Học Tiếng Nhật Dễ Như Ăn Bánh Sau Tat Ca / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Học Tiếng Nhật “Dễ Như Ăn Bánh” Bằng Những “Bí Kíp” Sau

Quan trọng nhất đối việc học tiếng Nhật nói chung và bất cứ ngoại ngữ nào nói riêng đó chính là làm sao để tạo cho mình một môi trường sử dụng thứ tiếng đó nhiều nhất có thể. Chẳng thế mà mọi người hay nói cách học ngoại ngữ nhanh nhất chính là đến đất nước sử dụng ngoại ngữ đó đúng không nào.

Đối với các bạn đang sống và làm việc ở Nhật Bản thì đương nhiên có một môi trường học tiếng Nhật quá lý tưởng rồi.

1/Học tiếng Nhật từ các đồ vật sinh hoạt hàng ngày:

Ở Việt Nam có rất nhiều các cửa hàng hay đồ dùng sinh hoạt được sản xuất tại Nhật Bản có ghi thông tin chi tiết bằng tiếng Nhật.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể luyện đọc và tìm hiểu về nghĩa của các từ vựng xuất hiện trên bao bì. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy thì ra tiếng Nhật cũng có ở ngay xung quanh mình và khi đọc hiểu được ý nghĩa bao bì bạn sẽ nhớ rất lâu đồng thời cũng muốn đọc nhiều hơn, dần dần đọc hiểu sẽ không còn là vấn đề nữa.

– オトナの甘さ: vị ngọt thanh cho cả người lớn chứ không quá ngọt như các loại bánh kẹo thông thường cho trẻ con.

– こだわり: được tuyển chọn kỹ càng

– ストロベリー: dâu tây

Đó, đơn giản vậy thôi nhưng bạn đã nhớ ngay được các từ vựng rồi, học mà như không học đúng không nào.

👉 Bằng cách đọc như vậy, chúng ta không chỉ biết được “hàng tá” từ mới hay ho, mà qua việc tự tò mò đọc mà ta sẽ nhớ những kiến thức đó rất lâu. Sau đó, khi đi thi JLPT ta sẽ không còn sợ những bài ĐỌC HIỂU dài ngoằng, bởi ta đã tiếp xúc quá quen với những văn bản tiếng Nhật rồi.

2/Học tiếng Nhật qua bài hát, xem Anime:

Cách này là cách kinh điển với tất cả các bạn học ngoại ngữ. Đây đúng là cách vừa học vừa chơi vô cùng hiệu quả, đặc biệt nếu bạn là fan của anime hay thích nghe nhạc Nhật thì không còn gì bằng nữa rồi.

Học tiếng Nhật qua Anime

Vừa nghe tiếng để luyện nghe, vừa học được cách nói chuyện rất tự nhiên của người Nhật nữa. Nội dung phim ảnh và âm nhạc cũng rất hay và cuốn hút, không hề có cảm giác nhàm chán hay khô khan chút nào.

Học tiếng Nhật qua bài hát

Một lưu ý để việc học qua phim hay bài hát hiệu quả hơn là thay vì chỉ nghe và “chăm chăm” vào phần phụ đề dịch thì bạn chỉ đang xem thôi, không học được gì cả.

Xin giới thiệu đến bạn app học tiếng Nhật qua bài hát cực hay:

Pipop – app học tiếng Nhật qua bài hát cực hay

3/Tham gia các hoạt động có thể sử dụng tiếng Nhật:

Đây là cách dành cho các bạn sinh viên, học sinh có thời gian rảnh và cũng có một vốn kiến thức tiếng Nhật nhất định rồi. Bạn có thể xin vào các nhà hàng, công ty của người Nhật hay tham gia vào các Câu lạc bộ, các chương trình Nhật – Việt cần tuyển tình nguyện viên.

Cách học này rất hiệu quả vì bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với người Nhật “thật” chứ không phải qua màn hình TV hay điện thoại nữa.

Từ xưa đã có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” mà, đôi khi chúng ta cũng nên đi ra ngoài để cọ sát, học hỏi để hoàn thiện bản thân hơn. Vừa học, vừa có kinh nghiệm đôi khi còn có tiền mang về thì ai chả thích đúng không nào.

– Lang-8: Ứng dụng, trang Web cho phép các bạn đăng những bài viết, câu văn, ngôn ngữ các bạn đang học, sẽ có người dùng là người bản xứ xem và kiểm tra cho các bạn. Ngược lại, chính bạn cũng có thể sửa giúp người khác những bài viết bằng tiếng Việt đó.

– HelloTalk Language Exchange: Có hầu hết tất cả các nước. Ứng dụng cho phép bạn chọn khu vực muốn làm quen, có thể chat, gọi điện, gọi video. Rất tiện lợi!

– Langmate: Ứng dụng kết bạn với người Nhật Bản dành cho người nước ngoài.

– Nihongojin: Ứng dụng giống như một mạng xã hội khổng lồ, giúp các bạn làm quen được với toàn bộ những người học tiếng Nhật trên toàn thế giới. Bạn cũng có thể post ảnh, video dùng Caption tiếng Nhật để giao lưu. Mọi người sẽ tương tác với bạn một cách rất thân thiện. Ứng dụng thích cực kì!

Tất cả ứng dụng trên hoàn toàn FREE!

Còn đối với việc đọc sách, không thể phủ nhận sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại, duy trì thói quen đọc sách sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, học được điều hay lẽ phải hay có những lời khuyên hữu ích từ những con người vĩ đại.

Ví dụ như: Doraemon, Thám tử lừng danh Conan, Kimi no Nawa,…

Đọc truyện tranh bằng tiếng Nhật – cách học từ vựng, ngữ pháp nhanh

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản…)

4 Bước Đơn Giản Giúp Bạn Học Tiếng Anh Qua Bài Hát Dễ Như Ăn Bánh

Vậy thì sao học tiếng Anh qua bài hát được?

Cảm nhận bài hát bằng cả con tim

Chỉ xem phụ đề tiếng Việt 1 – 2 lần

Học từ mới và bắt lỗi ngữ pháp

Thoải mái thưởng thức bài hát

Bước 1: Cảm nhận bài hát bằng cả con tim

Đây là lúc để bạn nghe và quẩy tưng bừng theo điệu nhạc. Yo!

Có lẽ hơi sai sai thì phải. Mình vừa bảo bạn quẩy nhiều quá sẽ không học được, vậy mà mình lại bảo bạn quẩy tưng bừng lên.

Học tiếng Anh qua bài hát là phương pháp giúp bạn bớt áp lực và yêu thích tiếng Anh hơn. Nếu bạn cố gắng học tiếng Anh từ bài hát bạn ghét, thì bạn đã đánh mất lợi ích lớn nhất rồi.

Ở bước này, bạn chỉ cần nghe nhạc và cảm nhận giai điệu của bài hát. Không quan tâm lời bài hát. Không quan tâm ý nghĩa bài hát. Chỉ cần bạn thấy thích, đó là bài hát thích hợp để sang bước thứ 2.

Bước 2: Chỉ xem phụ đề tiếng Việt 1 – 2 lần

Bạn đã tìm được bài hát phù hợp rồi chứ? Tuyệt!

Bạn có tò mò về ý nghĩa bài hát không?

Nếu không, bạn đã hiểu toàn bộ nội dung của bài hát rồi. Bạn nên quay lại bước 1 và tìm một bài hát khó hơn.

Nếu tò mò, bạn đã chọn được bài hát thích hợp để học rồi. Bạn cần tìm hiểu về lời bài hát để biết thông điệp bài hát muốn truyền tải, cũng để phục vụ việc học tiếng Anh.

Để tìm phụ đề bài hát, bạn lên Youtube, gõ vào thanh tìm kiếm theo cú pháp “TENBAIHAT + Vietsub”. Trong đó TENBAIHAT là tên bài hát bạn thích, Vietsub là phụ đề tiếng Việt. Chú ý, tên bài hát tiếng Anh viết không dấu.

Bạn có thể tìm thấy hầu hết phụ đề bài hát tiếng Anh theo cách này.

Nếu xui xẻo bài hát tiếng Anh bạn thích không có phụ đề trên Youtube thì sao?

Bạn vào Google, tìm kiếm theo cú pháp “TENBAIHAT + Lyrics”. Trong đó, TENBAIHAT là mình không muốn giải thích lại nữa, Lyrics là lời bài hát.

Sau đó, bạn Copy lời bài hát và Paste vào Google Dịch.

Mặc dù không chính xác 100%, nhưng cũng giúp bạn hiểu phần nào ý nghĩa của bài hát.

Bạn chỉ nên xem phụ đề Việt 1 – 2 lần để hiểu nội dung bài hát. Còn phần lớn thời gian, bạn xem lời bài hát để học từ mới, cách sử dụng từ và cách nối âm (đó chính là bước 3).

Bước 3: Học từ mới và bắt lỗi ngữ pháp

Trước tiên, bạn cần có lời của bài hát để phục vụ cho việc học.

Nhìn vào lời của bài hát, bạn không biết từ nào? Hãy ghi tất cả những từ bạn không biết vào một tờ giấy, hoặc vào quyển sổ bạn hay ghi từ vựng. Cứ để chúng ở đó, lát nữa chúng ta sẽ tìm hiểu sau.

Nhìn vào lời của bài hát một lần nữa, bạn có thể đoán được nghĩa của những từ vừa ghi không? Hãy ghi phán đoán của bạn vào bên cạnh từ đó.

Bây giờ bạn dùng từ điển và tra nghĩa của những từ vừa ghi. Bạn có thể sử dụng từ điển Lạc Việt, TFlat để tra nghĩa tiếng Việt, hay từ điển Cambridge, Oxford để xem giải nghĩa bằng tiếng Anh. Tuyệt đối không được dùng Google dịch, bởi độ tin cậy rất kém của nó.

Sau khi biết nghĩa của từ rồi, hãy nhìn lại lời bài hát một lần nữa. Nhưng lần này, bạn hãy ghi cách sử dụng của từ bằng ví dụ có trong bài hát. Để mỗi lần bạn cất giọng hát, bạn sẽ nhớ đến từ đó với đầy đủ ý nghĩa nhất có thể.

Mình không khuyến khích việc học ngữ pháp trong bài hát. Đôi khi để phù hợp với giai điệu, nhạc sĩ phải phá bỏ một vài nguyên tắc ngữ pháp khi viết lời. Đó là một trong những điều bạn cần lưu ý khi học tiếng Anh qua bài hát.

Tuy nhiên, việc bạn tìm lỗi ngữ pháp có trong bài hát đem lại kết quả tốt. Bạn phải sử dụng ngữ pháp đúng mới nhận biết được ngữ pháp sai. Điều đó vô hình cải thiện khả năng ghi nhớ ngữ pháp của bạn đấy.

Bước 4: Thoải mái thưởng thức bài hát

Thời gian học đã kết thúc!

Giờ bạn chỉ cần thưởng thức bài hát bất cứ lúc nào bạn muốn. Cứ ngân nga và Feel The Music tùy thích.

Hãy để giai điệu, ca từ và kiến thức ngấm vào máu của bạn (có nói quá không?).

Kết luận

Học tiếng Anh qua bài hát tuy không phải là phương pháp hoàn hảo nhưng cũng giúp cải thiện trình độ tiếng Anh của bạn đáng kể.

Chỉ cần chút thời gian rảnh rỗi, nghe vài bài hát tiếng Anh mỗi ngày theo đúng 4 bước này, bạn sẽ thêm yêu và giỏi tiếng Anh sớm thôi.

Học Tiếng Trung Dễ Như Ăn Kẹo

Học tiếng Trung dễ hay khó, cách học tiếng Trung như thế nào sao cho hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Tiếng Trung Ánh Dương sẽ chia sẻ với các bạn những bí quyết học tiếng Trung xuyên suốt các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nắm vững những kỹ năng này, các bạn sẽ thấy học tiếng Trung thật dễ như ăn kẹo

Mức độ phổ biến của tiếng Trung đang ngày một lan tỏa trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2017, số lượng người nước ngoài học tập và sử dụng tiếng Trung trên toàn thế giới đã vượt qua con số 100 triệu, ở một số quốc gia lớn như Anh, Pháp, Mĩ đã bắt đầu phổ biến môn tiếng Trung vào trong chương trình giáo dục, một số trường học của Mĩ còn đưa tiếng Trung vào giảng dạy như một ngoại ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển vươn mình ra thế giới cùng với nền văn hóa Trung Hoa truyền thống có lịch sử lâu đời đã ngày càng thu hút đông đảo số lượng người học tiếng Trung.

Là một quốc gia láng giềng với Trung Quốc, nhu cầu học tập tiếng Trung của người Việt Nam lại ngày một cao, nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, tìm kiếm cơ hội việc làm tại Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng lớn người học tập và sử dụng tiếng Trung.

Người Việt Nam học tiếng Trung thường sẽ có lợi thế hơn so với các nước khác, đặc biệt là các nước châu Mĩ, châu Âu. Xét về yếu tố địa lí thì Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc do đó cơ hội giao lưu tiếp xúc với tiếng Trung của người Việt Nam rất nhiều, ngoài ra còn thêm một số yếu tố văn hóa giữa hai nước có nhiều nét tương đồng, trong đó có rất nhiều nét văn hóa truyền thống Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam. Người Việt Nam tiếp xúc rất sớm với tiếng Trung thông qua phim ảnh, chắc hẳn đã có rất nhiều người đã từng lớn lên với các bộ phim bất hủ đi cùng năm tháng như Tây Du Ký, Hoàn Châu Cách Cách, Thiên Long Bát Bộ, Thần Điêu Đại Hiệp,…

Cách phát âm của tiếng Trung cũng khá giống tiếng Việt, đều là ngôn ngữ có thanh điệu, ngoài ra trong tiếng Việt cũng có một lượng lớn các âm Hán Việt (chiếm gần 80%) đây là một thuận lợi lớn cho chúng ta khi học tiếng Trung. Hơn nữa, cách sắp xếp câu tiếng Trung và tiếng Việt rất giống nhau, đều là cấu trúc S+V+O do đó việc học ngữ pháp tiếng Trung đối với người Việt Nam không quá khó.

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được trong quá trình học tiếng Trung:

Học bất cứ ngoại ngữ nào cũng vậy , việc luyện nghe luôn chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Việc luyện nghe giúp bạn phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, nó giúp bạn cải thiện kĩ năng phát âm và giao tiếp rất nhanh . Khi bạn nghe nhiều dần dần trong bộ não bạn sẽ hình thành độ ‘nhạy’ đối với ngôn ngữ đó, bạn có thể cảm nhận được câu nói này có vẻ đúng câu nói kia có vẻ sai, qua việc luyện nghe hằng ngày bạn cũng tích lũy được khá nhiều vốn từ vựng giao tiếp và bạn bạn có thể áp dụng chúng một cách nhanh chóng khi nói và viết. Bạn có thể áp dụng hai cách nghe sau đây:

Nghe chủ động: Khi não bộ của các bạn đã hình thành phản xạ, các bạn nên tiến hành nghe chủ động. Chọn một đoạn băng ngắn vừa sức với khả năng của bạn để nghe, trong khi nghe các bạn cần tập trung và cố gắng hiểu xem đoạn băng đó có nội dung là gì. Môi ngày hãy dành ra 15-30 phút để nghe như vậy. Sau khi nghe bạn hãy tổng hợp lại những từ mới và mẫu câu đã nghe được vào một quyển sổ tay nhỏ để tiện ghi nhớ và tra cứu. Nội dung nghe cần phải đa dạng và tăng dần độ khó.

Tiếp theo sẽ là phần Nói: Làm thế nào để luyện nói nhanh và chuẩn? Để học nói tiếng Trung thật nhanh và chuẩn thì mình chia sẻ cho các bạn một số phương pháp mình đã áp dụng khá hiệu quả. Đó là:

– Tập suy nghĩ tư duy bằng tiếng Trung: Tuy kết cách sắp xêp câu của Tiếng Trung và tiếng Việt khá giống nhau, đều là S+V+O nhưng thực tế thói quen sử dụng từ cũng như ngữ pháp của tiếng Trung và tiếng Việt không giống nhau, và nếu như bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt thì bạn sẽ mất một khoảng thời gian để đối chiếu nó sang tiếng Trung, như vậy sẽ mất thời gian và làm mất đi phản xạ nhanh trong giao tiếp của bạn. Vì vậy ngay từ đầu bạn nên tập suy nghĩ tư duy bằng tiếng Trung, như vậy tiếng Trung của bạn mới “chuẩn” được.

– Đắm mình trong tiếng Trung ,rèn luyện khả năng diễn đạt và lưu loát: Để làm được điều này bạn cần phải nghe thật nhiều và phải luyện phát âm thật chuẩn ngay từ đầu. Về phần nghe như thế nào thì mình đã giới thiệu ở phần trên. Còn về phần luyện phát âm thật chuẩn ngay từ đầu cũng là một bước vô cùng quan trọng, là chìa khóa vàng để bạn ” nói tiếng Trung như người bản địa”, tuy nhiên rất nhiều người lại bỏ qua bước này, khi mới bắt đầu học việc phát âm chuẩn giúp bạn nghe một cách chuẩn xác hơn, ngoài ra khi bạn phát âm chuẩn bạn sẽ thấy tự tin hơn và tạo sức hút đối với người nghe hơn, nếu như bạn phát âm không chuẩn, khi giao tiếp bạn có thể sẽ gặp khó khăn và đôi lúc có thể sẽ gây khó chịu cho người nghe.

Có rất nhiều người cho rằng đây là phần khó nhất trong tiếng Trung, thực tế có rất nhiều người nghe nói rất tốt nhưng lại không thể viết( một số trong số họ vẫn có thể đọc được, họ có thể nhận được mặt chữ nhưng không thể tự mình viết ra được), có nhiều người khi mới bắt đầu học tiếng Trung sẽ rất dễ bị nản bởi chữ Hán, vì chúng ta đã quen với chữ La Tinh mà chữ Hán lại là chữ tượng hình- một loại chữ khá là khó, vì nó nhiều nét và khá rắc rối. Vậy làm thế nào để ghi nhớ chữ Hán một cách dễ dàng? Đầu tiên bạn cần phải nhớ các quy tắc viết tiếng Trung. Ngoài ra ngoài chăm chỉ viết nhiều và đọc nhiều là cách hiệu quả nhất để viết thạo chữ Hán. Hãy tập viết chữ Hán mỗi ngày, viết nhiều ở đây không phải là bạn cứ cắm đầu đi chép đi chép lại chữ Hán đó giống như hình thức chép phạt mà hãy dùng chữ Hán mà bạn mới học được đó để đặt câu như vậy bạn sẽ có ấn tượng hơn với nó, hãy tạo thói quen viết nhật kí mỗi ngày bằng chữ Hán (tất nhiên là bạn phải tự viết bằng tay) như vậy vừa nhớ được chữ lâu lại vừa luyện được kĩ năng viết câu cú, đoạn văn. Ngoài ra tốt nhất có thể thì bạn hãy học thuộc 214 bộ thủ, nó sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong việc ghi nhớ chữ Hán và tra từ điển. Mỗi chữ Hán đều có ý nghĩa riêng của nó, việc học chữ Hán bằng bộ thủ sẽ khiến bạn hiểu về ý nghĩa của chữ Hán, sẽ nhớ lâu hơn và sẽ cảm thấy chữ Hán rất thú vị. Hoặc bạn có thể tự nghĩ ra vè hoặc mẹo của riêng mình để nhớ chữ, ví dụ như chữ 德 ( đức) thì bạn có thể nhớ nó bằng cách học câu vè: Chim chích mà đậu cành tre. Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm. Hoặc bạn có thể học chữ Hán qua flashcard cũng rất hiệu quả, ngoài ra còn có thể học qua các trò chơi đoán chữ, ghép chữ , đố chữ,… Bên cạnh việc viết nhiều các bạn cũng nên tìm đọc những mẩu tin ngắn, truyện, tiểu thuyết,.. bất cứ thông tin gì mà bạn thấy hứng thú, việc đọc nhiều giúp bạn nâng cao trình độ đọc hiểu, hoặc ít nhất đó là khả năng ghi nhớ nhận mặt chữ.

Học Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Dễ Như Ăn Kẹo

Bảng chữ cái tiếng Trung là tập hợp các chữ cái Latinh. Để thể hiện cách phát âm của chữ Hán.

Bài viết hôm nay, mình sẽ giúp các bạn phát âm được tiếng Trung một cách dễ nhất. Một số thuật ngữ bạn cần biết:

Phiên âm (pinyin): Cách phát âm

Vận mẫu: nguyên âm

Thanh mẫu: phụ âm

Thanh điệu: dấu

Ví dụ: Chữ Nhân (người) được viết là 人 và đọc là rén. Vậy rén là cách phát âm, còn 人 là cách viết.

Chú ý: Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc gồm: Cách phát âm của nét chữ Hán

Tiếng việt thì cách viết và cách đọc là một. Vì từ nhỏ chúng ta đã được làm quen với các ký tự Latinh. Còn trong tiếng Trung, cách viết và cách đọc hoàn toàn khác nhau. Chúng ta phải học thật kỹ, mới có thể vận dụng tốt được.

1. Cách phát âm trong tiếng Trung

Cách phát âm tiếng Trung bằng hệ thống chữ La Tinh. Gồm: Nguyên âm, Phụ âm và dấu.

1.1. Nguyên âm

Trong tiếng trong gồm 35 vận mẫu (nguyên âm). Nguyên âm thì tiếng việt có: a, e, o, i, an, em… Còn tiếng Trung sẽ hơi khác, có những nguyên âm là: a, o, e, i, u, ü, ai, ao, an, ang, ou, ong, ei, en, eng, er, ia, iao, ian, iang, ie, iu, in, ing, iong, ua, uai, uan, uang, uo, ui, un, üe, üan, ün.

1.2. Phụ âm

Thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung gồm có 23 ký tự. Tiếng việt thì có b, c, d, g, h, ch, tr… Còn tiếng Trung gồm: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x.

1.3. Dấu

Thanh điệu trong tiếng Trung giống với dấu trong tiếng Việt. Nếu tiếng việt có các dấu: Huyền ( ` ), Sắc ( ´ ), Ngã ( ~ ), Nặng ( . ), Hỏi ( ? ). Thì trong tiếng Trung chỉ có 4 dấu đó là thanh ngang ( – ), thanh sắc ( ´ ), thanh hỏi ( v ) và thanh huyền ( ` ).

Vậy là xong phần cách đọc tiếng Trung. Tiếp theo ta sang phần các nét chữ trong bảng chữ cái Trung Quốc. Hay, cách viết bảng chữ cái tiếng trung.

Trong tiếng Việt, ta cần phải luyện viết từng chữ cái một. Tiếng Trung cũng như vậy, nhưng có phần phức tạp hơn. Tiếng Trung gồm 8 nét cơ bản, đó là: Ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập và móc.

Bộ thủ là tập hợp 1 hay nhiều nét cơ bản phía trên. Một chữ Hán thì lại bao gồm 1 hay nhiều bộ.

Ví dụ: Chữ vô (không) được viết là 无 gồm 1 bộ thủ cùng tên (无). Bộ thủ này gồm 4 nét.

TỔNG HỢP LẠI

Bảng chữ cái tiếng Trung: Học Cách đọc (cách phát âm) + Cách viết

Cách đọc: Học vận mẫu (nguyên âm) + Học thanh mẫu (phụ âm) + Học thanh điệu (dấu)

Cách viết: Học nét chữ + Học bộ thủ + Học các chữ cơ bản