Học Tiếng Anh Trên Youtube Như Thế Nào / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Học Tiếng Anh Trên Bbc Như Thế Nào?

Lựa chọn giao diện

Thoạt nghe thì đây có vẻ là chuyện… nực cười nhưng thực ra chúng sẽ chi phối rất nhiều sự hứng thú học tập của bạn. Một giao diện phù hợp không chỉ cần phần nhìn đơn giản mà nó còn phải dễ hiểu. Tại sao ư? Hãy thử tưởng tượng bạn muốn tìm một tài liệu nhưng chẳng biết phải tìm chúng tại đâu, bạn bắt đầu lần mò từng mục và chán nản rồi bỏ qua phần kiến thức đó. Vì vậy, bạn hãy chọn giao diện mà bản thân cảm thấy quen thuộc và dễ dàng thao tác trước.

Giao diện hiện tại của BBC Learning English được đánh giá là dễ nhìn, bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ mà bạn muốn. Lưu ý rằng với từng phiên bản ngôn ngữ thì lượng kiến thức là không đồng đều nhau. Phiên bản tiếng Việt sẽ có các phần học ít hơn, nhưng lại khá phù hợp với trình độ của những bạn sơ cấp và muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ. Với phiên bản tiếng Anh, các phần học sẽ nhiều hơn, nâng cao hơn và thường xuyên được cập nhật các chương trình mới.

Giao diện BBC Learning English rất dễ tương tác (Nguồn: taptanhhocielts)

Biết mình cần gì

Trước khi hỏi học tiếng Anh trên BBC như thế nào thì bạn cần phải biết học tiếng Anh để làm gì. Học tiếng Anh là điều cần thiết nhưng bạn phải xác định được mục tiêu cụ thể hay đơn giản là bạn cần bổ sung kĩ năng nào để có thể lựa chọn được bài học phù hợp.

Với những học viên ở trình độ sơ cấp, tốt nhất là bạn nên lựa chọn học theo cấp độ để có thể cải thiện đồng đều các kĩ năng của mình. BBC Learning English đã thiết kế hệ thống các bài theo đúng lộ trình như sau: Lower-intermediate – Intermediate – Upper-intermediate – Towards Advanced. Mỗi một courses (khóa học) bao gồm 30 units (bài), mỗi unit tương ứng với thời gian bạn học trong một tuần. Như vậy bạn có thể hoàn thành một khóa học trong khoảng 8 tháng. Tất nhiên, đây chỉ là một con số ước lượng tương đối.

Hiểu rõ mình cần gì để “trăm trận trăm thắng” (Nguồn: hometrainer)

Nếu trình độ tiếng Anh của bạn ở mức khá giỏi, cần thêm kiến thức về các lĩnh vực đa dạng để mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh thì bạn có thể lựa chọn các chuyên đề đào tạo để học. Các chuyên đề cơ bản trên BBC Learning English bao gồm:

The English We Speak

Words in the News

6 Minute English

Pronunciation

Drama

English at University

English at Work

News Report

LingoHack

Trong đó, 04 chuyên đề cuối chỉ có ở giao diện tiếng Anh. Cấu trúc giữa các chuyên đề khá giống nhau nên bạn hoàn toàn có thể chuyển sang học các chuyên đề bạn hứng thú hơn ở phiên bản tiếng Anh mà không lo gặp trở ngại nào.

Tận dụng… “thủ thuật”

Một chút “tiểu xảo” sẽ giúp việc học của bạn đơn giản hơn nhiều. Khi rèn luyện kĩ năng nghe, nếu qua vài lần nhưng bạn vẫn chưa thể nghe được trọn vẹn. Bạn có thể bật chế độ phụ đề để so sánh. Tuy nhiên đừng quá ỷ lại, vì điều này sẽ khiến bạn không thể đạt được mục tiêu học tập.

Khuê Lâm (Tổng hợp)

Học Tiếng Anh Như Thế Nào?

Để học được tiếng Anh thì câu hỏi đầu tiên ta phải trả lời được là ‘học tiếng Anh để LÀM GÌ?’. Có thể mỗi người chúng ta sẽ có lý do khác nhau như là để có công việc tốt hơn, để có lương cao hơn, để có thể đi du học,… .

Đối với Kiri thì lý do học tiếng Anh ngày xưa rất đơn giản. Đó là để chơi được các loại game có cốt truyện như Pokemon trên gameboy hay Final Fantasy. Còn những chuyện để tương lai tốt hơn, để công việc tốt hơn thì với một học sinh cấp 2 xa vời quá chưa tính tới.

Ngày đó chỉ đơn giản là lúc chơi game thì rất thích, nhưng mà lại bị một vấn đề là tiếng Anh có hạn nên không hiểu các nhân vật nói gì. Thế là Kiri suốt ngày lọ mọ từ điển Lạc Việt để tra… mà lúc đó như vậy lại không cảm thấy mệt mỏi hay chán nản gì cả. Ngược lại rất vui mỗi khi tự mình hiểu được điều nhân vật nói.

Kiri cũng thích đọc truyện tranh Nhật Bản mà toàn phải đợi truyện xuất bản hay là có bản dịch trên mạng. Thế là tự tìm hiểu sang các trang nước ngoài để đọc bằng tiếng Anh luôn. Cứ không hiểu lại tra từ điển… dần dần cũng đọc được tiếng Anh hồi nào không hay. Rồi tương tự cũng xem phim hoạt hình Nhật Bản bằng tiếng Anh.

Ở phần này Kiri chỉ muốn nói là bạn học tiếng Anh để làm gì cũng được, nhưng mà đầu tiên là cái lý do đó phải là CỦA BẠN và phải khiến bạn có CẢM XÚC mạnh với nó. Nếu lý do của bạn là đi du học để được khám phá điều mới và mỗi khi nghĩ tới bạn đều cảm thấy năng lượng dâng trào thì đó là một lý do rất tốt. Nếu bạn có thu nhập thấp và muốn học tiếng Anh để gia đình mình sau này không phải khổ và cảm thấy mong muốn này rất mãnh liệt thì hãy nuôi dưỡng nó.

Mục tiêu của mỗi chúng ta đều có thể là giỏi tiếng Anh, nhưng động lực của mỗi người hoàn toàn có thể khác nhau. Và không có lý do nào tốt hơn lý do nào, chỉ có lý do nào tác động mạnh với người này hơn người kia mà thôi.

Đây cũng là bước quan trọng nhất để bắt đầu việc học. Nếu những lý do khiến bạn học chưa khiến bạn có cảm xúc mỗi khi nghĩ tới thì hãy thử tưởng tượng khi mình đạt được điều đó sẽ ra sao. Nếu tưởng tượng vẫn chưa có cảm xúc thì bạn nên tìm một lý do khác đúng với mình hơn.

Kiri chỉ có lưu ý là nếu bạn học để đi du học hay để lấy bằng thì bạn sẽ phải cân nhắc đi học bài bản thêm để củng cố tiếng Anh học thuật cũng như kỹ năng làm bài thi, hoặc nếu bạn có thể tự học thì càng tốt.

Ngoài ra, bạn nên tạo cho mình ở trong một môi trường có tiếng Anh để tiếp xúc thường xuyên sẽ học tốt hơn nhiều. Bạn có thể đi đến các câu lạc bộ tiếng Anh, tham gia các diễn đàn nước ngoài,… . Nói chung là bạn cần ‘đắm chìm’ vào nó, hơn là chỉ dành một khoảng thời gian nho nhỏ học tiếng Anh trên trường lớp.

Học Tiếng Pháp Như Thế Nào

Năm bước giải đáp thắc mắc cho bạn vấn đề học tiếng Pháp như thế nào

Học tiếng Pháp phát âm

Để giúp bạn phát triển toàn diện các kĩ năng khác bao gồm (giao tiếp hiệu quả, nghe, nói, đọc, và viết) thì phát âm là kĩ năng nền tảng. Khi bạn phát âm sai thì việc sửa sai là rất khó vì vậy hãy cố gắng phát âm đúng ngay từ lần đầu tiên. Để cải thiện khả năng phát âm bạn nên bắt đầu học tiếng Pháp phát âm với giáo trình phát âm cơ bản như french accent training, tài liệu có đính kèm Audio

Ngoài ra, Bạn cũng nên học phát âm với series French workshop training. Khi học theo giáo trình này bạn cần luyện tập học phát âm tiếng Pháp bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần những gì bạn được nghe để phát âm tốt. Hãy luyện tập phát âm thật nhiều lần trước gương để điều chỉnh miệng và lưỡi nhằm mục đích tìm ra âm chuẩn xác.

Tuy nhiên, lời khuyên nho nhỏ mà Phuong Nam Education nghỉ rằng nó cực kỳ quan trọng cho bạn đó là bạn nên thường xuyên luyện tập cách phát âm của người bản xứ bằng cách nghe thông qua phim, băng đĩa nhạc, để có cách nói chuẩn nhất.

Bắt đầu học tiếng Pháp

Bạn nên học theo trình tự(nghe – nói – đọc – viết) khi mới bắt đầu học tiếng Pháp, và tất nhiên kết hợp học tiếng Pháp với từ vựng và ngữ pháp. Để học nghe tiếng Pháp thì có hai phương pháp chính:

Đầu tiên là đó là phương pháp nghe chủ động, với phương pháp này thì nên chọn lựa những giáo trình luyện nghe tiếng Pháp cơ bản uy tín được nhiều người tin dùng trên thị trường nếu bạn sử dụng phương pháp này để học tiếng Pháp thì các bạn. Một nền móng cơ bản vững chắc sẽ giúp bạn có tiền để để học lên những giáo trình cấp độ cao hơn.

Thứ hai đó là phương pháp nghe theo kiểu bị động, cố gắng nghe nhiều nhất có thể. Hãy tập trung dành thời gian nghe trong giao tiếp thực tế, Radio, hay qua truyền hình tivi,… Bạn có thể nghe mọi lúc mọi nơi: trước khi đi ngủ, khi đợi xe bus, làm việc nhà và hãy nhớ rằng bạn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng là nhiều chỗ bạn sẽ không hiểu. Hãy đắm mình trong tiếng Pháp, để tai bạn tiếp xúc tiếng Pháp một cách tự nhiên.

Với những người bắt đầu học tiếng Pháp bạn nên học cuốn French Grammar in use third Edition with Answers khi vốn từ chưa nhiều. Đây là cuốn sách chứa đựng những vấn đề cơ bản và dễ hiểu nhất với những cấu trúc cơ bản ngữ pháp liền mạch. Trong các bài học riêng lẻ đều được trình bày đi kèm với giải thích, ví dụ, hình ảnh, bài tập, và chúng được sắp xếp một cách rất khoa học.

Học tiếng Pháp giao tiếp

Học tiếng Pháp phát âm

Tự Học Nghe Tiếng Anh Như Thế Nào?

Tại vì phần lớn chúng ta học tiếng Anh theo kiểu ngược đời.

Đáng lẽ phải tập phát âm và tập nghe trước, chúng ta lại ưu tiên học ngữ pháp và tập đọc những bài báo học thuật dài lê thê, tự tin rằng mình như thế là khá tiếng Anh lắm.

Hậu quả: nhìn chữ nào cũng đoán mò cách đọc và lẩm nhẩm trong đầu, đến khi học được cách đọc đúng thì không sao quên nổi cách đọc sai. Ví dụ điển hình: individual đọc là in-đi-vi-dùa, trong khi cách đọc đúng là /ɪndɪ’vɪdʒuəl/.

Trung bình một học sinh Việt Nam học tiếng Anh từ nhỏ cho đến hết cấp 3 sẽ có vốn từ khoảng 2000 từ. Các bạn có học qua vài khóa chuẩn bị cho IELTS hay các kỳ thi tương tự, số từ đạt mức 3000-4000.

Và bây giờ bạn hãy tưởng tượng việc tập đọc lại cả 4000 từ, tất cả chỉ vì trước đây đã lỡ đọc ẩu! Nếu mỗi ngày bạn dành thời gian để sửa 50 từ, và với điều kiện trí nhớ tốt (học xong không quên, không tốn thời gian ôn tập) thì bạn sẽ mất tổng cộng 80 ngày, tức là gần 3 tháng, mới sửa cho xong.

Vậy để tránh mất thời gian, ngay từ đầu bạn nên học cách đọc tiếng Anh sao cho đúng. Phương pháp duy nhất là học bảng ký âm IPA. Xong các âm cơ bản rồi thì mới bước qua luyện nghe.

Tại sao không tập nghe ngay từ đầu? Vì tai chúng ta lúc đó nghe chưa nhạy. Ví dụ nghe chữ “play”, bạn có thể nhắc lại ngay là “pờ-lây”. Nhưng đọc như vậy là sai, vì âm /eɪ/ có độ mở miệng khác với chữ “ây” của tiếng Việt. Vậy trước khi tập nghe, điều quan trọng nhất là tập đọc chuẩn các âm tiếng Anh cơ bản.

Phần sau đây giới thiệu phương pháp và tài liệu dành cho việc tự học, tất cả đều free.

Bố trí thời gian

Nên học bao nhiêu phút một ngày?

Lời khuyên về thời gian học tiếng Anh thì vô cùng phong phú. Có người nói mỗi ngày phải học 5 tiếng trở lên, có người lại khẳng định mỗi sáng chỉ cần dành ra 5 phút. Ai cũng có cái lý của mình cả.

Quyết định xem học tiếng Anh bao lâu phải dựa trên mục đích học của bạn là gì.

Phần lớn chúng ta học tiếng Anh vì muốn có thể nói dăm ba câu chuyện với sếp tây hoặc đọc hiểu sơ sơ tài liệu ở chỗ làm mà không cần paste vào Google dịch. Với mục tiêu này, các bạn chỉ cần 30 phút/ngày thôi. Sau một tháng, nếu cảm thấy thích và muốn học nhiều hơn thì lúc đó tăng thời gian cũng chưa muộn.

Phần lớn các kế hoạch học tập đều thất bại vì bạn bắt đầu bằng cách lùng sục các trung tâm nổi tiếng, đăng ký những khóa học đắt tiền và dành ra mỗi ngày 4 giờ ngồi học. Sau hai tuần, phần lớn quên mất là mình từng muốn học tiếng Anh.

Vậy hãy đặt mục tiêu cụ thể, và mục tiêu nhỏ thôi: mỗi ngày tập nghe 30 phút.

Học vào lúc nào?

Chúng ta hay than phiền rằng không có thời gian để học, rằng đi làm mệt quá còn học vào đâu, nhưng thật ra chỉ vì chúng ta lười.

Nếu bạn nằm trong độ tuổi từ 16 đến 30, tôi cá là mỗi tối bạn sẽ lên giường nằm từ 10 giờ và lướt Facebook, Instagram, Zalo, xem quần áo mỹ phẩm, đọc mấy bài tâm sự sến trên Manup hoặc tin giật gân trên chúng tôi các bạn mới sinh con thì xới tung webtretho, lamchame săn sữa, bỉm xách tay và mẹo nuôi con kiểu Nhật.

Các hoạt động này thường không chấm dứt trước 1h sáng. Vậy lời khuyên của tôi rất đơn giản: trong 3 giờ này, thay vì nghe nhạc, hãy nghe radio bằng tiếng Anh.

Một khoảng trống khác trong lịch làm việc bận rộn của bạn là thời gian trong WC. Phần lớn đều cầm theo điện thoại để chơi điện tử hoặc lướt Facebook. Hãy tận dụng khoảng một chục phút quý giá này để học tiếng Anh (không hiểu vì lý do gì, nhưng lúc đó chúng ta thường tập trung cao độ).

(List các đài xin xem phía dưới).

Phương pháp nghe

Nghe tập trung và nhìn transcript (hoặc phụ đề)

Phương pháp này dành cho các bạn mới học hoặc đang sửa lại cách phát âm, vừa nghe vừa nhìn chữ để biết mình đọc sai chỗ nào. Nếu nghe đài CNN hoặc xem phim mà không hiểu được đến 60% nội dung thì các bạn nên tập nghe theo phương pháp này thường xuyên hơn.

Nghe tập trung

Dành cho những người có vốn từ rộng, có thể nghe hiểu thoải mái tiếng Anh đơn giản và muốn tăng khả năng nghe hiểu các bản tin thời sự, phim ảnh lên 80% – 90%. Nếu làm theo cách này, bạn phải vượt qua sự bứt rứt khi lỡ bỏ qua hoặc không nghe được một vài từ. Nên nhớ những từ bị nói quá nhanh là những từ không mang thông tin quan trọng.

Nghe vu vơ

Nhiều người gọi cách này là “nghe vô thức”, nhưng tôi thích gọi như thế kia hơn cho nó bình dân, đỡ đao to búa lớn. Cách này chỉ dành cho các bạn đã khá thạo tiếng Anh, nghe và nói thoải mái, nay muốn tập sao cho tiếng Anh thành thạo như tiếng mẹ đẻ.

Người mới học cũng có thể theo cách này để quen với nhạc điệu của một thứ tiếng mới, nhưng lưu ý: sẽ không có phép màu theo kiểu mỗi ngày vừa lướt Fb vừa nghe vu vơ 30 phút mà sau vài tháng bỗng một hôm tỉnh dậy hiểu được CNN người ta nói cái gì. Xin nhắc lại: không bao giờ có chuyện đó xảy ra.

Tài liệu

Các kênh truyền hình cáp CNN, BBC, Discovery, NAT GEO, etc.

Không khuyến khích tập nghe bằng HBO vì thường mọi người khó cưỡng lại việc liếc xuống phụ đề.

Đặc biệt chú ý khí nghe TV: Luôn bật volume to hơn lúc bình thường. Ví dụ thông thường bạn bật volume 20, khi tập nghe nên để thành 35 hoặc 40. Nhiều bạn than phiền nghe TV hoặc loa ngoài không được nét như tai nghe, thật ra chỉ vì chúng ta luôn có thói quen bật loa ngoài nhỏ hơn so với khi dùng headphone nên nghe không rõ.