TỰ HỌC TIẾNG ANH Y HỌC THEO NGUYÊN TẮC 1H5W
Nguyễn Phước Vĩnh Cố
Đại Học Đà Nẵng
Mở đầu: – Một số nhận xét về tiếng Anh y khoa của các nhà ngôn ngữ:
– Việc học tiếng Anh y khoa như học ‘một ngôn ngữ mới’ (Chabner).
– Bất cứ ai tình cờ gặp lần đầu những thuật ngữ y học chắc phải ‘hết sức lúng túng’ (Ralph Rickards).
– Có vẻ như thuật ngữ y học rất ‘phức tạp’ (J Patrik Fisher và Nancy P. Hutzell).
2 Chìa khóa giải quyết vấn đề trên là ‘học theo’ nguyên tắc 1H5W
– What?: Cần học ‘cái gì’ trước để làm cơ sở cho ‘một ngoại ngữ mới’?
– Why?: ‘Tại sao’ phải học điều cơ bản như ‘gốc từ’ (roots), ‘tiền tố’ (prefixes), ‘hậu tố’ (suffixes) trong tiếng Anh y học”?
– Who?, When? Where?: Học tiếng Anh y học với ai?, địa điểm? (mạng, câu lạc bộ, ở nhà …), thời gian? (phân chia như thế nào là hợp lý và hiệu quả.)
– How?: Học như thế nào (phương pháp, chiến lược…) để cho một kết quả tốt?
Từ những câu hỏi nêu trên, ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn bằng cách xem xét dưới 4 tiêu đề chính.
Đặc trưng cơ bản của thuật ngữ y học.
Cấu trúc một thuật ngữ y học.
Cách định nghĩa một thuật ngữ y học.
Cách học một thuật ngữ y học.
Nội dung
1 Đặc trưng cơ bản một thuật ngữ y học
Đặc trưng quan trọng nhất của bất kỳ một ngành khoa học và kỹ thuật nào là hệ thuật ngữ. Đặc điểm chính của hệ thuật ngữ y học là thuật ngữ thường có gốc Hy lạp hoặc La tinh. Không lạ gì khi người ta hỏi nghĩa một thuật ngữ như ‘electrocardiogram’, ‘cardiomyopathy’, ‘endocarditis’thì thường nhận được câu trả lời là ‘It’s all Greek to me’ mà có thể hiểu theo nghĩa bóng/nghĩa đen.
2 Cấu trúc một thuật ngữ y học
Tuy nhiên, ta có thể chia những từ nói trên thành các thành phần nhỏ có nghĩa. Các thành phần đó gồm: a. gốc từ b. tiền tố c. hậu tố
2.2.1 Gốc từ:
– Là bộ phận chính của một thuật ngữ y học.
– Chỉ một bộ phận trên cơ thể.
– Một thuật ngữ y học đều có một hay hai gốc từ trở lên.
Xin giới thiệu một số gốc từ thường gặp ở các hệ:
– a. Các gốc từ hệ tim mạch
Cardi(o): 1. Heart tim 2. Cardia tâm vị
Arteri(o): Artery động mạch
Aort(o): Aorta động mạch chủ
Phleb(o)[Gr]*: Vein tĩnh mạch
Ven(o)[L]*: Vein tĩnh mạch
Angi(o)[Gr]*: Vessel mạch máu
Va(o)[L]*: Vessel mạch máu
H(a)emat(o)/hemo[Gr]*: Blood máu/huyết
Sanguin(o)[L]*: Blood máu/huyết
Thromb(o): Blood clot huyết khối
– b. Các gốc từ hệ hô hấp
Aden(o): Gland tuyến/hạch/Adenoid(o): Adenoids hạch hạnh nhân/sùi vòm họng
Bronch(i)/(o): Bronchus phế quản
Bronchiol(o): Bronchiole tiểu phế quản
Laryng(o): Larynx thanh quản
Pector(o)/thorac(o): Chest ngực
Pharyng(o): Pharynx họng, hầu
Phren(o): Diaphram cơ hoành
Pneumon(o)/pneum(o)[Gr]*: Air, Lung khí, phổi
Pulmon(o)[L]*: Lung phổi
Rhin(o): Nose mũi
– c. Các gốc từ hệ tiết niệu
Nephr(o) [Gr]*: Kidney thận
Ren(o) [L]*: Kidney thận
Cyst(o) [Gr]*: Bladder bàng quang
Vesic(o) [L]*: Bladder bàng quang
Pyel(o): Renal pelvis bể thận
Ureter(o): Ureter niệu quản
Urethr(o): Urethra niệu đạo
Ur(o)/urin(o): Urine nước tiểu
* Gr: viết tắt của từ Greek, chỉ gốc từ Hy lạp
* L: viết tắt của từ La tinh, chỉ gốc từ La tinh
2.2.2 Hậu tố
– Là phần thêm sau gốc từ.
– Cho ta biết: a. bệnh tật/rối loạn b. chẩn đoán c. phương thức phẫu thuật
Một số hậu tố chỉ bệnh tật/rối loạn thường gặp:
-Algia: Pain đau Cardi.algia: đau vùng tim
-Cele: Hernia thoát vị/lồi Cardio.cele: thoát vị tim
-Dynia: Pain đau Cardio.dynia: đau vùng tim
-Ectasis/ectasia: Dilatation giãn Cardi.ectasis/cardi.ectasia: chứng giãn tim
-Itis: Inflammation viêm chúng tôi : viêm tim
-Lith: Stone sỏi Cardi.lith: sỏi tim
-Malacia: Abnormal softening nhũn Cardio.malacia: (chứng) nhũn tim
-Megaly: Enlargement phì/to Cardio.megaly: (chứng) to tim
-Plegia: Paralysis liệt Cardio.plegia: làm liệt tim
-Pathy: Disease Cardio.pathy: bệnh tim
-Ptosis: Prolapse sa Cardio.ptosis: (chứng) sa tim
-Rrhexis: Cardio.rrhexis: vỡ tim, rách tim
-Sclerosis: Cardio.sclerosis: (chứng) xơ cứng tim
Một số hậu tố chỉ sự chẩn đoán thường gặp
-Gram: Written/pictorial record bản ghi, hình ghi
-Graph: Device for graphic/pictorial recording dụng cụ dùng để ghi
-Graphy: An act of graphic/pictorial recording phép ghi, kỹ thuật dùng để ghi
-Meter: Device for measuring dụng cụ dùng để đo
-Metry: An act of measuring phép đo
-Scope: Device for viewing dụng cụ dùng để xem
-Scopy: An act of viewing kỹ thuật dùng để xem
Một số chỉ phương thức phẫu thuật thông thường
-Tomy: Cut/incision mở, cắt, rạch
-Ectomy: Removal cắt bỏ
-Stomy: Artificial opening mở thông, dẫn lưu
-Pexy: Fixation cố định
-Rrhaphy: Suture khâu
-Plasty: Repair tạo hình
2.2.3 Tiền tố
– Phần đặt trước một thuật ngữ y học.
– Cho ta biết: a. thời gian b. tốc độ c. vị trí d. kích cỡ e. số lượng
10 tiền tố (thời gian, tốc độ, vị trí, kích cỡ và số lượng.)
2 tiền tố chỉ thời gian
Ante/pre-: Before trước
Post-: After sau
2 tiền tố chỉ tốc độ
Brady-: Slow chậm
Tachy-: Quick nhanh
2 tiền tố chỉ vị trí
Ec-/ect(o)-/ex-: Outside bên ngoài
En-/endo-/exo-: Inside, within bên trong
2 tiền tố chỉ kích cỡ
Macro-: Big lớn
Micro-: Small nhỏ
2 tiền tố chỉ số lượng
Olig/olig(o)-: Few ít
Poly-: Many nhiều
2.3 Cách định nghĩa một thuật ngữ y học
Cách định nghĩa một thuật ngữ y học
Lấy thuật ngữ h(a)ematology/-h(a)emat/o/logy làm ví dụ
– H(a)emat-: là gốc từ và có nghĩa là “máu”.
– /o/ là nguyên âm kết hợp.
-logy là hậu tố và có nghĩa là “sự nghiên cứu” (the study of”)
Khi đọc một thuật ngữ y học, đọc hậu tố trước, rồi thành phần mở đầu của thuật ngữ. Vậy, thuật ngữ “h(a)emat/o/logy” là “the study of the blood” (nghiên cứu về máu).
Đối với thuật ngữ dài hơn, chia thuật ngữ đó thành các thành phần. Ví dụ chia thuật ngữ “electrocardiography” thành “electr/o/cardi/o/graphy”, rồi bắt đầu định nghĩa hậu tố “-graphy” có nghĩa là “kỹ thuật dùng để ghi/phép ghi” (the recording of) và thành phần mở đầu “electr(o)” có nghĩa là “điện” (electricity) và thành phần kế tiếp là “cardi(o)” có nghĩa là “tim” (heart). Vậy, thuật ngữ “electrocardiography” là “the recording of the electricity of the heart” (phép ghi điện tim).
2.4 Cách học một thuật ngữ y học
Để nắm một thuật ngữ y học nên học từng thành phần như ‘tiền tố’, ‘gốc từ’, ‘hậu tố’. Các gốc từ thường chỉ các bộ phận cơ thể nên người học dễ dàng nhớ chúng qua các hệ như: a. tim mạch b. hô hấp c. tiết niệu… trong khi các hậu tố lại thường chỉ: a. các rối loạn/bệnh tật b. chẩn đoán c. các phương thức phẫu thuật còn các tiền tố cho ta biết: a. thời gian b. tốc độ c. vị trí d. kích cỡ e. số lượng …
Việc học một thuật ngữ y học vừa nêu có thể được thể hiện qua thẻ ghi nhớ (flashcards) mà ưu điểm của thẻ này là ít tốn tiền, dễ mang theo và có thể dùng mọi lúc mọi nơi.
Hy vọng rằng bài viết này là một sự đóng góp nhỏ trong phong trào học tiếng Anh y khoa.
Categorised in: từ vựng y học, tiếng anh y học – tiếng anh chuyên ngành