Học Tiếng Trung Nên Học Phồn Thể Hay Giản Thể / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Học Tiếng Trung Nên Chọn Giản Thể Hay Phồn Thể?

Vấn đề nên chọn học tiếng Trung giản thể hay phồn thể là một vấn đề tuy đơn giản mà có nhiều tranh cãi hay tranh luận phức tạp. Thực chất cả hai loại chữ Hán giản thể và chữ Hán phồn thể đều có cái hay riêng của nó.

Chữ phồn thể hiện nay được sử dụng nhiều ở các khu vực như Đài Loan, Hong Kong, Nhật Bản… tuy nhiên vẫn có sự khác biệt chứ không hoàn toàn là đồng nhất. Chữ Hán giản thể được nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa áp dụng phổ biến từ khoảng thế kỉ 20 cho đến nay. Tuy nhiên, người ta thường hiểu lầm rằng chữ giản thể được chính phủ Trung Quốc tự ý giản lược đi. Từ đó họ cho rằng nếu học chữ giản thể thì sẽ mất đi hết giá trị lịch sử và văn hóa. Thực chất đó chỉ là lý do của những người có tư tưởng bài Trung cực đoan, cứ cái gì của Trung Quốc là họ chê. Chữ giản thể là chữ đã được giản lược trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm nay. Chính vì thế nó cũng không phải là chữ mới được cải tiến, nó vẫn mang đủ các giá trị lịch sử và văn hóa.

Hiểu lầm về chữ Hán giản thể.

Hình ảnh bên trên là tháp cổ Hòa Phong bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Đã từng có nhiều tranh cãi cho rằng chữ viết trên tháp sử dụng chữ phồn thể, tuy nhiên chữ “môn – 门 ” lại là giản thể. Từ đó có người cho rằng chữ viết trên tháp mới được phục dựng lại. Thậm chí còn có ý chê bai rằng người phục dựng lại có kiến thức quá kém vì chen cả chữ Hán giản thể lẫn phồn thể, trong khi từ xưa các cụ ta toàn dùng chữ Hán phồn thể. Thực ra những người đó không hiểu rằng chữ giản thể đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay chứ không phải là chữ mới được cách tân. Và chữ viết trên tháp cổ Hòa Phong không có gì là lạ lẫm cả.

Tôi lấy ví dụ trên để bạn hiểu thêm về chữ Hán giản thể và bớt kì thị nó nếu như bạn đang mang trong mình tư tưởng bài Trung cực đoan. Thế nào là cực đoan? Có nghĩa bạn sẵn ghét Trung Quốc cho nên cứ thấy cái gì của Trung Quốc là chê, cái gì của Đài Loan hay Hong Kong, Nhật Bản thì lại ưa thích. Nếu muốn tốt cho bản thân và phát triển hơn trên con đường học vấn thì bạn nên có cái nhìn công tâm hơn tránh góc nhìn từ một phía.

Chữ Hán giản thể và chữ Hán phồn thể cái nào tốt hơn?

Không có câu trả lời chung cho tất cả. Tùy vào nhu cầu, mục đích và năng lực của mỗi người mà có câu trả lời thích hợp. Có thể tôi học chữ giản thể nó sẽ tốt hơn cho bản thân tôi. Nhưng cũng có thể học chữ phồn thể sẽ tốt hơn đối với bạn. Chúng ta có thể so sánh các đặc điểm giữa hai loại chữ này mà lựa chọn cho mình một kết quả.

1. Chữ giản thể thì dễ thuộc và dễ viết lách, chữ phồn thể lại tao nhã và ý nghĩa hơn

– Chữ “cá – 個” đang từ 11 nét được giản hóa xuống còn 3 nét “个”, bạn thấy chữ nào dễ nhìn và dễ viết hơn chưa?

– chữ “nghĩa – 义” được giản hóa từ chữ “義”, tuy giản lược được khá nhiều nét chữ nhưng khi nhìn vào chữ phồn thể ta lại thấy nó có ý nghĩa sâu xa hơn rất nhiều. Cụ thể chữ “義” có cấu tạo phía trên là chữ “dương – 羊” có nghĩa là “con dê”, phía dưới là chữ “ngã – 我” có nghĩa là “tôi,ta…”. Từ đó ta có thể suy luận ra rằng “nghĩa” là một phẩm chất tốt đẹp mà con người ta cần phải đặt lên trên hết. Đó là trách nhiệm giữa “cái tôi” và “bầy đàn”, “cái tôi” phải được đặt phía dưới. Người sống “có nghĩa” phải là người biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người thân, anh em, bạn bè hay tập thể.

2. Chữ phồn thể học được quá khứ, chữ giản thể học được tương lai.

– Có một sự thật rằng người học chữ Hán giản thể rất khó hoặc gần như không thể đọc được các văn bản được lưu truyền từ thời xa xưa. Mà biết bao nhiêu tinh hoa và các giá trị vô giá khác đã được tích lũy trong các văn bản được truyền lại đó. Nếu bạn là một nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu và học lại những giá trị truyền thống mà lại không thể đọc được chúng thì thật là vô cùng đáng tiếc. Cho nên để giải quyết vấn đề này các bạn hãy chọn học chữ Hán phồn thể.

– Chữ phồn thể hiện nay ít người dùng hơn. Trong thời hiện đại, chữ giản thể đang có hơn 1,3 tỉ người sử dụng. Hơn 1,3 tỉ người đó đại diện cho văn hóa và cuộc sống đương đại. Kèm theo đó là nguồn tài liệu vô cùng phong phú và ngày một tăng dần để phục vụ cho việc nghiên cứu tất cả mọi mặt trong đời sống. Liệu trong tương lai, 1,3 tỉ người đang sử dụng chữ giản thể này có thể quay ngoắt sang học lại chữ phồn thể không nhỉ? Theo tôi đó là điều gần như không thể. Vì vậy theo tôi học chữ giản thể bạn sẽ tiếp thu được rất nhiều các kiến thức có giá trị. Hơn nữa, cũng có rất nhiều các văn bản, tác phẩm có giá trị cao thời xưa cũng đã được chuyển dịch sang chữ giản thể. Cho nên việc tìm học lại những tác phẩm trong quá khứ cũng không quá khó khăn.

3. Chữ giản thể viết nhanh hơn, chữ phồn thể lại viết đẹp hơn.

– Trong thời đại xã hội chuyển biến điên cuồng như hiện nay thì cái gì càng nhanh sẽ càng có giá trị. Chữ giản thể học nhanh, đọc nhanh, nhớ nhanh, viết nhanh. Chắc chắn kèm theo cái nhanh đó là một giá trị kinh tế không hề nhỏ.

– Chữ phồn thể thì lại viết đẹp hơn. Có rất nhiều người tuy học chữ giản thể nhưng khi muốn viết thư pháp, viết câu đối… lại phải học viết phồn thể. Lý do người ta không chọn viết chữ giản thể trong các loại hình nghệ thuật là vì viết chữ phồn thể luôn cho ta cảm giác ý nghĩa hơn, thần thái hơn và đẹp hơn.

Nguyễn Quảng Đạt.

Nên Học Tiếng Trung Giản Thể Hay Tiếng Trung Phồn Thể?

NÊN HỌC TIẾNG TRUNG GIẢN THỂ HAY TIẾNG TRUNG PHỒN THỂ?

Bộ chữ Hán phồn thể còn được biết tới là chữ Hán truyền thống, xuất hiện lần đầu tiên dưới thời nhà Hán. Loại chữ này được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc hay còn là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Chữ Hán phồn thể mang ý nghĩa thâm sâu và chứa đựng những đạo lí mà người xưa truyền lại, tất cả đều nằm ở con chữ.

Bộ chữ Hán giản thể đã được cải biên và giản lược số lượng nét chữ, xuất hiện trong thế kỉ XX. Chữ Hán giản thể được sáng tạo ra với mục đích giúp người học đặc biệt là người nước ngoài dễ tiếp cận và học tập tiếng Trung hơn.

Trước khi quyết định nên chọn học bộ chữ tiếng Trung phồn thể hay bộ chữ Hán giản thể, các bạn nên lưu ý, chữ giản thể và phồn thể chỉ là các hình thức của văn viết, không phải tiếng địa phương trong văn nói.

1. Phạm vi sử dụng của hai bộ chữ trên:

Chữ Hán phồn thể là bộ chữ chính thức tại Đài Loan, bên cạnh đó, người dân sinh sống tại Hồng Kông và Ma Cao cũng thường sử dụng chữ Hán truyền thống hơn.

Chữ Hán giản thể được sử dụng chính thức tại Trung Quốc, ngoài ra Singapore cũng thường sử dụng loại chữ này vì sự đơn giản trong cách học và viết của nó.

2. Các loại văn bản chữ Hán:

Nếu học bộ chữ phồn thể, bạn sẽ dễ dàng đọc và tìm hiểu về các tác phẩm văn học truyền thống của Trung Hoa, những kiệt tác tinh hoa văn học trong suốt chiều dài phát triển lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Ngoài ra, nếu bạn là người yêu những nét vẽ thư pháp hoa văn và ý nghĩa mà chữ Hán truyền thống chứa đựng, thì việc học tiếng Trung phồn thể sẽ giúp bạn thực hiện những điều đó một cách dễ dàng.

Với những bạn học bắt đầu với bộ chữ giản thể, các bạn sẽ đọc được những văn bản hiện đại và phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày nay và những giáo trình tiếng Trung cho người nước ngoài. Nhưng để tiêu thụ và tham khảo những kiệt tác văn học Trung Hoa thì sẽ mất nhiều thời gian hơn.

3. Hình thức viết của hai bộ chữ:

Chữ Hán phồn thể là bộ chữ truyền thống và rất phức tạp, các kí tự trong một chữ đều mang ý nghĩa riêng của nó. Các kí tự trong bộ chữ này phát triển rất tinh vi qua lịch sử Trung Hoa, vì vậy số nét của một chữ khá nhiều. Đây cũng chính là thách thức với những người bắt đầu học tiếng Trung.

Chữ Hán giản thể đúng như tên gọi của nó, số nét được đơn giản hóa hơn, nhiều nét viết tinh vi được giản lược giúp người học dễ nhớ và dễ viết.

Một ví dụ nổi bật về hình thức viết của hai bộ chữ đó là chữ Ái「愛」, ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm 心 (con tim) và chữ thụ 受 (chịu đựng). Nó mang ý nghĩa: tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Những trong chữ giản thể, chữ Ái được đổi thành 爱, mất đi chữ (trái tim), trở thành tình cảm/tình yêu hời hợt bên ngoài mà không có con tim.

4. Mục đích của việc học tiếng Trung:

Ngoài việc dựa vào phạm vi sử dụng của hai loại chữ Hán, mục đích học tiếng Trung cũng rất quan trọng để lựa chọn loại chữ mà bạn sẽ học. Nếu bạn muốn học tiếng Trung trong thời gian ngắn thì chữ Hán giản thể sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa cùng ý nghĩa của chữ Hán truyền thống thì bộ chữ phồn thể đúng là thứ mà bạn nên lựa chọn hơn cả.

Nên Học Tiếng Trung Phồn Thể Hay Giản Thể Là Phù Hợp?

1. Viết tiếng Trung trong sinh hoạt (giao tiếp): Giản thể

Giản thể là lối viết đơn giản hóa của phồn thể, vì thế bạn có thể tự học tiếng Trung giản thể bằng những phần mềm dạy viết trên máy tính hay điện thoại vì ít nét chữ hơn. Luyện viết tiếng Trung rất khó khăn, đặc biệt là đối với một người mới học, vì vậy, nếu muốn viết tiếng Trung trong sinh hoạt hằng ngày thì bạn nên dùng giản thể.

Viết giản thể dễ dàng hơn viết phồn thể (Nguồn: YoYo Chinese)

2. Đánh văn bản tiếng Trung trong công sở (công văn hành chính): Phồn thể

Những công văn hành chính của Trung Quốc hiện nay vẫn được sử dụng bằng phồn thể dùng nước này đã dùng 80% là giản thế, cả Đài Loan và HongKong cũng thế. Nhưng ở Singapore, một nước dùng 2 ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Trung thì văn bản hành chính có thể sử dụng giản thể. Vì vậy, nếu làm việc trong một môi trường hành chính của Trung Quốc, HongKong và đặc biệt là Đài Loan, bạn nên sử dụng phồn thể.

Những khu vực hành chính như sân bay vẫn dùng chữ phồn thể (Nguồn targetmytravel)

3. Giáo trình tự học: Giản thể

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm vô số bài word, video, nhạc và hình ảnh tự học tiếng Hoa giản thể. Việc tìm kiếm tài liệu học tiếng Trung phồn thể là một điều rất khó khăn và rất hiếm hoi vì đa số các nước hiện nay khi dạy tiếng Trung sẽ dùng giản thể để giảng dạy.

Có thể nhanh chóng tìm được bài hát dạy tiếng Trung theo giản thể

4. Ý nghĩa chữ viết: Phồn thể

Từng chữ viết phồn thể đều phải chú ý kỹ lưỡng đến từng nét bút (Nguồn: Youtube)

5. Tùy theo vùng miền

Nếu bạn muốn xuất khẩu lao động sang Đài Loan, bạn nên học tiếng Trung phồn thể vì hầu như 95% tất cả chữ viết đều dùng phồn thể, còn bạn muốn du lịch sang Trung Quốc, HongKong, MaCau và Singapore, bạn có thể học giản thể. Nhưng tại HongKong vẫn dùng một số từ phồn thể, bạn nên lưu ý đến điều đó.

Bạn nên “nhập gia tùy tục” tại địa phương khi dùng phồn thể hay giản thể (Nguồn: YoYo Chinese)

Mong là bài viết trên sẽ giúp ích cho việc chọn lựa nên học phồn thể hay giản thể, nên ghi nhớ rằng, bạn nên tùy theo nhu cầu của mình, tùy địa phương mình đến và mục đích chính khi học để tránh học sai loại mặc dù chúng có thể hoán đổi lẫn nhau nhưng đối với một người nước ngoài học tiếng Trung thì không phải là một điều dễ dàng.

Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.

Tú Thanh tổng hợp

Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Tiếng Trung Phồn Thể Và Giản Thể

Chắc chắn với những bạn có ý định học tiếng Trung hay mới bắt đầu làm quen với ngôn ngữ này sẽ không tránh khỏi những băn khoăn, bỡ ngỡ về việc nên học tiếng Trung phồn thể hay giản thể. Bạn có đang thắc mắc là học loại nào khó hơn hay không biết học có được không… Chỉ cần dành một vài phút đọc bài viết về tiếng Trung phồn thể và giản thể sau sẽ giúp bạn đưa ra được những lựa chọn học loại nào cho phù hợp nhất.

1. Thế nào là tiếng Trung phồn thể và giản thể?

Đầu tiên, trước khi bắt đầu học tiếng Trung bạn phải hiểu tiếng Trung phồn thể và giản thể là gì? Sự phân biệt hai loại này dựa trên nguyên nhân của lịch sử. Khi chưa có những định nghĩa về tiếng Trung phồn thể và giản thể thì những ký tự Trung Quốc truyền thống chỉ có cái tên chung là chữ Trung Quốc.

1.1. Tìm hiểu tiếng Trung phồn thể

Trước đây, vào thời đại Trung Quốc cổ đại ở mỗi triều đại sẽ có một hệ thống chữ khác nhau. Mãi đến triều Hán thì hệ thống chữ viết đã tạm ổn định và gần như không thay đổi cho đến ngày nay. Vậy những ký tự Trung Quốc được gọi là Hán tự – là chữ viết của người Hán. Nếu bạn đọc được chữ Hán truyền thống thì bạn sẽ có khả năng đọc được tất cả những tài liệu được viết ra suốt 2000 năm trước ở Trung Quốc.

Từ đó có thể thấy là chữ Hán truyền thống, còn được gọi là chữ Hán phồn thể dù đã trải qua bao nhiều cải cách nhưng vẫn giữ được nền tảng truyền thống. Tiếng phồn thể bao hàm cả văn hóa và tư tưởng truyền thống của người Trung Hoa cũng như phản ánh hệ ý thức tổ tiên Trung cổ.

1.2. Tìm hiểu tiếng Trung giản thể

Sau này, để thuận lợi trong việc hiện đại hóa Trung Quốc, tiếng Trung giản thể ra đời với sự thức đẩy của Đảng Cộng sản vào năm 1950. Chữ giản thể được thay thế mới đơn giản, ít nét hơn chữ phồn thể để dễ đọc và viết. Chính phủ Trung Quốc đã tuyên truyền rằng, sự thay đổi này nhằm xóa nạn mù chữ và loại bỏ những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu trong nước. Có nhiều tranh luận khác nhau rằng đây là do họ muốn tách người dân ra khỏi văn hóa và nguồn gốc truyền thống của dân tộc mình. Bởi lẽ nếu bạn học tiếng giản thể sẽ không đọc được những văn tự cổ trước đây và ngược lại.

2. Nên chọn học tiếng Trung phồn thể hay giản thể

2.1. Những khu vực sử dụng ngôn ngữ

Đến ngày nay, tiếng Trung giản thể được người dân sử dụng tại Trung Quốc, Malsaysia, Singapore. Còn tiếng Trung phồn thể lại xuất hiện nhiều hơn trong các văn bản in ấn tại Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao và một số cộng đồng người Hoa ở nước Đông Nam Á.

Do vậy, nếu bạn muốn du hoc Trung Quốc, Singapore, buôn bán làm ăn với những công ty do người Trung làm chủ thì bạn phải thành thạo tiếng Trung giản thể. Còn nếu bạn có ý định đi du học, kinh doanh, hoặc xuất khẩu lao động sang các nước như Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao thì nên học tiếng Trung phồn thể. Tuy nhiên, với những bạn chỉ muốn nghiên cứu về ngôn ngữ, tìm hiểu về văn hóa và lịch sử Trung Quốc thì học tiếng phồn thể vẫn có ưu thế hơn.

2.2. Tính ứng dụng trong công việc và trong cuộc sống

Bạn chưa có dự định sang nước ngoài mà chỉ muốn học để phục vụ cho công việc, các mục đích học tập trong nước thì bạn cần tìm hiểu về tính ứng dụng của hai bộ chữ trong thực tế.

Đa số các tài liệu trực tuyến, những nghiên cứu về khoa học – kỹ thuật hiện đại đều được sử dụng tiếng Trung giản thể. Mặt khác, tiếng Trung phồn thể rất hợp với những bạn đam mê thư pháp, văn chương hay nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Học sâu vào tiếng Trung phồn thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hiểu và nghiên cứu các tác phẩm. Nhưng với hầu hết các tài liệu văn bản, một số ấn bản phổ biến, kinh điển đều có khả năng được dịch sang cả hai loại chữ và có thể tìm được dễ dàng.

3. Những ưu điểm và nhược điểm khi học hai bộ chữ

3.1. Chữ giản thể

– Ưu điểm: Khi mới học, nhiều người sẽ lựa chọn học giản thể vì đơn giản là dễ học, dễ ghi nhớ. Hơn thế lại rất thuận tiện cho việc in ấn, đọc trên màn hình, sách báo. Chữ viết được giản lược số nét nên tốc độ viết chắc chắn sẽ nhanh hơn chữ phồn thể.

– Nhược điểm: Đồng thời chữ giản thể bị mắc một yếu điểm là xấu hơn chữ phồn thể, làm giảm hoặc mất đi ý nghĩa của chữ tượng hình. Không thể sử dụng chữ giản thể khi viết thư pháp, đây là điều gây phản cảm. Hơn nữa, ta không thể chiết tự (bình chữ) được chữ giản thể.

3.2. Chữ phồn thể

– Ưu điểm: Chữ phồn thể được đánh giá là rất đẹp, chứa đựng tinh hoa của văn minh Trung Hoa suốt mấy nghìn năm lịch sử. Đây còn là đối tượng chính toán lên thần thái của nghệ thuật thư pháp truyền thống. Học được chữ phồn thể, bạn còn học được cả những ý nghĩa thâm sâu, đạo lý làm người mà người xưa đã gửi gắm vào từng con chữ.

– Nhược điểm: Một nhược điểm vô cùng lớn của chữ phồn thể thì đã được chữ giản thể biến thành ưu điểm. Đó chính là số lượng nét chữ phức tạp gây khó nhớ. Do vậy, với những bạn mới học nếu như học chữ phồn thể ngay từ đầu rất dễ nản.

4. Thời gian học thành thạo tiếng Trung phồn thể và giản thể

5. Có nên học cùng một lúc hai loại chữ?

Đây là việc bạn cần cân nhắc và suy nghĩ một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, với những bạn mới học không nên quá tham lam học một lúc hai bộ chữ. Khi bạn học cùng một lúc hai bộ chữ đồng nghĩa với việc tài liệu tăng lên, mất thêm gấp đôi thời gian học. Việc này tốn rất nhiều thời gian quý báu của bản thân. Để tránh “tẩu hỏa nhập ma”, bạn nên làm quen với bộ chữ giản thể trước để lấy cảm hứng, hứng thú học. Sau khi bạn cảm thấy thật thoải mái trong việc học tập mà vẫn hứng thú học tiếp phồn thể thì bạn có thể tiến tới học cả hai bộ chữ.