Tiếng Anh Cho Bé Bắt Đầu Học / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Theolympiashools.edu.vn

Khi Nào Nên Bắt Đầu Cho Bé Học Tiếng Anh?

Khi nào nên bắt đầu cho bé học tiếng anh? Với những kinh nghiệm từ thực tế, theo ông đối với trẻ em Việt Nam, việc học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung, nên bắt đầu từ độ tuổi nào là phù hợp? Neil Roberts: Người ta đã bỏ ra rất nhiều thời gian, nỗ lực và tiền bạc để nghiên cứu về vấn đề gây nhiều tranh cãi này. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả rõ ràng vì gần như…

Khi nào nên bắt đầu cho bé học tiếng anh?

Hầu hết mọi người tin rằng đó là độ tuổi trước dậy thì và đó là thời kỳ mà trẻ thường dựa nhiều hơn vào khả năng học tập bẩm sinh. Đến giai đoạn dậy thì, người học có xu hướng dựa vào những “chiến lược và kỹ năng” học tập mang tính chất chính thống hơn. Điều này có thể khiến trẻ em thường thành công hơn trong việc học ngoại ngữ so với người lớn. Tuy nhiên, thành công này của trẻ em trong việc học ngoại ngữ cũng có thể do các yếu tố khác như việc trẻ em có nhiều thời gian học tập ở trường hơn người lớn, hoặc do chúng có điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn thông qua truyền hình và Internet. Có một thực tế rõ ràng là trẻ học ngôn ngữ thứ hai trước tuổi 15 nhìn chung có nhiều khả năng giao tiếp trôi chảy như người bản xứ hơn.

Việc cho học sinh độ tuổi mầm non tiếp xúc với ngoại ngữ nên xác định là học nghiêm chỉnh, chính xác ngay từ đầu, hay chỉ là hoạt động vui chơi làm quen? Điều kiện cần nhất khi tổ chức dạy học/ làm quen với ngoại ngữ cho trẻ là gì, thưa ông?

Neil Roberts: Tôi không cho rằng có một phương pháp nhất định phải theo để dạy ngoại ngữ cho trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, sở thích khác nhau và học tập trong những môi trường khác nhau. Giáo viên cần phải hiểu rõ về cách thức trẻ có thể tiếp thu một ngoại ngữ và sử dụng hiểu biết này để có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng em trong một tập thể nhất định.

Đối với trẻ, không nhất thiết phải quá nặng nề phân biệt giữa “học mà chơi” hay học nghiêm túc. Với thực tế là trẻ em có thể học được rất nhiều khi chơi; phụ huynh và học sinh cần rất xem trọng các cơ hội để tạo không gian cho trẻ “chơi mà học” trong quá trình học tập. Trong khi chơi, trẻ có thể thử những vai trò mới, ngôn ngữ mới và thông thường, những gì trẻ thể hiện thường vượt ra khỏi khuôn khổ khả năng của chúng trong các lớp học. Đồng thời, trong khi chơi, trẻ có thể có những phát hiện về ngôn ngữ – những phát hiện “tự thân” này sẽ được lưu giữ tốt hơn trong trí nhớ của trẻ so với những gì chỉ đơn thuần được “truyền đạt” bởi giáo viên. Vì thế, vai trò của giáo viên là hỗ trợ, hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ sử dụng những công cụ ngôn ngữ cần thiết, gợi ý và đưa ra những thử thách để trẻ vượt qua và tiếp thu bài.

Một trong những mối quan tâm của tôi trong việc dạy trẻ là công tác đánh giá và kiểm tra. Một thực tế không thể phủ nhận là các bài kiểm tra là một phần của cuộc sống, đặc biệt là ở trường trung học, trẻ cần phát triển các kỹ năng để hoàn thành tốt các bài kiểm tra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, trẻ có xu hướng học ngoại ngữ tốt hơn khi chúng thích thú và có động lực học ngôn ngữ này trong bối cảnh quen thuộc. Ví dụ, chúng ta thường thấy các em được yêu cầu tự mình hoàn thành một bài kiểm tra để đánh giá khả năng của cá nhân học sinh.

Tuy nhiên, điều này lại đi ngược lại với mục đích sử dụng ngôn ngữ thông thường, đó là giao tiếp với người khác. Chúng ta gọi đâylà khoảng cách giữa giảng dạy và kiểm tra. Ngôn ngữ là để giao tiếp và thành công thực sự với một ngôn ngữ là khi chúng ta có khả năng nêu và tiếp nhận các ý kiến, quan điểm cũng như những ảnh hưởng tạo ra bởi những gì được truyền đạt thông qua ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thì thường chỉ thấy được sự tiến bộ của con cái mình thông qua điểm số, hơn là cách đánh giá học sinh một cách liên tục, đặt trong bối cảnh sử dụng ngôn ngữ thực tế như đã nói ở trên.

Nên cho trẻ sự khuyến khích học tiếng anh thay vì ép buộc:

Phụ huynh Việt Nam thường chia làm hai “phe”: Với số đông mong muốn con càng sớm biết ngoại ngữ càng tốt, và một phần cho rằng con nên biết đọc, biết viết sõi tiếng Việt mới bắt đầu học ngoại ngữ. Ông chia sẻ như thế nào với phụ huynh của cả hai quan điểm này?

Neil Roberts: Trước tiên, tôi cho rằng chúng ta cần phân biệt giữa song ngữ và học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Ví dụ như các con tôi có bố nói tiếng Anh, mẹ nói tiếng Việt. Chúng lớn lên, được nghe cả hai ngôn ngữ ở nhà. Kết quả là chúng khá thoải mái trong việc sử dụng và hiểu cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đó là song ngữ.

Còn hầu hết học sinh Việt Nam học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Nó khác với song ngữ. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng học ngoại ngữ ở độ tuổi khi còn quá nhỏ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tiếng mẹ đẻ của trẻ. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng độ tuổi quan trọng để phát triển tiếng mẹ đẻ ở trẻ là từ 2-4 tuổi.

Hai nghiên cứu nổi tiếng vào năm 1987 và 1991 cho thấy sự tiếp nhận ngôn ngữ đầu tiên của trẻ có thể bị chậm lại nếu trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai trong một thời gian dài ở trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ. Một số phụ huynh thậm chí còn cảm thấy cần ngưng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở nhà, nhưng điều này có thể dẫn đến những bối rối và mất tự tin ở trẻ.

Nhiều phụ huynh sau khi cho con học trường mầm non song ngữ hoặc tiểu học quốc tế đã phải “rút” con về trường công lập, với lý do con nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt. Theo ông, “lỗi” ở đây là do phương pháp tổ chức dạy học hay do độ tuổi của học sinh?Neil Roberts: Bất kể trẻ học tiếng Anh từ khi nào thì theo kinh nghiệm của tôi, học sinh phát triển các kỹ năng ngôn ngữ tốt nhất thường là những trẻ em đến từ những môi trường thân thiện và hỗ trợ cho trẻ. Điều này không có nghĩa là phụ huynh cần phải nói tiếng Anh mà họ cần quan tâm tới việc trẻ học gì, thường xuyên khuyến khích, khen ngợi bất cứ tiến bộ nào của trẻ, dù tiến bộ đó có khiêm tốn như thế nào.

Có thể thấy nhiều phụ huynh quyết định chuyển con từ trường quốc tế sang trường công khi thấy tiếng Anh của trẻ tốt hơn tiếng Việt. Như đã nói ở trên, thực sự là khó khăn với cha mẹ khi vừa muốn con mình nói tiếng Anh tốt, vừa muốn trẻ thành thạo tiếng mẹ đẻ. Đối với trẻ học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, có thể việc dành phần lớn việc học tập cho tiếng mẹ đẻ ở trường mầm non sẽ hữu ích. Quan trọng là khi học bất cứ ngôn ngữ nào cũng phải được sự hướng dẫn và hỗ trợ tốt, thay vì ép buộc.

Ở Anh, việc cho trẻ làm quen với ngoại ngữ thường bắt đầu ở độ tuổi nào, và các em thường học ngôn ngữ gì, thưa ông? Nhà trường, phụ huynh thường mong muốn gì khi cho trẻ làm quen với ngoại ngữ?

Neil Roberts: Theo chương trình chuẩn của Vương quốc Anh, trẻ em nên bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai từ giai đoạn 6-7 tuổi. Những ngôn ngữ phổ biến nhất của học sinh Anh là Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Trung. Phụ huynh ở Anh đang ngày càng nhận thức tốt hơn về những lợi ích cho cuộc sống sau này của trẻ nếu được học một ngoại ngữ thứ hai. Tuy nhiên, khi mà ngoại ngữ không phải là môn bắt buộc cho tới năm 14 tuổi thì thách thức với nhà trường, giáo viên và phụ huynh là làm thế nào để bản thân trẻ nhận thấy sự cần thiết của việc học những môn học tuyệt vời này.

3 Cuốn Giáo Trình Tiếng Anh Cho Bé Khi Bắt Đầu Học

Mẹ muốn cùng bé học tiếng Anh ngay tại nhà nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Với kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy hơn 6 năm qua, Alisa gợi ý cả nhà 3 cuốn giáo trình tiếng Anh cho bé khi mới bắt đầu học.

1. Giáo trình tiếng Anh cho bé: Oxford Phonics World

Với bất kỳ một ngôn ngữ nào, trẻ đều bắt đầu học ngôn ngữ bằng cách học nghe – nói trước và phát âm chính là một phần giúp trẻ học nói tốt nhất.

Đặc biệt khác với tiếng Việt, trẻ có thể tự điều chỉnh phát âm đúng khi con biết đọc. Với tiếng Anh, cách viết khác cách đọc, nên trẻ cần được học phát âm chuẩn ngay từ đầu. Nếu việc phát âm không chuẩn, thì khi nghe bé cũng không thể hiểu người nói nói gì.

Giúp trẻ luyện phát âm hiệu quả theo phương pháp Phonics.

Phonics là phương pháp học tiếng Anh bằng cáchghép vần để đọc các từ tiếng Anh. Phương pháp phonics cũng tương tự như phương pháp học”đánh vần” truyền thống của chúng ta trong Tiếng Việt, khi bé đã nắm rõ các quy tắc cơ bản của việc ghép vần, thì các bé hoàn toàn có thể nhìn mặt chữ và đọc một cách chính xác

Bộ giáo trình bao gồm: 5 cấp độ tương ứng với các phần luyện phát âm: -Nguyên âm đơn. -Phụ âm đơn. -Nguyên âm kép. -Phụ âm kép -Các âm có kết hợp giữa nguyên âm và phụ huynh

Mỗi cấp độ trong giáo trình bao gồm: -Student book: giáo trình -Work book: bài tập. -CD room: file nghe -Video theo từng unit để luyện phát âm.

Sight words là những từ thông dụng, thường xuyên xuất hiện trong tiếng Anh. Ghi nhớ những từ này giúp trẻ học tiếng Anh thuận lợi hơn.

Theo thống kê cho ta thấy cứ· 12 sight words sẽ tạo nên 25% số chữ mà ta đã viết và đọc· 100 sight words sẽ tạo nên 50% số chữ mà ta đã viết và đọc· 300 sight words sẽ tạo nên 75% số chữ mà ta đã viết và đọc

Cách sử dụng:

Với trẻ chưa biết chữ: -Mẹ chỉ cần dạy bé phát âm để trẻ đọc theo cách đọc thuộc lòng, đoán chữ. Nếu đọc không đúng, mẹ giúp bé chỉnh lại (tại thời điểm bé mới học, không quan trọng việc bé biết đọc hay hiểu nghĩa của từ hay không, chỉ cần con dám đọc). -Hoặc mẹ đọc mẫu cho bé đọc theo.

Với trẻ đã biết đọc, biết viết: -Dành thời gian đọc mỗi ngày. Chỉ cần đọc từ 1-2 trang. -Xen kẽ việc đọc và chép lại.

Việc đọc, chép mục đích là để trẻ quen mặt chữ, quen cách đọc. Sau này khi có sử dụng đến con sẽ rất dễ ghi nhớ.

Nhược điểm: của việc học Sight words chính là đôi khi khiến bé nhàm chán. Vì Sight words gần như là một dạng học thuộc của trẻ. Bù lại, chỉ cần con ghi nhớ được những cụm từ này, việc học tiêng Anh của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

3. Bộ ABC book.

Bộ sách dành cho các bạn đã biết đọc chữ. Đúng như tên gọi, sách được biên soạn theo các chữ cái trong bảng chữ cái. Độ dài câu ngắn, độ dài sách cũng khá ngắn chủ yếu là hình ảnh sinh động.

Con có thể đọc một cách rất dễ dàng và hứng thú.

Giáo trình tiếng Anh này bao gồm: -File sách. -File video.

Làm Thế Nào Để Bắt Đầu Dạy Tiếng Anh Cho Bé Tại Nhà?

Thiết lập thói quen cho thời gian tiếng Anh của bạn tại nhà. Mười lăm phút là đủ cho trẻ nhỏ. Bạn có thể dần dần thực hiện dài hơn khi bé lớn hơn và khoảng thời gian tập trung của chúng tăng lên. Giữ các hoạt động ngắn và đa dạng để thu hút sự chú ý của con bạn.

Cố gắng thực hiện một số hoạt động vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi biết những gì mong đợi. Ví dụ, bạn có thể chơi một trò chơi tiếng Anh mỗi ngày sau giờ học hoặc đọc một câu chuyện tiếng Anh với bé trước khi đi ngủ. Nếu bạn có không gian ở nhà, bạn có thể tạo một góc tiếng Anh, ví dụ như sách, trò chơi, DVD hoặc những thứ mà con bạn đã làm. Sự lặp lại là điều cần thiết – trẻ em thường cần nghe các từ và cụm từ nhiều lần trước khi chúng cảm thấy sẵn sàng để có thể nói chúng.

Trẻ học tự nhiên khi chúng vui chơi. là một cách tuyệt vời để dạy và sửa đổi từ vựng. Ngoài ra khi bé tham gia một trò chơi bằng tiếng anh, là cơ hội để bé phản xạ tiếng anh một cách tốt nhất.

Chơi một trò chơi trực tuyến – bạn có thể kết thúc thời gian tiếng Anh cho bé với một trò chơi tiếng anh trực tuyến

Ưu điểm của việc dạy tiếng Anh tại nhà là bạn có thể sử dụng các tình huống hàng ngày và các đồ vật thực tế xung quanh nhà để thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên và theo ngữ cảnh. Ví dụ:

Nói về quần áo khi bé mặc quần áo hoặc khi bạn đang phân loại đồ giặt.

Luyện từ vựng cho đồ chơi và đồ nội thất khi bạn đang giúp con dọn dẹp phòng ngủ của chúng.

Dạy từ vựng thực phẩm khi bạn đang nấu ăn hoặc đi mua sắm. Khi bạn đi siêu thị, hãy cho con bạn một danh sách những thứ cần tìm.

Sử dụng bài hát

Bài hát là một cách thực sự hiệu quả để học từ mới và cải thiện phát âm. Các bài hát với hành động đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ vì chúng có thể tham gia ngay cả khi chúng chưa thể hát bài hát.

Dạy ngữ pháp

Với trẻ nhỏ, không cần phải dạy một cách rõ ràng các quy tắc ngữ pháp, mà thay vào đó, hãy làm cho chúng quen nghe và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong ngữ cảnh, ví dụ ‘có’ khi bạn nói về ngoại hình của ai đó, hoặc khi nói về nội quy trường học của bé. Nghe ngữ pháp được sử dụng trong ngữ cảnh từ khi còn nhỏ sẽ giúp bé sử dụng nó một cách tự nhiên và chính xác khi chúng lớn hơn.

Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng phần thực hành ngữ pháp qua Video, câu đố và trò chơi giúp trẻ học một cách vui vẻ, thoải mái.

Những từ và cụm từ nào nên dạy đầu tiên?

Chữ số

màu sắc

tính từ (ví dụ: lớn, nhỏ, cao, vui, buồn, mệt mỏi)

cơ thể

đồ chơi

quần áo

động vật (ví dụ vật nuôi, động vật trang trại, động vật hoang dã)

món ăn

Điều quan trọng nữa là bé phải làm quen với ngôn ngữ ‘tiếng Anh’, vì vậy hãy sử dụng cùng một cụm từ với bé mỗi lần, ví dụ: ‘It’s English time! Let’s sit down. Which song shall we start with today? ‘ Trẻ em sẽ sớm nhận các cụm từ như; thank you; Can I have …?; Where is …?; Point to …; What colour is it?; It’s …; I like …; I don’t like … Dù cách tiếp cận của bạn là gì, điều quan trọng nhất là thư giãn, vui chơi và biến việc học tiếng Anh trở thành một trải nghiệm thú vị cho cả bạn và bé.

Bé Lên Mấy Tuổi Thì Nên Bắt Đầu Học Tiếng Anh

Độ tuổi vàng hay là khung tuổi vàng của trẻ khi bắt đầu làm quen với tiếng anh là điều mà các bậc phụ huynh thường quan tâm. Vậy độ tuổi bao nhiêu là thường thích hợp cho trẻ tiếp xúc với tiếng anh ?

Ngày đăng: 20/03/2023

Có nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng anh từ sớm ?

Theo Elaine Schneider, một chuyên gia ngôn ngữ Mỹ, trẻ em được tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Cũng theo bà, bộ não của trẻ nhỏ như một miếng bọt biển hút thông tin xung quanh, nghĩa là nếu tiếp xúc với ngoại ngữ sớm hơn, sức hút của “miếng bọt biển” sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng khoa Tâm lý Giáo dục (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) có những chia sẻ : ” Trẻ từ 20 tháng đến 8 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ . Đây là giai đoạn “nhạy cảm ngôn ngữ”. Nếu trẻ em có cơ hội học ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ lúc này sẽ thúc đẩy khả năng ngôn ngữ và tư duy logic. Và nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng 4 và 5 tuổi là thời gian lý tưởng để học tiếng Anh “.

Ở độ tuổi 4 – 6, đây là thời gian vàng để trẻ có thể học ngôn ngữ thứ hai một cách tốt nhất, cũng như khả năng tiếp thu nhanh và hiệu quả.

Những ưu điểm cho trẻ nhỏ làm quen với tiếng anh sớm :

– Phát âm chuẩn hơn (cả tiếng Việt và ngôn ngữ thứ 2).

– Cải thiện kỹ năng giao tiếp, giúp bé linh hoạt và tự tin hơn.

– Tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên, giúp trẻ thông minh hơn.

– Bổ sung kiến ​​thức và hiểu biết về các nền văn hóa trên khắp thế giới.

Chọn một trung tâm tiếng Anh uy tín cho con bạn

Các chương trình học cho trẻ em của KTV – English luôn đặt lợi ích và hiệu quả học tập lên hàng đầu. Với phương pháp giảng dạy được xây dựng kĩ lưỡng và áp dụng thông qua những bài hát tiếng anh vui nhộn, các bài thơ ngắn, trò chơi ngôn ngữ, kể chuyện, diễn kịch … Chúng tôi tự tin sẽ giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích và khám phá tìm hiểu tiếng anh trước khi vào tiểu học.

Bên cạnh đó, phương pháp trực quan sinh động giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, kích thích trí tò mò để khám phá ngôn ngữ. Trẻ của bạn sẽ học tiếng Anh rất tự nhiên như vừa học vừa chơi.

Như vậy, độ tuổi thích hợp để bé bắt đầu học tiếng anh là khoảng từ 4 – 6 tuổi. Và cần có sự phối hợp giữa cả bậc cha mẹ, nhà trường để trẻ tiếp nhận ngôn ngữ này tốt hơn. KTV – English rất hân hạnh và tự tin là nơi không những mang môi trường học tự nhiên, sôi động và cuốn hút cho các bé mà còn giúp bậc phụ huynh yên tâm hơn về tương lai trẻ.

​Học Tiếng Pháp Bắt Đầu Từ Đâu Cho Người Bắt Đầu

Học tiếng Pháp cho người bắt đầu bao giờ cũng cần đam mê và sự chịu khó, không chỉ là học mà còn để hiểu hơn về đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa Pháp, vì thế công việc học tiếng Pháp hiệu quả cần biết rõ và hiểu một cách rõ ràng về đặc trưng của ngôn ngữ để việc học hiệu quả.

Học tiếng Pháp khi mới bắt đầu học cần có sự hướng dẫn kỹ lưỡng và phương pháp học đúng đắn, giai đoạn đầu không cần vội vàng chỉ cốt yếu ở việc làm quen và duy trì đam mê học tiếng Pháp.

Học tiếng Pháp cho người bắt đầu

Học tiếng Pháp tốt cần nhiều nguồn học đa dạng

Cũng giống như các quốc gia của Cộng đồng Pháp ngữ, văn hóa Pháp đi vào vào văn hóa Việt Nam một cách tự nhiên nhất tạo nên những con người và hiện tượng trong những giai đoạn nhất định (theo thống kê gần nhất là vào đầu thế kỷ 20, nhân sĩ, trí thức và nghệ sĩ lớn của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa và ngôn ngữ Pháp). Các bạn có biết rằng thế hệ những nhà thơ mới của Việt Nam hầu như đều bị ảnh hưởng chi phối bởi những đặc trưng trong hệ thống văn học Pháp từ cách sử dụng câu từ đến công việc gọt sắc ngữ nghĩa, tạo nên một phong trào lớn lao và có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà.

Chính vì những lẽ đó có thể thấy rằng việc học tiếng Pháp thì bạn học sẽ có nhiều cơ hội để tiếp thu tốt.

Người học tiếng Pháp nên nắm vững cơ bản

Quá trình tự học tiếng Pháp trong giai đoạn khởi đầu bao giờ cũng hấp dẫn, tò mò khám phá, tuy nhiên suy khoảng một tháng bạn học sẽ bị choáng ngợp trong một biển kiến thức bao la. Lúc đó việc tự chế tạo cho mình một con thuyền vững chắc là vô cùng quan trọng để chinh phục biển kiến thức bao la.

Quá trình học tiếng Pháp cơ bản không thể thiếu các yếu tố đầu vào đó chính là nền tảng, là nguồn vốn để thúc đẩy người học ngày một tiến bộ hơn. Nguồn vốn ban đầu là về từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp, là kỹ năng bền bỉ rèn luyện và kiên nhẫn, hay đó là các yếu tố về thái độ học tập.

Số từ vựng tiếp thu trong quá trình học tiếng Pháp rất quan trọng, nếu có sự đầu tư kỹ lưỡng thì việc thu gom từ vựng của bạn sẽ đạt được một số lượng khá ổn định. Việc tiếp thu từ vựng bắt đầu từ các công việc hàng ngày như đọc nhiều và đọc rộng, đọc từ nhiều nguồn internet và sách giáo trình.

Học tiếng Pháp luôn cần đầu tư một lượng thời gian lớn

Người mới học tiếng Pháp cần nắm vững cơ bản

Thời gian dành cho việc học là vấn đề quan trọng cần được quan tâm.

Việc học tiếng Pháp đòi hỏi ở người học một khoảng thời gian cố định, để việc học tiếng tiếng cho người bắt đầu quen dần và từ đó làm bàn đạp để tăng tốc.Mỗi ngày nên dành ra ít nhất 3 tiếng để tự học tiếng Pháp, đồng thời chia nhỏ thời lượng học thành nhiều khung giờ, mỗi khung giờ sẽ thích hợp để học một kỹ năng khác nhau. Trong quá trình học nên lựa chọn cho mình những nội dung thông tin học thích hợp với trình độ, tránh học những bài học vượt quá khả năng sẽ rất dễ nhàm chán.

Chia thời gian thành từng khung gờ để tận dụng học hỏi kiến thức là vấn đề quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức.

Tags: tự học tiếng pháp giao tiếp, giáo trình tự học tiếng pháp cơ bản, học tiếng pháp từ con số 0, học tiếng pháp online miễn phí cho người mới bắt đầu, nói tiếng pháp, học tiếng pháp có khó không, hướng dẫn giao tiếp tiếng pháp, từ vựng tiếng pháp