Mẹo Học Tiếng Anh Dễ Nhớ / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Mẹo Vặt Học Tiếng Trung Dễ Nhớ

Một số mẹo vặt hay nên biết khi học tiếng Trung Quốc

13, Những tấm card nhỏ sẽ rất hữu dụng cho việc học từ mới và cũng rất tốt nếu đặt câu với chúng 14, Nếu bạn định học cách đọc tiếng Trung, hãy tìm một quyển sách đã được khuyên dùng hay những quyển bài tập ở các hiệu sách hay thư viện

15, Duy trì việc học là thiết yếu. Nếu bạn nghĩ bạn đã biết nhiều và dừng việc tập luyện bạn sẽ nhanh chóng quên tiếng Trung. Sẽ rất khó kiên nhẫn khi phải học đi học lại vì thật ra ít nhất một tuần có 4 giờ bạn không đụng đến tiếng Trung.

16, Một kỹ năng cần thiết nữa là hãy coi nhẹ những câu không đầy đủ ngữ pháp của người bản địa. 17, Gửi thư email cũng là cách tốt để học. 18, Một điều nữa, người Trung Quốc rất coi trọng văn hóa của họ và rất tích cực giúp người khác nếu người đó muốn học tiếng Trung. Đừng ngại ngần yêu cầu họ giúp đỡ bạn học hỏi.

1, Nếu như bạn luôn phải sử dụng internet, nên nhớ không phải lúc nào nó cũng đúng.

2, Có người sẽ cáu bẳn sửa lỗi sai cho bạn nhưng đừng bận tâm quá. Đó là điều bạn cần để cải thiện trình độ bản thân

3, Nếu bạn lỡ nói điều gì thô lỗ, và bạn bạn có biểu hiện khó chịu, hãy nói rằng bạn đang đùa.

4, Hãy đảm bảo hiểu những gì bạn nói ra vì rất có thể những gì bạn vừa nói là điều không tốt mà bạn lại không biết.

5,Nếu bạn gặp khó khăn trong việc sử dụng từ, hãy hỏi người bản địa.

Giống như các ngoại ngữ khác, người học thường cố học theo bất kể những gì mà mình nghe, đọc được. Điều này giống như một con dao hai lưỡi, có những lỗi ngữ pháp cơ bản, rất nhỏ sẽ đeo bám người học trong nhiều năm. Chính vì vậy, hãy bỏ qua những câu ngữ pháp không đầy đủ của người bản địa. Ghi nhớ ít, nhưng thường xuyên. Đừng viện lý do bận mà bỏ một ngày hay một vài tuần, bạn sẽ phải hối hận khi học lại từ đầu. Nhất là với chương trình học ngoại ngữ theo block, bạn càng nên chú ý hơn vào hai yếu tố ÍT và THƯỜNG XUYÊN. Nếu bạn thường xuyên sử dụng Internet làm công cụ tra cứu, hãy nhớ rằng không phải lúc nào nó cũng đúng. Tiếng Trung và tiếng Nhật đều là ngôn ngữ tượng hình. Để ghi nhớ tốt cách viết, nên dành hẳn một thời gian đầu để học viết, đừng vội đả động đến ngữ pháp. Đối với tiếng Trung, bạn không cần thiết phải thuộc tất cả 214 bộ thủ, nhưng nên tập viết tất cả chúng, điều này sẽ giúp bạn thuộc một số bộ căn bản, thường dùng, cũng như làm quen với các bộ còn lại. Đối với tiếng Nhật, thời gian đầu nên chú trọng vào bảng chữ mềm (Hiragana) và sau đó luyện song hành với bảng chữ cứng (Katakana). Một tình trạng chung với nhiều người học, và dạy tiếng Nhật đó là sự sao nhãng đối với Katakana. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chú ý một số điểm sau: Thứ nhất, không được có tâm lý rũ bỏ bảng chữ cứng Katakana vì nó ít được dùng đến, nếu không bạn sẽ phải hối hận tột độ. Thứ hai, Hiragana và Katakana đều được hình thành dựa trên cơ sở chữ Hán và quy chuẩn tương đồng. Chính vì vậy, chúng có kết cấu chặt chẽ và tương tự nhau, đối với mỗi chữ Hiragana, đều có một chữ Katakana tương ứng (Kể cảng bảng phụ). Việc tìm điểm tương đồng, so sánh giữa các mẫu tự với nhau sẽ đem đến cho bạn kết quả tốt nhất

Kế hoạch học tiếng Nhật hiệu quảKế hoạch học Tiếng Anh hiệu quảCó nên cho trẻ học Tiếng Anh sớmKinh nghiệm học tiếng ĐứcKinh nghiệm học tiếng TrungKinh nghiệm học tốt tiếng pháp

Chuyên Gia Ngôn Ngữ Mách Sinh Viên Mẹo Học Tiếng Anh Dễ Nhớ

Theo các chuyên gia, tâm lý ngại ngùng, học sai cách là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên học tiếng Anh cả chục năm nhưng vẫn không thể nói thành thạo.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Tất tần tật về từ vựng tiếng Anh” được tổ chức tại Hà Nội mới đây.

Nguyễn Khánh Chi, sinh viên năm 2 của ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn nhận thấy rõ những bất lợi của bản thân khi không thể nói tiếng Anh trôi chảy. Với Chi, trong suốt 12 năm học phổ thông, đến khi lên tới đại học, luôn có một nỗi sợ mang tên “tiếng Anh”. Bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 2, đến nay đã hơn 10 năm, nhưng những gì mà Chi có thể nghe và nói cũng chỉ là những câu giao tiếp cơ bản, thông dụng.

Sinh viên nghe chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh tại hội thảo

“Bản thân em luôn cảm thấy rất khó khăn khi học tiếng Anh. Em phải tập trung cao độ để vượt qua các bài kiểm tra, bài thi tiếng Anh tại trường. Khi vào môi trường đại học và đi tìm việc làm thêm, em mới thấy rõ những bất lợi của việc học tiếng Anh”.

Tại hội thảo, nhiều sinh viên cũng chia sẻ có chung nỗi sợ về tiếng Anh. Một trong những khó khăn được nêu ra là ít vốn từ vựng, dẫn đến không tự tin trong nghe nói, từ đó dần thu mình khỏi những môi trường nói tiếng Anh.

Theo Ths Lê Hà Vân (Công ty TNHH Giáo dục tiếng Anh Elight), nhiều sinh viên thất bại trong học tiếng Anh do chưa ý thức được mục tiêu và xác định rõ phương pháp học. “Nhiều sinh viên học từ mới theo cách kẻ một cột tiếng Anh và một cột nghĩa bằng tiếng Việt sau đó học thuộc. Nhưng đây là cách học quá cũ. Các bạn chưa cập nhật những phương pháp học mới, trong khi chúng ta đang có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ. Bên cạnh đó, cũng có những sinh viên xác định sai mục tiêu khi học tiếng Anh. Các em muốn giao tiếp được tiếng Anh nhưng lại học theo cách luyện thi, hay học quá thiên về ngữ pháp, nên không mang lại hiệu quả. Do đó, khi học, các em cần xác định rõ mục đích của mình là gì, từ đó lựa chọn những cách học phù hợp”.

Từng có hơn 30 năm đi dạy tiếng Anh cho nhiều sinh viên và giảng viên tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, GS Mark Krzanowski, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiếng Anh Hàn lâm, viện Nghiên cứu quốc tế Surrey, giảng viên ĐH Wetminster (Anh quốc) cho rằng, việc học đến 10 năm vẫn không thể nói tiếng Anh thành thạo không chỉ là vấn đề ở Việt Nam mà còn là vấn đề của nhiều nước trên thế giới.

Một nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới cũng có những học sinh mất đến 30 năm mới nói được tiếng Anh. Trong ngôn ngữ có một cụm từ là hội chứng lo lắng. Nhiều sinh viên cảm thấy e dè, xấu hổ khi nói tiếng Anh vì cảm giác không tự tin. Họ ngại mắc lỗi trước bạn bè, đồng nghiệp. Những giảng viên đã từng trải qua các khóa đào tạo chuyên sâu sẽ có những cách để giúp học sinh sẵn sàng giao tiếp và kích thích người học cởi mở hơn, quảng giao hơn, có hứng thú để học tiếng Anh tốt hơn”, giáo sư Mark Krzanowski nói.

Mark Krzanowski nói về những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả.

Theo giáo sư Mark Krzanowski, để việc học tiếng Anh được hiệu quả, giáo viên cần vận dụng nguyên tắc “caring” và “sharing” hiệu quả, từ đó khiến người học cảm nhận được rằng mình thực sự được quan tâm và chia sẻ nhiều hơn.

Đặc biệt, giáo viên không nên ép học sinh nói khi họ chưa sẵn sàng. Nếu muốn học sinh, sinh viên nói tốt, giảng viên không cần tập trung quá nhiều về độ chính xác của ngữ pháp mà nên ưu tiên dạy kỹ năng để nói trôi chảy. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần hướng dẫn cho sinh viên cách học độc lập, tự tìm kiếm những tài liệu phù hợp và khơi dậy niềm đam mê, hứng thú khi học tiếng Anh.

Theo Giáo sư Mark Krzanowski, Việt Nam nằm khá xa các nước sử dụng tiếng Anh, nên việc học ngôn ngữ này có nhiều khó khăn hơn. Do đó sinh viên cần chủ động hơn nữa trong việc tìm môi trường, cơ hội để thực hành nói tiếng Anh./.

Cách Học Tiếng Trung Dễ Nhớ Và Nhớ Lâu

1. Học tiếng Trung dựa vào hình ảnh:

Tiếng Trung là ngôn ngữ tượng hình

2. Học lặp đi lặp lại:

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: chúng ta quên 80% thông tin học được chỉ trong vài ngày. Do đó việc lặp đi lặp lại nội dung thông tin đó là điều rất cần thiết. Bạn không nhất thiết phải học quá kỹ từ vựng tiếng Trung một lần. Bạn cần lặp lại nó một cách thường xuyên mỗi lần một thời gian ngắn. Điều đó giúp não bộ của chúng ta hằn nếp ghi nhớ từ mới sâu hơn. Lấy ví dụ, ngày hôm nay bạn học 10 từ mới, ngày hôm sau bạn ôn lại 10 từ này và tiếp tục học 10 từ mới khác. Với phương pháp học này sẽ giúp bạn ôn lại từ vựng liên tục và ghi nhớ được lâu hơn.

Thường xuyên lặp đi lặp lại khi có thời gian

3. Tập trung cao độ:

Con người chúng ta thường muốn tiết kiệm thời gian bằng cách làm nhiều việc một lúc. Tuy nhiên làm như vậy, sẽ khiến chúng ta bị xao nhãng, không tập trung tốt, đối với việc học thì dễ dẫn tới quên trước quên sau. Vì vậy, chia khoảng thời gian ra cho mỗi việc hơn là làm nhiều việc cùng một lúc. Khi bạn ghi nhớ từ vựng tiếng Trung, bạn cần loại bỏ hết các công việc khác ra khỏi đầu. Tập trung cao độ vào những gì mình học, để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tập trung cao độ trong lúc học tiếng Trung

4. Học tiếng Trung bằng Flashcard:

Đây là một trong những cách học ngoại ngữ khá là phổ biến. Chủ yếu dành cho các bạn mới làm quen với tiếng Trung để nhớ mặt chữ tốt hơn. Bạn có thể tự tạo flashcard bằng cách ghi từ mới chữ Trung, phiên âm cùng nghĩa của từ lên giấy nhớ rồi mang tập giấy nhớ đó theo bên mình. Những lúc rảnh rỗi, bạn lấy những flashcard đó ra xem lại để kiểm tra và ôn tập từ mới tiếng Trung.

Học tiếng Trung bằng Flashcard

5. Viết, viết liên tục:

Việc gõ chữ trên máy tính đang khiến cho chúng ta thụ động và quên đi mặt chữ trong tiếng Trung. Thay vì học bằng cách gõ trên máy tính, bạn có thể tự viết tay thật nhiều lần. Mỗi lần đưa nét chữ lại ghi nhớ thêm nhiều hơn. Vừa giúp chúng ta nhớ chữ lâu, vừa rèn luyện chữ viết tay và rèn luyện tính cẩn thận của mình.

Luyện viết Hán tự liên tục

6. Học tiếng Trung thông qua phim ảnh, âm nhạc:

Con người thường có xu hướng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn, vì vậy, khi học tiếng Hán qua phim ảnh và âm nhạc, bộ não chúng ta sẽ ghi nhớ từ ngữ đó một cách sinh động hơn, và ghi nhớ lâu hơn. Vì vậy khi xem phim hay nghe nhạc, bạn hãy nhanh tay note những từ mới lại và học chúng.

Học tiếng Trung thông qua phim ảnh, âm nhạc

7. Lặp đi lặp lại bằng lời nói

Lặp lại bằng cách nói lớn là cách học đơn giản mà hiệu quả khi bạn học ngoại ngữ. Bạn không nói ra mà chỉ học không thì chỉ là những kiến thức trên sách vở. Chỉ có khi bạn phát âm ra bằng chính miệng mình không những giúp bạn kiểm tra phát âm mà còn giúp bạn nhớ lâu hơn. Đọc to rõ ràng các từ vựng, các bài hội thoại còn giúp bạn rèn luyện phản xạ tiếng Trung trong giao tiếp.

Luyện nói tiếng Trung thường xuyên 

    Tạo khoảng ngắn thời gian nghỉ xen lẫn việc học

    Thời gian nghỉ giữa các buổi học khoảng 10 phút cũng đủ để giúp duy trì ghi nhớ  20% lượng thông tin. Đây là con số do các nhà tâm lý của trường đại học Edinburgh tìm ra. Điều này rất đúng với cách nhớ từ vựng tiếng Trung hay bất kỳ ngôn ngữ nào. Học được 30~45 phút thì lại nghỉ 5~10 phút, cho bộ não chúng ta nghỉ ngơi và tiếp thu bài học một cách tối ưu hơn.

    Thư giản giữa buổi trong lúc học tiếng Trung

    7 lí do khiến bạn thất bại trong việc học tiếng Trung

    Sợ nói tiếng Trung – cách khắc phục hiệu quả

    Lỗi sai “chết người” khi học tiếng Trung

Mẹo Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật Nhớ Lâu

Mẹo học ngữ pháp tiếng Nhật nhớ lâu

Ngữ pháp tiếng Nhật phân bố dều theo các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao . Dù để sử dụng trong giao tiếp tiếng Nhật thông thường hay tham gia các kỳ thi năng lực tiếng Nhật người học đều phải nắm vững các kiến thức về ngữ pháp . Đặc biệt là với những ai đang học tiếng Nhật ở trình độ nhập môn ,sơ cấp thì các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật thông dụng cũng khiến bạn gặp không ít khó khăn .

Khó có thể so sánh ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Nhật bởi giữa 2 ngôn ngữ này có nhiều điểm khác nhau vô kể , riêng cấu trúc câu đã có sự khác biệt hoàn toàn đối lập . Câu tiếng Việt hình thành theo cấu trúc : Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ nhưng trong tiếng Nhật thì lại là Chủ ngữ + Bổ ngữ + Động từ .

Vậy làm thế nào để có thể học, ghi nhớ và vận dụng ngữ pháp tiếng Nhật một cách thành thạo? Trung tâm tiếng Nhật SOFL hướng dẫn các bạn một số mẹo học ngữ pháp tiếng Nhật cho người Việt như sau:

Hàng ngày , khi học tiếng Nhật bạn thường học từ 2-3 ngữ pháp . Vậy hãy trực tiếp đặt 3 ví dụ với mỗi ngữ pháp mình đã học bằng chính các từ mới bạn vừa học được . Với hành động này , bạn vừa có thể kết hợp nhớ từ và ngữ pháp chỉ bằng vài bước đơn giản . Vận dụng đúng ngữ pháp và nhờ bạn bè , những người có năng lực tiếng Nhật cao hơn mình chỉnh sửa cho đúng.

Đặt câu với mỗi ngữ pháp tiếng Nhật

2. Tổng hợp học ngữ pháp tiếng Nhật thường xuyên

​ Thông thường , khi kết thúc 1 tuần học trở nên ,bạn nên tổng hợp tất cả các ngữ pháp mình đã học trong tuần và rành thời gian ôn tập lại khoảng 3,4 lần . Cứ kết hợp việc học và tổng hợp ngữ pháp theo tuần rồi theo tháng cho đến khi kết thúc khóa học . Nếu làm được như thế bạn có thể nhớ ngữ pháp và hiểu ngữ pháp để vạn dụng thật nhanh và trôi chảy.

Tiếng Nhật có rất nhiều cách diễn đạt với hệ thống kính ngữ, hậu vị từ rất đa dạng . Để diễn tả 1 hành động người học có thể sử dụng nhiều ngữ pháp khác nhau, tuy nhiên dù là dưới hình thức nào, chúng cũng mang một ý nghĩa tương tự như vậy.

Bạn nên thử ghi nhớ các cặp từ tương đồng, các ngữ pháp đối lặp hay các cấu trúc câu gần giống nhau. Để việc học các ngữ pháp này được hiệu quả, các bạn có thể làm sổ tay ngữ pháp tiếng Nhật để tiện cho việc tổng hợp học và ôn luyện sau này.

4. Làm thật nhiều bài tập về ngữ pháp tiếng Nhật.

cách nhanh nhất để nhớ ngữ pháp đó là làm bài tập, làm thật nhiều và thường xuyên. Các bài tập trong giáo trình tiếng Nhật, sách bài tập, hoặc bạn có thể tham khảo các bài tập trên mạng tải về và làm,.. Bằng cách này, các bạn sẽ quen và dần dần nhớ mặt ngữ pháp một cách tự nhiên và vô cùng hiệu quả.