà không đậu có được xét tuyển xuống hệ CĐ không? (Tran Duy Hai, 23 tuổi, haiduy2902@yahoo.com)

– TS Phạm Tấn Hạ: Trường ĐH KHXH & NV không có đào tạo hệ cao đẳng.

– TS Phạm Tấn Hạ: Trường có đào tạo hệ tại chức ngành Báo chí. Để biết thêm chi tiết em có thể liên lạc theo số điện thoại phòng đào tạo tại chức: 08-9.10.06.93.

* SV sau khi học xong có thể ở lại trường làm công tác giảng dạy được không? Cần những điều kiện gì? (van hoang, 18 tuổi, vanhoang20062002@)

– TS Phạm Tấn Hạ: Hằng năm, nhà trường vẫn giữ lại một số sinh viên để tiếp tục đào tạo cho công tác giảng dạy tại trường. Muốn được ở lại trường làm công tác giảng dạy, em phải đạt thành tích cao trong 4 năm học ở trường. Ngoài ra, em phải đạt một số yêu cầu khác như: khả năng sư phạm.

– TS Phạm Tấn Hạ: Ngành Lưu trữ của trường sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về xã hội & nhân văn, kiến thức chuyên sâu về lưu trữ. Sau khi tốt nghiệp ngành Lưu trữ, bạn có thể làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Lưu trữ học tại các trường ĐH, CĐ, các trường trung học chuyên nghiệp, hoặc làm việc trong các trung tâm về nghiên cứu.