Sách Học Tiếng Mường / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Theolympiashools.edu.vn

Về Thăm Làng Mường Ở Ban Mê… Học Tiếng Mường

Về thăm làng Mường ở Ban mê…

– Một số điều lưu ý :+ Tiếng mường chỉ có tiếng nói “chưa” có chữ viết…+ Đây không phải bài viết chính thống, vì người Mường có nhiều vùng miền chưa thống nhất được cách gọi…

– Một số từ tiếng Mường cơ bản –Dựa vào phiên âm tiếng Mường (một số vùng cơ bản), có nhiều cách nói khác nhau tùy vào từng vùng miền…

Bố = Bố/ EngMẹ = MạngChị = Chị/ CảiEm = ÚnTôi , mình = Ho ( Tôi ( mình) đang học bài = Ho tang học bàiMày, Bạn, = Ja ( mày đi đâu thế ?= Ja ti no à ? , Mày ăn cơm chưa = Ja ăn cơm jua, ….)Nước = Rác ( tác …) vì tùy vùng miềnRuộng = RọngCon Trâu = Con Qlu ( khó đọc không? :)) . nôm na tách ra là Con “cờ lu” nhưng đọc nhanh lên nha âm “cờ” giống như chữ Quờ ấy. Con Qlu , Con Chu :))Cái lược = Cái KhảoMệt = Nhọc ( Tao mệt lắm = Ho nhọc lắm)Đi chơi = Tii dộng ( Tao với mày đi chơi đi ? = Ho phải Ja ty dộng bầy?)Nước = Rác ( Uống nước = Óng rác)Con lợn = Con Cúi ( nhà mày nuôi nhiều lợn không? = Nhà Ja chiếm từ CÚI chăng?đầu gối = Cố lạiăn cơm = ăn cơmđi ngủ = Ty tảy ( Tao đi ngủ đây ? = Ho Ty tảy rá)Mặt trăng = mặt tlăngBuổi chiều = Khuộngđi = Ty ( mày đi đâu thế? = Ja ty no àđẹp = Thốcch (Em đẹp lắm = ún Thốcch lắmRượu = rạoUống = óng ( mày uống rượu không? Ja óng rạo chăng. bao giờ câu hỏi của người Mường cũng kèm theo từ chăng). ( Cháu mời bác uống nước ạ = Cháu mời bác óng rác ạ)Bà = Mệ ( Cháu chào Bà = Cháu Chào Mệ)ông = ÔngCháu = Cháu/ ThônAnh = tứa ( đứa, eng từ eng này nếu chuẩn ra là từ bố nhưng một số vùng dùng từ Eng gọi là Anh, và gọi Bố = Bố như tiếng kinh )Nhiều thế = (Từ nồng)Bụng = lzộng

– Ghép từ như tiếng kinh : các bạn học được các từ Bố mẹ v…. và các từ khác có thể ghép lại thành câu hoàn chỉnh.

1/ Học Từ ANH YÊU EM Tiếng MườngTiếng Kinh: Anh yêu EmTiếng Mường: Tứa ưa ún (một số vùng có thể gọi như sau: đứa ưa ún, eng ưa ún)(Ngoài ra còn một số từ đồng nghĩa với từ Anh yêu Em tiếng Mường nhưng dùng từ trên là nhẹ nhàng và sát nhất. Các bạn có thể nghe qua như: Ho háo ja chẳng hạn, nhưng từ này có vẻ hơi mạnh một chút.Vậy tổng kết từ Anh yêu Em tiếng Mường sẽ có 2 từ để thể hiện– Nhẹ nhàng tình cảm : TỨA ƯA ÚN (ĐỨA ƯA ÚN)– Mãnh liệt : HO HÁO JA

Từ này tùy vào vùng miền sẽ có nhiều cách nói và phát âm khác nhau…

Học Tiếng Mường Để Phục Vụ Dân

Từ những ngày đầu bỡ ngỡ, làm quen với các con chữ, cách phát âm và đánh vần… qua các buổi học, mỗi học viên ngoài việc học tiếng, đã hiểu thêm được phong tục, tập quán của người Mường, từ đó phục vụ công tác chuyên môn, gắn bó mật thiết giữa cán bộ và nhân dân. Đó là một trong rất nhiều phần việc mà Công an huyện Tân Sơn đã và đang thực hiện cuộc vận động lớn của Bộ Công an với tiêu chí “Vì nhân dân phục vụ”.

1. Từ trung tâm TP Việt Trì vào đến Công an huyện Tân Sơn mất gần 80km đường rừng. Đường vào Tân Sơn – một trong các huyện nghèo nhất của 63 tỉnh, thành cả nước – giờ đã được trải nhựa, song những khúc cua tay áo, qua các đoạn đèo dốc vẫn khiến chúng tôi nôn nao, mệt nhoài.

Ấn tượng đầu tiên khiến cả đoàn công tác cảm thấy hài lòng, là lời chào và nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Tân Sơn, khiến bao mệt mỏi của chặng đường dài tan biến. Khi chúng tôi đến, Đại tá Nguyễn Khuyến, Trưởng Công an huyện Tân Sơn cùng 36 cán bộ trong đơn vị đang học tiếng Mường tại hội trường tầng 3 của Công an huyện.

“Khổ nhất có lẽ là sự bất đồng về ngôn ngữ”, chia sẻ với chúng tôi về ý tưởng thành lập lớp học tiếng Mường, Đại tá Khuyến cho biết: Tân Sơn là huyện miền núi mới được thành lập từ năm 2007, có rất đông đồng bào dân tộc, trong đó nét đặc trưng nổi bật là bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Sự bất đồng về ngôn ngữ là một trở ngại rất lớn đối với cán bộ Công an khi tiếp xúc với dân, vận động họ, không nghe theo kẻ xấu, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Một tuần hai buổi, tranh thủ vào những ngày cuối tuần, lớp học tiếng Mường thu hút được đông đảo cán bộ người Kinh tham gia. Anh em ai cũng nghĩ học tiếng Mường không chỉ để biết, để phục vụ công tác chuyên môn mà còn góp phần gắn bó mật thiết giữa cán bộ với nhân dân, giúp họ xóa đói giảm nghèo, hiểu biết về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì thế, ai cũng học tập chăm chỉ, để tiếng Mường trở thành ngôn ngữ thứ hai của mình. Vậy là ngoài những giờ lên lớp, sau các giờ làm việc căng thẳng, các học viên lại sôi nổi luận bàn, các cán bộ người Mường đang công tác tại Công an huyện Tân Sơn trở thành những trợ giảng đắc lực, giúp các học viên học tập…

Trung tá Hà Kim Nghĩa tuyên truyền giao thông cho Tổ cứu hộ, cứu nạn Đèo Cón.

2. Thiếu tá Nguyễn Hải Tinh, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH – Công an huyện Tân Sơn – một học viên của lớp học tiếng Mường chia sẻ, trước khi cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” được Bộ Công an phát động, Công an huyện Tân Sơn đã có phong trào “Công an Tân Sơn kỷ cương vững, phong cách tốt, vì nhân dân phục vụ”.

Bằng những phần việc cụ thể, mỗi cán bộ đều thực hiện theo tiêu chí “Vì nhân dân phục vụ”. Ở Tân Sơn, việc cán bộ Công an huyện đến nhà dân để lấy lời khai của bị hại và các nhân chứng đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Hưởng ứng cuộc vận động, Trung tá Hà Kim Nghĩa, Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính và giao thông đã cùng đồng đội lặn lội đến 17 xã vùng cao, làm CMND cho bà con… Nhiều người già, lần đầu tiên trong đời nhận tấm CMND thì vui mừng lắm.

Trong những chuyến công tác ấy, Trung tá Nghĩa và đồng đội đã kết hợp tuyên truyền cho người dân hiểu về Luật Giao thông. Hiệu quả thiết thực đã được nhìn thấy rõ rệt là trong những tháng đầu năm 2011, tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Tân Sơn đã giảm 1/2 so với cùng kỳ năm ngoái.

3. Chọn khâu đột phá từ việc đơn giản nhất là lời chào, trong mọi tình huống, đều phải tôn trọng nhân dân, cuộc vận động bước đầu đã tạo được sự chuyển biến mạnh về nhận thức và hành động, trong mỗi cán bộ, chiến sỹ.

Việc duy trì thường xuyên phong trào tập võ thuật và thể dục buổi sáng, các môn thể thao buổi chiều ở đơn vị đã góp phần xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh. Trong tháng 8/2011, Công an huyện Tân Sơn được Bộ Công an tặng Bằng khen trong công tác bảo vệ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Tiếng Mường Trên Sóng Phát Thanh

Tiếng Mường trên sóng phát thanh

Anh Đinh Công Sơn phát thanh viên chương trình phát thanh tiếng Mường.

PTĐT – “Xin kính chào pà con vợi các ối! Mời pà con vợi các ối tọn eng chương trình phát thanh thiệng mọn của Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Tân Sơn. Chương trình của bọn qua án phát trên sọng FM, tần thố 87,9 MHz pao 17 dờ 30 phụt ngày thự tư hàng tuần vợi phát lái pao 5 dờ 30 phụt sớm hôm sau”. Gần 10 năm qua, âm thanh từ những chiếc loa phát chương trình phát thanh tiếng Mường của Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Tân Sơn đã trở nên quen thuộc với bà con dân tộc Mường nơi đây.

Đối với người Mường huyện vùng cao Tân Sơn, thói quen nghe truyền thanh hàng ngày trong khi làm ruộng, làm nương đã hình thành từ rất lâu. Đặc biệt, từ khi chương trình phát thanh tiếng Mường của Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện ra đời lại càng tạo thêm cho người dân sự hứng khởi chờ đợi chương trình “lên sóng”. Bởi với người Mường nơi đây, nghe truyền thanh không chỉ để giải trí, nắm bắt thông tin về các mặt của đời sống xã hội mà còn tìm hiểu các phương pháp trồng trọt, chăn nuôi mới thông qua các bản tin khoa học – kỹ thuật được phát sóng. Ngoài ra, nội dung chương trình phong phú lại được truyền tải bằng ngôn ngữ của dân tộc mình nên bà con lại càng hào hứng lắng nghe. Anh Hà Trọng Thuyền – người Mường ở khu Tân Lập xã Minh Đài chia sẻ: “Chúng tôi thích nghe chương trình phát thanh bằng tiếng Mường của Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện lắm, nhất là các cụ cao tuổi. Mặc dù cùng một nội dung nhưng nghe bằng tiếng của dân tộc mình tự dưng thấy gần gũi tin tưởng hơn. Qua các chương trình phát thanh, bà con học được nhiều thứ lắm, từ chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mô hình kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Với thời lượng phát sóng 30 phút vào thứ 4 hàng tuần, sau gần 10 năm hoạt động, chương trình phát thanh tiếng Mường đã đáp ứng cho thính giả là đồng bào dân tộc Mường đầy đủ các thông tin trên mọi lĩnh vực về thời sự, chính trị tổng hợp, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, các vấn đề xã hội, gương người tốt việc tốt… Để đạt được điều đó đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của những người làm chương trình. Anh Đinh Công Sơn, người dân tộc Mường, là cán bộ Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Tân Sơn, người trực tiếp phụ trách chương trình phát thanh bằng tiếng Mường trong suốt gần 10 năm qua cho biết: “Lúc mới làm chương trình đều khó khăn nhất là chưa tìm được phát thanh viên nữ có thể đáp ứng được các yêu cầu: Là người Mường để hiểu được ngôn ngữ tập quán tiếng Mường, có chất giọng tốt truyền cảm, lại vừa phải mang âm điệu thời sự để đọc bản tin. Và trong quá trình sản xuất chương trình phát thanh tiếng Mường, quan trọng nhất là khâu biên tập và dịch các nội dung phát thanh sao cho súc tích, dễ hiểu theo lối “tư duy” của người Mường. Ngoài ra, để tạo âm hưởng du dương, mềm mại cho chương trình thì các biên tập viên cũng phải sưu tầm nhiều làn điệu dân ca Mường để lồng ghép vào chương trình, qua đó thu hút sự chú ý lắng nghe của đông đảo bà con.”

Tân Sơn cũng là huyện đầu tiên và duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh có chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc Mường. Đây là một chương trình có ý nghĩa thiết thực để chuyển tải thông tin đến bà con dân tộc Mường một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Có thể khẳng định, việc xây dựng và phát triển chương trình phát thanh bằng tiếng Mường đã góp phần gìn giữ và phát huy tiếng nói, bản sắc dân tộc Mường trên địa bàn. Thời gian tới, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của bà con, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Tân Sơn sẽ tăng cường phát sóng các bản tin khoa học – kỹ thuật, đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng các tin, bài, phóng sự của chương trình phát thanh tiếng Mường; lắp đặt thêm hệ thống loa truyền thanh đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của bà con dân tộc Mường ở những khu xóm lẻ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện.

Để Ngôn Ngữ Mường Không “Rơi Rụng”

của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, cho dù được xây cất bằng chất liệu bê tông, cốt thép, nhưng ngày càng có nhiều ngôi nhà sàn (nhà ở truyền thống của người Mường) được dựng lên làm nhà ở, nhà văn hóa thôn, xã. Điều đáng suy nghĩ ở đây là ngôn ngữ Mường (tiếng Mường) đang đứng trước nguy cơ mai một. Tôi đã không khỏi chạnh lòng khi thấy những người mẹ trẻ ở những ngôi làng Mường dạy đứa con thơ bập bẹ tiếng nói đầu đời bằng tiếng Việt không tròn âm sắc. Tiếp xúc trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải uốn lưỡi, gằn âm để nói tiếng phổ thông (tiếng Việt) với con trẻ cho hợp xu thế.

ông Bùi Đức Bình, một người con của đất Mường Kim Bôi hiện đang cư trú ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng bày tỏ nỗi buồn trong lần trở về thăm quê gần đây nhất. Bởi ông trò chuyện với các cháu nhỏ trong làng, trong họ bằng tiếng Mường, nhưng các cháu lại đối đáp với bác, ông bằng tiếng Việt có phần lơ lớ về âm sắc. ông Bình chia sẻ: Vợ chồng tôi xa quê đã mấy chục năm nay, sống ở thành phố nhưng vẫn dùng tiếng Mường để trao đổi với nhau hàng ngày và cũng không quên dạy cho các con biết nghe, nói tiếng dân tộc mình. Thế mà khi trở về quê hương lại thấy tiếng Mường “rơi rụng” thế này…!

Thấp thỏm đợi chờ bộ chữ Mường được ứng dụng

Bởi chung dòng ngôn ngữ Việt – Mường, 80% tiếng Mường có thể phiên âm ra tiếng Việt nên việc nhiều gia đình người Mường ở nơi tiếp giáp phố thị hay sống ở thị tứ… chuyển sang nói tiếng Việt cả khi giao tiếp trong gia đình cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi đã trở thành xu thế thì đó thực sự là chuyện cần được lưu tâm. Điều đáng mừng là sự lưu tâm đó đã được thể hiện bằng chương trình hành động cụ thể: triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường. Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được giao chủ trì triển khai các nhiệm vụ xây dựng bộ gõ chữ Mường, biên soạn sách học tiếng Mường, biên soạn từ điển song ngữ đối chiếu Việt – Mường, Mường – Việt. Đề tài “Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy – học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện với mục tiêu xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường, góp phần bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Dự kiến, đề tài sẽ phục vụ đông đảo bà con dân tộc Mường, các dân tộc anh em trong tỉnh Hòa Bình.

Thực hiện lộ trình này, năm qua, công tác tuyên truyền về bộ chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình được đẩy mạnh. Đã có hơn 200 tin, bài, ảnh, phóng sự tuyên truyền về bộ chữ dân tộc Mường được đăng tải trên Báo Hòa Bình. Việc sản xuất thêm phiên bản tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử đã tạo được hiệu ứng tốt khi thu hút được 30 vạn lượt người truy cập trong ngày, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống. Đài PT -TH tỉnh đã thực hiện được trên 140 tin, bài, phóng sự và 18 cuộc phỏng vấn về xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường. Thực hiện 318 chương trình phát thanh tiếng dân tộc Mường, 212 chương trình truyền hình tiếng dân tộc Mường… trên sóng phát thanh, truyền hình và Trang thông tin điện tử của Đài PT -TH tỉnh.

Hầu hết các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đã tuyên truyền trong CB,CC, VC và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về bộ chữ dân tộc Mường và chủ trương của tỉnh về dạy tiếng dân tộc Mường. Theo nguồn tin từ sở Khoa học và Công nghọ, đến nay, đề tài xây dựng bộ gõ chữ Mường đã hoàn thành và được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu. Bộ gõ được cài đặt trên nền tảng windown 7, 8, 10, đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dùng. Tài liệu học tiếng Mường cơ sở cho người Mường Hòa Bình cũng đã hoàn thiện. Việc còn lại là đẩy nhanh tiến độ xây dựng bộ gõ chữ Mường, tài liệu học chữ Mường, tài liệu tiếng Mường cơ sở, tài liệu hướng dẫn dạy tiếng nói, chữ viết và tài liệu đọc, hiểu tiếng Mường để đưa vào dạy thử nghiệm trong năm 2023 như dự kiến.

Theo: BaoHoaBinh

Niềm Tự Hào Của Người Mường

(HBĐT) – Những ngày gần đây, trên một số trang báo mạng điện tử, mạng xã hội có đăng tải bài viết thể hiện sự “đả phá, phê phán, phỉ báng” chữ Mường của người Mường Hòa Bình. Thiếu hiểu biết, “ném đá” theo phong trào, ăn theo trào lưu phê phán việc cải tiến chữ quốc ngữ và phương pháp giáo dục lớp 1, nặng nề hơn là “không tôn trọng văn hóa dân tộc thiểu số”… là những gì chúng tôi đã ghi nhận được từ ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà khoa học, quản lý văn hóa, cán bộ, học sinh, sinh viên và đặc biệt là người Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình về vấn đề này.

Chữ Mường ra đời đáp ứng sự mong mỏi của người Mường Hòa Bình

Hòa trong dòng chảy văn hóa với tinh thần chủ đạo là chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngày 8/9/2023, UBND tỉnh Hòa Bình chính thức phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Bộ chữ Mường ra đời đã đáp ứng sự mong mỏi của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa và là niềm tự hào của hơn 50 vạn đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh.

Các trường học trên địa bàn tỉnh luôn chú trọngviệc giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. ảnh: Học sinh dân tộc Mường tại trường PT DTNT THCS &THPT huyện Tân Lạc.

Trao đổi với chúng tôi, nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Huy Vọng cho biết: Có một thực tế là hiện văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung, văn hóa dân tộc Mường nói riêng đang dần mai một. Bắt đầu từ ngôn ngữ. Ban đầu các dân tộc, trong đó có dân tộc Mường duy trì trạng thái song ngữ, tức ra ngoài xã hội dùng ngôn ngữ dân tộc đa số hoặc đa số trong vùng làm ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng dân tộc thiểu số – PV) sử dụng trong sinh hoạt gia đình. Sau quá trình giao lưu được đẩy mạnh thì ngay trong gia đình cũng ít sử dụng tiếng dân tộc thiểu số. Hiện nay, ngày càng có nhiều người Mường, nhất là người Mường trẻ tuổi, sống ở trung tâm huyện lỵ, thành phố không nghe và không nói được tiếng Mường. Đây là điều đáng buồn, đáng suy ngẫm. Cùng với đó, kiến thức, sự hiểu biết của người Mường về Mo Mường, bản sắc văn hóa dân tộc Mường cũng dần mai một. Vì vậy, ngay từ khi có chủ trương về việc xây dựng bộ chữ của người Mường Hòa Bình, những người nghiên cứu văn hóa dân tộc như chúng tôi vô cùng phấn khởi.

Chữ Mường giúp con em dân tộc Mường Hòa Bình học và sử dụng tiếng Mường để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giúp Mo Mường được lưu giữ một cách chính xác, tiến tới lập hồ sơ di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình trình Tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Ngoài ra, chữ ra đời cũng đáp ứng những yêu cầu về công tác cán bộ trong tình hình mới. Cụ thể như Chỉ thị số 38/CT-TTg, ngày 9/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc miền núi ghi rõ “Yêu cầu của công tác quản lý và phát triển KT -XH, AN-QP đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức công tác ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số phải biết tiếng dân tộc… Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu bắt buộc”.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Lê Nam Thanh, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh được cấp phép dạy tiếng dân tộc cho biết: Ngày 30/10/2012, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 06 hướng dẫn về “chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn”. Đáng lưu ý là ở Điều 2, trong 6 tiêu chuẩn công chức xã phải có đủ thì có nội dung về tiếng dân tộc thiểu số. Cụ thể: “ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công”. Ngoài ra, những năm gần đây, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số là một trong những điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong các kỳ thi nâng ngạch viên chức, công chức. Do nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa khu vực đồng bào dân tộc ít người, nhiều cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng cán bộ sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, trên địa bàn tỉnh ta, nhu cầu học và được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc đang có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên hiện nay, trung tâm mới tổ chức giảng dạy được tiếng Thái và tiếng Mông, trong khi rất nhiều cán bộ, công chức, học viên có nhu cầu học để được cấp chứng chỉ tiếng Mường. Có chữ Mường thì tiến tới mới có thể tổ chức việc học, cấp chứng chỉ tiếng Mường cho học viên sau khi hoàn thành bài thi cấp chứng chỉ với 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

“Ném đá” chữ Mường là hành vi thiếu hiểu biết, cần lên án

Cũng giống như chữ Quốc ngữ, chúng ta biết nói trước khi biết đọc, biết viết. Người Mường biết nói tiếng Mường trước khi biết đọc, biết viết chữ Mường. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD &ĐT cho biết: Cả nước hiện có 20 tỉnh, thành phố đang tổ chức dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số cho gần 110 nghìn học sinh thuộc 7 dân tộc thiểu số: Mông, êđê, Jrai, Bahnar, Chăm, Khmer, Hoa. Nhiều địa phương đã triển khai dạy tiếng dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông đạt kết quả tốt. Chữ Mường là một loại chữ viết mới của riêng dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Do đó, chúng tôi xác định việc giảng dạy chữ Mường cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học, hợp lý. Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, Sở GD &ĐT phối hợp với Sở VH -TT&DL, Sở Nội vụ cũng như tham khảo kinh nghiệm triển khai thành công ở các tỉnh bạn, xin ý kiến đóng góp của các sở, ngành, địa phương để hoàn thiện Đề án “Dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh”. Việc dạy học chữ Mường phải được triển khai nghiêm túc theo Nghị định số 82/ 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, Không thể tổ chức dạy chữ Mường một cách tùy tiện được. Hiện nay, chữ Mường chưa được triển khai giảng dạy trong bất cứ cơ sở giáo dục nào trên địa bàn tỉnh ta nên việc người dân nói chung hay học sinh nói riêng chưa biết đến chữ Mường, học sinh người dân tộc Mường chưa đọc được chữ Mường là điều rất bình thường, dễ hiểu. Tại thời điểm này, việc phê phán, đả kích chữ Mường vin vào cớ người Mường, học sinh dân tộc Mường không đọc được chữ Mường là thiếu căn cứ.

Là người có trình độ cao, kinh nghiệm nghiên cứu về ngôn ngữ, trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình, PGS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Phó Viện trưởng Viện Nội dung và phương pháp dạy học phổ thông thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết: Dân tộc Mường là dân tộc đông dân cư trong 54 dân tộc. Trước nay, dân tộc Mường chưa có chữ, dùng chữ phổ thông. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, dân tộc nào có điều kiện, có khả năng, cần thiết thì có thể sáng tạo ra bộ chữ riêng cho dân tộc mình để người dân tộc dùng chữ giao lưu với nhau, duy trì văn hóa phi vật thể của dân tộc. Trước hết là tiếng nói của dân tộc, nếu được chữ viết hỗ trợ sẽ bền vững và thêm trong sáng. Dân tộc Mường chấp nhận và chuẩn bị đưa vào giảng dạy chữ Mường trong nhà trường; bộ chữ cũng đã được khoa học đánh giá, thẩm định. Tất nhiên còn có thể có những chỗ cần phải sửa, cần phải hiệu chỉnh để bộ chữ hoàn thiện, trong sáng nhưng đó là cả một quá trình. Cá nhân tôi đọc và hiểu được chữ Mường trên phiên bản tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử. Ai có sáng kiến, đóng góp thì nên góp ý trên tinh thần xây dựng để hoàn thiện bộ chữ.

Cùng chung quan điểm này, nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, người dân mà chúng tôi phỏng vấn đều bức xúc: Chữ Mường là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, là thực hiện chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, là niềm tự hào của dân tộc Mường, việc đả kích, phê phán chữ Mường không trên tinh thần xây dựng là hành vi thiếu hiểu biết, không tôn trọng văn hóa dân tộc Mường và rất cần lên án.

                                                                                                     Dương Liễu

* Nếu không ghi lại tiếng Mường bằng chữ Mường thì không thể giữ được bản thể tiếng Mường

 Với số liệu kiểm kê, riêng dân tộc Mường có hơn 300 di sản phi vật thể cần phải bảo tồn, bảo lưu. Trong đó nhiều di sản có giá trị như Mo Mường, Thường rang, bộ mẹng, những áng văn thơ, đối đáp, ca dao, tục ngữ của người Mường cần phải ghi chép lại. 

Từ trước đến nay có nhiều nhà văn hóa nghiên cứu chuyên và không chuyên đã dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm ghi chép lại các di sản văn hóa này. Mỗi người ghi một cách khác nhau, không có sự đồng nhất. Ghi như vậy cũng không thể lột tả hết bản chất, cái hay, cái đẹp của Mo Mường hay những áng thơ văn Mường cổ.

Với xu thế hiện nay, tiếng nói cũng đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tác động của bên ngoài, cho nên tiếng nói của người Mường đang rơi rụng. Chỉ khoảng vài chục năm nữa, nếu không ghi lại tiếng nói của người Mường bằng chữ Mường thì chắc chắn không thể giữ được bản thể tiếng Mường của người Mường. Bộ chữ Mường ra đời thật sự rất cần thiết để ghi lại những giá trị văn hóa và bảo tồn tiếng nói người Mường.

Sau khi có Kế hoạch số 118 của UBND tỉnh, Sở VH – TT&DL đang chuẩn bị xây dựng đề án để giảng dạy chữ Mường cho cán bộ ngành văn hóa ở cơ sở để có thể ghi lại những di sản văn hóa, từng bước làm hồ sơ khoa học cho Mo Mường để trình UNESCO công nhận Mo Mường là di sản văn phi vật thể của nhân loại và tái bản cuốn sách Mo Mường bằng chữ Mường.

                                                                 Bùi Thị Niềm (TUV, Giám đốc Sở VH -TT&DL)

* Bộ chữ dân tộc Mường là tâm huyết của những người yêu và hiểu văn hóa Mường

Your browser does not support the video tag.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ chữ dân tộc Mường, Sở KH &CN phối hợp với Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức nghiên cứu, thực hiện Đề tài khoa học “Xây dựng bộ chữ viết dân tộc Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Bộ chữ Mường được xây dựng dựa trên đầy đủ các căn cứ pháp lý, thực tiễn cũng như khoa học.

Quá trình xây dựng bộ chữ Mường tuân thủ các quy định, trình tự của Nhà nước về thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Sở đã chọn Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và các cá nhân tham gia đề tài là các giáo sư, phó giáo sư có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng bộ chữ dân tộc cũng như chuyên môn về ngôn ngữ học. Quá trình phối hợp nghiên cứu, thực hiện đề tài đã được thực hiện một cách bài bản, khoa học, tâm huyết và đầy trách nhiệm. Các thành viên trong tổ nghiên cứu tổ chức nhiều cuộc điền dã khảo sát, điều tra, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các nghệ nhân Mường, nhiều nhà quản lý tham gia. Vì vậy, có thể nói, bộ chữ dân tộc Mường là tâm huyết của cả một tập thể, đội ngũ những người yêu văn hóa Mường, hiểu văn hóa Mường.

                                                                              Đỗ Hải Hồ (Giám đốc Sở KH &CN)

* Báo Hòa Bình điện tử phiên bản tiếng Mường là bước tích cực để quảng bá, đưa bộ chữ Mường vào đời sống 

Your browser does not support the video tag.  

 Thực hiện Kế hoạch số 118/KH – UBND ngày 27/10/ 2023 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình, đầu năm 2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xây dựng nội dung và đề xuất với Sở KH &CN triển khai xây dựng bộ gõ chữ Mường; biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường. Hiện nay, bộ gõ chữ Mường đã hoàn thành và đã được đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN). Tháng 5/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị tập huấn triển khai bộ gõ chữ Mường và tài liệu học chữ Mường cho người biết nói tiếng Mường. Đồng thời đã chỉ đạo, hướng dẫn các ban, sở, ngành, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai phổ biến, ứng dụng rộng rãi và hiệu quả đời sống bộ chữ dân tộc Mường.

Việc Báo Hòa Bình điện tử ra phiên bản chữ Mường là chủ trương của tỉnh. Tỉnh ủy Hòa Bình, trực tiếp là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tích cực phối hợp, chỉ đạo và tán thành việc Báo Hòa Bình ứng dụng bộ gõ chữ Mường và triển khai trang báo điện tử tiếng Mường. Đây là bước đi tích cực để từng bước quảng bá và đưa bộ chữ Mường vào đời sống dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình.

                                                             Nguyễn Quang Hưng (Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)