Học Tiếng Dân Tộc Châu Mạ / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Theolympiashools.edu.vn

Phong Tục Văn Hóa Dân Tộc Mạ

(VOV5) -Cũng như nhiều dân tộc khác, ngày nay do nhiều lý do khách quan và chủ quan, một số phong tục văn hóa truyền thống của bà con có phần bị mai một.

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt nam, đồng bào Mạ là dân tộc thiểu số  với dân số khoảng trên 40 nghìn người, cư trú ở 34 tình thành phố trong cả nước, song phần lớn cư trú tại các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai. Từ bao đời nay, người Mạ sống chủ yếu làm nương rẫy, vì vậy đồng bào còn giữ được nhiều phong tục tập quán tín ngưỡng văn hóa mang đậm dấu ấn của dân tộc mình.   

Cũng giống như các tộc người sinh sống ở cao nguyên Tây Nguyên hùng vĩ, người Mạ sinh sống tập trung theo từng làng gọi là Bon. Trước đây, mỗi Bon có từ 5-10 nhà sàn dài, là nơi cứ trú của gia đình lớn hay nhiều gia đình nhỏ có cùng quan hệ huyết thống. Mỗi gia đình đều có kho lúa và bếp ăn riêng. Tuy nhiên cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi , những ngôi nhà sàn dài không còn nhiều mà thay vào đó là những ngôi nhà sàn ngắn dành cho các gia đình nhỏ. Cũng như các  dân tộc ở Tây Nguyên, người Mạ có nét bản sắc  riêng, thể hiện trước hết ở các bộ trang phục truyền thống dệt bằng vải thổ cẩm.

 Người Mạ còn có một thể loại văn học truyền miệng là những truyện rừng- Ảnh: Báo Dân tộc miền núi

Theo phong tục truyền thống, những cô gái Mạ lên 9, lên 10 tuổi đã được Bà, Mẹ truyền nghề, dạy cách dệt thổ cẩm. Để dệt nên tấm thổ cẩm đẹp mắt, người Mạ phải thực hiện rất nhiều công đoạn, từ trồng bông, xe sợi, nhuộm màu, lên khung rồi mới ngồi vào dệt. Chỉ với một bộ khung gồm nhiều thanh gỗ và tre đơn sơ, gọn nhẹ nhưng người Mạ đã tạo nên những tấm thổ cẩm với những đường nét hoa văn sinh động, màu sắc bắt mắt. Trên tấm thổ cẩm, bà con thường chọn dệt những hình thù đặc trưng của đồng bào như: cây cối, chim, muông thú, nhà sàn, cây nêu… Ngày nay, dù chỉ màu công nghiệp đã trở nên phổ biến nhưng bà con vẫn giữ cách trồng bông, xe sợi, nhuộm màu và dệt hoa văn truyền thống của ông, bà để lại.

Chị Ka Thoa, dân tộc Mạ ở Bon  Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Lên lớp 4 em đã được mẹ truyền lại nghề dệt thổ cẩm. Bây giờ hầu như đã biết hết rồi, còn những cái công phu thì phải học hỏi thêm từ những người cao tuổi, những người già làng. Bởi vì dệt thổ cẩm, nghề truyền thống thì mình không thể bỏ, phải bảo tồn nghề của ông bà và giữ lại nét văn hóa của cha ông.”

Trang phục và Cồng chiêng của người Mạ ở huyện Bảo Lâm tham gia biểu diễn nhiều nơi.-Ảnh Dulich.vn

Sự đa dạng về màu sắc, phong phú về hoa văn đã tạo nên nét đặc sắc trong trang phục thổ cẩm của đồng bào Mạ. Đó cũng là nét đẹp riêng có của thổ cẩm Mạ so với thổ cẩm của đồng bào các dân tộc khác trong cả nước.

Ông Nguyễn Đắc Lộc nhà nghiên cứ văn hóa dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Lễ vật gồm các con dê, gà, vịt và các ché rượu cần. Theo quan niệm của người Mạ : dê là đại diện cho rừng thiêng, vịt đại diện cho nước và gà đại diện cho cuộc sống thường nhật, vì thế 3 lễ vật này không thể thiếu trong lễ cúng.”

Cộng đồng người Mạ có vốn văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú gồm nhiều truyền thuyết, truyện cổ và những bài dân ca trữ tình gọi là “tam bớt”.

Nhạc cụ truyền thống là bộ chiêng đồng 6 chiếc không núm. Khi hoà tấu có trống bịt da trâu đánh giáo đầu, giữ nhịp và đổ hồi trước khi kết thúc. Con trai Mạ thường thổi khèn bầu, sáo trúc, tù và bằng sừng trâu.Những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thông qua những nhạc cụ độc đáo như: chiêng, trống, khèn bầu…trong đó nghệ thuật đánh cồng chiêng có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của bà con, theo quan niệm của người Mạ xưa, các chiêng cũng có đời sống tinh thần như con người  có luc vui, lúc buồn,,,giống như con người,

Cũng như nhiều dân tộc khác, ngày nay do nhiều lý do khách quan và chủ quan, một số phong tục văn hóa truyền thống của bà con có phần bị mai một. Trước đây, bà con theo tín ngưỡng đa thần nên thường có nhiều lễ nghi theo thời vụ, vòng đời con người. Hiện nay, nhiều hộ không theo tín ngưỡng đa thần nữa nên có rất nhiều nghi lễ, lễ hội mất dần.

Những năm gần đây, được sự giúp đỡ của ngành văn hóa các tỉnh nà con người Mạ cũng đã chú trọng vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, nhất là các lễ nghi và nghề truyền thống. Tại các tỉnh có đồng bào Mạ sinh sống, với việc thực hiện đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ” nhiều phong tục văn hóa tốt đẹp của bà con đã được quan tâm, bảo tồn bền vững.

Dạy Tiếng Dân Tộc Cho Học Sinh Người Dân Tộc

Điện Biên TV – Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc trong đó khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Tại huyện Tuần Giáo chương trình dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh đã được triển khai tại 15 trường tiểu học và trung học cơ sở.

Lớp học dạy tiếng Thái cho học sinh tại huyện Tuần Giáo.

Năm 2011, trường PTDTBT Tiểu học Ta Ma là một trong những đơn vị trường học đầu tiên triển khai dạy tiếng Mông theo Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2023.  Chương trình được triển khai từ lớp 3 đến lớp 5, học sinh đã tương đối thuần tiếng phổ thông nên việc nắm bắt kiến thức tiếng Mông khá thuận lợi.

Tuy nhiên, theo thầy giáo Nguyễn Phúc Đồng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết việc dạy tiếng dân tộc cũng gặp một số khó khăn. ĐÓ là nội dung kiến thức còn hơi nặng với học sinh khối lớp 3 bởi một số phần học sinh hơi khó nhớ và khó hiểu. Do vậy, đề nghị trong thời gian tới Đề án nên giảm tải bớt chương trình cho khối lớp 3.

Chủ động truyền dạy tiếng dân tộc cho học sinh, đội ngũ giáo viên là người dân tộc Thái, dân tộc Mông đã sáng tạo, linh hoạt làm đồ dùng dạy học và sử dụng phù hợp với đặc thù và vùng miền nhằm nâng cao chất lượng truyền thu tiếng dân tộc. Đồng thời lựa chọn lồng ghép giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán, các trò chơi dân gian,… của các dân tộc thông qua các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể.

Khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.

Ông Đỗ Văn Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo, cho biết: Năm học 2011 – 2012, khi bắt đầu triển khai Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2023, huyện Tuần Giáo chỉ có có 2 trường, 4 lớp và 85 học sinh học tiếng Thái; 1 trường, 2 lớp và 48 học sinh học tiếng Mông. Đến nay, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Đề án quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng dân tộc trên địa bàn huyện Tuần Giáo được mở rộng theo từng năm.

Tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc, huyện Tuần Giáo  đang vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học môn tiếng Việt vào dạy tiếng dân tộc; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; xây dựng đội ngũ quản lý viên chức quản lý chỉ đạo dạy tiếng dân tộc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết tiếng, chữ viết và văn hóa dân tộc… theo tinh thần Nghị quyết số 03/NQ-TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Việt Hòa/DIENBIENTV.VN  

Dân Tộc Là Gì ? Các Khái Niệm Về Dân Tộc?

1. Khái niệm về dân tộc (cách hiểu về dân tộc):

Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me… Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất.

Dân tộc (nation) – hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc người trong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ hơn về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc người.

So với bộ tộc thời phong kiến, dân tộc trong thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa có lãnh thổ ổn định, tình trạng cát cứ bị xoá bỏ, có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường quốc gia hình thành thống nhất, các ngữ âm, thổ ngữ bị xoá bỏ, tiếng thủ đô được coi là chuẩn và ngày càng lan rộng ảnh hưởng, sự cách biệt về văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các bộ phận của tộc người bị xóa bỏ phần lớn, ý thức về quốc gia được củng cố vững chắc.

Cộng đồng dân tộc thường được hình thành hoặc từ một bộ tộc phát triển lên; hoặc là kết quả của sự thống nhất hai hay nhiều bộ tộc có những đặc điểm chung về lịch sử – văn hóa.

Ngoài những nét giống nhau trên, giữa dân tộc tư bản chủ nghĩa và dân tộc xã hội chủ nghĩa có những nét khác biệt nhau, do đặc điểm của phương thức sản xuất và thể chế xã hội. Ở dân tộc tư bản chủ nghĩa, xã hội phân chia đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản, Nhà nước là của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Còn ở dân tộc xã hội chủ nghĩa, xã hội không còn đối kháng giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

3. Dân tộc (quốc gia dân tộc; ví dụ: dân tộc Việt Nam) là cộng đồng chính trị – xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước. Kết cấu của cộng đồng quốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước. Một quốc gia dân tộc có tộc người đa số và các tộc người thiểu số. Có tộc người đã đạt đến trình độ dân tộc, song nhiều tộc người ở trình độ bộ tộc. Với cơ cấu tộc người như vậy, quan hệ giữa các tộc người rất đa dạng và phức tạp. Nhà nước phải ban hành chính sách dân tộc để duy trì sự ổn định và phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển của đất nước. Cũng có trường hợp, một quốc gia chỉ gồm một tộc người (Triều Tiên).

(Nội dung trên được đưa ra bởi: Từ điển luật học xuất bản năm 2010)

Khái niệm dân tộc trong tiếng Việt có thể đề cập đến các nghĩa sau:

+ Dân tộc (cộng đồng): theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.

+ Sắc tộc: chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ.

Một số định nghĩa khác về dân tộc:

Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc gia có chủ quyền) không kể nhóm sắc tộc.

Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. “Dân tộc” mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian.

Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là “nhà nước – dân tộc”. Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ “dân tộc đầu tiên” dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.

Khái niệm dân tộc, sắc tộc thường có nhiều cách sử dụng không thống nhất trên toàn thế giới:

Thường thì những thuật ngữ như dân tộc, nước, đất nước hay nhà nước được dùng như những từ đồng nghĩa. Ví dụ như: vùng đất chỉ có một chính phủ nắm quyền, hay dân cư trong vùng đó hoặc ngay chính chính phủ. Chúng còn có nghĩa khác là nhà nước do luật định hay nhà nước thực quyền. Trong tiếng Anh các thuật ngữ trên không có nghĩa chính xác mà thường được dùng uyển chuyển trong cách nói viết hàng ngày và cũng có thể giải nghĩa chúng một cách rộng hơn.

Khi xét chặt chẽ hơn thì các thuật ngữ “dân tộc”, “sắc tộc” và “người dân” (chẳng hạn người dân Việt Nam) gọi là nhóm thuộc về con người. “Nước” là một vùng theo địa lý, còn “nhà nước” diễn đạt một thể chế cầm quyền và điều hành một cách hợp pháp. Điều rắc rối là hai tính từ “quốc gia” và “quốc tế” lại dùng cho thuật ngữ nhà nước, chẳng hạn từ “luật quốc tế” dùng trong quan hệ giữa các nhà nước hoặc giữa nhà nước và các cá nhân, các công dân.

Thuật ngữ “dân tộc” thường dùng một cách ẩn dụ để chỉ những nhóm người có chung đặc điểm hay mối quan tâm.

1

Công tác dân tộc

Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Nghị định 05/2011/NĐ-CP

6

Dân tộc thiểu số tại chỗ

Là đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn gốc, tổ tiên sinh sống lâu đời trên địa bàn

15/2008/QĐ-UBND

(Hết hiệu lực)

Tỉnh Đắk Lắk

7

bao gồm các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đề tài khoa học xã hội và nhân văn. Đề tài có thể độc lập hoặc thuộc dự án, chương trình.

9

Mạng Ủy ban Dân tộc

Là tên viết tắt của hệ thống mạng thông tin của Ủy ban

10

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc

là những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc cần giải quyết, được xác định, thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý khoa học và công nghệ và những quy định tại Thông tư này;

11

Trường phổ thông dân tộc bán trú

là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú.

12

Trường phổ thông dân tộc bán trú

Là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho địa phương, bao gồm: trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, các tỷ lệ này ổn định

Tỉnh Đắk Lắk

13

Vùng dân tộc thiểu số

Vùng dân tộc thiểu sốlà địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP

Nguồn: Thư viện pháp luật

3. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

Nước ta là quốc gia đa dân tộc và có nhiều đặc điểm quan trọng, nổi bật. Trong đó cần chú ý các đặc điểm sau:

– Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết.

– Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau.

– Các dân tộc ở Việt Nam trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau.

– Sự phân bố dân cư không đều; trên vùng núi, biên giới, chủ yếu là các dân tộc thiểu số đang sinh sống.

4. Thế nào là công tác dân tộc? Các nguyên tắc cơ bản của dân tộc?

” Công tác dân tộc ” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tại Điều 3 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc quy định các nguyên tắc cơ bản sau:

– Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

– Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

– Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

– Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc ở Việt Nam là gì?

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

– Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.

– Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

– Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

– Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.

Trân trọng./.

Các câu hỏi thường gặp

Đại Học Dân Tộc Quảng Tây

Đại học Dân tộc Quảng Tây nằm ở thành phố Nam Ninh thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Đây là một trường đại học rất lớn, với rất nhiều các học viện cùng đẩy đủ các chuyên ngành. Trường được thành lập vào năm 1952, được Ủy ban Dân tộc Quốc gia và UBND Khu tự trị Quảng Tây cùng xây dựng và phát triển, là trường đại học trọng điểm của Khu tự trị Quảng Tây. Hiện nay trường có hai cơ sở với tổng diện tích 120 hecta. Trường bao gồm 25 học viện, có hệ thống đào tạo hoàn chỉnh từ cao đẳng, đại học, cao học và nghiên cứu sinh. Trường có hơn 20 ngàn sinh viên trong nước cùng lưu học sinh đang theo học.

Trường tăng cường tính đặc sắc quốc tế, từ năm 1986 bắt đầu tuyển lưu học sinh, đến nay trường đã thiết lập quan hệ giao lưu và hợp tác với 144 trường đại học và cơ sở nghiên cứu của 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã hợp tác thành lập 3 Học viện Khổng Tử với trường Đại học Mahasarakan của Thái Lan, trường Đại học Quốc gia Lào và trường Đại học Tanjung Bula của Indonesia. Từ khi thành lập trường đến nay, trường đã đào tạo được 14 ngàn học sinh, sinh viên đến từ 45 quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Mỹ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trường đã phong học hàm giáo sư danh dự cho công chúa Sirindhorn của Thái Lan và phong học vị tiến sĩ danh dự cho thủ tướng Hun Sen của Cam-pu-chia. Các vị lãnh đạo như Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Hoàng tử Sihanouk nguyên thủ Cam-pu-chia, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, công chúa Thái Lan Sirindhorn, thủ tướng Lào Bouasone, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham… đều đã đến thăm và làm việc tại trường.

Về mặt giảng dạy và đào tạo lưu học sinh, sinh viên học lấy bằng thì học cùng lớp với sinh viên Trung Quốc, còn sinh viên học Hán ngữ thì học riêng theo lớp nhỏ, tùy vào trình độ của lưu học sinh mà nhà trường mở các lớp học theo 6 trình độ, có lớp học từ sơ cấp cho đến cao cấp.

Giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống viết bảng với cách dạy qua đa phương tiện. Trường có đội ngũ giáo viên hùng hậu về chuyên ngành Hán ngữ giáo dục quốc tế, có kinh nghiệm giảng dạy phong phú, luôn đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và được lưu học sinh đánh giá là trường có chất lượng đào tạo Hán ngữ cho sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên các nước thuộc hàng đầu tại Quảng Tây. Hàng năm trường tổ chức hai đợt thi HSK, trước kỳ thi có mở lớp phụ đạo ôn tập, hàng năm tỉ lệ thí sinh đỗ bằng HSK của trường luôn đạt trên 90%. Với sinh viên học Hán ngữ từ đầu, sau 1 năm học đều đủ trình độ thi đạt HSK cấp 4. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp về nước được tuyển vào các cơ quan nhà nước và chính phủ, làm cán bộ quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp, hoặc trở thành các chuyên gia, học giả…

Tại học viện Giáo dục Quốc tế của Đại học Dân tộc Quảng Tây có Văn phòng công tác lưu học sinh chuyên phụ trách các công tác như tuyển sinh, tư vấn nhập học, làm thủ tục đăng ký, thủ tục nhập học, thủ tục làm visa và quản lý sinh hoạt hàng ngày. Về quản lý ngày thường đối với lưu học sinh, trường Đại học Dân tộc Quảng Tây chú trọng quan tâm về mặt nhân văn, cung cấp dịch vụ chu đáo cho mỗi lưu học sinh. Để làm tốt công tác quản lý và phục vụ trong ngày thường, mỗi lớp đều có một giáo viên tham gia giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Đến trường học tập, các sinh viên chưa biết gì về tiếng Hán cũng không cần lo về bất đồng ngôn ngữ. Trường có Hội lưu học sinh các nước chuyên phụ trách tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng hàng ngày và giúp đỡ lưu học sinh. Đối với các sinh viên mới, trường luôn bố trí các tình nguyện viên để hỗ trợ và hướng dẫn để giúp cho các bạn nhanh chóng thích ứng với điều kiện sống và học tập tại trường. Các hoạt động ngoài giờ của lưu học sinh cũng rất phong phú đa dạng như : Tổ chức cuộc thi khẩu ngữ Hán ngữ, tổ chức các hoạt động khảo sát văn hóa như đi thăm các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô Châu và Quế Lâm… Ngoài ra còn có các hoạt động văn hóa thể thao như: Triển lãm ẩm thực các nước ASEAN, cuộc thi xe đạp địa hình quốc tế, cuộc thi hoa hậu Mỹ nhân Quảng Tây, thi diễn thuyết, thi hát kịch, thi cầu lông… Lưu học sinh của trường luôn giành được thành tích tốt trong các cuộc thi nêu trên. Thông qua các hoạt động trên, không những làm phong phú sinh hoạt hàng ngày cho sinh viên mà còn giúp họ có thêm hiểu biết về lịch sử văn hóa Trung Quốc, mở rộng tầm nhìn, nâng cao tố chất văn hóa.

Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây được mệnh danh là khu rừng già của các trường đại học tại Nam Ninh bởi trường tọa lạc trên những quả đồi với rất nhiều cây xanh. Trong trường có nhiều cảnh đẹp, có hồ nước đẹp và các loại thực vật vô cùng phong phú. Sinh sống và học tập tại đây các bạn luôn luôn được hít thở không khí trong lành, được hòa mình vào không khí học tập và được sinh hoạt vận động thể dục thể thao với cơ sở hạ tầng hiện đại và tiện nghi. Hiện nay nhà trường đã hoàn thành kí túc xá cao 25 tầng cho lưu học sinh, trong phòng kí túc xá bố trí vật dụng không khác gì khách sạn. Bất kỳ ai khi tới đây học tập sẽ đều thỏa mãn vì điều kiện sống nơi đây.

Lớp Hán ngữ cho người mới: học các môn Hán ngữ sơ cấp, khẩu ngữ sơ cấp và nghe sơ cấp.

Lớp Hán ngữ sơ cấp: học các môn như Hán ngữ sơ cấp, khẩu ngữ sơ cấp, nghe sơ cấp và đọc hiểu sơ cấp.

Lớp Hán ngữ trung cấp: học các môn như Hán ngữ trung cấp, khẩu ngữ trung cấp, nghe trung cấp, đọc hiểu trung cấp, khẩu ngữ ngoại thương, viết trung cấp, ngôn ngữ báo chí và xử lý thông tin tiếng Trung…

Lớp Hán ngữ cao cấp: học các môn như Hán ngữ cao cấp, khẩu ngữ cao cấp, nghe cao cấp, đọc báo cao cấp, ngữ pháp Hán ngữ, Hán ngữ cổ đại, văn học hiện đương đại Trung Quốc, Hán ngữ thương mại, văn hóa Trung Quốc, văn hóa chữ Hán, địa lý Trung Quốc, lịch sử Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc, viết văn ngoại thương…

-Đối tượng tuyển sinh: người nước ngoài.

-Điều kiện nhập học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, trên 16 tuổi, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy của trường, tôn trọng phong tục tập quán của người Trung Quốc.

-Sau khi hoàn thành khóa học. Học nửa năm trở lên, kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ học tập.

Các chuyên ngành tuyển sinh của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.

A. Các chuyên ngành đại học:

Học viện Giáo dục quốc tế: chuyên ngành Hán ngữ

Học viện Chính trị và Quản lý công cộng: chính trị học và hành chính học, quốc tế học và quan hệ quốc tế, quản lý hành chính công.

Học viện Luật: chuyên ngành luật học, quyền sở hữu trí tuệ.

Học viện Quản lý: chuyên ngành quản lý công thương, quản trị du lịch, hồ sơ học, quản lý nguồn nhân lực.

Học viện Thương mại: chuyên ngành kinh tế và mậu dịch quốc tế, thương mại điện tử, quản lý logistic, marketing, kế toán học, tài chính học, thuế học.

Học viện Văn học: chuyên ngành văn học ngôn ngữ Hán, giáo dục Hán ngữ quốc tế, ngôn ngữ văn học các dân tộc thiếu số Trung Quốc (tiếng Choang, tiếng Dao)

Học viện Ngoại ngữ: chuyên ngành tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt Nam, tiếng Lào, tiếng Thái Lan, tiếng Myanmar, tiếng Indonesia, tiếng Malaysia.

Học viện Dân tộc học và Xã hội học: chuyên ngành xã hội học, công tác xã hội, lịch sử học, dân tộc học, nhân loại học.

Học viện Lý: chuyên ngành toán và toán ứng dụng, thông tin và tin học máy tính, vật lý học, kỹ thuật vật liệu kim loại, tài chính toán học.

Học viện Khoa học thông tin và Công trình: chuyên ngành khoa học và kỹ thuật máy tính, thông tin điện tử, viễn thông, viễn thông (thông tin tín hiệu liên lạc đường sắt), tự động hóa, kỹ thuật mạng, Internet of Things.

Học viện Phần mềm: chuyên ngành quản lý thông tin và hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm.

Học viện Hóa học hóa công: chuyên ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, hóa học, hóa học ứng dụng, khoa học vật liệu polimer, khoa học môi trường, kỹ thuật bào chế dược phẩm, bào chế thuốc đông y.

Học viện Biển và Công nghệ sinh học: chuyên ngành công nghệ sinh học, khoa học biển.

Học viện Thể thao và Khoa học sức khỏe: chuyên ngành giáo dục thể chất, chỉ đạo và quản lý thể thao xã hội.

Học viện Nghệ thuật: chuyên ngành thanh nhạc, trình diễn nhạc cụ, nhảy, mỹ thuật, thiết kế truyền thông hình ảnh, thiết kế môi trường.

Học viện Truyền thông: chuyên ngành nghệ thuật phát thanh và dẫn chương trình, biên đạo chương trình phát thanh và truyền hình, biên tập và xuất bản, truyền thông, báo chí.

Học viện Khoa học giáo dục: chuyên ngành tâm lý học ứng dụng, giáo dục học.

B. Các chuyên ngành cao học:

Chính trị học: đạo đức học, lý luận chính trị học, hợp tác quốc tế.

Giáo dục: tư tưởng chính trị.

Luật: luật phi pháp, luật hợp pháp, luật hình sự, luật tố tụng.

Xã hội học.

Dân tộc học: dân tộc học, kinh tế các dân tộc thiểu số Trung Quốc, lịch sử các dân tộc thiểu số Trung Quốc, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Trung Quốc, Choang học và Dao học.

Lịch sử Trung Quốc.

Lịch sử KH&CN.

Giáo dục: lịch sử.

Dân tộc học: giáo dục học dân tộc.

Giáo dục: quản lý giáo dục, giáo dục sức khỏe tâm lý

Đào tạo và giáo dục thể chất.

Thể thao truyền thống dân tộc.

Giáo dục: thể thao.

Thẩm mỹ.

Ngôn ngữ văn học Trung Quốc: văn nghệ học, ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng, văn tự học ngôn ngữ Hán, văn hiến học cổ điển Trung Quốc, văn học cổ đại Trung Quốc, văn học hiện đại và đương đại Trung Quốc, NN văn học các dân tộc thiểu số Trung Quốc, văn học so sánh và văn học thế giới, văn học dân gian Trung Quốc.

Giáo dục Hán ngữ quốc tế.

Giáo dục: ngữ văn.

Ngôn ngữ văn học nước ngoài: ngôn ngữ văn học tiếng Anh, ngôn ngữ văn học tiếng Pháp, ngôn ngữ học nước ngoài và ngôn ngữ học ứng dụng.

Giáo dục: tiếng Anh.

Phiên dịch: dịch viết tiếng Anh, dịch nói tiếng Anh.

Chính trị học: nghiên cứu ASEAN.

Ngôn ngữ văn học nước ngoài: văn minh Trung Quốc và Đông Nam Á.

Luật tố tụng (hướng ASEAN).

Toán học: toán học cơ sở, toán học tính toán, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, toán học ứng dụng, nghiên cứu tác nghiệp và khoa học về sự tương tác.

Ngành học liên ngành: toán học máy tính (Computer Mathematics).

Ngành học liên ngành: khoa học vật liệu tính toán.

Giáo dục: toán học, vật lý.

Khoa học và kỹ thuật máy tính: kết cấu hệ thống máy tính, kỹ thuật ứng dụng máy tính, xử lý ảnh và hệ thống thông minh.

Khoa học và kỹ thuật máy tính: lý luận và phần mềm máy tính.

Hóa sinh và sinh học phân tử.

Khoa học kỹ thuật hóa học: hóa học, công nghệ hóa học, kỹ thuật sinh hóa, hóa học ứng dụng, xúc tác công nghiệp, Biomass Chemical Engineering, phân tích công nghiệp.

Giáo dục: hóa học.

Quản lý hành chính.

Bảo hiểm xã hội.

Thông tin thư viện và quản lý hồ sơ: khoa học thư viện, khoa học thông tin, lưu trữ học, chính phủ điện tử.

Quản lý kiến thức doanh nghiệp.

Bảo vệ và khai thác di sản văn hóa dân tộc.

Quản lý công (MPA).

Khoa học và kỹ thuật máy tính: quản lý thông tin thương mại.

Thương mại quốc tế.

Giáo dục: mỹ thuật, nhạc.

Lịch sử TQ: lịch sử nghệ thuật và nghệ thuật hiện đại.

Ngôn ngữ văn học Trung Quốc: lý luận và sáng tác nghệ thuật phim ảnh, ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng (truyền bá văn hóa và ứng dụng ngôn ngữ).

C. Các chuyên ngành nghiên cứu sinh:

Dân tộc học: dân tộc xuyên biên giới, nhân loại học, chính sách giáo dục dân tộc, sử chí các dân tộc Trung Quốc và Đông Nam Á, luật pháp học dân tộc, y dược dân tộc, nhân loại học lịch sử các dân tộc Hoa Nam – Đông Nam Á, nghệ thuật dân tộc, nhân chủng học kinh tế và phát triển kinh tế dân tộc, quan hệ ngoại thương của vùng dân tộc, nghiên cứu nhóm tộc người Hoa ở nước ngoài, lịch sử khoa học các dân tộc miền nam và Đông Nam Á, kinh tế dân tộc và quyền sở hữu trí tuệ.

Thẩm mỹ sinh thái: lý luận và phương pháp nghiên cứu thẩm mỹ sinh thái.

Văn nghệ học: phim ảnh và văn hóa đại chúng.

Văn tự học ngôn ngữ Hán: nghiên cứu so sánh dựa trên Hán ngữ.

Văn học cổ đại Trung Quốc: nghiên cứu thơ văn cổ đại.

Văn học hiện đương đại Trung Quốc: nghiên cứu tác phẩm các nhà văn hiện đương đại, nghiên cứu dòng văn học hiện đương đại.

Ngôn ngữ văn học nước ngoài: ngôn ngữ học tri nhận, văn học pháp, nghiên cứu phương pháp dịch văn học so sánh, nghiên cứu văn học và văn hóa Trung Quốc và Đông Nam Á.

Hồ sơ xét tuyển và thủ tục nhập học Đại học Dân tộc Quảng Tây.

A. Điều kiện đăng ký học.

(1). Người học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy nhà trường; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc.

(2). Người học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

(3). Người học chuyên ngành Văn học Trung Quốc, Lịch sử Trung Quốc, Triết học Trung Quốc thì đầu vào phải có bằng HSK cấp 4 trở lên; các chuyên ngành khác thì yêu cầu có bằng cấp 3. Nếu trình độ HSK của người học chưa đạt yêu cầu thì do nhà trường tổ chức trắc nghiệm kiểm tra trình độ Hán ngữ cho người học. Nếu đạt yêu cầu nhất định thì có thể xin học thử một đến hai năm.

2. Cao học.

(1). Người học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy nhà trường; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc.

(2). Người học phải có bằng tốt nghiệp đại học và bằng cử nhân.

(3). Người học phải có bằng HSK cấp 5 về trình độ Hán ngữ. Nếu trình độ HSK chưa đạt yêu cầu thì do nhà trường tổ chức trắc nghiệm kiểm tra trình độ Hán ngữ cho người học, nếu đạt yêu cầu nhất định thì có thể xin học thử một đến hai năm.

(4). Hai bản “thư giới thiệu của chuyên gia” của hai người phó giáo sư (hoặc chức danh tương đương) trong lĩnh vực chuyên ngành của người học.

3. Nghiên cứu sinh.

(1). Người học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy nhà trường; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc.

(2). Người học phải có bằng tốt nghiệp cao học và bằng thạc sĩ.

(3). Người học phải có bằng HSK cấp 6. Nếu trình độ HSK chưa đạt yêu cầu thì do nhà trường tổ chức trắc nghiệm kiểm tra trình độ Hán ngữ cho người học, nếu đạt yêu cầu nhất định thì có thể xin học thử một đến hai năm.

(4). Hai bản “thư giới thiệu của chuyên gia” của hai người giáo sư (hoặc chức danh tương đương) trong lĩnh vực chuyên ngành của người học.

Người học tiến tu Hán ngữ phải nộp những hồ sơ như sau:(1). “Đơn xin đăng ký lưu học sinh nước ngoài của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.(2). Bản sao hộ chiếu.(3). Văn bằng học vị cao nhất (nếu có).

Nười học đại học phải nộp những hồ sơ như sau:(1). “Đơn xin đăng ký lưu học sinh nước ngoài của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.(2). Bản sao hộ chiếu.(3). Bản sao giấy chứng nhận trình độ Hán ngữ (HSK cấp 4 trở lên).(4). Bản công chứng của bằng tốt nghiệp THPT (bản tiếng Trung hoặc tiếng Anh).

Người học cao học phải nộp những hồ sơ như sau:(1). “Đơn xin đăng ký lưu học sinh nước ngoài của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.(2). Bản sao hộ chiếu.(3). Bản sao giấy chứng nhận trình độ Hán ngữ (HSK cấp 5 trở lên).(4). Bằng tốt nghiệp, bằng học vị và bảng điểm tương ứng (bản công chứng bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh; sinh viên tốt nghiệp đương khóa có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp trước).(5). Hai thư giới thiệu của hai chuyên gia khác nhau (phó giáo sư trở lên).(6). Kế hoạch học tập (khoảng 800 chữ, viết bằng tiếng Trung, nội dung gồm chuyên ngành đăng ký, phương hướng nghiên cứu).

Người học có thể gửi hồ sơ xét tuyển đến trường Đại học Dân tộc Quảng Tây bằng phương thức gửi bưu phẩm, fax, email hoặc đến nộp tại chỗ.

Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây nhận và xét duyệt hồ sơ, sau đó gửi “Giấy báo nhập học của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây” và “Đơn xin visa của lưu học sinh sang học tại Trung Quốc” cho người trúng tuyển.

Người trúng tuyển cầm “Giấy báo nhập học của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây” và “Đơn xin visa của lưu học sinh sang học tại Trung Quốc” đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Trung Quốc xin visa loại X hoặc F.

Cầm visa loại X hoặc F đến trường đăng ký nhập học theo thời gian quy định trong “Giấy báo nhập học của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây”.

Nộp kiểm tra những hồ sơ như sau:(1). “Giấy báo nhập học của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây” và “Đơn xin visa của lưu học sinh sang học tại Trung Quốc”.(2). Hộ chiếu bản gốc.(3). Bản gốc của Bằng tốt nghiệp, bằng học vị và giấy chứng nhận trình độ Hán ngữ (HSK).(4). 8 tấm ảnh hộ chiếu.

Nộp học phí và tiền ở.

Vào ở ký túc xá.

Khám sức khỏe.

Làm thẻ cư trú, bắt đầu vào học chuyên ngành.

Học phí của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây. Kí túc xá:

3000 nhân dân tệ/phòng 4 người/năm

6000 nhân dân tệ/phòng 2 người/năm

Học phí:

Học Hán ngữ 12000 nhân dân tệ/năm, 6000 tệ/một học kì, 4500 tệ/3 tháng, 3000 tệ/2 tháng, 2000 tệ/1 tháng

Các chi phí khác: phí báo danh 300 tệ, phí bảo hiểm 500 tệ/năm, phí khám sức khỏe 350 tệ, phí visa 400 tệ/năm.

Đảng Viên Người Dân Tộc Dao Dân Vận Khéo

Gần 30 năm tuổi Đảng, với vai trò là cầu nối giữa Đảng ủy, chính quyền xã Phú Thịnh và người dân trên địa bàn, trong các cuộc họp chi bộ thôn, ông Dau luôn phổ biến tới đồng bào chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước. Ông Dau chia sẻ, sau mỗi lần được tham gia các lớp tập huấn công tác Đảng hay đi học tập những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong tỉnh do xã tổ chức, ông đều đem kiến thức, kinh nghiệm về chia sẻ cùng nhân dân toàn thôn.

Ông Lý Văn Dau thân thiện trong mắt bà con thôn Nghẹt.

Ảnh: Nam Sương – TTXVN

Là Trưởng thôn, ông Dau luôn gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế. Gia đình ông có 7 ha đất rừng (trong đó 3 ha đất rừng sản xuất, 4 ha rừng phòng hộ), thu hoạch từ trồng rừng mỗi năm đạt gần 200 triệu đồng. Ông Dau cũng vận động các hộ tăng gia sản xuất, chú trọng trồng rừng, phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của thôn. Thôn Nghẹt hiện có hơn 400 ha rừng, trong đó 280 ha rừng sản xuất. Toàn thôn có 113 hộ, 100% là đồng bào Dao (quần trắng). Đầu năm 2023, số hộ nghèo của thôn là 52 hộ (chiếm gần 50%); nhờ tích cực thực hiện chính sách chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang trồng rừng, đến cuối tháng 9, số hộ nghèo giảm xuống còn 21 hộ (chiếm 19%).

Thực hiện công tác dân vận, ông Dau đến từng nhà để tuyên truyền, động viên đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Năm 2012, thôn Nghẹt được đầu tư dự án công trình nước sạch, ông Dau đã vận động nhiều gia đình trong thôn hiến hàng trăm mét đất thổ cư và ngày công lao động hỗ trợ dự án. Năm 2023, thực hiện dự án kiên cố hóa kênh mương, ông tiếp tục vận động nhân dân trong thôn hỗ trợ đóng góp ngày công lao động để lắp đặt hơn 400 mét cấu kiện kênh mương.

Ông Lý Văn Thông, ở thôn Nghẹt, xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn, cho biết sau khi được ông Dau phổ biến về dự án nước sạch của thôn sẽ đi qua nhà mình, ông đã tình nguyện hiến hơn 30 mét vuông đất vườn thổ cư cho dự án. Cũng nhờ sự vận động, tuyên truyền của ông Dau, ông Thông đã tham gia nhận giao rừng với hơn 8 ha (3 ha rừng sản xuất, 5 ha rừng phòng hộ). Hiện nay, gia đình ông Thông không chỉ thoát nghèo mà còn đầu tư chuồng trại để nuôi lợn. Ngoài tiền thu hoạch rừng (trên 100 triệu đồng/năm), đàn lợn hơn 10 con của gia đình ông cũng bắt đầu có lãi.

Không chỉ là một Bí thư, Trưởng thôn gương mẫu, ông Dau cùng những người cao tuổi trong thôn luôn tích cực giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa, trang phục, tiếng nói, phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Dao. Các tiết mục văn nghệ của đồng bào Dao (quần trắng) thôn Nghẹt luôn được xã Phú Thịnh lựa chọn tham gia giao lưu với các xã, huyện khác trong tỉnh Tuyên Quang.

Ông Dau (trái) thân thiện trong mắt bà con thôn Nghẹt.

Ông Tạ Xuân Trình, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Phú Thịnh khẳng định, với 100% đồng bào Dao, thuộc diện nghèo của xã, thôn Nghẹt được bố trí Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn từ năm 2023. Đảng ủy xã xác định lựa chọn người có uy tín cao nhất của đồng bào trong thôn để bầu giữ chức Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn. Ông Lý Văn Dau là đảng viên lâu năm, giàu kinh nghiệm, trong công tác Đảng cũng như vai trò Trưởng thôn, luôn gương mẫu, mẫn cán, tận tình với nhân dân. Việc đưa người có uy tín, kinh nghiệm lên giữ vai trò lãnh đạo, cầu nối giữa chi bộ Đảng cơ sở với Đảng ủy xã là động lực quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế, đảm bảo công tác tuyên truyền, thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn góp phần ổn định dân cư, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Với những cống hiến cho công tác dân vận, luôn gương mẫu đi đầu trong triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, năm 2023, ông Dau vinh dự được nhận Giấy khen “Dân vận khéo” của huyện Yên Sơn. Tháng 8/2023, ông Dau được địa phương lựa chọn là người có uy tín tiêu biểu của huyện Yên Sơn đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ III – năm 2023./.