Tự Học Tiếng Jrai / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Theolympiashools.edu.vn

Nghiên Cứu Và Xây Dựng Hệ Thống Dịch Tự Động Jrai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ THỊ THUẬN

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỊCH TỰ ĐỘNG JRAI – VIỆT VÀ VIỆT – JRAI

Chuyên ngành : Khoa học máy tính Mã số : 60.48.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng – Năm 2012

2

Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH CÔNG PHÁP

Phản biện 1 : chúng tôi LÊ VĂN SƠN

Phản biện 2 : TS. NGUYỄN MẬU HÂN

Luận văn ñược bảo vệ tại Hội ñồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 12 năm 2012

Có thể tìm hiểu luận văn tại: – Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; – Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng;

3

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ñề tài Cộng ñồng các dân tộc Việt Nam có ñến 54 dân tộc anh em và Jrai là một dân tộc có dân số khá ñông, chỉ ñứng thứ hai (sau người Kinh). Người Jrai cư trú trên một dải ñất rộng lớn, chủ yếu phân bổ ở tỉnh Gia Lai và ñồng bào sử dụng tiếng Jrai làm ngôn ngữ giao tiếp chính thống. Tuy nhiên, tiếng Việt lại là ngôn ngữ chính ñược sử dụng ở Việt Nam, ñiều này dẫn ñến việc chuyển tải chủ trương, ñường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ñến với các ñồng bào dân tộc Jrai gặp rất nhiều khó khăn. Đồng bào cũng gặp khó khăn trong việc học tập và tiếp thu tri thức bằng tiếng Việt. Ngày nay, ở vào thời ñại công nghệ thông tin bùng nổ, ñể bảo tồn và phát huy ñược bản sắc các dân tộc, chúng tôi nghĩ ñến các biện pháp ñưa ngôn ngữ Jrai vào máy tính. Do ñó, việc xây dựng một hệ thống dịch qua lại giữa tiếng Jrai và tiếng Việt là rất cần thiết. Hiện tại, Trung tâm CNTT-TT Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai và Công ty TNHH Công nghệ thông tin Tuổi trẻ Lạc Việt ñã cho ra ñời phần mềm “Từ ñiển ñiện tử phương ngữ Jrai Việt” cho phép chúng ta tra nghĩa theo từ. Tuy nhiên, với một tài liệu lớn muốn dịch từ tiếng Jrai sang tiếng Việt hay ngược lại thì việc tra cứu từng từ là rất bất cập và mất thời gian. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi có ý tưởng nghiên cứu và xây dựng một hệ thống dịch tự ñộng giữa tiếng Jrai và tiếng Việt.

4

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp dịch tự ñộng ñã ñược sử dụng như dịch máy dựa trên luật, dịch máy dựa trên ví dụ mẫu, dịch máy dựa trên xác suất thống kê, …. Tuy nhiên, dịch máy dựa trên phương pháp thống kê ñang là một hướng phát triển ñầy tiềm năng bởi những ưu ñiểm vượt trội so với các phương pháp khác. Thay vì xây dựng các từ ñiển, các quy luật chuyển ñổi bằng tay, hệ dịch này tự ñộng xây dựng các từ ñiển, các quy luật dựa trên kết quả thống kê có ñược từ các kho ngữ liệu. Chính vì vậy, dịch máy dựa vào thống kê có tính khả chuyển cao áp dụng ñược cho bất kỳ cặp ngôn ngữ nào. Với những ñiều kiện và lý do nêu trên, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu về phương pháp dịch máy dựa trên xác suất thống kê ñể xây dựng hệ thống dịch tự ñộng Jrai – Việt và Việt – Jrai. 2. Mục ñích và nhiệm vụ của ñề tài Mục ñích của ñề tài là tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dịch máy và áp dụng ñể xây dựng hệ thống dịch tự ñộng Jrai – Việt và Việt – Jrai. Nhiệm vụ cụ thể: –

Nghiên cứu các văn bản tiếng Jrai.

Nghiên cứu tổng quan về các phương pháp dịch máy.

Đề xuất phương pháp dịch máy hiệu quả và vận dụng ñể xây dựng hệ thống dịch tự ñộng Jrai – Việt và Việt – Jrai.

Nghiên cứu các phương pháp ñánh giá hệ dịch tự ñộng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu –

Các văn bản văn hóa hóa tiếng Jrai.

5

Các phần mềm dịch tự ñộng hiện có.

Các phương pháp dịch tự ñộng.

Các công cụ ñánh giá dịch tự ñộng

Phạm vi nghiên cứu –

Đề tài tập trung vào nghiên cứu về dịch các tài liệu dạng văn bản văn hóa tiếng Việt và tiếng Jrai.

4. Phương pháp nghiên cứu –

Tìm hiểu các hệ dịch tự ñộng ñã có ñể tìm ra các phương pháp dịch máy mà các hệ dịch hiện ñang sử dụng.

Nghiên cứu và ñánh giá các phương pháp dịch máy, những ưu ñiểm và những hạn chế, sau ñó tìm ra một phương pháp có hiệu quả và ñề xuất áp dụng cho bài toán ñề tài ñặt ra.

Nghiên cứu các phương pháp ñánh giá chất lượng dịch máy ñể ñánh giá hiệu quả dịch cho hệ thống ñề tài ñã xây dựng.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài Ý nghĩa khoa học –

Hiểu và vận dụng ñược phương pháp dịch máy thống kê vào thực tiển.

Xây dựng thành công phần mềm dịch tự ñộng giữa tiếng Jrai và tiếng Việt

Ý nghĩa thực tiễn –

Hệ thống dịch máy giữa tiếng Jrai và tiếng Việt tạo ñiều kiện thuận lời cho việc nghiên cứu, học tập tiếng Jrai.

6

Trợ giúp cho công tác quản lý của cán bộ người Việt ở Jrai

6. Cấu trúc của luận văn Luận văn ñược tổ chức gồm 3 chương chính như sau: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH MÁY CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ – ĐẶC TẢ HỆ THỐNG DỊCH MÁY THỐNG KÊ CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG DỊCH MÁY THỐNG KÊ KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH MÁY 1.1. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH MÁY Dịch máy hay còn gọi là dịch tự ñộng, thực hiện dịch một ngôn ngữ này (gọi là ngôn ngữ nguồn) sang một hoặc nhiều ngôn ngữ khác (gọi là ngôn ngữ ñích) một cách tự ñộng, không có sự can thiệp của con người trong quá trình dịch.

1.2. LỊCH SỬ DỊCH MÁY 1.3. MỘT SỐ DỊCH VỤ DỊCH MÁY 1.3.1. Google Trang Web truy cập http://translate.google.com

1.3.2. Microsoft Trang Web truy cập http://www.microsofttranslator.com/

1.3.3. EVTRAN EVTRAN (English Vietnamese Translator), phần mềm dịch tự ñộng Anh – Việt.

7

1.3.4. Vdic Trang Web truy cập http://vdict.com/?autotranslation

1.3.5. Lạc Việt Trang Web truy cập http://tratu.vietgle.vn/hoc-tienganh/dich-van-ban.html

1.3.6. Yahoo! Trang Web truy cập http://babelfish.yahoo.com

1.4. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH TIẾNG VIỆT Các dịch vụ dịch máy hiện nay nhìn chung là hiệu quả dịch chưa cao, một số dịch vụ chưa có hỗ trợ dịch tiếng Việt. Do chất lượng chưa thật tốt nên hầu hết các sản phẩm dịch tự ñộng ñều chỉ mang tính tham khảo, các bản dịch chỉ cho biết ñại ý và nó hoàn toàn có thể dịch sai một phần hoặc toàn bộ nội dung cốt lõi của văn bản.

1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỊCH MÁY 1.5.1. Dịch trực tiếp (Direct MT) 1.5.1.1. Khái niệm Hệ thống dịch bằng cách thay thế những từ/ngữ trong ngôn ngữ nguồn bằng những từ/ngữ trong ngôn ngữ ñích một cách máy móc.

1.5.1.2. Phân tích hình thái Trong ngôn ngữ học, phân tích hình thái ngôn ngữ là xác ñịnh, phân tích và miêu tả cấu trúc của hình vị (âm tiết) và các ñơn vị ý nghĩa khác như từ, phụ tố, từ loại, thanh ñiệu, hàm ý.

1.5.2. Dịch máy theo chuyển ñổi cú pháp (Syntactic Transfer MT) Hệ thống dịch bằng cách phân tích (hình thái và cú pháp) câu của ngôn ngữ nguồn và sau ñó áp dụng những luật ngôn ngữ và

8

từ vựng (gọi là quy luật chuyển ñổi) ñể ánh xạ thông tin văn phạm từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ ñích.

1.5.3. Dịch máy qua ngôn ngữ trung gian (Interlingual MT) 1.5.3.1. Khái niệm Hệ thống dịch qua một ngôn ngữ trung gian gọi là liên ngôn ngữ (interlingual).

1.5.3.2. Ngôn ngữ trung gian UNL (Universal Networking Language) Đây là một ngôn ngữ trung gian biểu ñạt riêng cho máy tính, cho phép biểu diễn về mặt ngữ nghĩa ở mức ñơn giản nhất có thể (giảm thiểu những rắc rối do vấn ñề ngữ nghĩa).

1.5.4. Dịch máy dựa theo luật (RBMT: Rule-based MT) Cách tiếp cận truyền thống này dựa vào các luật dẫn thường ñược xây dựng bằng tay bởi các chuyên gia ngôn ngữ.

1.5.5. Dịch máy dựa trên ví dụ (EBMT: Example-based MT) Theo cách tiếp cận này, khi hệ dịch nhận ñược một câu ngôn ngữ nguồn, hệ thống sẽ so khớp với các mẫu trong kho ngữ liệu song ngữ ñể xác ñịnh mẫu nào gần ñúng nhất và ñưa ra thành phần dịch tương ứng của mẫu ñó.

1.5.6. Dịch máy dựa trên cơ sở tri thức (KBMT: Knowledge-Based MT) Theo cách dịch này, máy tính phải ñược trang bị tri thức ngôn ngữ và tri thức về thế giới thực y như con người. Do ñó, chúng ta phải xây dựng một cơ sở tri thức khổng lồ mà bao trùm ñược mọi tri thức về thế giới thực ở mọi lĩnh vực.

9

1.5.7. Dịch máy dựa trên thống kê (SMT: Statistical-based MT) Cách tiếp cận dịch máy dựa trên thống kê ñể xây dựng từ ñiển và các quy luật dịch một cách tự ñộng. Để thực hiện ñược ñiều này, cần có một kho ngữ liệu song ngữ rất lớn.

1.5.8. Dịch máy dựa trên ngữ liệu (CBMT: Corpus-Based MT) Dựa trên cơ sở ngôn ngữ học và công nghệ máy học ñể có ñược các bộ luật chuyển ñổi nhờ vào kho ngữ liệu dạng ñơn ngữ hay song ngữ. Các luật này phải ñược ñảm bảo là chính xác, bao quát, không mâu thuẫn và dễ kiểm soát hơn so với các luật ñược xây dựng một cách thủ công của các nhà ngôn ngữ học.

1.6. NHẬN XÉT CÁC PHƯƠNG PHÁP DỊCH MÁY 1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH MÁY 1.7.1. Đánh giá chủ quan (Subjective) Do con người trực tiếp ñánh giá theo tính ñầy ñủ và ñộ trôi chảy của bản dịch (ñiểm số 1 ñến 5).

1.7.2. Đánh giá khách quan (Objective) 1.7.2.1. BLEU (BiLingual Evaluation Understudy) BLEU ñược ñề xuất bới IBM tại hội nghị ACL ở Philadelphie vào tháng 7-2001. Ý tưởng chính của phương pháp là so sánh kết quả bản dịch tự ñộng bằng máy với một bản dịch chuẩn dùng làm bản ñối chiếu.

10

1.7.2.2. NIST (National Institute of Standards and Technology) NIST phát triển dựa trên phương pháp BLEU nhưng có một khác biệt về quan ñiểm ñánh giá là việc chọn lựa N-grams và thông tin trên mỗi n-gram sẽ ñược sử dụng ñể phục vụ việc ñánh giá. NIST ñánh số ñiểm cao hơn cho các n-gram chứa nhiều thông tin hơn trong khi ñối với BLEU là như nhau nếu cùng số từ. Với tiêu chuẩn này, số ñiểm cao thì hệ dịch ñược xem là tốt.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH -THIẾT KẾ – ĐẶC TẢ HỆ THỐNG DỊCH MÁY THỐNG KÊ 2.1. PHƯƠNG PHÁP DỊCH MÁY THỐNG KÊ 2.1.1. Lý thuyết xác suất Lý thuyết xác suất ñược sử dụng khi chúng ta phải xử lý các sự kiện với những kết quả không chắc chắn, và có nhiều khả năng có thể xảy ra.

2.1.1.1. Phân phối xác suất Về mặt toán học, một phân phối xác suất là một hàm ánh xạ trả về các giá trị giữa 0 và 1.

2.1.1.2. Ước lượng phân phối xác suất Ước lượng phân phối xác suất dịch từ vựng bằng cách ñếm số lần xuất hiện của từ, sau ñó lấy tỷ lệ với tổng số từ có trong bộ ngữ liệu. pf : e → pf ( e) (2.1) pf thỏa mãn 2 thuộc tính: p f (e ) = 1 (2.2) e ∀e : 0 ≤ p f (e) ≤ 1 (2.3)

pf(e) có giá trị cao hơn nếu từ tiếng Anh e là một bản dịch thông dụng, giá trị thấp nếu từ tiếng Anh e là bản dịch hiếm ñược sử dụng, giá trị 0 nếu không có bản dịch tương ứng.

11

2.1.2. Các mô hình dịch máy thống kê 2.1.2.1. Dịch máy thống kê dựa trên cơ sở từ (Word-based SMT) Các mô hình dịch máy thông kê ban ñầu dựa trên ñơn vị từ, dịch từng từ, có thể thêm hoặc bớt từ sau ñó sắp xếp các từ lại thành bản dịch. Bản dịch một cặp câu chính là sự ánh xạ các từ tương ứng giữa 2 ngôn ngữ thông qua chức năng liên kết từ. Mô hình dịch dựa trên ñơn vị từ không cho kết quả tốt trong trường hợp kết nối 1nhiều, nhiều-1 hoặc nhiều-nhiều. Khi ñó, phân tích dựa trên ñơn vị cụm từ ñược ñề xuất ñể giải quyết vấn ñề này.

2.1.2.2. Dịch máy thống kê dựa trên cơ sở cụm từ (Phrasebased SMT) Đây là mô hình dịch máy thống kê thực thi tốt nhất hiện nay. Ở ñây, khái niệm cụm từ không theo ñịnh nghĩa của ngôn ngữ học mà ñược sinh ra dựa vào các phương pháp thống kê áp dụng trên ngữ liệu học. Một chuỗi các từ liên tiếp ñược dịch sang ngôn ngữ ñích, với ñộ dài cụm từ ngôn ngữ nguồn và ñích có thể khác nhau. Hình 2.1 minh hoạ quá trình dịch máy thống kê dựa trên cụm từ, dịch từ tiếng Đức sang tiếng Anh.

natuerlich

of couse

hat

john

john

spass am

has

fun with the

spiel

game

Hình 2.1 Ví dụ về dịch thống kê dựa trên cụm từ

2.1.2.3. Dịch máy dựa trên cú pháp (Tree-based SMT) Câu ngôn ngữ nguồn f ñược phân tích thành cây cú pháp. Cây cú pháp này sẽ ñược sắp xếp lại ñể phù hợp với cú pháp của câu ngôn ngữ ñích e. Sau ñó, một số từ mới có thể ñược chèn vào cây

12

hiện tại cho phù hợp hơn với cú pháp của ngôn ngữ ñích. Cuối cùng, các từ trong cây cú pháp của câu ngôn ngữ nguồn sẽ ñược dịch sang ngôn ngữ ñích.

2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỊCH MÁY THỐNG KÊ Koehn mô tả một cách khái quát quá trình dịch thống kê dựa trên cụm từ như sau: – Câu nguồn ñược tách thành các cụm từ – Mỗi cụm từ ñược dịch sang ngôn ngữ ñích. – Các cụm từ ñã dịch ñược sắp xếp theo một thứ tự phù hợp

2.3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG DỊCH MÁY THỐNG KÊ Một mô hình dịch máy bao gồm 3 thành phần: – Mô hình ngôn ngữ: Phản ánh ñộ trôi chảy của câu dịch và ñược huấn luyện trên ngữ liệu ñơn ngữ – Mô hình dịch: Cho biết xác suất của câu ngôn ngữ nguồn là bản dịch từ câu ngôn ngữ ñích và ñược huấn luyện trên dừ liệu song ngữ. – Bộ giải mã: Thuật toán tìm kiếm ra bản dịch tốt nhất cho câu ngôn ngữ nguồn.

2.3.1. Mô hình ngôn ngữ Đây là một trong những thành phần quan trọng của bất kỳ hệ thống dịch máy thống kê, nó là các phân phối xác suất trên một ngữ liệu ñơn ngữ, dùng ñể ño mức ñộ chính xác của việc sắp xếp các từ trong bản dịch.

2.3.1.1. Mô hình ngôn ngữ n-gram Mô hình này dựa trên số liệu thống kê về khả năng các từ có thể ñi theo nhau trong câu.

13

​Từ Điển Điện Tử Phương Ngữ Jrai

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Jrai đã được Nhà nước công nhận, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một bộ từ điển điện tử nào về ngôn ngữ Jrai được xây dựng (trong cả nước hiện nay chưa có bộ từ điển điện tử nào về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số). Trong khi đó nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Việc tra cứu trên bộ từ điển giấy lại rất bất tiện và tốn kém. Việc học tiếng Jrai bằng cách dùng từ điển giấy cũng không hiệu quả bằng từ điển điện tử vì không thể kèm theo âm thanh. Mặt khác quá trình hội nhập và sự phát triển của đất nước đang thổi một sức sống mới đến với đồng bào Jrai nhưng đồng thời các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Jrai cũng đang dần bị mai một trước làn sóng du nhập ồ ạt của các văn hoá thời kỳ hội nhập, nhiều phong tục tập quán bị ảnh hưởng của lối sống hiện đại, các giá trị văn hoá phi vật thể dần bị mất đi mà có thể không bao giờ lấy lại được… Trước thực trạng đó việc xây dựng bộ “Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt” cho phép tra chéo giữa tiếng Jrai-Việt, kèm theo các âm thanh, hình ảnh về phong tục, tập quán và văn hoá Jrai trong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết.

Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu về tiếng nói, chữ viết và giới thiệu về bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào Jrai tại Gia Lai, Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề tài khoa học ” Từ điển điện tử phương ngữ Jrai – Việt”.

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu và xây dựng một bộ từ điển điện tử để đáp ứng nhu cầu tra cứu chéo giữa tiếng Jrai sang tiếng Việt và ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Jrai. Trong đó các từ đều được phát âm theo phương ngữ của các vùng, các từ được phân theo từ loại, cung cấp các từ đồng nghĩa và ví dụ minh hoạ, đồng thời từ điển còn cung cấp các hình ảnh và các đoạn phim về phong tục tập quán, văn hoá của đồng bào Jrai trên địa bàn tỉnh.

Từ điển được thiết kế linh hoạt cho phép thêm, xoá, sửa từ ngữ, hình ảnh và cung cấp đồng thời dưới dạng phần mềm chạy trên máy tính đơn và ứng dụng web chạy trên internet giúp mọi người có thể truy cập dễ dàng, thuận tiện trong việc tra cứu.

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu:Đề tài nghiên cứu, thu thập các từ ngữ Jrai (bao gồm tiếng nói và chữ viết) và tạo lập các đoạn phim về phong tục tập quán, văn hoá của người Jrai đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng phần mềm từ điển điện tử và cơ sở dữ liệu về ngôn ngữ Jrai.

Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được UBND tỉnh Gia Lai giao cho Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện. Nhiệm vụ chính của đề tài là nghiên cứu, thu thập các từ ngữ Jrai, hình ảnh và phát âm theo phương ngữ từng vùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (05 vùng phương ngữ chính) để tạo lập bộ từ điển điện tử bằng cách ứng dụng CNTT để số hoá các dữ liệu. Bên cạnh đó đề tài còn thu thập, tạo dựng và cung cấp các đoạn phim về văn hoá Jrai.

-Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

-Phân tích, đánh giá những vấn đề KH&CN còn tồn tại, hạn chế

-Phương pháp nghiên cứu triển khai thực nghiệm

-Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật áp dụng

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài được chia làm những nội dung chính sau:

Nội dung 1:Ngôn ngữ và phương ngữ Jrai Nội dung 4: Nội dung 5: Nội dung 6:Xây dựng phần mềm từ điển điện tử Xây dựng các đoạn phim về phong tục tập quán và văn hoá Jrai Đọc và phát âm các từ Jrai

Nội dung 3: Tạo lập cơ sở dữ liệu từ ngữ Jrai

-Bộ từ ngữ Jrai – Việt.

-Phát âm các từ.

-Các đoạn phim.

-Phần mềm từ điển trên máy tính đơn.

-Ứng dụng web trên internet.

Sau thời gian gần 2 năm nghiên cứu, triển khai thực hiện, đến nay đề tài khoa học Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt đã hoàn tất nhiều nội dung quan trọng như thu thập, biên dịch, đọc và phát âm hơn 8.000 từ bao gồm cả phương ngữ và hơn 100 hình ảnh, 25 đoạn phim với thời lượng hơn 50 phút về văn hoá Jrai. Bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, Đề tài đã xây dựng phần mềm từ điển chạy trên máy đơn và ứng dụng web chạy trên internet (tại địa chỉ http://tudienjrai.vn). Bộ Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt gồm 03 từ điển chính là Jrai-Việt, Việt-Jrai và Từ điển hình ảnh được cấu thành từ các thành phần như bộ từ vựng gồm tập hợp của những từ Jrai và Việt. Các từ này được phân theo từ loại gồm những từ có cùng tính chất ngữ pháp, kèm theo đó là các phương ngữ, các từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các ví dụ mẫu minh hoạ cho từ tra cứu và các hình ảnh, đoạn phim về văn hoá của đồng bào Jrai. Ngoài chức năng cơ bản là tra cứu các dữ liệu có sẵn, từ điển được thiết kế linh động để có thể cập nhật, xoá, sửa từ ngữ nhằm giúp cho người dùng cài đặt trên máy tính cá nhân có thể chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu sử dụng.

Bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, đề tài khoa học Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt đã tạo ra một kho cơ sở dữ liệu số đầu tiên về ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hoá truyền thống của đồng bào Jrai tại Gia Lai và là một biện pháp hữu hiệu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng địa phương.

* Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

Đề tài từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu số đầu tiên về ngôn ngữ Jrai, đồng thời là công cụ phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu, tra cứu, góp phần thay đổi phương pháp học tập bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng các hệ thống thông tin điện tử.

* Hiệu quả về kinh tế xã hội:

-Từ điển sẽ là công cụ quan trọng phục vụ việc học tập tra cứu một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.

-Từ điển không chỉ đơn thuần là một công cụ để tra cứu mà còn là phương tiện để các dân tộc khác tìm hiểu về văn hoá, chữ viết, tiếng nói, phong tục tập quán. Qua đó tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày được bền chặt hơn, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống, góp phần giữ vững an ninh, chính trị tại địa phương.

-Góp phần làm rõ các dị bản tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm tạo nên sự thống nhất trong ngôn ngữ của người Jrai (tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh có đến 5 vùng phương ngữ).

Sở KH-CN

Nội Dung Học Phần Phương Pháp Dạy Học Tiếng Jrai Trong Chương Trình Bồi Dưỡng Giáo Viên Dạy Tiếng Jrai

Nội dung học phần phương pháp dạy học tiếng Jrai trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định tại Tiết b Tiểu mục 3 Mục IV Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:

Nội dung học phần phương pháp dạy học tiếng Jrai trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai bao gồm:

– Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai

+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Jrai như ngôn ngữ thứ nhất.

+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Jrai, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai;

+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Jrai theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Jrai theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;

+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Jrai;

+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).

– Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Jrai

+ Dạy luyện từ và câu tiếng Jrai: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Jrai phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.

Chào thân ái và chúc sức khỏe!

Yêu Cầu Về Kiến Thức Và Kỹ Năng Dạy Luyện Từ Và Câu Tiếng Jrai Trong Bồi Dưỡng Giáo Viên Dạy Tiếng Jrai

Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng dạy luyện từ và câu tiếng Jrai trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngọc Châu hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi đang tìm hiểu về hoạt động giáo dục của đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi có nghe về Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi yêu cầu về kiến thức và kỹ năng dạy luyện từ và câu tiếng Jrai trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng dạy luyện từ và câu tiếng Jrai trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định tại Mục 5 Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:

Kiến thức:

– Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu tiếng Jrai; các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu tiếng Jrai trong hoạt động giao tiếp;

– Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu tiếng Jrai trong giao tiếp của người học.

Kỹ năng:

– Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu trong giao tiếp phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học;

– Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực

Chào thân ái và chúc sức khỏe!

Mục Tiêu Cụ Thể Chương Trình Bồi Dưỡng Giáo Viên Dạy Tiếng Jrai

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định tại Tiểu mục 2 Mục I Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:

Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:

a) Về kiến thức:

– Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Jrai nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;

– Nắm được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai;

– Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai; lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học.

b) Về kỹ năng:

– Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai;

– Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Jrai: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Jrai; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học;

– Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Jrai: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Jrai phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

c) Về thái độ:

– Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Jrai;

– Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Jrai;

– Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Jrai, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Chào thân ái và chúc sức khỏe!