Học Tiếng Dân Tộc Cao Lan / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Theolympiashools.edu.vn

Tôi – Người Dân Tộc Cao Lan Tuyên Quang!

Tháng Tư 7, 2010 — ifplsf2010

Tôi – Người dân tộc Cao Lan Tuyên Quang!

Từ xa xưa mọi người biết đến 64 các dân tộc anh em trên cả nước, nhưng nói đến dân tộc Cao lan mọi người có thể ít biết đến, một dân tộc tiểu số nhất nước ta. Dân tộc Cao lan sống ở các tỉnh phía tây bắc, trong đó có 3 tỉnh miền núi có dân tộc cao lan đó là : Tuyên Quang , Hà giang , yên bái và Lạng sơn. Đó là những tỉnh còn có dân tộc cao lan sinh sống, trong đó Tuyên quang chiếm phần lớn dân tộc này hầu như ở huyện nào của tuyên quang cũng có dân tộc Cao lan sinh sống. Phong tục tập quán của người cao lan là có ngôn ngữ riêng và phong tục riêng vào mỗi ngày lễ tết, như lễ cầu mưa, cầu nắng, ngày hội của làng xóm. Mỗi một phong tục mang một nét văn hóa riêng, ngôn ngữ phong phú đa dạng mà giờ chỉ còn già làng mới viết được thứ tiếng đó thành chữ Như : kên lẩu là (uống rượu) Tú phệt là (con vịt) Tú kạy là (con gà) Mạc là (quả hay trái cây ) Mạc ủi (quả ổi ) Ché cục chúng là è? (mẹ đang làm gì thế?) Dân tộc Cao lan có những ngôi Đình (đình làng) để đến ngày họp làng xóm mọi người có thể tập chung đông đủ mỗi người góp 5 hay 10 nghìn để tu sửa đình, hay chuyển bị cho một lễ hội của làng tại ngôi đình làng đó,và cùng nhau chuyển bị cho ngày hội làng thật tốt, như ngày hội xuống đồng, ngày lễ cầu mưa và truyền thống khâu quả còn của người dân tộc Cao lan.

100.000d và người ném chúng quả còn đó sẽ được mọi người trong làng để ý và nhắc tên nhiều trong nhiều ngày như tuyên dương người ném chúng còn của ngày hội năm nay vậy, ngày hội được kéo dài 5 ngày từ ngày mùng 5 và ngày mùng 10 là hội chính, xen kẽ ngày hội ném còn, bên cạnh còn có nhũng trò chơi như đu quay, kéo co….và đặc biệt hơn là có cuộc thi người đẹp Cao lan,đó là một cuộc thi tri thức và sự khéo léo của những cô gái khoác trên mình tấm áo dân tộc cao lan,và những lời bài hát của dân tộc Cao lan hay còn gọi là (hát sình ca) và những bộ quần áo dân tộc được trang trí bằng những dây và khăn quấn đầu mang đậm truyền thống người Dân tộc Cao lan.

                                                                                              Âu Hạnh 

0.000000

0.000000

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Về Làng Văn Hóa Dân Tộc Cao Lan

Làn điệu sình ca mượt mà, sâu lắng; những điệu múa đẹp đến mê hồn, những phong tục tập quán độc đáo… là “kho báu” của dân tộc Cao Lan ở thôn Trại Khách, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; nơi được ví như một ngôi “làng cổ” của dân tộc Cao Lan, đang gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc Cao Lan trước nguy cơ mai một.

Bà Vi Thị Sửu, Chủ nhiệm câu lạc bộ hát sình ca của thôn Trại Khách cho biết: Sình ca là lối hát đối đáp (giao duyên) của dân tộc Cao Lan, tuy không có nhạc nhưng mỗi câu hát ngân lên lại có sức mạnh lan tỏa rất lớn. Triết lý trong sình ca vô cùng sâu sắc, với những câu hát ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, hát về con người, vũ trụ…Tương truyền, sình ca được chia thành 12 tập và hát trong 12 đêm, mỗi tập mang một nội dung, ý nghĩa khác nhau; nhưng có một điểm chung là: Khi đã biết và yêu sình ca thì con người sẽ luôn biết giữ đạo đức, biết kính trên nhường dưới, sống chan hòa và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau…

Một buổi tập văn nghệ của CLB văn nghệ sình ca thôn Trại Khách.

Bà Sửu cũng cho biết thêm: Để sình ca đi vào lòng người không thể thiếu những điệu múa, như múa Nón, múa Quạt, múa Tung Còn, múa Khai Đèn… Những động tác nhịp nhàng, vui tươi trong các điệu múa hòa cùng làn điệu sình ca tạo nên sức hút vô cùng đặc biệt. Đây là niềm tự hào của dân tộc Cao Lan bao thế hệ nay.

Bên cạnh làn điệu sình ca, cộng đồng dân tộc Cao Lan nơi đây còn tự hào vì bảo tồn được những phong tục truyền thống của dân tộc, như lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ tang…

Những ngôi nhà sàn cổ cũng là một trong những nét đặc sắc ở ngôi làng này. Ông Hoàng Liên Sơn, trưởng thôn 15 Trại Khách, xã Kim Phú (Yên Sơn, Tuyên Quang) cho biết: Thôn có hơn 90 hộ, trong đó 97% là dân tộc Cao Lan với nhiều dòng họ lớn như: họ Tiêu, họ Hoàng, họ Vi, họ Lâm… Trẻ con sinh ra ở đây ngoài nói tiếng phổ thông đều biết nói tiếng của dân tộc mình, cho nên tiếng nói của dân tộc Cao Lan được bảo tồn rất tốt. Bên cạnh đó, thôn còn giữ được khoảng 70% nhà sàn truyền thống.

Để giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình trước nguy cơ bị mai một, cộng đồng dân tộc Cao Lan ở đây đã có những cách gìn giữ rất độc đáo.

Để giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình trước nguy cơ bị mai một, cộng đồng dân tộc Cao Lan ở đây đã có những cách gìn giữ rất độc đáo.

Chia sẻ với chúng tôi về điều này, ông Sơn cho biết thêm: Người dân nơi đây bảo tồn bản sắc văn hóa theo phương châm “Người người gìn giữ, nhà nhà gìn giữ”, nghĩa là mỗi dòng họ có một hương ước riêng, trong đó quy định phải có trách nhiệm bảo tồn văn hóa của dân tộc mình… Từ đó mỗi người sẽ tự có ý thức và trách nhiệm đối với bản sắc văn hóa của dân tộc, gìn giữ và không để nó mai một.

Ông Đoàn Khắc Mười, chủ tịch UBND xã Kim Phú (Yên Sơn, Tuyên Quang) cho biết: Xã Kim Phú có 11 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Cao Lan có ý thức, trách nhiệm và cách làm rất hay trong vấn đề tự bảo tồn tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Do đó, bản sắc văn hóa của dân tộc Cao Lan trong xã vẫn còn giữ được những nét nguyên sơ nhất. Để khuyến khích, giúp đỡ đồng bào dân tộc Cao Lan bảo tồn bản sắc văn hóa, hàng năm xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ về trang phục… hướng tới bảo tồn và phát triển làng văn hóa dân tộc Cao Lan; lấy đây là tấm gương để các dân tộc anh em trong xã noi theo…

Cộng đồng Cao Lan ở thôn Trại Khách nói riêng và toàn tỉnh Tuyên Quang nói chung hôm nay có thể tự hào vì bản sắc của dân tộc mình đang được gìn giữ rất hiệu quả. Bên cạnh đó, viễn cảnh về một ngôi làng trù phú cũng đang mở ra với người dân nơi đây. Bởi trong “Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Tuyên Quang đến năm 2023”, thì trong giai đoạn 2013-2023, đây sẽ là nơi để xây dựng “Làng văn hóa dân tộc Cao Lan”.

Bài và ảnh: Phạm Yến – Minh Trang

Người Giữ Lửa Văn Hóa Dân Tộc Cao Lan

Ông Nịnh Văn Chau sưu tầm, biên soạn chữ của người Cao Lan sang tiếng Việt để dạy cho các em trong thôn, xã. Ảnh: Long Vũ

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về dạy và học chữ , ngay từ nhỏ, ông Chau luôn miệt mài theo cha học chữ, học đạo làm người. Đến năm 17 tuổi, ông đã thấm nhuần tư tưởng đạo đức, giáo lý, tinh thông các sách và thuộc lòng các bài cúng, bài hát dân ca của người Cao Lan.

Ông Chau tâm sự: “Văn hóa, tín ngưỡng, tập quán của người Cao Lan chúng tôi được thể hiện rõ nhất qua các chữ viết, cuốn sách. Chữ của người Cao Lan thuộc hệ chữ Hán – Nôm nên rất khó học và viết. Những trang sách của người Cao Lan hàm chứa một lượng lớn tri thức của dân tộc Cao Lan như phong tục, tín ngưỡng, cách trồng trọt, chăn nuôi, phương châm sống. Hiện nay, ở xã còn rất ít người bảo lưu được chữ cổ này”.

Cuộc sống càng hiện đại thì phong tục tập quán đặc sắc ngày càng thay đổi và có dấu hiệu thất truyền. Ông Chau rất tâm huyết với việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết cổ, phong tục tập quán của người Cao Lan và nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc gìn giữ chữ viết cổ, nên từ năm 2023 đến năm 2023, ông đã mở lớp truyền dạy chữ Hán – Nôm và bài cúng cho học trò có độ tuổi từ 6-25 tuổi tại gia đình ông. Tính đến nay, ông đã truyền dạy được nhiều học trò, các học trò theo ông học chữ nay cũng đã trở thành thầy dạy chữ Hán – Nôm, thầy cúng.

Anh Lục Văn Sinh, người theo học ông Chau cho biết: “Tôi rất thích tìm hiểu vốn sống, tín ngưỡng, tập quán của đồng bào Cao Lan mình, vì thế, tôi đã theo học thầy Chau. Ban đầu học viết rất khó, bởi chữ Hán – Nôm có nhiều nét. Nhớ để viết lại càng khó. Từ lúc theo học đến nay, tôi cũng đã học được nhiều chữ và biết được nhiều phong tục tập quán của dân tộc mình”.

Tâm huyết cả đời của ông Chau là mong muốn thế hệ con cháu luôn giữ gìn được truyền thống văn hóa của cha ông. Vì vậy, ông truyền dạy chữ cho học trò với tinh thần tự nguyện, không lấy tiền công. Năm nào cũng vậy, từ ngày mồng 1 Tết cho đến hết ngày rằm tháng Giêng, học trò đến nhà ông, ăn, ở cùng gia đình thầy để học chữ. Thầy giảng dạy bắt đầu từ bài giáo lý, cho đến đạo đức, lối sống. Ông dạy học trò theo sách giáo trình, các sách có nội dung từ đơn giản đến phức tạp, các sách giảng dạy gồm: Thại sênh tà phủ, Sừng sênh, Dừn thin, Nhục vùng… và các sách hát như: Xướng cọ, Sình ca…

Để đọc thông, viết thạo, các học trò phải theo học 3 năm liên tục. Trong năm đầu và năm thứ hai, ông chỉ dạy chữ và cách đọc, viết và học thuộc lòng. Đến năm thứ 3, các trò được học các bài cúng, bài hát dân tộc và cách thức tổ chức các nghi lễ dân tộc như lễ cấp sắc, lễ cúng ngày Tết, ngày rằm… Ông sử dụng các phương pháp trực quan, phương pháp giảng giải và phương pháp đàm thoại… để giảng cho học trò dễ hiểu, dễ học.

Không chỉ đam mê dạy học, ông Nịnh Văn Chau còn là người tích cực tuyên truyền cho các con cháu trong làng, thôn giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời, vận động con cháu giữ gìn những trang phục, các bài hát Sình ca, lối sống tốt đẹp của đồng bào suốt hàng trăm năm qua. Ông còn tham gia biên dịch các bài hát độc đáo của người Cao Lan ra chữ Quốc ngữ để giảng dạy cho thanh thiếu niên trong thôn, xã.

Ông Chau tâm sự: “Bản thân tôi vinh dự và hạnh phúc khi được truyền dạy văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào mình cho lớp trẻ. Tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để có thật nhiều học trò tiếp nối cha ông giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam”.

Giữ Gìn Điệu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan

Lớp trẻ người dân tộc Cao Lan ngày càng say mê hát Sình ca. (Nguồn:Internet)

Sình ca là lối hát giao duyên giữa nam và nữ hay tốp nam với tốp nữ; được hát trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: hát trong đám cưới, ngày hội, hát khi tết đến, xuân về. Ngày xưa, các bài hát được ghi bằng chữ nôm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, khi phiên dịch ra tiếng Việt thường được chuyển thành thể lục bát cho có vần, có điệu.

Thôn Mãn Hoá, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương có 95 hộ thì 100% là dân tộc Cao Lan. Bởi vậy việc gìn giữ, phát huy điệu hát Sình ca là việc chung của tất cả mọi người dân trong thôn dưới sự chỉ huy của “Nhạc trưởng” Sầm Văn Dừn. Ông Sầm Văn Dừn năm nay đã 61 tuổi, là Bí thư Chi bộ thôn. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Cao Lan truyền thống, ông Dừn được tiếp truyền niềm say mê các làn điệu Sình ca. Với ông, hình ảnh những đêm hát Sình ca giữa các đôi bạn quanh bếp lửa nhà sàn đã ăn sâu vào tâm thức. Hiện nay, trong nhà ông còn lưu giữ 200 đầu sách về văn hoá dân tộc Cao Lan. Đó chính là nguồn cảm hứng để ông sáng tác những làn điệu Sình ca của dân tộc mình. Yêu văn hoá, văn nghệ dân tộc càng khiến ông trăn trở khi thấy thế hệ trẻ trong thôn không còn biết chữ nôm để hiểu được lời Sình ca; tiếng dân tộc Cao Lan cũng ngày càng ít được sử dụng. Thất truyền điệu hát Sình ca vì thế đang trở thành là nguy cơ hiện hữu. Nỗi niềm của ông đã nhận được sự sẻ chia, đồng cảm của lớp người cao tuổi trong thôn. Họ cùng nhau hoạch định biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Điều đáng mừng là tâm huyết của ông Dừn được thế hệ trẻ trong thôn đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình. Nhận thấy văn hoá dân tộc Cao Lan đứng trước cơ hội được bảo tồn và phát triển, nhất là thoả mãn tâm lý của bà con muốn tìm hiểu về quá khứ, cội nguồn dân tộc, về những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, thôn Mãn Hoá đã thành lập đội văn nghệ nghiệp dư, ngày thì lao động sản xuất, tối đến lại lên sân khấu luyện tập và biểu diễn bằng tất cả niềm đam mê. “Đột phá” nhất của đội văn nghệ chính là sự góp mặt của các cô gái trong những bài múa truyền thống có sự kết hợp của lời Sình ca và chiếc trống sành trên sân khấu. Xưa kia, trong quan niệm của người Cao Lan, các cô gái tối kỵ không được tham gia vào nghi lễ. Đồng bào còn quan niệm: cứ mỗi khi tiếng trống sành vang lên thì dân bản sẽ mất đi một người. Trải qua 10 năm, giờ đây, người Cao Lan nghe thấy tiếng trống sành không còn rùng mình sợ hãi nữa mà kéo đến rất đông, bởi ở đâu có tiếng trống sành, ở đó có biểu diễn văn nghệ, có hát Sình ca. Phong trào văn hoá, văn nghệ dân tộc cũng vì thế ngày càng được mọi người chú ý hơn. Thôn Mãn Hoá đã có 3 thế hệ diễn viên, với 60 người được truyền dạy và biết múa các bài múa cờ, múa kiếm, múa trống của dân tộc. Đội văn nghệ dân gian của thôn đã hơn 10 lần “chạm tay” vào các giải thưởng cao quý: 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 1 giải A toàn quốc, 1 kỷ niệm chương của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch, 4 Bằng khen của tỉnh, 8 Giấy khen và 12 giấy chứng nhận các tiết mục đạt giải xuất sắc.

Hình thức tổ chức và hoạt động của đội văn nghệ của thôn Mãn Hoá được Trung tâm Văn hoá tỉnh Tuyên Quang đánh giá cao vì Nhà nước không phải tốn kinh phí đầu tư mà người dân là chủ thể trực tiếp, chủ động tham gia bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Đội văn nghệ không chỉ hoạt động khi lễ tết mà còn thường xuyên tổ chức biểu diễn ở khắp nơi, thông qua lời hát Sình ca góp phần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, đồng thời trở thành nòng cốt để tuyên truyền, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Cao Lan trong rực rỡ sắc màu văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trên phạm vi rộng hơn, để bảo tồn lối hát Sình ca của dân tộc Cao Lan, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng “Làng văn hoá dân tộc Cao Lan” tại huyện Yên Sơn. Đồng thời khuyến khích huyện thành lập các câu lạc bộ hát Sình ca, sinh hoạt đều đặn hàng tuần, từng bước đưa Sình ca trở lại phục vụ cuộc sống, đáp ứng nhu cầu văn hoá, văn nghệ cổ truyền của người Cao Lan nói riêng, những người yêu loại hình nghệ thuật độc đáo này nói chung trên địa bàn tỉnh. Được biết, Đoàn nghệ thuật tỉnh cũng đã tích cực khai thác chất liệu Sình ca để cải biên, dàn dựng thành các tiết mục biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp của tỉnh.

Sình ca của người Cao Lan đã hồi sinh và đang ngày càng phát triển nhờ tấm lòng của những người yêu nghệ thuật dân gian truyền thống ở Tuyên Quang./.

Dạy Tiếng Dân Tộc Cho Học Sinh Người Dân Tộc

Điện Biên TV – Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc trong đó khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Tại huyện Tuần Giáo chương trình dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh đã được triển khai tại 15 trường tiểu học và trung học cơ sở.

Lớp học dạy tiếng Thái cho học sinh tại huyện Tuần Giáo.

Năm 2011, trường PTDTBT Tiểu học Ta Ma là một trong những đơn vị trường học đầu tiên triển khai dạy tiếng Mông theo Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2023.  Chương trình được triển khai từ lớp 3 đến lớp 5, học sinh đã tương đối thuần tiếng phổ thông nên việc nắm bắt kiến thức tiếng Mông khá thuận lợi.

Tuy nhiên, theo thầy giáo Nguyễn Phúc Đồng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết việc dạy tiếng dân tộc cũng gặp một số khó khăn. ĐÓ là nội dung kiến thức còn hơi nặng với học sinh khối lớp 3 bởi một số phần học sinh hơi khó nhớ và khó hiểu. Do vậy, đề nghị trong thời gian tới Đề án nên giảm tải bớt chương trình cho khối lớp 3.

Chủ động truyền dạy tiếng dân tộc cho học sinh, đội ngũ giáo viên là người dân tộc Thái, dân tộc Mông đã sáng tạo, linh hoạt làm đồ dùng dạy học và sử dụng phù hợp với đặc thù và vùng miền nhằm nâng cao chất lượng truyền thu tiếng dân tộc. Đồng thời lựa chọn lồng ghép giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán, các trò chơi dân gian,… của các dân tộc thông qua các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể.

Khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.

Ông Đỗ Văn Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo, cho biết: Năm học 2011 – 2012, khi bắt đầu triển khai Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2023, huyện Tuần Giáo chỉ có có 2 trường, 4 lớp và 85 học sinh học tiếng Thái; 1 trường, 2 lớp và 48 học sinh học tiếng Mông. Đến nay, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Đề án quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng dân tộc trên địa bàn huyện Tuần Giáo được mở rộng theo từng năm.

Tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc, huyện Tuần Giáo  đang vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học môn tiếng Việt vào dạy tiếng dân tộc; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; xây dựng đội ngũ quản lý viên chức quản lý chỉ đạo dạy tiếng dân tộc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết tiếng, chữ viết và văn hóa dân tộc… theo tinh thần Nghị quyết số 03/NQ-TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Việt Hòa/DIENBIENTV.VN