Học Tiếng Anh Lớp 1 Sách Cánh Diều / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

#1 Bộ Sách Giáo Khoa Cánh Diều Lớp 1

Bộ sách Cánh Diều là bộ sách giáo khoa duy nhất có đầy đủ sách giáo khoa của 8 môn học trong nhà trường. Tất cả các bài học đều được thể hiện một cách sinh động, dễ hiểu giúp các em lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất.

Bộ sách giáo khoa Cánh Diều là một trong các bộ sách giáo khoa (SGK) ra đời theo chủ trương xã hội hóa SGK, tránh độc quyền trong việc biên soạn sách. Bộ sách được xuất bản và phát hành bởi sự hợp tác của các đơn vị uy tín trong ngành xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (thuộc Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) và Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) với đội ngũ chuyên gia lành nghề, giàu kinh nghiệm. Trong tháng 11/2019 vừa qua, bộ sách Cánh Diều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cho phép sử dụng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 – 2021.

Ý nghĩa tên đầu sách “Cánh Diều”

1. Cánh diều gắn liền với tuổi học trò

Cánh diều là một trong những hình ảnh đẹp của tuổi học trò. Mặc dù, sự phát triển của công nghệ mang tới cho các em những món đồ chơi đặc biệt, thú vị nhưng cánh diều vẫn luôn được các bạn nhỏ ưa thích. Chúng không chỉ đơn thuần là đồ chơi mà còn thể hiện sự thông minh, khéo léo cũng như tài năng của các em.

Ý nghĩa thứ 2 gắn liền với bộ sách giáo khoa Cánh Diều đó là mong muốn bộ sách này sẽ trở thành công cụ hữu ích, giúp ước mơ của các bạn nhỏ được bay cao, bay xa trên bầu trời tri thức, giống như những cánh diều.

3. Mọi bài học đều gắn liền với thực tiễn cũng giống như cánh diều được kết nối với mặt đất bằng một sợi dây

Tất cả nội dung được biên soạn trong sách giáo khoa Cánh Diều nói chung và sách giáo khoa lớp 1 nói riêng đều được các chuyên gia cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Việc thể hiện cũng được thực hiện một cách sinh động, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi của các em. Điều đặc biệt hơn nữa của bộ sách này đó chính là mục tiêu gắn liền bài học lý thuyết với thực hành, đảm bảo các em có sự hứng thú cũng như lĩnh hội một cách dễ dàng nhất, giảm thiểu tối đa gánh nặng kiến thức, áp lực học tập. Điều đó cũng giống như những con diều, dù có bay cao, bay xa tới đâu thì chúng vẫn gắn với mặt đất nhờ những sợi dây nhỏ bé.

Sách giáo khoa lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều rất đặc biệt, và sự đặc biệt ấy được thể hiện ngay trong từng trang sách, với sự đầu tư công phu, tâm huyết của các tác giả, hoạ sĩ mỹ thuật và các biên tập viên. Đây là bộ sách đầu tiên có đầy đủ sách dành cho 8 môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường.

1. Xuất bản bởi 2 NXB uy tín – NXB Đại học Sư phạm và NXB Đại học Sư phạm TP HCM

Bộ sách Cánh Diều được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (thuộc Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) kết hợp cùng Công ty Đầu tư xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm cùng các nhà nghiên cứu, giảng viên uy tín trên cả nước, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh hứa hẹn mang đến những cuốn sách không chỉ đẹp mắt, dễ nhìn, dễ hiểu mà còn chứa đựng những tri thức bổ ích dành cho các em học sinh, theo sát và phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018

2. Được biên soạn bởi các chuyên gia đầu ngành

Theo thông tư số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ, sách giáo khoa lớp 1 sẽ được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau, với mục đích mang đến bộ sách chất lượng và phù hợp nhất dành cho các em học sinh. Hưởng ứng chủ trương đó, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm kết hợp cùng Công ty Đầu tư xuất bản – Giáo dục Việt Nam cho ra đời bộ sách mang tên “Cánh Diều”. Với mong muốn mang đến nguồn tri thức bổ ích nhất cho các em, bộ sách được biên soạn bởi các chuyên gia đầu ngành đến từ các trường học, đại học, trung tâm nghiên cứu khác nhau. Đặc biệt, trong hội đồng biên soạn sách có sự xuất hiện của 6 chuyên gia là Tổng chủ biên, Chủ biên Chương trình môn học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như: GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1; chúng tôi khoa học Đỗ Đức Thái – Tổng chủ biên môn Toán 1; chúng tôi Mai Sỹ Tuấn – Tổng chủ biên môn Khoa học và xã hội, … Điều này có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng biên soạn SGK vì bản thân mỗi tác giả đều đã thấm nhuần nội dung Chương trình giáo dục phổ thông mới và hiện thực hoá, cụ thể hoá những yêu cầu cần đạt của Chương trình trong từng bài học trong SGK lớp 1

3. Đề cao mục tiêu “Mang cuộc sống vào trong bài học – Đưa bài học vào trong cuộc sống”

“Học đi đôi với hành” từ lâu đã trở thành phương pháp dạy và học hiệu quả, được các giáo viên và các em học sinh áp dụng. Đánh giá cao tầm quan trọng của phương pháp đó, các chuyên gia biên soạn sách luôn đề cao mục tiêu “Mang cuộc sống vào trong bài học – Đưa bài học vào trong cuộc sống”. Các bài học thực hành có thể được lồng ghép hoặc tách biệt với bài học lý thuyết, đảm bảo các em được hiểu hơn về lý thuyết nhưng cũng biết cách áp dụng chúng vào trong thực tế, góp phần khơi dậy tinh thần hiếu học và sự thông minh, sáng tạo của các em.

5. Bộ sách bao gồm đầy đủ sách giáo khoa dành cho các môn học lớp 1

Một số cuốn sách nổi bật:

6. Trung tâm tập huấn, bồi dưỡng giáo viên được liên tục tổ chức tại nhiều thành phố trên cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vv…

Chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dạy bộ sách giáo khoa lớp 1 (Cánh Diều) dự kiến được tổ chức vào tháng 3 năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ sách giáo khoa Cánh Diều đã được nhà xuất bản gửi tặng tới các Sở Giáo dục & Đào tạo trên cả nước, nhiều trường học cũng tiến hành dạy thử và đánh giá cao. Dựa trên các ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh, NXB cũng có những chỉnh sửa để bộ sách được hoàn thiện nhất.

Nguyễn Văn Tư (Điện thoại: 0912692704, Email: nvtu311@yahoo.com)

(hoặc) TS Trần Văn Thắng (Điện thoại: 0913040115, Email: thanggdcd@gmail.com)

Mua bộ sách Cánh Diều lớp 1 ở đâu ?

Hiện nay, Bộ sách Cánh Diều lớp 1 được phát hành tại nhiều cơ sở khác nhau trên cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Bạn đọc, thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh có nhu cầu đặt mua có thể liên hệ trực tiếp với các trung tâm phát hành. Cụ thể như sau:

1. Công ty đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục việt nam chi nhánh miền Bắc

Địa chỉ: Tầng 1 toà nhà Green Park, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại :

Bà Đồng Minh Huệ 0898584333

Bà Phạm Thuý Lan 0913510096

Bà Nguyễn Thu Phương 0818883938

Ông Trần Tiến Đức 0936171786

Fax: (024)32242397

Website: vepic.edu.vn

2. Công ty đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục việt nam chi nhánh miền Trung

Địa chỉ: K46/2 Lê Đình Dương, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Điện thoại: 0903501604

Fax: (023)63561058

Website: vepic.edu.vn

3. Công ty đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục việt nam chi nhánh miền Nam

Địa chỉ: Lầu 3, số 79 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại:

Ông Phạm Văn Hồng 0913884271

Ông Nguyễn Tuấn Kiệt 0918189519

Bà Nguyễn Thị Thu 0918189516

Ông Nguyễn Văn Châu 0913886107

Fax: (028)39302637 hoặc (028)39302638

Website: vepic.edu.vn

4. Nhà xuất bản ĐHSP (Trường ĐHSP Hà Nội) 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.

5. Hệ thống các cửa hàng sách FAHASA thuộc Tổng Công ty phát hành sách Fahasa trên toàn quốc.

6. Các cửa hàng của Công ty Sách – Thiết bị trường học địa phương.

7. Các đại lí phát hành do Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam chỉ định.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Bộ sách Cánh Diều, bạn đọc có thể truy cập địa chỉ website http://sachcanhdieu.com/ hoặc CTY CP ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM (VEPIC) có địa chỉ tại tầng 1, tòa nhà Green Park, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội – Số điện thoại: (024) 3633 0316.

“Sách Tiếng Việt Lớp 1 Cánh Diều, Không Thể Chỉnh Sửa Mà Nên Thu Hồi”

Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có quá nhiều sai sót, thậm chí phản cảm, thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa sách.

Quy trình sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 như thế nào, việc sửa chữa có ảnh hưởng đến việc học của học sinh hay không, thời gian sửa chữa trong bao lâu… là những vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

“Tôi nhận thấy đây là tinh thần hết sức cầu thị của những người biên soạn sách. Nhưng mà tôi cũng có băn khoăn là các cháu đang học chương trình sách giáo khoa như vậy nếu chỉnh sửa thì sẽ được làm theo lộ trình như thế nào. Sách liệu có được in lại và học sinh có phải mua lại không hay là tiếp tục học chương trình này và sách sẽ chỉnh sửa cho năm tiếp theo. Tôi thấy rằng sách Cánh Diều đối với con tôi nó khá là nặng, thế nên là dù có chỉnh sửa hay không thì theo ý kiến của tôi là tôi đề nghị là được thay sách phù hợp với con của tôi hơn”, một phụ huynh có con học lớp 1 nói.

Đó là một số ý kiến của phụ huynh học sinh sau khi nhận được thông tin Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 và tác giả sẽ chỉnh sửa sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Một số ý kiến cho rằng, việc thừa nhận sai sót và sẽ thực hiện chỉnh sửa sách dù muộn nhưng cũng thể hiện sự tiếp thu nghiêm túc của Hội đồng thẩm định và tác giả.

Vấn đề đặt ra hiện nay đó là học sinh đã học được hơn 1 tháng và việc học cũng không thể gián đoạn nên việc chỉnh sửa sách này sẽ được thực hiện như thế nào. Tiến sỹ Lê Thống Nhất nêu giả thiết, với tình hình hiện nay chắc chắn học sinh không có một quyển sách hoàn chỉnh về Tiếng Việt lớp 1 sau khi chỉnh sửa mà rất có khả năng nhà xuất bản sẽ in những trang chỉnh sửa thành các tập tài liệu.

“Tôi nghĩ là tập tài liệu này phải chuyển được xuống tất cả các nhà trường đang sử dụng sách Tiếng Việt 1 trong Cánh Diều. Tuy nhiên, tài liệu này có in đẹp như giáo khoa hay không, hay là chỉ là một bản hướng dẫn giảng dạy. Nếu chỉ là bản hướng dẫn giảng dạy thì giáo viên có thể xử lý được, nhưng khi học thì học trò sẽ không có tài liệu gì cả. Vậy tôi nghĩ là tốt nhất là chúng ta in lại các trang mà có chỉnh sửa và phải được chuyển tới tất cả mọi người mua sách Cánh Diều này và rõ ràng chúng ta không thể thu tiền”, Tiến sỹ Lê Thống Nhất nói.

Hiện nay, cả phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 và tác giả cũng chưa đưa ra phương án chỉnh sửa sách cụ thể, lộ trình thực hiện, cũng như thời điểm nào học sinh có sách mới. Vì vậy, nhiều ý kiến cũng lo ngại, liệu việc chỉnh sửa sách của tác giả có hết được toàn bộ “sạn” trong cuốn sách hay không.

Tiến sỹ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục cho rằng, việc chỉnh sửa sách và đưa vào giảng dạy ngay trong năm nay là rất khó khăn và rất khó thực hiện. Với Chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa chỉ là tài liệu để giáo viên tổ chức dạy học, còn chương trình mới là “pháp lệnh”, nên chúng ta hoàn toàn có thể thay thế sách Tiếng Việt lớp 1 của Cánh Diều bằng sách sách của các nhà xuất bản khác.

“Các thầy cô có thể lựa chọn được tất cả những cuốn sách khác và xây dựng những bài tập riêng cho mình để dạy cho học sinh của mình. Vậy thì không có lý do gì mà chúng ta phải dành quá nhiều thời gian cho vấn đề chỉnh sửa mà chỉ cần quyết định là quyển sách Cánh Diều không được học ở trường tiểu học nữa là xong. Bởi vì từ hiện giờ cho đến 15/11, học sinh vẫn phải học theo cuốn sách cũ, từ 15/11 trở đi chúng ta cũng không biết chắc chắn là quyển sách sau khi chỉnh sửa nó đã thực sự ổn để mà các con học được hay không”, Tiến sỹ Vũ Thu Hương bày tỏ quan điểm.

Phó Giáo sư Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định, về chất lượng, sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Cánh Diều không đạt, nếu tiếp tục giảng dạy sẽ có hại cho học sinh.

Những nội dung được cho là chưa phù hợp của sách mà các chuyên gia, phụ huynh và báo chí đã nêu không thể coi là “sạn”, mà là những lỗi sai cơ bản cả về phương pháp biên soạn, ngữ liệu, tri thức về ngôn ngữ học, về mục đích dạy Tiếng Việt. Ngữ liệu của các bài đọc ngô nghê.

Người biên soạn không có tư duy văn học; phương pháp học âm vần ghán ghép các từ ngữ rất tùy tiện; nghĩa của từ đưa vào sach sai rất nhiều, không đúng thực tế sử dụng… Nếu muốn dùng để dạy thì phải biên soạn lại chứ không thể sửa chữa theo kiểu chắp vá như phương án mà tác giả đưa ra.

“Tôi cho rằng cách xử lý như vậy là mang tính chắp vá. Bởi vì cơ sở khoa học để biên soạn sách này không xuất phát từ chuẩn mực khoa học, không đạt yêu cầu cho nên bây giờ có đưa ngữ liệu nào vào xử lý nó cũng sống sít chứ không thể là một bộ sgk đảm bảo chất lượng…Về thời gian, hiện nay trẻ em đã học rồi, bây giờ bắt chờ sửa xong học thì sẽ gây ra bao nhiêu phiền toái cho các gia đình, vừa tốn kém vừa ảnh hưởng lâu dài đến việc đào tạo cho các em. Chúng ta phải nhất quán quan điểm: Trẻ em không phải vật thí điểm cho các nhà khoa học. Trong trường hợp này phải thu hồi lại”, Phó Giáo sư Nguyễn Hữu Đạt nêu quan điểm.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, có nhiều bộ sách giáo khoa theo một chương trình thống nhất, trong đó sách giáo khoa có vai trò là tài liệu để các nhà trường, giáo viên nghiên cứu, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.

Tuy nhiên các chuyên gia đều khẳng định, dù sách giáo khoa chỉ có vai trò là tài liệu thì ngữ liệu trong sách phải đảm bảo đạt chuẩn cả về mặt ngôn ngữ, tư duy logic, các từ được sử dụng đúng ngữ nghĩa… thì mới trở thành chất liệu tốt để giáo viên xây dựng được bài giảng hấp dẫn, giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn./.

Giáo Án Môn Tiếng Việt Lớp 1 Bộ Sách Cánh Diều (Trọn Bộ Cả Năm)

Giáo án Tiếng Việt 1 năm 2020 – 2021

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều trọn bộ cả năm là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 môn Tiếng Việt năm 2020 – 2021, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Lưu ý : Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về. Tài liệu dài gần 566 trang.

Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt năm 2020 – 2021

1. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài Em là học sinh

Bài 1 (4 tiết) EM LÀ HỌC SINH

Làm quen với thầy cô, bạn bè

Làm quen với những hoạt động học tập HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn

Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng, có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến, biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản, có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập.

Phát triển năng lực tiếng việt.

Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Bài 1 a c I. Mục tiêu: 1. Kiến thức – Kĩ năng:

2. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài: a và c

2. Năng lực:

Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu+ âm chính” ca

Tìm được âm a, c trong bộ chữ

Viết được âm a, c, ca

3. Phẩm chất: 4. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Phát triển năng lực tiếng việt.

Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

Bài 2 Cà cá I. Mục tiêu: 1. Kiến thức – Kĩ năng:

3. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài: Cà cá

2. Năng lực:

Nhận biết các dấu huyền, sắc

Tìm được dấu huyền, sắc trong bộ chữ

Viết được tiếng cá, cà

3. Phẩm chất: 4. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Phát triển năng lực tiếng việt.

Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

Bài 3 Hai con dê I. Mục tiêu: 1. Kiến thức – Kĩ năng:

4. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài: Hai con dê

Nhận biết được các nhân vật trong truyện

Kể lại theo tranh các phân đoạn của câu truyện một cách ngắn gọn

Hát và múa theo bài: Chúng em là học sinh lớp Một

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Phát triển năng lực tiếng việt đặc biệt khả năng sử dụng ngôn ngữ

Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

A. Hoạt động giới thiệu

Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề bài: Hai con dê

Giới thiệu các nhân vật trong truyện qua tranh ảnh

Gv giới thiệu bối cảnh câu truyện, tạo hứng thú cho học sinh.

Bài 4 (2 tiết) o, ô I. Mục tiêu: 1. Kiến thức – Kĩ năng:

5. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài: o, ô

Nhận biết được chữ o, ô

Tìm được âm o, ô trong bộ đồ dùng.

Viết được tiếng o, ô, co, cô

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Phát triển năng lực tiếng việt.

Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

Bài 5 (2 tiết) Cỏ, cọ

6. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài cỏ, cọ

III. Tập Viết sau bài 1 Các hoạt động dạy học chủ yếu: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Nhận biết được dấu hỏi, nặng

Tìm được thanh hỏi, ngã trong bộ đồ dùng.

Tập đọc tốt các từ trong bài.

Viết được tiếng cỏ, cọ, cổ cộ

Phát triển năng lực tiếng việt.

Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

Tô đúng c chữ a, c và tiếng ca- chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện Viết 1, tập một.

Phát triển năng lực tiếng việt.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 1: TIẾNG VIỆT Bài 55: an – at Thời lượng: 2 tiết

Kiểm tra: o, ô

Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề bài: Tập Viết a, c, ca

Gv hướng dẫn hs viết: Đặt bút dưới DK 3 viết nét cong kín, từ điểm cuối nét 1, lia bút lên DK3 viết nét moc ngược sát nét cong kín, đến ĐK 2 thì dừng lại.

Tiếng ca: viết chữ c trước, chữ a sau. Chú ý lia bút từ chữ c qua chữ a

C. Luyện tập

Gv hướng dẫn, dặn dò học sinh mở vở TV tô và viết

Chú ý tác phong ngồi

7. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài: an – at

1. Phẩm chất chủ yếu:

(Tiếng Việt lớp 1 tập 1 trang 102, 103 sách Cánh Diều)

2. Năng lực chung:

I. Mục tiêu: Bài học giúp học sinh hình thành các phẩm chất và năng lực sau:

– Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (bước đầu biết cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp, từ đó hình thành tình cảm với thiên nhiên.)

3. Năng lực đặc thù:

– Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài tập viết.

– Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp.

+ Đọc:

– Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an, at.

– Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần an, vần at.

– Đọc đúng vần an, at, tiếng từ có vần an, at. Đọc đúng và rõ ràng bài Tập đọc Giàn mướp. Tốc độ đọc tốc độ vừa phải: 40 tiếng/ 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu. Bước đầu biết đọc thầm. Đọc được các tiếng khó (bướm, giàn mướp, khe khẽ ).

+ Viết đúng chữ viết thường.: an, at, bàn, nhà hát. Biết ngồi viết đúng tư thế.

– Hiểu bài tập đọc Giàn mướp.

Phương tiện dạy học:

– Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc tổ, đọc cả lớp, thi đua.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên:

– Tổ chức hát thư giãn.

– Máy tính có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa.

2. Học sinh:

– Tranh, Video được quay sẵn về giàn mướp.

– Tranh ảnh về nhà hát, thợ hàn, màn, con ngan, cái bát, hạt đỗ, quả nhãn.

3. Các hoạt động học: Tiết 1

– Bộ đồ dùng.

– Vở bài tập Tiếng việt,tập 1.

Hoạt động tổ chức, hướng dẫn của GV

Hoạt động học tập của HS

Hoạt động 1: Khởi động: 5 phút

– Mục tiêu : Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an, at. Nói rõ ràng ý kiến bản thân về sự khác nhau của vần an và vần at.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, tổ , cả lớp-Hôm nay các em sẽ được học hai vần mới. Bạn nào đọc được hai vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.

(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, n rồi nhập lại = an.

+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.

(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, t rồi nhập lại = at.

+ GV chỉ vào từng chữ, mời cả lớp đọc.

– Bạn nào phân tích, đánh vần được 2 vần mới này?

– GV: Hãy so sánh vần an và vần at khác nhau chỗ nào?

– GV chỉ vào mô hình từng vần, mời HS đánh vần, đọc trơn:

at an

at an

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– Chúng ta vừa học được học 2 vần mới nào?

– 2 HS đọc: a – n – an

-2 HS đọc: a – t – at

– Cả lớp đọc: an, at

– 1 HS: 2 vần khác nhau là:

+ Vần an có âm a đứng trước, âm n đứng sau.

+ Vần at có âm a đứng trước, âm t đứng sau.

– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:

HS nhận xét chỉnh sửa bài

– Cả lớp nói: vần an, vần at

Hoạt động 2: Khám phá (BT 1: Làm quen): 15 phút

– Có ạ!

Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh đọc đúng tiếng có vần an, at. Nói được được rõ ràng về sự khác nhau giữ vần an và vần at. Thái độ vui vẻ, tươi cười, chờ đón, hợp tác.

2.1. Dạy từ khóa: bàn: 8 phút

– Mục tiêu: Nhìn chữ, đọc đúng tiếng từ mới có vần an, vần at.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, đọc nhóm, cả lớp; hộp đồ dùng.

– GV chỉ vào cái bàn, hỏi: Đây là cái gì?

– GV giải thích: Cái bàn dùng để ngồi học, làm việc hoặc ăn cơm.

– GV: tiếng mới hôm nay ta học là tiếng: bàn.

– Trong tiếng bàn, vần nào là vần chúng ta đã học? Và tiếng bàn có thanh gì?

– Bạn nào phân tích, đánh vần, đọc trơn được tiếng bàn?

– GV chỉ vào mô hình tiếng bàn, mời HS đánh vần, đọc trơn:

b

bàn

àn

-Y/c HS ghép vần an và tiếng bàn

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– 1 HS trả lời: cái bàn

– 1 HS nhắc lại: bàn

– 1 HSTL: vần đã học: an , thanh huyền.

– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:

2.2. Dạy từ khóa : nhà hát: 7 phút

– HS ghép: an, bàn

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

– GV chỉ vào tranh hình nhà hát, hỏi: Trong vẽ gì?

– GV: Nhà hát là nhà được xây dựng lớn chuyên dùng làm nơi trình diễn các tiết mục nghệ thuật sân khấu cho mọi người xem: như nhà hát thành phố, nhà hát cải lương, nhà hát kịch trung ương

– GV: từ mới hôm nay ta học là từ: nhà hát.

– Trong từ nhà hát, tiếng nào là tiếng chúng ta đã học?

– Bạn nào phân tích, đánh vần, đọc trơn được tiếng hát?

– GV chỉ vào tiếng hát, y/c cả lớp đọc :

– GV chỉ vào mô hình từ nhà hát, mời HS phân tích, đọc trơn:

nhà

nhà hát hát

– Y/c HS ghép vần at và từ nhà hát

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– Chúng ta vừa học được học 2 tiếng mới nào?

– Bạn nào đọc lại được 2 tiếng mới này?

– Chúng ta vừa học được học từ mới nào?

– Bạn nào đọc lại được từ mới này?

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– 1 HS trả lời: nhà hát

– 1 HS nhắc lại: nhà hát.

– 1 HSTL: Tiếng đã học là tiếng nhà.

– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:

– 1 HS từ nhà hát có tiếng nhà đứng trước, tiếng hát đứng sau.

– HS ghép: at, nhà hát

-Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

– 1 HS nói: tiếng bàn, tiếng hát.

– HS: bờ – an – ban – huyền – bàn/ bàn; hờ – at – hat – sắc – hát/ hát

– nhà hát

– 1 HS đọc: nhà hát

Hoạt động 3: Luyện tập (BT 2): 15 phút

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh phân tích, đọc đúng tiếng từ mới. Thái độ vui vẻ, tươi cười, chờ đón, hợp tác, chia sẻ.

– Mục tiêu:

+ Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần an, vần at.

3.1. Mở rộng vốn từ: (BT 2): 5 phút

+ Viết đúng chữ viết thường.: an, at, bàn, nhà hát. Biết ngồi viết đúng tư thế.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp, quan sát.

– GV chiếu nội dung BT 2 lên màng hình;

– Quan sát 6 bức tranh trên bảng, hãy nêu tiếng thích hợp với mỗi tranh?

– GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình không theo thứ tự, mời 1 HS đọc; mời cả lớp đọc.

– GV: BT 2 y/c: Hãy tích những tiếng có vần an, vần at. Cô mời cả lớp hãy mở VBT Tiếng Việt hoàn thành BT 2.

– Mời 1 HS nói kết quả đúng.

– Cùng với HS nhận xét bài làm.

– HS quan sát

– HS trả lời: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ, màn, ngan

– 1 HS đọc.

– Cả lớp cùng đọc: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ, màn, ngan

– Cả lớp mở vở,làm bài cá nhân vào VBT.

3.2. Tập viết (bảng con- BT 4): 10 phút

– 1 HS nói: nhãn, hàn, bát, hạt , màn, ngan

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

– GV giới thiệu chữ mẫu: an, at, bàn, nhà hát, mời 1 HS đọc.

– GV vừa viết mẫu, vừa giới thiệu chữ mẫu

an, at, bàn, nhà hát

– Y/c HS viết chữ vào bảng con.

– Mời 3HS lên trước lớp, giơ bảng cho cả lớp nhận xét.

– Cùng với HS nhận xét bài làm.

– 1 HS đọc: an, at, bàn, nhà hát

– Chú ý, quan sát

– Cả lớp viết bài vào bảng con.

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

TIẾT 2 Hoạt động 4: Tập đọc (BT 3)

Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh ngồi đúng tư thế viết đúng đẹp các chữ an, at, bàn, nhà hát. Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài tập viết.

Nghỉ hết tiết 1: Y/c HS cất bảng con. Vừa hát bài : Cả nhà thương nhau vừa nhún theo điệu nhạc. (5 phút)

– Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng, tốc độ vừa phải bài Tập đọc Giàn mướp. Tốc độ đọc khoảng 40 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu. Bước đầu biết đọc thầm. Đọc được các tiếng khó (bướm, giàn mướp, khe khẽ).

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, thi đua.4.1. Giới thiệu bài: 3 phút

– GV chiếu bài tập đọc lên màng hình, chỉ tên bài: Bạn nào biết bài tập đọc có tên là gì?

– GV chỉ vào tên bài, mời cả lớp đọc:

– GV: Trong tên bài, tiếng nào có vần an?

– GV chiếu lên màng hình video được quay sẵn về giàn mướp.

– GV: Em quan sát video, em nhìn thấy những gì?

– GV: Bài tập đọc này nói về giàn mướp của bạn Hà.

– 1 HS trả lời: Giàn mướp

– Cả lớp đọc: Giàn mướp

– 1 HS: Tiếng Giàn có vần an

– Quan sát, theo dõi.

– 1 HS: Giàn mướp có nhiều nụ hoa và quả. Có nhiều con bướm bay xung quanh giàn mướp.4.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 25 phút

a) HS nghe GV đọc mẫu toàn bài

Yêu cầu HS để ý chỗ ngắt hơi ở chỗ kết thúc một câu.

Giàn mướp nhà Hà vừa ra nụ đã thơm mát// Lắm hôm/ Hà vừa đếm nụ hoa vừa khe khẽ hát cho giàn mướp nghe

Theo dõi, theo từng dòng thơ và chú ý cách nghỉ hơi.

b)Tổ chức cho HS đọc tiếng, từ ngữ:

– Yêu cầu HS đọc các từ khó đọc hoặc dễ phát âm sai do phát âm tiếng địa phương trên slide đã in đậm các từ ngữ khó:

MN: bướm, giàn mướp, khe khẽ, sớm

MB: ra, nụ, lắm, lẽ, năm,

– GV: chiếu lên màng hình tranh giàn mướp, giải nghĩa từ giàn mướp (vật gồm nhiều thanh tre, nứa đan hay ghép lại với nhau, thường đặt nằm ngang trên cao, dùng cho cây leo

– Chỉ bảng, cho HS đọc các từ ngữ. Lưu ý, chỉ bất kì không theo thứ tự. Nếu từ nào HS không đọc được thì yêu cầu HS đánh vần rồi đọc trơn.

– Nhiều HS đọc to trước lớp mỗi em đọc một tiếng, bạn này đọc xong mời bạn khác.

– Theo dõi, quan sát

– HS đọc cá nhân, đồng thanh từng dòng thơ.

c)Tổ chức cho HS đọc từng câu

– GV: Bài có mấy câu?

– Tổ chức cho HS cả lớp đọc nối tiếp câu.

– Cùng với HS nhận xét bạn đọc bài.

d) Tổ chức HS đọc cả bài

– Tổ chức cho HS đọc trong nhóm 2 HS.

– GV theo dõi , hỗ trợ những nhóm đọc chưa tốt.

– Tổ chức cho HS thi đọc đúng , một lượt 2HS/nhóm.

– Hỏi:

+ Nhóm nào đọc đúng, không vấp, rõ ràng?

+ Thế nào là đọc tốt?

– GDHS: Đọc đúng, đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải, biết ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, dấu chấm.

-1 HSTL: bài có 4 câu.

– 4 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn 1 câu trong bài; luân phiên nhau đến hết bài.

Chú ý: Bạn đầu tiên đọc cả tên bài.

– 2 HS cùng bàn đọc bài với nhau.

– Các nhóm lần lượt xung phong đọc.

4 cặp HS bất kì thi đua đọc với nhau. Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bạn đọc.

– HS trả lời:

+ Nhóm đọc đúng, không vấp, rõ ràng là…

+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng, không vấp, không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt dòng…

– 2 HS đọc bài.

Sản phẩm đánh giá kết quả: HS đọc đúng các từ ngữ trong bài , đọc đúng các câu, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc đúng cả bài tập đọc.

Hoạt động 5: Tìm hiểu bài đọc: 5 phút

– Mục tiêu: Hiểu và trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc thầm, đọc cá nhân. Hỏi đáp.-GV: Bài tập Y/c: Hãy khoanh tròn vào ý đúng?

– Hãy đọc thầm bài tập đọc giàn mướp và làm bài tập vào VBT Tiếng Việt, tập 1

– Tổ chức cho HS trình bày đáp án đúng.

– GV: Bài đọc cho em biết điều gì?

– GV nhận xét, chốt ý. GDHS: Chúng ta quan tâm, dành tình cảm đến những cảnh vật xung quanh mình là góp phần bảo vệ thiên nhiên môi trường.

– HS thực hiện cá nhân. Khoanh vào ý đúng:

a) Giàn mướp thơm ngát.

b) Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe.

-1 HS đọc đáp án đúng. Cả lớp đọc đồng thanh: Giàn mướp thơm ngát.- Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe.

– HS trả lời: Giàn mướp rất thơm, bạn Hà rất thích và thường hát cho giàn mướp nghe, nên giàn mướp sớm ra quả.

Sản phẩm đánh giá kết quả: HS hiểu được Hà rất yêu thích giàn mướp, thường hát cho giàn mướp nghe nên giàn mướp sớm ra quả.

Hoạt động 6. Tổng kết giờ học: 3′

Giáo viên cùng học sinh nhận xét về giờ học.

+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)

b bễ I. Phát triển 1. Phát triển năng lực ngôn ngữ – Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều

+ Dặn dò: Dặn học sinh về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài 56: Sói và Sóc

8. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều: b bễ

– Nhận biết âm và chữ cái b; nhận biết thanh ngã và dấu ngã ( ); đánh vần, đọc đúng tiếng có chữ b và tiếng có dấu ngã (mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính

+ thanh”): bê, bễ.

– Nhìn hình, phát âm, tự phát hiện được tiếng có âm b, có thanh ngã.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

– Đọc đúng bài Tập đọc Ở bờ đê.

– Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng và chữ số: b, bễ, số 2, số 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi

– Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.

– Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.

– Tranh, ảnh, mẫu vật.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ

– VBT Tiếng Việt 1, tập một.

– Bảng cài.

B. DẠY BÀI MỚI 1. GV (chỉ bảng) giới thiệu bài:

– Trò chơi “Hái táo”, xếp vào giỏ “ê”, giỏ “l”: dê, đê, dế, lá, le le, lọ.

– Đọc các từ vừa học ở bài Tập đọc (tr.23, SGK Tiếng Việt 1, tập một).

– Hôm nay, các em sẽ học 1 âm và chữ cái mới: âm b và chữ b.

2. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen)

GV chỉ chữ b trên bảng lớp, nói: b (bờ). HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: b.

2.1. Âm b và chữ b

– GV chỉ hình con bê trên màn hình / bảng lớp, hỏi: Đây là con gì? (Con bê).

– GV viết bảng: bê. Cả lớp đọc: bê.

– Phân tích tiếng bê:

+ GV: Trong tiếng bê, có 1 âm các em đã học. Đó là âm nào? HS: âm ê.

+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bê? 1 HS: Tiếng bê gồm có 2 âm: âm b đứng trước, âm ê đứng sau.

+ HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bê.

– Đánh vần tiếng bê.

+ GV đưa mô hình tiếng bê, HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn): bờ – ê – bê / bê.

+ GV và HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay:

* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bê.

* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bờ.

* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ê.

* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bê.

– GV giới thiệu chữ b in thường, chữ b viết thường và chữ B in hoa ở tr. 24, 25.

2.2. Tiếng bễ

– GV chỉ hình cái bễ (lò rèn) trên màn hình / bảng lớp: Đây là cái bễ ở lò rèn. Bễ dùng để thổi lửa cho lửa to hơn, mạnh hơn. GV chỉ tiếng bễ: Đây là tiếng bễ.

– GV viết bảng: bễ. Cả lớp đọc: bễ.

– Phân tích tiếng bễ:

+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bễ? 1 HS: Tiếng bễ gồm có 2 âm: âm b đứng

trước, âm ê đứng sau, dấu ngã đặt trên âm ê à 1 số HS nhắc lại.

+ GV: Tiếng bễ khác tiếng bê ở điểm nào? (HS: Tiếng bễ có thêm dấu). GV: Đó là dấu ngã; đặt trên chữ ê. GV giới thiệu dấu ngã. GV đọc: bễ. Cả lớp: bễ.

– Đánh vần tiếng bễ.

+ GV đưa lên bảng mô hình tiếng bễ. GV cùng HS đánh vần nhanh (bê – ngã – bễ), thể hiện bằng động tác tay:

* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bễ.

* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bê.

* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ngã.

* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bễ.

2.3. Củng cố:

+ GV hướng dẫn HS gộp 2 bước đánh vần: HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần, đọc trơn:

bờ – ê – bê – ngã – bễ / bễ (không chập tay).

– HS nói lại chữ và dấu thanh, tiếng mới học là chữ b, dấu ngã, tiếng bễ.

Bài: g, h A. Mục đích, yêu cầu: 1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

– HS ghép chữ trên bảng cài: bê, bễ. GV mời 3 HS đứng trước lớp, giơ bảng cài để các bạn nhận xét.

9. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều: g, h

– Nhận biết các âm và chữ cái g, h; cách đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có g, h với mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: ga, hồ.

– Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm g, âm h.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

– Đọc đúng bài Tập đọc Bé Hà, Bé Lê.

– Viết đúng trên bảng con các chữ g, h và các tiếng ga, hồ.

B. Đồ dùng dạy – học:

– Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.

– Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày bài tập viết.

– Giáo viên: + Tranh ga (nhà ga), hồ, tranh bài tập đọc

C. Hoạt động dạy và học: Tiết 1

+ Nội dung bài tập đọc Bé Hà, bé Lê

– Học sinh: + Sgk, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con

II. Dạy bài mới:

I. Bài cũ: Lần lượt 3 học sinh đọc lại bài Ở bờ đê

– Lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc

1. Giới thiệu bài: âm và chữ cái g, h

– GV chỉ chữ g, nói: (gờ) – HS (cả lớp, cá nhân): gờ (Làm tương tự với h)

– GV giới thiệu chữ G, H in hoa

2. Chia sẻ, khám phá (BT 1: Làm quen)

2.1. Âm g và chữ g

– GV chỉ vào hình ảnh nhà ga:

? Đây là cái gì? (Nhà ga)

– GV viết chữ g, chữ a. HS nhận biết: g, a = ga. Cả lớp: ga. GV giải nghĩa: ga/ nhà ga là bến đỗ, nơi xuất phát của các đoàn tàu.

– Phân tích tiếng ga: có 2 âm, âm g đứng trước, âm a đứng sau.

– GV giới thiệu mô hình tiếng ga. GV cùng HS đánh vần ga – gờ – a – ga (thể hiện bằng động tác tay 1 lần)

– HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, tổ, lớp): gờ – a – ga/ ga

2.2. Âm h và chữ h (thực hiện như âm g và chữ g). HS nhận biết: hờ – ô – dấu huyền = hồ

– Phân tích tiếng hồ. Đánh vần: hờ – ô – hô – huyền – hồ/ hồ.

3. Luyện tập:

2.3. Củng cố: HS nói lại 2 chữ/ 2 tiếng mới học

– HS ghép bảng cài chữ: ga, hồ

3.1. Mở rộng vốn từ

Bài tập 2: Tiếng nào có âm g? Tiếng nào có âm h?

GV yêu cầu: Chỉ từng hình theo thứ tự cho cá nhân – lớp nói tên từng sự vật: hổ, gấu, hoa hồng, hành, gừng, gà.

– Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS1 chỉ các hình trên bảng lớp, nói các tiếng có âm g (gấu, gừng, gà), HS2 nói các tiếng có âm h (hổ, hoa hồng, hành)

– GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng hổ có âm h, tiếng gấu có âm g, …

– Cho HS nói thêm tiếng có âm g, có âm h

3.2. Tập đọc (Bài tập 3):

GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh 1 là lời Hà. Tranh 2: câu 1 lời bà, câu 2 lời Hà. Tranh 3 lời của Hà. Tranh 4: Lời ba Hà.

– GV đọc mẫu từng lời, kết hợp giới thiệu từng tình huống.

Tiết 2

– Luyện đọc từ ngữ:

HS (cá nhân, lớp) nhìn bài trên bảng, đọc các từ ngữ (đã gạch chân) theo thước chỉ của GV: Hà ho, bà bế, cả Hà, cả bé Lê.

– Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh

+ GV : Bài đọc có 4 tranh và lời dưới 4 tranh

+ GV chỉ từ dưới hình(1). HS(cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Hà ho, bà ạ

+ GV chỉ từ dưới hình(2). HS (cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Để bà bế bé Lê đã

+ GV chỉ từ dưới hình(3). HS đọc: A, ba! Ba bế Hà!

+GV chỉ từ dưới hình(4). HS đọc: Ba bế cả Hà, cả bé Lê. GV: Hình ảnh của ba bế hai chị em Hà.

+ GV chỉ theo tranh cho HS đọc lại( nối tiếp cá nhân/ từng cặp).

– Thi đọc cả bài.

+ Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi

+ HS (cá nhân, nhóm, tổ) thi đọc bài.

+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

– Tìm hiểu bài đọc:

+GV: Qua bài đọc, em hiểu được điều gì?

+HS: Hà rất thích được bà và ba bế./ Hà rất yêu bà và ba./ Mọi người trong gia đình Hà rất quan tâm, yêu quý nhau./…

* Cả lớp nhìn SGK đọc lại các từ ở trong 2 trang sách vừa học.

3.3.Tập viết (Bảng con- BT4)

GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết.

– Viết g, h:

+Chữ g: Cao 5 li gồm 2 nét: nét cong kín như chữ o, thêm một nét khuyết dưới bên phải.

+ Chữ h: Cao 5 li gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét móc hai đầu.

+ HS viết bảng con g, h. HS giơ bảng, GV nhận xét.

– Viết ga, hồ:

+ HS đọc ga và nói chữ nào viết trước, chữ nào viết sau . Đọc hồ và nói cách viết tiếng hồ.

4. Củng cố, dặn dò:

+ GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn HS cách viết.

+ HS viết bảng con ga, hồ (2 lần)

– Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà cho người thaanh nghe. Xem trước bài 13, chuẩn bị cho bài sau.

– Khuyến khích các em tập viết trên bảng con.

10. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài: ôn ôt

Vì nội dung giáo án rất dài, 566 trang nên chúng tôi chỉ trình bày một số mẫu tiết học, mời bạn kéo xuống cuối bài nhấn vào nút “Tải về” để tải file đầy đủ giáo án Tiếng Việt bộ Cánh Diều đầy đủ cả năm.

Những Từ Ngữ, Bài Học Nào Trong Sách Tiếng Việt Lớp 1 Bộ Sách Cánh Diều Sẽ Phải Điều Chỉnh Và Thay Thế?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK Tiếng Việt 1 rà soát, báo cáo. Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả, SGK môn Tiếng Việt của bộ sách Cánh Diều. Trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa phù hợp.

Sau quá trình rà soát nghiêm túc các ngữ liệu trong sách, để sách hoàn chỉnh và đảm bảo tính phù hợp hơn, Hội đồng thẩm định đề nghị các tác giả điều chỉnh, cung cấp một số ngữ liệu để gợi ý cho giáo viên và các nhà trường lựa chọn sử dụng trong quá trình dạy học.

Một số từ ngữ như ” nhá”, “nom”, “quà… quà…“, Hội đồng thẩm định đã khuyến nghị ở Biên bản vòng 1. Sau khi rà soát, Hội đồng tiếp tục đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp và hay hơn. Những từ ngữ được đề cập đến trên các phương tiện thông tin đại chúng như: ” Chén”, “cuỗm”, “tợp”, “dưa đỏ”, “lồ ô”, “be be”, “lỡ xô”, “bê đồ”, “ti vi”, “bế”, “khổ mỡ“, Hội đồng thẩm định đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp.

Một số đoạn/bài: ” Hai con ngựa”, “Cua, cò và đàn cá”, “Lừa, thỏ và cọp“, sau khi rà soát sách, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị tác giả thay thế văn bản. Các đoạn/bài khác được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng: ” Ve và gà”, “Ước mơ của tảng đá”, “Quạ và chó“, Hội đồng thẩm định đề nghị tác giả thay thế văn bản khác cho phù hợp. Khi chọn văn bản thay thế, các tác giả nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 3977/BGD&ĐT-GDTH. Trong công văn, Bộ chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục. Trong quá trình triển khai thực hiện, các Sở GD&ĐT tăng cường nắm bắt thông tin phản ánh từ các nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh để trao đổi, cung cấp thông tin, giải đáp kịp thời và tổng hợp các ý kiến phản ánh về Bộ GD&ĐT theo quy định.

Để xử lý kịp thời, hiệu quả các khó khăn khi sử dụng SGK trong giảng dạy và có phương án khắc phục khi phát hiện lỗi trong SGK, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ đã chỉ đạo các nhà xuất bản, các tác giả viết SGK thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để kịp thời hỗ trợ địa phương và giáo viên khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Các Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà trường hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên chủ động lựa chọn ngữ liệu khác phù hợp (nếu cần thiết) để tổ chức dạy học cho học sinh căn cứ vào yêu cầu của ngữ liệu được quy định trong Chương trình Ngữ văn, căn cứ vào trình độ học sinh, căn cứ vào mục tiêu của hoạt động dạy học đúng theo quy định của chương trình và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.