Học Tiếng Anh Lái Xe / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Xe Tự Lái Tiếng Anh Là Gì? Một Số Lợi Ích Của Xe Tự Lái

Xe tự lái trong Tiếng Anh

Thông thường, chúng ta gọi xe ô tô, xe hơi (ám chỉ xe 4-9 chỗ ngồi). Các loại xế dùng cho gia đình, công việc, đi lại. Từ này trong Tiếng Anh thông dụng nhất là từ car. Ngoài ra, với những người thuộc khối kinh doanh ô tô thì họ cũng sử dụng từ automobile.

Xe tự lái tiếng anh là self-driving car.

Self-driving car là từ dùng để gọi xe tự lái một cách thông dụng. Trong những trường hợp mang tính học thuật hơn thì người ta có thể sử dụng self-driving automobile.

Một số lợi ích của công nghệ xe tự lái

Sự ra đời của công nghệ xe tự lái được cho là một bước tiến mới trong công nghệ ô tô. Công nghệ này có thể mang lại những tiện ích dành cho con người nhờ những ích lợi mà nó mang lại. Một số lợi ích đó là:

Tăng hiệu suất làm việc của con người.

Bạn ngồi vào xe tự lái, chọn nơi mà bạn muốn tới, và với lập trình sẵn có của nó, xe tự lái sẽ mang bạn tới bến. Bên trong xe, bạn có thể ngồi nói chiện điện thoại, đọc báo cáo, lướt web, check mail mà không lo lắng gì tới việc nhìn đường, điều khiển xe.

Đã là được lập trình thì xe tự lái sẽ tự động điều chỉnh hướng đi, quan sát, và giữ khoảng cách với các xe khác. Hãy thử tưởng tượng nếu mọi người đều có y thức và chấp hành kỷ luật hay không chen lấn thì có lẽ nhiều lúc tình trạng kẹt xe ở các thành phố lớn sẽ giảm đi đáng kể. Nhưng chúng ta có xu hướng chen lấn và không giữ khoảng cách trong những giờ cao điểm.

Dễ dàng chọn vị trí dừng đỗ tự động

Một trong những tính năng hỗ trợ người lái xe đó là hỗ trợ dừng đỗ trong bến bãi. Đây là một tính năng ưu việt, giúp người lái xe tiết kiệm thời gian trong việc lùi, dừng đỗ. Khi sử dụng công nghệ xe tự lái, việc này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tất cả các người dùng đều không phải lo chuyện dừng đỗ, quay lùi xe v…v

Ngoài những lợi ích thiết thực trên thì self-driving car còn có những lợi ích giúp cho những người già và người khuyết tật khỏi lo lắng về chuyện lái xe đi đâu. Hơn nữa xe tự lái cũng phần nào làm giảm bớt việc tiêu thụ nhiên liệu do các xe tự lái được lập trình nhận biết các xe khác đang di chuyển như thế nào. Do đó, việc điều khiển xe cũng làm giảm tiêu hao nhiên liệu. Nó cũng là đặc trưng giảm nguy cơ gây ra các tai nạn giao thông. Xe tự lái còn rất tiện lợi cho những người đã sử dụng rượu bia chẳng hạn?

Học Bằng Lái Xe Oto Ở Nhật

Mình mới lấy xong bằng lái oto ở Nhật (thực ra là lấy được 1 tháng rồi 😄), nhận ra có nhiều thông tin hữu ích có thể chia sẻ với ai đó đang cũng có ý định học nên chờ gì nữa nhỉ viết bài này thôi.

↓↓↓ Ảnh khu vực học thực hành lái ở trong trường ↓↓↓

Đổi bằng lái

Nếu bạn có bằng lái quốc tế rồi ở Việt Nam chẳng hạn, tức là bạn có kỹ năng lái xe ok. Việc bạn cần làm là đến trung tâm bằng lái của địa phương mình ở (ví dụ ở Saitama thì đến 免許センター của Saitama) rồi dự thi để được cấp bằng. Kỳ thi này khó dễ ra sao, lệ phí thế nào mình không rõ. Trường hợp kiểu này hiếm nên cũng không có thông tin gì từ xung quanh.

Học tập trung (合宿)

Bạn sẽ phải đi đến 1 trường dạy lái(教習所)ở địa phương xa nơi mình ở, ăn ngủ sinh hoạt ở đó rồi học liên tục trong khoảng 14, 15 ngày. Học xong và đỗ thi tốt nghiệp của trường thì về trung tâm bằng lái của địa phương mình dự thi để lấy bằng.

Ưu điểm của cách này đầu tiên là rẻ, có chỗ ở bao tiền điện nước nữa mà chỉ khoảng 20 ~ 25 man. Ưu điểm thứ 2 là tập trung trong thời gian ngắn nên nhớ lý thuyết và quen xe dễ hơn học bình thường.

Nhược điểm duy nhất có lẽ là thời gian. Ai đang đi làm như mình chẳng hạn thì việc biến mất hơn 2 tuần là gần như bất khả thi.

→ Thích hợp với bạn nào sinh viên có kỳ nghỉ dài, hoặc bạn nào đi làm nhưng chuyển công ty chẳng hạn nên có thời gian trống đủ dài.

Học lái bình thường

Ưu điểm: sự linh hoạt, ai đi làm chỉ có nghỉ cuối tuần hoặc ai phải đi làm thêm chỉ nghỉ được vài ngày 1 tuần có thể đăng ký học và đến học tùy theo cảm hứng 😆

Nhược điểm: như bạn thấy rồi đó, đắt đỏ. Ngoài ra thì việc linh hoạt quá cũng thành tai hại với ai lười hay đi làm mệt quá không còn sức đi học. Kiến thức cũng khó nhớ hơn nếu như không chủ động ôn tập lại.

Cá nhân mình thì vì chuyển công ty nên có thời gian nghỉ đủ dài đi học tập trung, tuy nhiên lại vướng em bé không thể đi xa 2 tuần được. Cuối cùng phương án mình chọn là học ở trường gần nhà + plan cấp tốc. Tổng thời gian bắt đầu học đến tốt nghiệp là 3 tuần, tiền học thì vẫn đắt như bình thường ~ 35 man 😢

1. Làm thủ tục nhập trường

Các thứ cần thiết khi đến làm đăng ký học

住民票: không biết cái này là yêu cầu của riêng trường mình học hay không, phải nộp bản phiếu cư trú mà chỉ xuất thông tin người đi học. Chắc do privacy nên họ không muốn giữ thông tin cá nhân của các thành viên khác ở cùng nhà.

Tiền/thẻ credit: sẽ thanh toán luôn đó, cả hơn 30 man đó 😢

Buổi này lúc đầu mình tưởng chả có gì, nhưng không ngờ cũng mất kha khá thời gian. Ban đầu sẽ được giải thích và tư vấn chọn plan học. Sau đó làm kiểm tra thị lực, phân biệt màu sắc, hoạt động của tứ chi (bị bảo đứng lên ngồi xuống), chụp ảnh. Tiếp theo đóng tiền và được hướng dẫn về cách đặt lịch học sau này, thời gian trường làm việc, vị trí chỗ học lý thuyết, thực hành vân vân. Cuối cùng nhận bộ sách giáo khoa và ra về.

Vậy là con đường chinh phục bằng lái bắt đầu từ đây 😃

2. Học giai đoạn 1

Buổi đầu đi học bạn sẽ được trao cho cái 原簿(げんぼ) – giống như sổ học bạ. Nó rất rất quan trọng trong suốt thời gian học đến khi lấy được bằng.

Mỗi tiết học lý thuyết hay thực hành kết thúc thày giáo sẽ phải đóng dấu vào học bạ.

Ở bước cuối cùng đi đến trung tâm bằng lái dự thi, cảnh sát cũng sẽ căn cứ vào sổ học bạ này để xác định là bạn đã học & tốt nghiệp trường lái chưa rồi cho phép dự thi.

Nội dung học của giai đoạn 1 này gồm có 10 bài lý thuyết và 12h tập lái.

Tiết học lý thuyết khá là nghiêm túc, ví dụ ra khỏi lớp giữa chừng hay ngủ trong giờ sẽ bị coi là chưa dự trọn vẹn tiết học đó và không được đóng dấu, phải học lại. Giảng viên Nhật nói khá to rõ và hài hước là ấn tượng của mình. Các nội dung trong bài học quan trọng và khả năng cao xuất hiện trong thi cũng được giảng viên chú ý cho. Sẽ rất là dễ học nếu bạn tiếng Nhật tốt, không bị rào cản ngôn ngữ.

Tiết học thực hành thì hơi khác một chút. Học 1 – 1 với hướng dẫn viên, mỗi tiết hướng dẫn viên thường cầm lái trước làm mẫu rồi sau đó đổi chỗ cho bạn thực hành. Chính vì 1 – 1 nên sẽ hơi mệt nếu tiết học gặp hướng dẫn viên trái khoáy. Có người nhẹ nhàng từ tốn chỉ dẫn, có người ngược lại, đại ý là có sự “chênh lệch” khá rõ giữa mỗi người. Làm quen và thích nghi với cách chỉ dẫn của mỗi người là một lời khuyên của mình cho các bạn.

3. Thi lấy bằng tạm(仮免)

Bằng tạm mang ý nghĩa như sau, khẳng định mình đã học xong các luật giao thông và kỹ năng lái xe cơ bản, đủ điều kiện ra đường thực tế luyện tập lái. Do đó cần chú ý là nếu trượt không có bằng tạm, bạn sẽ không thể tiếp tục học sang phần thực hành của giai đoạn 2.

Bằng tạm thì có thể thi ở ngay trường mình học (không giống bằng thật phải đi đến trung tâm bằng lái). Bản chất nó là 1 mẩu giấy in thôi, sau khi đỗ thày giáo sẽ mang mẩu giấy đó đi xin dấu cảnh sát cho. 😅

Thi bằng tạm thì chỉ có thi lý thuyết, tuy nhiên điều kiện để dự thi được là bạn phải qua bài test 見極め – chính là tiết học thực hành thành cuối cùng. Tiết học đó hướng dẫn viên sẽ đánh giá xem kỹ năng lái bạn học được đủ yêu cầu hay chưa.

Đề thi có 50 câu trắc nghiệm làm trong 30p, tương ứng với 100 điểm, trên 90 điểm là đỗ. Nó không khó nên nếu ôn tập và nhớ lý thuyết tốt, bạn có thể làm vèo trong 15p và đỗ 98 điểm giống như mình. 😊

Nếu có gì phải lưu ý thì theo mình là các câu hỏi bẫy(仕掛け設問). Có nhiều kiểu bẫy, ví dụ như dùng biển báo hao hao giống nhau để lừa, hoặc bẫy ở các con số, nhưng loại bẫy phổ biến nhất là bẫy “từ keyword”.

Ví dụ như 2 câu sau 1. Ở ngã giao, khi định rẽ trái hay phải, cần phải bật đèn xi nhan ra hiệu ở 前後 30m 2. Ở ngã giao, khi định rẽ trái hay phải, cần phải bật đèn xi nhan ra hiệu ở 手前 30m

Thì câu 2 với từ 手前 mới là đúng chẳng hạn.

4. Học giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, sau khi đã quen với việc học ở giai đoạn 1 rồi thì gần như không có gì lạ lẫm nữa.

Điều duy nhất khó khăn hơn là việc luyện tập lái ở ngoài đường thật. Lý do nó khó khăn hơn thì có nhiều, có thể kể ra như sau:

khác trong trường lái chỉ có các xe oto khác thì đường thật phức tạp hơn nhiều, người đi bộ, xe đạp và rất nhiều oto.

đường thật các loại biển báo(標識)các vạch chỉ dẫn trên đường(標示)đa dạng và nhiều hơn nhiều. Bạn phải đọc và phản xạ với chúng trong lúc lái.

áp lực đến từ các xe khác. Xe oto với kích thước to lớn nên sự di chuyển của xe này ảnh hưởng trực tiếp đến các xe khác. Nếu đường giới hạn tốc độ 40km/h thì đi chậm hơn 40km/h sẽ bị thày thúc ngay. Ở nhật rất ngộ nghĩnh là việc đi với tốc độ bằng hoặc trên 1 chút giới hạn lại hoàn toàn bình thường. Sau này mình lái xe thực tế cg thấy như vậy, đường 40km/h thì mọi ng sẽ đi khoảng 45 km/h.

Một vài điểm đặc biệt nữa có thể kể đến như sau:

có tiết học sơ cứu thực hành với người nộm

có tiết học thực hành theo nhóm, thay nhau lái rồi sau đó trở về phòng và nhận xét lẫn nhau.

có giờ luyện tập lái đường cao tốc, bạn sẽ được trải nghiệm đi lên đường cao tốc thật và phóng với tốc độ 80 ~ 100 km/h.

Chắc các bạn cũng thấy rồi đó, trường lái dạy rất kỹ càng. Với 31h học thực hành trên xe, đảm bảo tốt nghiệp xong bạn hoàn toàn đủ khả năng lái ra ngoài thực tế luôn.

5. Thi tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành hết các số giờ học theo quy định, trường sẽ nhắc bạn đăng ký thi tốt nghiệp. Chắc muốn tốt nghiệp sớm mà còn rảnh chỗ cho trường nhận học sinh mới 😃

Cách thức tính điểm thì hình dung là sẽ bị trừ điểm dần theo các lỗi mắc phải. Các lỗi nặng nhất có thể kể đến là bỏ qua đèn xanh đèn đỏ, không nhường đường cho người đi bộ ở nơi có vạch qua đường, không đánh cổ xác nhận bằng mắt các góc chết khi rẽ hay lùi xe vân vân.

Thi xong bài thi tốt nghiệp kết quả sẽ được công bố ngay sau buổi thi kết thúc. Nếu như chẳng may bị trượt, bạn phải học 1 tiết thực hành để bổ sung lại kiến thức trước khi có thể đăng ký thi lại. Còn khi đỗ xong rồi thì trường cấp giấy tốt nghiệp, soạn bộ hồ sơ cần thiết và giải thích chi tiết các bước lên trung tâm bằng lái dự thi lấy bằng thật.

6. Thi lấy bằng ở trung tâm bằng lái

Khoảng 8h30 đến trung tâm bằng lái, mua cái tem thay tiền mặt(収入印紙)để dán vào bộ hồ sơ dự thi

Sau đó thì vào xếp hàng đến 9h đợi họ mở quầy 受付 (nhớ vào đúng hàng xếp cho 外国人, vào hàng này lại đỡ đông hơn hàng bình thường nữa)

Ở quầy 受付 họ sẽ xem hồ sơ, hỏi muốn thi bằng ngôn ngữ gì (nhật, anh vân vân nhưng không có tiếng Việt)

Tiếp theo là đến kiểm tra thị lực rồi được hướng dẫn đi lên tầng 2 vào phòng thi. Có vài phòng nhưng vào phòng nào cũng được không sao cảCác bạn nhớ đi vệ sinh trước khi vào phòng, tại vì một khi vào phòng thi thì không được ra nữa

Sẽ phải đợi trong phòng thi khá lâu vì đến lúc đầy ắp thí sinh trong phòng thì họ mới cho bắt đầu thi. Hôm mình đi thì khoảng 10h30 bắt đầu thi, thi xong lại xuống tầng 1 đợi kết quả được thông báo qua màn hình

Một khi có kết quả rồi, không may mắn bị trượt thì bạn phải về nhà rồi lên thi lại hôm khác vì một hôm ở đây chỉ tổ chức thi 1 lần thôi. Nếu bạn đỗ rồi thì hãy đi ăn trưa thôi, tầng 1 có căng tin khá rẻ đồ ăn mình thấy cũng ngon.

Đến khoảng 13h sẽ được triệu tập lên lại đúng phòng đã thi để nghe hướng dẫn thủ tục cấp bằng. Rồi theo chỉ thị đi chụp ảnh, đi mua tem thay tiền mặt cho lệ phí cấp bằng vân vân

Xong xuôi tất cả, đợi rụng cả hàm thì tầm 15h một cô cảnh sát mang theo 1 vali “kiên cố” đựng bằng lái sẽ đến phát cho cả phòng thi. Cô gọi theo thứ tự và phát cho từng người một, được phát xong sẽ về luôn chứ không phải đợi cả phòng, may quá 😭

Cuối cùng

Update: bài viết về các dịch vụ thuê xe đã có ở đây Các Dịch Vụ Thuê Xe Ở Nhật

Chứng Chỉ Tiếng Anh Cho Giáo Viên Lái Xe Ôtô

Chứng Chỉ Tiếng Anh Cho Giáo Viên Lái Xe ÔTô tại Trường Trung Cấp Quốc Tế Sài Gòn. Tổ chức thi hàng tuần vào ngày thứ 7 và ngày chủ nhật. Chứng Chỉ Tiếng Anh Cho Giáo Viên Lái Xe ÔTô là điều kiện cho giáo viên dạy lý thuyết và thực hành tại các trung tâm lái xe.

Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, có quy định tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy lái xe ô tô được quy định như sau:

– Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

– Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên;

– Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

+ Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;

+ Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;

+ Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

** Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe:

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;

– Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.

TRƯỜNG TRUNG CẤP QUỐC TẾ SÀI GÒN

Địa chỉ: 409/5 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

CS Q12: 28 Đường An Phú Đông 9, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh

CS Bình Dương: 409/154/18 Nguyễn Tri Phương, P. An Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel: (028) 22.40.88.44 – Phản ánh dịch vụ: 19009245 Di động: 0938428844 – 0916408844 – 0943408844 – 0837408844 Email: quoctesaigon.vn@gmail.com Face: https://www.facebook.com/quoctesaigon.vn/

Đăng Ký Tại Đây: http://quoctesaigon.ttdv.vn/dang-ky/

Đổi Bằng Lái Xe Máy Ở Nhật.

A. Điều kiện đổi bằng lái ở Nhật:

Bằng lái Việt Nam thẻ từ. Có thời hạn lấy trên 3 tháng khi ở Việt Nam. Có ngày tháng nhận bằng ( Nếu không có phải có kèm giấy chứng minh thời gian nhận bằng )

Bằng lái 125cc nên có thể quy đổi sang bằng 50cc (原付 Gentsuki) hoặc bằng 125cc của Nhật

B. Đổi bằng ở đâu:

Vô google map tra 運転免許センター gần khu vực mình sống nhất.

Ví dụ:

Giấy xin phép đổi bằng ( Có ở trung tâm bằng lái )

Bằng lái Việt Nam.

Giấy chứng nhận thường trú 住民票 Juminhyo (Xin ở 市役所 Shiyakusho, khoảng 300 yên/ tờ )

Bản dịch tiếng Nhật của bằng lái (bắt buộc phải là bản dịch do sở hành chính hoặc cơ quan lãnh sự của nước ngoài hoặc JAF – hiệp hội xe cộ Nhật Bản phát hành)… Giá dịch tùy nơi khoảng 3000 yên ( Ở Okinawa lúc trước mình dịch là 4000 yên ) *Google map tìm theo từ khóa: JAF tên tỉnh mình sống*

Hình thẻ 3×4

Passport và thẻ lưu trú 在留カード

Khi nộp chuẩn bị thêm bản photocopy 6 loại giấy tờ trên ( dù chỗ mình là do ở trung tâm lái xe copy cho )

Lệ phí : 3000 yên ( dịch bằng ) + 1500 yên đăng ký đổi bằng ( Giá tham khảo trên website, vì Su không nhớ rõ )

D. Các bước tiếp theo

Tùy theo từng vùng mà có những bước kế tiếp khác nhau. Đại loại như sau

1.Phỏng vấn

Ví dụ:

Sau khi đăng ký đổi bằng, sẽ tiến hành phỏng vấn để xem quá trình học bằng ở Việt Nam như thế nào. Phỏng vấn đơn giản, chỉ cần kể đúng sự thật.

Ở Việt Nam, có trường dạy lái xe hay không? ( Không, nhưng có khu vực tập lái để người học tự luyện tập )

Kiến thức về giao thông do ai dạy? ( Học từ sách, học từ ba mẹ người đi trước )

Cách thức thi bằng lái như thế nào? ( Thi lý thuyết và thi thực hành chạy vòng số 8 )

Thi bằng lái năm mấy tuổi?

Sau khi phỏng vấn xong, nếu ok thì sẽ được hẹn ngày để thi lý thuyết 10 câu ( tùy từng vùng mà câu hỏi khác nhau )

Lưu ý: Theo Su biết thì quá trình phỏng vấn này chỉ có ở vùng quê, nơi mà ít người nước ngoài nên cần phỏng vấn để biết tình hình xem chế độ bằng lái có khác với Nhật hay không.

Có thể đi cùng người phiên dịch.

2.Đo thị lực

Sau khi phỏng vấn xong trước khi thi lý thuyết sẽ được đo năng lực mắt. Phần này đơn giản, như đi đo kiếng cận thôi.

3. Thi lý thuyết

Đề thi bao gồm 10 câu đánh O và X ( đúng và sai ). Có tiếng Nhật + Anh (Trung Quốc, Hàn Quốc ). Nghe nói ở Tokyo có đề thi tiếng Việt luôn.

Đúng 7/10 câu thì có bằng lái.

Mẹo đi thi là hỏi những anh chị đã trong khu vực mình sống đã từng đổi bằng để biết đại khái câu hỏi như thế nào. Phần này theo Su nhớ là không thể cùng người phiên dịch. Nhưng nếu không hiểu lắm về tiếng Nhật có thể hỏi chú cảnh sát để được giải thích thêm ( Su đã hỏi chú cảnh sát hehe )

Lệ phí cấp bằng: 2000~2500 yên. ( Ko nhớ chính xác )

Vậy tổng để đổi bằng 50cc khoảng 3000 yên+1500 yên + 2500 yên = khoảng 7000 yên.

Lưu ý: Đối với bằng 50cc 原付 thì đến bước này đã có thể được cấp bằng rồi.

4. Thi sa hình ( thực hành)

Lệ phí đăng ký 125cc hình như mắc hơn 50cc, nhưng không nhớ bao nhiêu tiền. (Tha thứ cho Su chan không thể giải thích rõ ở đây )

Đối tượng : Quy đổi bằng 125cc tương đương. Sau khi thi lý thuyết thì sẽ phải thi thực hành. Sa hình của đổi bằng thì đơn giản hơn so với học mới hoàn toàn, và trước khi chạy sẽ có thời gian để ngồi nhớ xa hình. Nhưng luật ở Nhật rất nghiêm khắc, nên khi đi thi sa hình khả năng rớt rất cao, đặc biệt đối với các bạn gái. Su chan bị rớt 1 lần rồi xót tiền nên không thi lại.

Lệ phí thi lại nếu rớt là : khoảng 4000 yên.

MẸO thi sa hình: ( Mẹo này không phải trên kinh nghiệm đi đổi bằng, mà trên kinh nghiệm lái xe máy 50cc hơn 1 năm ở Nhật )

– Khi ôm cua rẽ ( không phải ở giao lộ ) thì ôm sát lề trái, đừng vì rẽ bên phải mà có xu hướng ôm vạch phân cách bên phải ( Lỗi này do quen với giao thông bên phải ở Việt Nam)

– Rẽ phải ở giao lộ, trước khi rẽ phải chuyển sang làn đường dành để rẽ phải trước 30m, dừng lại xác nhận an toàn trái phải rồi mới rẽ ( đối với giao lộ chữ T ), giao lộ đèn giao thông thì dừng theo tín hiệu đèn.

– Ngoài việc xác nhận bằng gương chiếu hậu, còn phải xác nhận bằng mắt ( quay đầu nhẹ lại xác nhận).

Kèm theo link hướng dẫn thủ tục của trung tâm bằng lái ở Tokyo. Do người Nhật biết tiếng Việt dịch nên có những lỗi sai chính tả, tuy nhiên dịch giỏi quá chừng. Hehe.

http://www.keishicho.metro.tokyo.jp/menkyo/menkyo/kokugai/kokugai05.files/Vietnamese.pdf

Chúc cả nhà đổi bằng lái được để chủ động hơn trong việc di chuyển ( đối với các bạn sống ở vùng quê ít tàu điện )

Suchanより

Comments