Phòng GD&ĐT huyện CưmgarTrường tiểu học Phạm Hồng Thái
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHOHỌC SINH LỚP 1
Trường công tác:
Trường tiểu học Phạm Hồng Thái
Chủ nhiệm lớp:
1A
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
LỜI MỞ ĐẦUTrong cuộc đời đi học của mỗi học sinh, có lẽ các em sẽ không bao giờ quên
được những ngày đầu bước chân vào ngưỡng cửa tiểu học. Khi đó, các em thực sựbước vào một trang mới của đời mình. Những con chữ đầu tiên đến với các em, bỡngỡ, rụt rè nhưng đầy hứng thú. Nó đong đếm tình thương của cha mẹ các emmong ngóng, của những người thầy dìu dắt các em trong những ngày tháng đầutiên, tận tụy mong các em biết đọc biết viết. Để một ngày không xa trong tương lai,các em có thể năm bắt tri thức và nền văn mình của nhân loại.Và hơn hết, tôi thực hiện đề tài ” Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1″ ,trước hết bằng cái tâm của 1 giáo viên, mong cho các em học sinh của mình có khảnăng đọc hiểu Tiếng Việt thông thạo, sau là góp phần nhỏ nào đó đóng góp chonền giáo dục huyện nhà.I. PHẦN MỞ ĐẦU1.1. Lý do lựa chọn đề tàiĐối với học sinh, tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhậnthức và sự phát triển của bản thân các em. Hầu hết các môn học đều cần đọc hiểu.Nếu không thông thạo Tiếng Việt, quá trình nắm bắt tri thức của các em sẽ gặp trởngại lớn, bởi các em không có đủ vốn từ vựng cần thiết để có thể hiểu được nộidung các môn học. Từ đó làm cho các em có tâm lý tự ti, nhút nhát, ngại đến lớp,dẫn đến làm giảm khả năng tiếp thu bài, chất lượng học tập giảm.Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tại một khu vực đa dân tộc nhưCưMgar, tôi nhận thấy rằng: học sinh luôn thường trực thói quen nói tiếng mẹ đẻvà phát triển khả năng tư duy của mình cũng bằng chính ngôn ngữ đó; điều kiện sửdụng giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày còn hạn chế; bản thân2
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
học sinh và phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếngViệt… Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi thực hiện đề tài này này mộtphần nào đó mong muốn được đóng góp cho nền giáo dục huyện nhà cũng nhưphát triển thế hệ học sinh tương lai của trường tiểu học Phạm Hồng Thái.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu1.2.1. Mục tiêu của việc nghiên cứuQuá trình nghiên cứu đề tài nhằm hướng đến những mục tiêu để có thể thựchiện những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của trường tiểuhọc Phạm Hồng Thái, trong đó chủ yếu đề cập đến những giải pháp tăng cườngtiếng Việt cho học sinh lớp 1.1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
Đề tài giới hạn nghiên cứu các phương pháp dạy và học, những thành tựutrong việc đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh lớp1, quá trình triển khaităng cường chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Việt lớp 1 của trường Tiểu họcPhạm Hồng Thái.1.5. Phương pháp nghiên cứu– Thống kê số liệu về khả năng tiếng Việt của học sinh lớp 1 tại trường Tiểuhọc Phạm Hồng Thái.– Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi chưa thực hiệngiải pháp và sau khi áp dụng những giải pháp.– Phỏng vấn ban giám hiệu, giáo viên và học sinh về những thuận lợi, khókhăn; hiệu quả đạt được, những hạn chế khi thực hiện những giải pháp hỗ trợ, tăngcường tiếng Việt.1.6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứuĐề tài này đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và chỉ đạo khối1 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái nhằm đưa những giải pháp nhằm nâng caochất lượng giáo dục học sinh lớp 1 trong đó chủ yếu đề cập đến những giải pháptăng cường tiếng Việt cho học sinh.Trước đó đã có những đề tài nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên chưa đảm bảođược các yếu tố truyền thống và yếu tố sáng tạo được áp dụng đồng thời,cũng nhưphù hợp với thực tiễn của địa bàn mà tôi đang giảng dạy. Đề tài này đã phối hợpnhững phương pháp giảng dạy truyền thống và sáng tạo cũng như bám sát tìnhhình thực tiễn của nhà trường và địa phương nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khiáp dụng các giải pháp.I. PHẦN NỘI DUNG2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu2.1.1 Cơ sở lí luận khoa họcTiếng Việt cùng với lịch sử dân tộc Việt đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại vàphát triển. Nếu không có nó, sẽ không có phương tiện ghi lại Quốc âm thi tập của4
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
5
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
– Các em chưa quen với tiếp thu ngôn ngữ phổ thông, hầu hết các lỗi phát âmlà do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻc. Thành công, hạn chế– Thành công:+ Khả năng tiếng việt của các em được cải thiện rõ rệt, các em có ý thức học tậphơn qua từng ngày.+ Hầu hết các học sinh trong lớp do tôi giảng dạy không còn tự ti, rụt rè nhưban đầu mà tham gia vào buổi học sôi nổi hơn.+ Phụ huynh, cha mẹ học sinh quan tâm hơn tới việc học của con cái, tích cựcsử dụng ngôn ngữ phổ thông tại gia đình để giúp các em từng bước hoàn thiện khảnăng ngôn ngữ của mình.– Hạn chế:+ Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt chưa thực sự quan tâm đến con cái,khiến các em gặp nhiều trở ngại trong quá trình hòa nhập với bạn bè.+ Khoảng cách địa lý giữa các phân hiệu làm rào cản trong quá trình những họcsinh ở phân hiệu lẻ được tiếp cận với những đổi mới trong quá trình giảng dạy dođiều kiện cơ sở vật chất của các phân hiệu lẻ còn nhiều thiếu thốn.d. Mặt mạnh, mặt yếu– Mặt mạnh:+ Tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên cũng như kinhnghiệm giảng dạy chúng tôi góp phần đưa ra những giải pháp khả thi cho giảngdạy.+ Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của nhà trường động viên tôi luôn cố gắngkhông ngừng để nâng cao chất lượng giảng dạy.+ Phong trào thi đua của học sinh và niềm mong mỏi, tình yêu thương và sựhợp tác của phụ huynh cũng góp phần không nhỏ trong quá trình thực hiện các giảipháp.– Mặt yếu:+ Các em còn nhiều bỡ ngỡ, tư duy chưa thực sự phát triển+ Mặc dù đã thành công bước đầu trong việc tăng cường khả năng Tiếng Việtcho các em, song chưa phát huy được tối đa hiệu quả của giải pháp để đào tạo 1lượng lớn học sinh giỏi cho bộ môn Tiếng Việt.7
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
Các nguyên nhân và yếu tố tác độngĐiều kiện cơ sở vật chất khó khăn.Trình độ dân trí thấp.Giaó dục mầm non chưa được chú trọng.Sự quan tâm của phụ huynh chưa thực sự toàn diện và có hệ thống.
2.3 Giải pháp , biện pháp2.3.1. Mục tiêu của giải pháp biện pháp– Đúc kết được những phương pháp dạy học mới, sang tạo, dễ hiểu, phù hợpvới khả năng tiếp thu của học sinh lớp 1.– Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, giúp các em tiế p thu kiến thúccác môn học khác hiệu quả– Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy tinh thần tự học và tìmkiếm tri thức của những mầm non tương lai.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải phápa. Chú trọng vấn đề chuyên môn và cách giảng dạy truyền thống hiệu quả.– Tuân thủ các nguyên tắc dạy và học Tiếng Việt+ Phát triển lời nói thông qua giao tiếp và thực hànhGiáo viên phải xem xét các đơn vị cần nghiên cứu trong dạy, hoạt động chứcnăng tức là đưa chúng vào đơn vị lớp hơn như là âm, vần trong tiếng, trong từ. Từhoạt động trong âm ntn? Câu ở trong đoạn, trong bài ra sao? Việc lựa chọn nhữngsắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích tức là hướngvào việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc viết cho học sinh. phải sử dụnggiao tiếp như là một phương pháp dạy học chủ đạo.+ Thường trực phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinhGiaó viên phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh rèn luyện các thao tác và phẩmchất tư duytrong giờ dạy học. Giúp học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nóivà viết (định hướng giao tiếp, gợi ý cho học sinh quan sát tìm ý…) và biết thể hiệnnội dung này bằng cácphương tiện ngôn ngữ.+ Chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ (bản ngữ) của học sinhTrước khi lên lớp 1, học sinh đã có một vốn Tiếng việt nhất định và song songvới quá trình học Tiếng việt trong nhà trường là quá trình tích luỹ, học hỏi Tiếng8
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
việt thông qua môi trường gia đình, xã hội do đó các em đã có một vốn từ và quytắc ngữ pháp nhất định. Do đó, giáo viên cần điều tra, nắm vững vốn Tiếng việtcủa học sinh theo từng vùng, từng lớp khác nhau để xác định nội dung, kế hoạch vàphương pháp dạy học– Nắm rõ các phương pháp dạy học Tiếng Việt như+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Giáo viên cần nắm rõ và xem xét các mặtcủa ngôn ngữ, từ đó phân tích cho học sinh cách thức nắm bắt từ ngữ.+ Phương pháp luyện tập theo mẫu: Giaó viên mô phỏng mẫu, tạo tiền đề chohọc sinh áp dụng và luyện tập theo, hình thành cho học sinh thói quen đánh vần vàđọc hiệu quả.+ Phương pháp giao tiếp: Tạo cho học sinh có nhu cầu giao tiếp. tham gia giaotiếp cùng giáo viên và bạn bè, học sinh sẽ có nhiều hơn nhu cầu sử dụng ngôn ngữ.+ Phương pháp rèn luyện song song cả nói và viếtb. Áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình giảng dạy.Để nâng cao hiệu quả tiếp thu của các em, trong một số buổi học Tiếng Việt, tôicó soạn những bài giảng bằng giáo án điện tử để nâng cao chất lượng giảng dạy.Bài giảng điện tử chỉ nên áp dụng ở một số tiết học kể chuyện hoặc không quákhắt khe vể việc đánh vần. Khi đó, công nghệ thông tin sẽ góp phần cung cấpnhiều kiến thức bổ ích hơn cho các em. Việc chiếu slide sẽ giúp các em cảm thấyvui vẻ, có thêm nhiều kiến thức mới, hình ảnh phong phú giúp các em nhớ mặt chữtốt hơn.c. Nâng cao tính sáng tạo trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức.– Tạo không khí tiết học sôi nổi, nhẹ nhàng, hấp dẫnCác em là học sinh lớ p 1 nên nhiều khi còn rụt rè, lo lắng. Nhiều em khi thầycô gọi đứng dậy trả lời chỉ đứng và im lặng vì hoặc là không hiểu được câu hỏihoặc là không tự tin với những câu trả lời bằng tiếng phổ thông của mình do vốntiếng Việt của các em còn hạn chế. Tiết học lại thường khô khan và thường diễn ratheo hướng một chiều. Vì vậy, muốn tiết dạy đạt hiệu quả cần tạo ra một không khíthật nhẹ nhàng, hấp dẫn.
Nắm được tâm lý của học sinh, giáo viên khối 1 ở
trường tiểu học Phạm Hồng Thái đã thử nghiệm một số phương pháp phù hợp vừa9
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
một số tiết dạy để giáo viên có thời gian đi sưu tầm, tìm tài liệu học tập. Nhiều giáoviên đã tự học tiếng dân tộc và nắm được những từ ngữ cơ bản phục phụ cho côngtác giảng dạy.+ Tạo thói quen sử dụng tiếng phổ thông ở gia đình và cộng đồngPhối hợp chặt chẽ với gia đình các em để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng củaviệc sử dụng ngôn ngữ phổ thông tại gia đình. Gia đình là trường học đầu tiên vàvô cùng quan trọng đối với mỗi đứa trẻ đặc biệt là việc hình thành ngôn ngữ chotrẻ. Các em sống với gia đình, ít có điều kiện gặp gỡ, giao lưu với bạn bè nên vốntiếng Việt của các em rất hạn chế trong khi những người trong gia đình ít sử dụngtiếng phổ thông.Trong nhà trường, bản thân tôi đã xây dựng chuyên đề về việc tăng cường tiếngViệt cho học sinh lớp 1 ở gia đình để tất cả cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môncủa các trường mẫu giáo cùng góp ý xây dựng tìm ra những giải pháp nhằm nângcao vốn tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp Một. Trong các cuộc họp Hộiđồng, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề… bản thân tôi luôn nhắc nhở giáo viênphải thường xuyên xuống gia đình học sinh để phối hợp với phụ huynh quan tâmđến việc sử dụng tiếng phổ thông.
2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiêncứuTrong gần 2 năm áp dụng giảng dạy và tổ chức truyển đạt cho khối giáo viênlớp 1 trường tiểu học Phạm Hồng Thái , áp dụng những giải pháp nêu trên vào quátrình giảng dạy nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, góp phần nâng caochất lượng dạy và học, giảm thiểu số lượng học sinh lưu ban, bỏ học.
13
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
Kết quả, bản thân tôi cùng nhiều giáo viên đã thấy được hiệu quả của việc tăngcường tiếng Việt trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục nên đã hưởng ứngnhiệt tình và đang tìm thêm những giải pháp mới có hiệu quả để áp dụng vào giảngdạy. Nhiều gia đình cũng đã có ý thức sử dụng một phần tiếng Việt trong giao tiếphàng ngày với trẻ nên đã có nhiều em có được vốn tiếng Việt tương đối khi vàolớp; chất lượng học sinh đã tăng từ 5 đến 10 % mỗi năm.III . PHẦN KẾT LUẬN3.1. Kết luậnTrong quá trình giảng dạy, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 là mộtyếu tố hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc tăng cường tiếng Việt không được phépnóng vội mà phải kiên trì để tìm và kết hợp những phương pháp, giải pháp phù hợpvới điều kiện của học sinh thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.Để các em có được điều kiện học tập và nâng cao vốn tiếng Việt ở trường, ở giađình và cộng đồng thì trước hết Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, tổ khối phảicó kế hoạch hoạt động cụ thể; đội ngũ giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết,có tinh thần tự học, thiết kế những tiết học sôi nổi, hấp dẫn, thường xuyên tổ chứccác hoạt động ngoài giờ lên lớp, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm giúp đỡ, tạođiều kiện thuận lợi cho các em học ở nhà và thường xuyên sử dụng tiếng phổ thôngtrong việc giao tiếp ở nhà và ở cộng đồng.Gia đình và các tổ chức đoàn thể ở thôn (buôn) luôn là môi trường thuận lợitrong việc làm quen và bồi dưỡng vốn tiếng Việt cho trẻ trong thời gian ở nhà vàsinh hoạt ở cộng đồng. Đặc biệt trong dịp hè, tổ chức Đoàn nên thường xuyên tạocho các em những sân chơi giúp cho các em có được những ngày hè vui tươi, bổích và tạo điều kiện nâng cao vốn tiếng Việt.3.2. Bài học kinh nghiệm14
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
Bài học lớn nhất trong quá trình nghiên cứu mà bản thân tôi rút ra đó là khôngnên thực hiện các giải pháp một cách nóng vội. Qúa trình áp dụng theo quy trìnhhợp lý, kiên nhẫn mới mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giúp học sinh học tốtmôn Tiếng Việt.Việc luôn luôn tiếp thu và lắng nghe ý kiến từ các giáo viên đứng lớp khác cũngnhư chính học trò của mình cũng là một điều hết sức quan trọng. Từ đó bản thântôi đã có cái nhìn khách quan hơn trong những giải pháp mình đưa ra và tiến hànhphối hợp thực hiện một cách có hiệu quả.
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
cho học sinh khối 1 và đã đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên đâychỉ là những kinh nghiệm thực tế của bản thân áp dụng ở một đơn vị, vì vậy chắcchắn còn nhiều giải pháp chưa phù hợp để áp dụng rộng rãi ở các đơn vị khác; quátrình thực hiện ghi chép lại còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự đầy đủ và khoa học.Kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý.Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lê Bá Miên – Bài giảng Đại cương ngôn ngữ, từ vựng học – TrườngĐHSPHN2.2. Lê Phương Nga – Phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học –NXBĐHQGHN 19993. Phạm Thị Hoà – Bài giảng phương pháp dạy học Tiếng việt – TrườngĐHSPHN2.4. Bộ sách Tiếng việt tiểu học nâng cao – NXB giáo dục.Cùng một số tài liệu tham khảo khác…
16
Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên
MỤC LỤCLời mở đầu…………………………………………………………………………………………………..22.2. Thực trạng………………………………………………………………………………………62.3 Giải pháp , biện pháp ……………………………………………………………………….82.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiêncứu…………………………………………………………………………………………………….13
17