Học Sinh Phổ Thông Tiếng Anh Là Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Tiếng Anh Học Sinh Phổ Thông

Thạc sĩ Lê Tuệ Minh: “Đa số giáo viên tiếng Anh đều không đạt trình độ chuẩn yêu cầu về ngôn ngữ và ít có điều kiện được nâng cao trình độ”.

Mong muốn có thêm nhiều góp ý chất lượng giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị tốt nhất cho mục tiêu đổi mới chương trình – sách giáo khoa phổ thông, Báo Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới độc giả góc nhìn của Thạc sĩ Lê Tuệ Minh – Chủ tịch Điều hành Trường phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring.

Thạc sĩ Lê Tuệ Minh phân tích về những tồn tại hạn chế của chương trình, cách dạy tiếng Anh hiện nay, gây lãng phí và tốn kém quá lớn, nhưng hiệu quả thu được lại quá thấp.

3 hạn chế cần thay đổi

Khi đánh giá một chương trình, tôi thấy luôn cần phải xem xét ba khía cạnh lớn: Một là chương trình – giáo trình – phương pháp giảng dạy; Hai là giáo viên; Ba là điều kiện thực hiện chương trình: Thời lượng, cách tổ chức giảng dạy và cơ sở vật chất.

Tất cả các ưu, nhược điểm của chương trình cũng như những giải pháp để có thể khắc phục, điều chỉnh, cập nhật, thay đổi… đều được xem xét xoay quanh 3 khía cạnh này.

Về chương trình, giáo trình tiếng Anh do các chuyên gia Việt Nam tự xây dựng từ cách đây khá lâu đã không còn phù hợp với đòi hỏi hiện nay của học sinh và xã hội.

Chương trình vẫn sử dụng những phương pháp giảng dạy cũ, theo hướng quy nạp (inductive), diễn dịch (deductive), thiên về ngữ pháp, chưa cập nhật theo khung chuẩn ngôn ngữ châu Âu (CEFR).

Cụ thể là chưa cập nhật với các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thiên về giao tiếp (communicative), ứng dụng các phương tiện nghe, nhìn, kỹ thuật số và phương pháp lồng ghép các nội dung kiến thức các môn học khác trong giảng dạy ngoại ngữ (CLIL) như phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong các chương trình và giáo trình giảng dạy tiếng Anh của các nhà xuất bản lớn trên thế giới hiện nay.

Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục cũng đang hết sức tích cực phối hợp với các Nhà xuất bản lớn chuyên về chương trình, giáo trình giảng dạy tiếng Anh như Oxford, Cambridge, Pearson, Mac Millan… để lựa chọn chương trình và bộ giáo trình phù hợp nhất cho học sinh Việt Nam.

Về giáo viên, nhìn tổng thể có rất nhiều vấn đề lớn, đặc biệt là trường công ở khu vực nông thôn: Thiếu nghiêm trọng kể cả về số lượng và chất lượng giáo viên, vì giáo viên chưa được đào tạo đạt chuẩn, đồng thời một số giáo viên đã đạt chuẩn thì lại rẽ ngang sang làm những nghề khác.

Có lẽ với mức thu nhập như hiện nay của giáo viên phổ thông ở hệ thống công lập, ngành giáo dục sẽ còn “chảy máu chất xám”.

Đại đa số các giáo viên tiếng Anh ở lại với nghề đều không đạt trình độ chuẩn yêu cầu về ngôn ngữ và ít có điều kiện được đào tạo, cập nhật để nâng cao trình độ.

Đây là việc không dễ giải quyết một sớm một chiều mà chỉ có thể khắc phục được phần nào bằng cách ứng dụng công nghệ.

Đặc biệt, khía cạnh thứ ba về mặt tổ chức và điều kiện thực hiện chương trình có rất nhiều vấn đề mà hầu như chưa tìm được giải pháp cho tổng thể.

Khi chúng ta cập nhật được chương trình hiện đại, có giải pháp về công nghệ thì sẽ khắc phục được phần nào bài toán về giáo viên.

Ngoài những hạn chế phổ biến do lớp học quá đông trên dưới 50 học sinh (gấp đôi quy mô tối thiểu một lớp học ngoại ngữ hiệu quả), điều kiện ứng dụng công nghệ (máy chiếu, tivi màn hình lớn, thiết bị tương tác, máy tính….) thì hạn chế lớn nhất là do hệ thống tổ chức giảng dạy tiếng Anh đang không có quy hoạch thống nhất.

Các trường triển khai chương trình tiếng Anh tùy theo điều kiện từng trường, từng cấp, không có sự quy hoạch một cách hệ thống và nối tiếp giữa các câp học với nhau, trong khi trường phổ thông ở Việt Nam rất ít trường liên cấp, đa phần là tách rời từng cấp học.

Chính vì vậy, mỗi lần chuyển cấp, các em lại học lại từ đầu rất lãng phí thời gian và tạo ra thời gian “chết” trong các tiết học tiếng Anh theo chương trình đại trà bắt buộc học chung theo cả khối.

Trong khi đó, nếu chương trình được tổ chức theo hướng nối tiếp theo bậc thang đi lên giữa các cấp học, học sinh sẽ thực sự học và tiến bộ đúng theo trình độ và khả năng thực tế của các em.

Có thể thấy ngay điều này khi học sinh tham gia học tập tại các trung tâm ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, chương trình chuẩn… đã đạt được kết quả vượt xa học sinh chỉ học chương trình đang áp dụng đại trà trong các trường.

Cần đổi mới thực sự chương trình, phương pháp dạy ngoại ngữ

Việc đưa vào áp dụng chương trình và giáo trình theo chuẩn, cập nhật các phương pháp giảng dạy tiên tiến do các chuyên gia đầu ngành của các nhà xuất bản chuyên ngành lớn trên thế giới sẽ mang lại một thay đổi căn bản về nội dung và phương pháp giảng dạy.

Về mặt tổng thể, việc ứng dụng các nguồn tài liệu kỹ thuật số với các phương tiện nghe nhìn như video, film, các đoạn hội thoại, các mô phỏng, các bài giảng được các giáo viên bản ngữ trực tiếp thực hiện với các tình huống giao tiếp thực tế… sẽ là những hướng thay thế khả thi với tình trạng khan hiếm giáo viên chuẩn như hiện nay với kinh phí phù hợp, không quá tốn kém và có thể linh hoạt triển khai tùy điều kiện, tùy mức độ ở tất cả các trường.

Vấn đề tổ chức chương trình theo hệ thống tăng tiến theo bậc thang chứ không bị lặp lại sẽ là vấn đề khó khăn nhất do quá trình thực hiện chương trình cũ đang tạo ra sự khác biệt về trình độ của học sinh quá lớn và điều kiện tổ chức các cấp học vẫn riêng biệt, không có sự kết nối.

Việc này chỉ có thể giải quyết phần nào nếu Bộ Giáo dục cho phép các trường được chủ động trong việc tổ chức chương trình, áp dụng linh hoạt các trình độ tiếng Anh khác nhau tùy theo điều kiện đầu vào của trình độ học sinh của từng trường.

Muốn như vậy, việc ban hành một thang chuẩn về trình độ như kiểu CEFR (thang khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu) và để chương trình, giáo trình bám theo khung chuẩn đó thay vì ấn định đồng loạt theo khối lớp như hiện nay là rất cần thiết.

Xét cho cùng, Bộ Giáo dục cũng đã ban hành quy định cho phép thay thế việc thi tốt nghiệp lớp 12 bằng kết quả các kỳ thi chuẩn hóa tiếng Anh toàn cầu như IELTS và TOEFL thì việc học trong suốt 12 năm theo đúng thang bậc và chuẩn khảo thí như vậy cũng nên triển khai sớm để tiết kiệm sức lực cho các em (vì kết quả đó cũng sẽ dùng để xét tuyển tại bậc Đại học), tránh lãng phí trong những giờ học tại trường phổ thông.

Đối với những trường như Wellspring thì có lợi thế hơn nhiều so với các trường công lập khi thiết kế chương trình tiếng Anh, với sự hỗ trợ và công nhận của các tổ chức giáo dục và khảo thí uy tín hàng đầu thế giới nên phần lớn những vấn đề bất cập đều được xem xét và giải quyết ngay từ đầu.

Ngay trong một khối lớp, chúng tôi có thể chia những lớp thuộc 3-4 trình độ tiếng Anh khác nhau từ điểm xuất phát, vì nếu gộp hết vào một lớp thì rất lãng phí và không công bằng, tối ưu với các em.

Có những học sinh của chúng tôi khi hết Tiểu học đã đạt mức tiếng Anh ở trình độ B1, thậm chí là B2 (theo khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu – CEFR) thì các em phải xuất phát từ lớp 6 với giáo trình Intermediate (trung cấp) chứ không thể học cùng với các em có xuất phát điểm ở mức độ Beginner (khởi đầu) được.

Chúng tôi xin chia sẻ về chương trình như sau: Học sinh Tiểu học và THCS được học song ngữ với 3 cấu phần chính: Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (60%), Tiếng  Anh, các môn Toán, Khoa học, Công nghệ thông tin (ICT) chiếm 40% với chuẩn chương trình và đánh giá là các bài thi trực tiếp của Cambridge International Examinations (CIE), Cambridge English, ETS (TOEFL), ERB (Hoa Kỳ) với giáo viên bản ngữ chiếm tới trên 80% thời lượng chương trình quốc tế.

Ở bậc THPT, học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Tùy theo định hướng về lộ trình học tập của học sinh  và gia đình, các em có thể tham gia chương trình Song ngữ, chương trình Phổ thông Quốc tế Cambridge IGCSE/ A Level (THPT Anh Quốc) hoặc chương trình  THPT Song bằng Việt  Nam –  Hoa Kỳ với trường THPT thuộc Đại học Missouri (top 100 trường Đại học hàng đầu Hoa Kỳ).

Việc nắm rõ khả năng và trình độ hiện tại của học sinh để phát hiện, bồi dưỡng, phát triển nhân tài và có chương trình phù hợp, hỗ trợ với những học sinh có xuất phát điểm chưa cao là sự ưu việt của một môi trường giáo dục cá thể hóa để tất cả các học sinh đều có lộ trình phát triển tối ưu nhất.

Theo Giaoduc.net.vn

Liên Thông Đại Học Là Gì? Những Trường Đại Học Tuyển Sinh Liên Thông

Liên thông đại học là một hình thức đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép một số trường đại học thực hiện. Học liên thông lên Đại học dành cho các đối tượng sinh viên thuộc hệ Cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp nhằm tạo cơ hội để sinh viên có thể bổ sung kiến thức và vẫn được cấp bằng Đại học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học liên thông.

Sau khi học xong Cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cần phải tốt nghiệp loại Khá, Giỏi, hoặc có một khoảng thời gian kinh nghiệm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển liên thông lên bậc cao hơn (3 năm cho Trung cấp chuyên nghiệp, 1 năm cho Cao đẳng).

Muốn học liên thông lên Đại học, những người đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp phải tham dự kỳ thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề); còn những người đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, thì phải tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn gồm: môn cơ sở ngành (hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh) và một môn kiến thức ngành do các trường Đại học đưa ra đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận.

Danh sách các trường tuyển sinh liên thông đại học tại Hà Nội

Liên thông Đại học kinh doanh và công nghệ hà nội

Liên thông Đại học Điện lực

Liên thông Đại học Đại Nam

Liên thông Đại học Bách khoa Hà Nội

Liên thông Đại học Kinh tế quốc dân

Liên thông Đại học Thương mại

Liên thông Đại học Công nghiệp Hà Nội

Liên thông Đại học Công nghệ giao thông vận tải

Liên thông Đại học Phương Đông

Liên thông Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Liên thông Đại học Giao thông vận tải

Liên thông Đại học Xây dựng

Liên thông Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp

Liên thông Đại học Tài chính ngân hàng Hà Nội

Liên thông Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông

Liên thông Đại học Lao động xã hội

Liên thông Học viện Kỹ thuật quân sự

Liên thông Học viện Tài chính

Liên thông Viện đại học mở Hà Nội

Liên thông Đại học Công đoàn

Liên thông Học viện Ngân hàng

Liên thông Đại học Sư phạm Hà Nội

Liên thông Cao đẳng Sư phạm trung ương

Liên thông Đại học Đông Đô

Liên thông Đại học Thành Đông – cơ sở Hà Nội

Liên thông Đại học Thành Tây

Liên thông Đại học Công nghệ và quản lý hữu nghị

Liên thông Đại học Công nghệ Đông Á

Liên thông Cao đẳng Asean

Liên thông Đại học Thủ đô

Liên thông Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông

Liên thông Đại học Kiến trúc Hà Nội

Chế Phẩm Sinh Học Là Gì? Microbe

Written by Lê Dung on . Posted in Tin mới, Blog Môi trường, Blog Nông Nghiệp, Blog Thủy Sản, Giải pháp nông nghiệp, Giải pháp thủy sản.

Những năm gần đây, có lẽ nhiều người đã nghe đến chế phẩm sinh học. Nhưng để hiểu thật sự về nó thì rất ít người hiểu. Để hiểu hơn chế phẩm sinh học là gì; thành phần gì; vai trò như thế nào thì bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc. Mong rằng người dùng sẽ biết được sản phẩm nào phù hợp với mục đích của mình.

Chế phẩm sinh học có tên tiếng Anh là Probiotic. Từ Probiotics bao gồm hai từ “pro” là thân thiện và “biotic” hay “biosis” từ chữ life có nghĩa là đời sống, sự sống. Hiểu sát nghĩa, probiotics đó là chất bổ sung dinh dưỡng chứa những vi khuẩn hay vi nấm có ích. Hay còn gọi là” vi khuẩn thân thiện”; “vi khuẩn thân thiện”.

Chế phẩm sinh vật là tập hợp các vi khuẩn có lợi trong cùng một môi trường để giúp nông nghiệp; thủy sản phát triển và bảo vệ môi trường; được tạo bởi con người sau một thời gian dài nghiên cứu.

Nhóm 1: Gồm các vi sinh sống như vi khuẩn thuộc Bacillus, lactobacillus.. thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hóa; giúp tăng trưởng. Lactobacillus và Bacillus là vi khuẩn yếm khí.

Nhóm 2: Gồm các vi sinh có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp và được dùng trong xử lý các chất hữu cơ và các khí độc trong môi trường ao.

Nhóm 3: Gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter.. được dùng trong xử lý nước ao nuôi và nền đáy. Nitrosomonas và nitrobacter là vi khuẩn hiếu khí; cần cung cấp lượng oxy đủ để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và tạo điều kiện cho men vi sinh hoạt động men tốt nhất.

Tăng khả năng phân hủy các chất thải

Tăng cường sức khỏe, tránh các mầm bệnh bảo vệ sức khỏe động vật, thủy sản

Tăng khả năng quang hợp; hạn chế sự trôi chảy và tăng cường chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Cân bằng hệ sinh thái

Giảm thiểu mùi hôi, phân hủy các chất thải nhanh chóng.

Bảo vệ môi trường xung quanh

Tiêu chuẩn đánh giá chế phẩm sinh học là tốt

Chế phẩm chứa vi sinh vật sống

Xác định cụ thể chi, loài, chủng loại và được phân lập rõ ràng

Đảm bảo liều lượng lợi khuẩn cho đến hết hạn sử dụng

Hiệu quả được chứng mình qua nghiên cứu lâm sàng

Có bằng chứng về độ an toàn

Sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người sử dụng

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu thêm về chế phẩm vi sinh. Đặc biệt mọi người sẽ tin dùng sản phẩm vi sinh hơn nữa để giúp bảo vệ môi trường trong sạch, hạn chế các chất thải bảo vệ môi trường trong tương lại.

Vì Sao Nên Dạy Chữ Hán Cho Học Sinh Phổ Thông?

Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã diễn ra cuộc trao đổi sôi nổi về việc dạy chữ Hán ở bậc học phổ thông với nhiều ý kiến khác biệt; trong đó không ít ý kiến ngộ nhận giữa chữ Hán với tiếng Trung, giữa dạy chữ Hán với dạy một ngoại ngữ. Với mong muốn giới thiệu một cái nhìn hệ thống, khách quan về vấn đề này, Bản tin ĐHQG-HCM xin ghi lại ý kiến của các nhà chuyên môn về văn học, Hán Nôm, ngôn ngữ và báo chí xung quanh hai khía cạnh chính yếu: Vì sao nên dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông; và nên dạy như thế nào?

*Học giả An Chi – Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học:

Văn hóa tiền nhân bỏ đi sao được

Tiếng Trung (hay tiếng Hoa), thực ra là tiếng Bắc Kinh hay tiếng Quan thoại, dùng làm tiếng phổ thông cho cả nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sở dĩ nhà cầm quyền Trung Quốc phải dùng biện pháp này là vì Trung Quốc có nhiều phương ngữ lớn, khác nhau khá xa, đến độ người của phương ngữ này khó có thể hiểu được người của phương ngữ kia. Ngay như tại Chợ Lớn, trung tâm thuộc Q.5, chúng tôi hiện nay, người Quảng Đông, người Phước Kiến, người Triều Châu (thường gọi là người Tiều), người Hẹ (tức Khách Gia) và người Hải Nam (thường gọi là Hải Nàm), cũng khó hiểu được tiếng nói của nhau. Ở bên Trung Quốc thì chuyện lại càng rắc rối hơn.

Quyển Hán ngữ phương âm tự hội (汉语方音字汇) của Ngữ ngôn học giáo nghiên thất thuộc Bắc Kinh Đại học Trung Quốc ngữ ngôn văn tự hệ (Ngữ văn xuất bản xã, Bắc Kinh, 2003) đã thu thập cách đọc của 20 phương ngữ! Chính vì cần một tiếng nói chung nên họ mới lấy tiếng Bắc Kinh làm tiếng phổ thông. Có một điều thú vị là Tưởng Giới Thạch, người Giang Tô và Mao Trạch Đông, người Hồ Nam, hai kẻ thù không đội trời chung, đều không nói được thứ tiếng này.

Về vấn đề “Hán Việt”, trước nhất xin nói rằng “từ Hán Việt” là một khái niêm hẹp nằm trong một khái niệm rộng hơn. Đó là “yếu tố Hán Việt”, bao gồm cả những hình vị Hán Việt không độc lập, như hà (sông), giang (cùng nghĩa), sơn (núi), thủy (nước)… Yếu tố Hán Việt là những tiếng (âm tiết) Việt gốc Hán mà người Việt đã đọc theo hệ thống ngữ âm của tiếng Hán đời Đường, và chúng ta vẫn giữ nguyên như thế sau khi giành được độc lập ở thế kỷ X. Trong khi tại Trung Quốc, hệ thống đó vẫn tiếp tục phát triển, dẫn đến sự cách biệt khá xa so với âm Hán Việt. Chẳng hạn, âm Hán Việt của chữ(學) là học còn âm Bắc Kinh của nó là xué (ghi theo pīnyīn), âm Hán Việt của chữ (校) là hiệu còn âm Bắc Kinh của nó là xiào. Vậy “học hiệu” (學校) đọc theo âm Bắc Kinh là “xuéxiào”; khác âm Hán Việt rất xa. Dĩ nhiên, cũng có những trường hợp mà hai bên còn gần nhau, như âm Hán Việt của chữ (安) là an (cũng đọc là “yên”) còn âm Bắc Kinh của nó là ān (cũng ghi theo pīnyīn) nhưng nói chung, hiện nay, âm Hán Việt và âm Bắc Kinh là hai hệ thống khác hẳn nhau.

Việc hiểu đúng nghĩa của các yếu tố Hán Việt, trong đó có từ Hán Việt, có thể giúp việc sử dụng tiếng Việt bớt đi hoặc dứt đi những cái sai đáng tiếc mà điển hình là chuyện dùng yếu điểm thay vì nhược điểm với nghĩa là “chỗ yếu”. Thực ra, yếu điểm lại là điểm quan trọng.

Về việc dạy chữ Hán, tôi cho rằng ngay từ cấp tiểu học hoặc trễ nhất là đầu cấp trung học cơ sở, chúng ta nên dạy cho học sinh những yếu tố Hán Việt, trong đó dĩ nhiên có hình vị Hán Việt không độc lập và từ Hán Việt.Từ Hán Việt có thể hành chức độc lập trong câu văn. Chẳng hạn, trong câu Tôi là một người dân, nước lấy dân làm gốc thì chữ dân vừa là một yếu tố Hán Việt vừa là một từ. Nhưng có những yếu tố Hán Việt không trở thành một từ được. Tỷ như sơn trong sơn thủy, chúng ta không bao giờ dùng sơn theo nghĩa “núi”, dùng thuỷ theo nghĩa “nước

” trong giao tiếp hằng ngày. Ta chỉ có thể nói Tôi uống nước chứ không thể nói Tôi uống thủy; Chim bay về núi tối rồi chứ không thể Chim bay về sơn… được. Thủy, sơn đều là những yếu tố Hán Việt nhưng là những hình vị phụ thuộc, không độc lập. Còn dân vừa là một yếu tố Hán Việt, vừa là một từ.

Vì vậy, tôi cho rằng, chúng ta không chỉ dạy học sinh từ Hán Việt mà còn dạy cả những hình vị không độc lập như tôi vừa phân tích. Do đó, tôi gọi chung là dạy cho học sinh những yếu tố Hán Việt. Ở đây, tôi muốn nói là dạy về nghĩa, tức chúng ta vẫn dùng chữ quốc ngữ để dạy. Còn nếu dạy cả chữ Hán, tức chữ vuông (phương khối tự) thì phải ở lớp cao hơn. Việc dạy này sẽ được lồng ghép vào chương trình môn ngữ văn. Còn việc lồng như thế nào thì tùy ở thẩm quyền của các nhà tu thư.

Theo tôi, năm cuối của bậc trung học phổ thông, tức lớp 12, chúng ta nên dạy chữ Hán. Chúng ta không phải dạy những khái niệm sơ đẳng về Nho học mà quan trọng là để cho học sinh có được những kiến thức bước đầu về chữ Hán. Vì nếu chọn ngành Hán Nôm ở bậc đại học thì họ đã có cơ sở từ trước. Nếu không tiếp tục học ở bậc chuyên sâu, họ cũng có ý thức về thứ chữ mà tổ tiên từng dùng làm quốc gia văn tự.

Hiện nay, học sinh và ngay cả người lớn đi vào đền miếu, chùa chiền, trừ những nhà nghiên cứu và những người đã có sẵn vốn chữ Hán, thì không ai đọc được. Vậy đó là những thứ bỏ đi chăng? Bỏ đi sao được.

* NGƯT Nguyễn Khuê (Giảng viên ban Hán văn ĐH Văn Khoa Sài Gòn, nguyên Trưởng bộ môn Hán Nôm ĐH KHXH&NV):

Theo quan niệm của tôi, việc học chữ Hán ở trung học đệ nhất cấp có thể nói là rất nhẹ nhàng.Ở bậc học này, quá trình học chữ Hán chỉ hướng đến nhận thức của người học về biểu đạt nghĩa của Hán tự. Tức chỉ học chữ rời (như nhân là người, nhân loại là loài người, nhân tâm là lòng người) và học chữ chỉ để nhớ nghĩa, giúp người học có thể hiểu đúng và dùng đúng.

Sau năm 1975, chương trình phổ thông không còn môn Hán văn nữa. Khi còn là Trưởng bộ môn Hán Nôm của Trường ĐHKHXH&NV, tôi và GS Huỳnh Như Phương đã tổ chức hội thảo khoa học “Ngành đào tạo Hán Nôm: Thực trạng và giải pháp”, trong đó có kiến nghị về việc đưa chữ Hán vào dạy ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, kiến nghị này không được hồi đáp.

Có một giai đoạn chúng ta phát động phong trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo cách hiểu hạn chế sử dụng từ Hán Việt. Chẳng hạn, thay vì chúng ta nói phi cơ trực thăng thì lại nói máy bay lên thẳng, hay thủy quân lục chiến lại gọi là lính thủy đánh bộ. Tuy nhiên cách giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt này vẫn không thể “thoát khỏi” các yếu tố Hán Việt vốn đã thật đa dạng trong hệ thống tiếng Việt. Chẳng hạn, chúng ta sẽ nói nữ quân nhân hay bộ đội gái? Rõ ràng, chữ nữ bao hàm hai cách hiểu: chỉ những người phụ nữ chưa chồng hay đã có chồng, tức phụ nữ nói chung. Còn khi nói bộ độ gái, về mặt nghĩa, nó đã đưa ra cách hiểu giới hạn hơn và không đúng với thực tế.

Từ đó, có thể thấy rằng, từ Hán Việt đã có lịch sử phát triển lâu đời, nó không chỉ khắc phục được những hạn chế về nghĩa của tiếng Việt, mà còn biểu thị cho một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc. Chính GS Hoàng Xuân Hãn từ rất sớm đã ý thức việc duy trì dạy chữ Hán khi thiết kế chương trình giáo dục.Bản thân ông là một trí thức Tây học và là ngọn cờ đầu trong phong trào truyền bá chữ quốc ngữ đầu thế kỷ trước, nhưng ông vẫn không quên vị trí vô cùng quan trọng của chữ Hán trong hệ thống quốc ngữ. Đó là ý thức về việc giữ gìn di sản văn hóa dân tộc của tiền nhân trong suốt hơn 10 thế kỷ trước.

ng. Về ngắn hạn, chúng ta có thể tuyển dụng các cử nhân ngành Văn về trường phổ thông dạy chữ Hán. Các thầy cô này vừa dạy vừa tự nghiên cứu để hoàn thiện kiến thức căn bản Hán văn. Nhưng về lâu dài, cách thức này sẽ gây nhiều bất cập.

Về thuận lợi, tuy đội ngũ cử nhân Hán văn còn giới hạn nhưng họ đã được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có thể đảm nhận tốt việc giảng dạy tại các trường phổ thông. Mỗi tuần chúng ta chỉ cần dạy một giờ chữ Hán để các em hiểu nghĩa mà vận dụng đúng là đã đạt mục đích. Việc thêm một giờ chữ Hán này sẽ khiến tổng số tiết trong tuần dôi ra, nhưng người biên soạn chương trình có thể linh động giảm số tiết của những môn khác, bù vào việc giảng dạy một giờ chữ Hán trong tuần. Tôi cho rằng điều này chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

*PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐHKHXH&NV ĐHQG-HCM):

Dạy chữ Hán để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt

Chúng ta phải học chữ Hán vì hai lý do chính:

Thứ nhất, muốn hiểu sâu tiếng Việt, chúng ta cần biết gốc gác nó ra sao, tra cứu nó thế nào. Ví dụ: từ minh tâm, nghĩa là sáng lòng, vì chữ minh là sáng. Nhưng học trò thắc mắc thế u minh là gì, là sáng tối? Không, minh trong trường hợp này lại là tối, u minh là mờ mịt. Học trò lại hỏi: Thế đồng minh là cùng sáng? Không, đồng minh là cùng phe, vì nó xuất phát từ nghĩa: cùng hội thề, tức chữ minh ở đây là thề. Vậy làm thế nào để cô giáo trả lời học sinh những câu hỏi ấy, làm thế nào cho học sinh không hỏi cô mà cũng biết được.

Có hai cách: (1)Học âm Hán Việt, tự tra từ điển tiếng Việt. Đa số những người giỏi tiếng Việt hiện nay đều hình thành bằng con đường ấy. Nhưng thực ra họ cũng không thật tự tin vì từ ngữ thì vô bờ, sai đúng lẫn lộn. (2)Học chữ Hán để có ấn tượng là chữ Hán rất nhiều từ đồng âm, nhiều nghĩa khác nhau. Sau đó biết cách tra từ điển. Từ điển chữ Hán có nhiều loại, rất phức tạp, phải học để có một chút vốn liếng mới tra được. Bằng cách này người ta có thể tự tra cứu, tự học tiếng Việt suốt đời.

Thứ hai, học chữ Hán để chúng ta hiểu được văn hóa Việt Nam. Vì từ trước khi bỏ chữ Hán hoàn toàn vào đầu thế kỷ XX, toàn bộ di sản văn hóa Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (một thứ chữ được hình thành từ chữ Hán). Chúng ta học chữ Hán để hiểu sâu tiếng Việt, từ đó có thể hiểu được vốn văn hóa Việt Nam. Văn hóa cổ dù có được dịch ra tiếng Việt, như các công trình của Lê Quý Đôn chẳng hạn, nếu không có vốn chữ Hán nhất định, đọc vẫn rất khó hiểu. Đọc Truyện Kiều, nếu biết chữ Hán, chữ Nôm thì mới hiểu thấu đáo cái hay của nó. Chúng ta nếu biết chút ít chữ Hán thì đến các di tích văn hóa (đình chùa, miếu mạo), nhìn một tập thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, chúng ta không thấy xa lạ, không thấy mình là “những đứa con thất cước của giống nòi” (chữ của Hoài Thanh).

Sâu xa hơn, chúng ta là người Việt Nam. Trong văn hóa chúng ta có một phần văn hóa Đông Á. Chúng ta coi trọng gia đình, sống cần kiệm, đề cao đức liêm chính, hiếu kính, hiếu học… Tất cả điều ấy có xấu không, có nên bỏ không, và có bỏ được không? Tôi không nói phương Tây không có điều ấy, đạo đức phương Tây được hình thành từ Thiên chúa giáo và văn hóa truyền thống của họ, còn đạo đức chúng ta thì từ văn hóa bản địa và văn hóa Đông Á (Nho, Đạo thuộc về văn hóa Hán, Phật thì gốc Ấn Độ).

Những điều ấy được các bậc hiền triết phương Đông nói rất hay và từ rất sớm, các sách vỡ lòng chữ Hán ngày xưa vừa dạy chữ, vừa dạy người thông qua các sách đó rất thú vị và dễ nhớ. Vậy chúng ta có nên học một chút tinh hoa từ đó qua sách chữ Hán nhập môn không? Nếu chúng ta chỉ lo đuổi theo phương Tây và bằng lòng với ngôn ngữ chat, tin nhắn, với loại văn bản lổn nhổn tiếng Anh lẫn tiếng Việt thì rõ ràng đó là nguy cơ cho sự trong sáng của tiếng Việt và mai một văn hóa truyền thống.

Học chữ Hán có dễ không? Tôi cho rằng dễ mà khó. Nếu học để trở thành học giả uyên thâm dịch được sách vở cổ thì rất khó, nhưng học để biết một số chữ, để biết tra từ điển Hán Việt, từ đó có thể tự học tiếng Việt suốt đời thì rất dễ. Vì người học chỉ học có hai kỹ năng: đọc, viết, mà không phải học kỹ năng nghe, nói. Đồng thời học chữ Hán như xem tranh, như học ghép hình rất dễ nhớ và thú vị. Tôi muốn tổ chức một nhóm biên soạn một cuốn Vui học chữ Hán để dạy cho học sinh cấp 2 (như kiểu nhóm Phan Thị làm ở truyện tranh (manga) Thần đồng đất Việt, mỗi tập vài chữ). Trong thực tế học sinh chuyên văn phổ thông năng khiếu hàng năm đều học mấy chục tiết chữ Hán. Các em học rất thú vị và tiến bộ rõ rệt khi sử dụng từ Hán Việt và học văn học cổ điển Việt Nam.

Về nguồn lực dạy chữ Hán, tôi cho rằngcác khoa ngữ văn ở Hà Nội, chúng tôi Huế đều có sinh viên Hán Nôm, học viên cao học Hán Nôm, và các sinh viên Văn học cũng được học hơn 100 tiết chữ Hán cơ sở và nâng cao. Các cử nhân này sẽ có thể đảm nhiệm được việc dạy chữ Hán tại các trường phổ thông.

Dạy chữ Hán trong nhà trường có nhiều cấp độ khác nhau. Học sinh THCS học 1 tiết/ tuần trong môn Ngữ văn theo kiểu “Vui học chữ Hán” – chữ Hán bằng hình ảnh. Dạy thế này rất dễ, thầy cô có một chút vốn Hán Nôm đều dạy được. Nếu trường không có thầy cô biết Hán Nôm thì bài ấy là tự chọn, thích thì tự học, không thì thôi. Lên THPT thì học sinh chuyên ban KHXH có thể tự chọn học sách chữ Hán cơ sở trong môn Ngữ văn. Sách này có thể tự học vì nhìn chung môn chữ Hán đều có thể dễ dàng tự học. Nếu học sinh có hứng thú thì có thể học tiếp lên chuyên ngành ở đại học. Có thể hình dung môn chữ Hán như môn tiếng Latin của các trường tinh hoa ở Mỹ và châu Âu. Tôi muốn lưu ý rằng, học chữ Hán không ảnh hưởng gì đến tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc hay các ngoại ngữ khác: Pháp, Nhật, Trung. Mỗi môn này theo tôi phải học từ 8-12 tiết/tuần.

Từ Hán Việt là… tiếng Việt

Hiện nay, trên sách báo, nhất là với các báo mạng vốn rất dễ dãi trong việc đưa tin và sử dụng từ ngữ, những sai sót và nhầm lẫn khi dùng từ Hán Việt là dễ dàng nhận thấy nhất. Nhưng, nhìn chung, hiện tượng này là phổ biến trong xã hội. Người ta thường xuyên nhầm lẫn cứu cánh và cứu trợ, sát thủ và sát nhân, khuyến mãi và khuyến mại, hôn nhân và hôn thú, vị hôn phu /vị hôn thê với hôn phu/hôn thê… Hay chúng ta thường “nói dư, viết lặp” kiểu: đường quốc lộ, bổ sung thêm, chi tiết nhỏ, đặc trưng riêng, trong nội bộ, tối ưu nhất, rất là tối kỵ, công bố công khai, hồi sinh trở lại…

Cứ thử làm một trắc nghiệm nhanh với những người thân và bạn bè xung quanh, tuổi dưới 40, chúng ta sẽ thấy rất rõ điều trên. Ngay những bạn sinh viên các ngành khoa học xã hội hiện nay (trừ những bạn học chuyên ngành Hán Nôm), khi ra trường về làm việc tại các tòa soạn, nhà xuất bản, các công ty sách… cũng không khá hơn bao nhiêu.

Nguyên nhân của hiện trạng trên đã quá rõ: chúng ta có dạy bao nhiêu cho học sinh về từ vựng Hán Việt đâu! Vì vậy, các bạn không những không dùng đúng, mà quan trọng hơn là không cảm, không nhận ra được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt: Thế nào là một trí tuệ mẫn tiệp? Vì sao huân chương cao quý hơn huy chương? Cảm tử và quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh: cách diễn đạt nào sâu sắc hơn?

Cần nhắc lại rằng từ Hán Việt là… tiếng Việt! Trong thực tế, chúng ta khó lòng nói và viết hoàn toàn thuần Việt trừ một số câu hết sức đơn giản. Trong Đảng, dùng rất nhiều từ Hán Việt: nghị quyết, chi ủy, chấp hành, nhiệt liệt, dao động, lập trường, tự chuyển hóa, tự diễn biến… Văn bản nhà nước tràn đầy từ Hán Việt: đề bạt, quy hoạch, bổ nhiệm, chỉnh trang, phục dựng, phối kết hợp, lãnh chỉ đạo, văn bản pháp quy… Trong quân đội, các kiểu câu sau đây là hết sức thông dụng: yêu cầu đồng chí chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh thủ trưởng, đề nghị tranh thủ thời gian vì tình hình khẩn trương lắm rồi…

Thuật ngữ các ngành khoa học từ triết học, toán học đến sinh học, ngữ học tuyệt đại đa số là hệ thống từ ngữ Hán Việt: khách thể, nội quan, biện chứng, phạm trù, tiên nghiệm tính, lượng giác, đạo hàm, tích phân, nghiệm số, hằng đẳng thức, biến dị, di truyền, đồng hóa, dị hóa, nhiễm sắc thể, hư từ, thực từ, tiếp vĩ ngữ, ngữ dụng học, quan hệ đối vị, quan hệ ngữ đoạn…

Mỗi ngày, chúng ta nghe-đọc-nói-viết với một số lượng lớn từ Hán Việt, nhưng lại không hiểu chúng một cách thấu đáo, cặn kẽ. Chúng ta vẫn thường sử dụng theo cảm tính, bắt chước, nên không thể cảm nhận và diễn đạt một cách rõ ràng, sâu sắc được. Cần nhớ rằng, những dịch giả bậc thầy của chúng ta, đều là những người không chỉ giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, mà còn là những người rất điêu luyện từ Hán Việt.

Chúng ta không mong mình làm dịch giả, nhưng nếu muốn nâng cao thực sự năng lực tiếng Việt, không thể không quan tâm học tập để nắm vững lớp từ vựng Hán Việt! Ấy là chưa nói đến việc kế thừa và phát triển các giá trị di sản văn hóa Hán Nôm mà cha ông ta để lại từ ngàn năm trước.

Đối với việc dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông, tôi cho rằng cần tập trung giảng dạy lớp từ vựng Hán Việt.Với khoảng 1.500 đến 2.000 đơn vị Hán Việt thông dụng nhất, rải ra trong các năm học, soạn thành giáo trình thú vị sinh động theo từng cấp học/lớp học, giúp các em nắm được, chẳng hạn chữ thụ có mấy chữ thụ với những nghĩa khác nhau ra sao, cổ trong cổ động không giống với cổ trong cổ đông/cổ phần/cổ tức ở chỗ nào, khi nào ta dùng nhị, lưỡng, song…

Phương án này vừa khả thi vừa hữu dụng, vì với lượng từ ngữ này, xong tú tài, các bạn đã có thể đọc được thơ Đường, thơ phú chữ Hán của cha ông (theo phiên âm Hán Việt), nói và viết đúng lớp từ Hán Việt phổ biến, cảm nhận tốt hơn các phương thức diễn đạt có yếu tố Hán Việt trong khoa học và nghệ thuật. Và từ đó, cũng chính là góp phần nâng cao năng lực tiếng Việt cho mỗi bạn trẻ chúng ta.

PHIÊN AN thực hiện