Học Ngoại Ngữ Miễn Phí Tại Chùa Lá / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Học Ngoại Ngữ Miễn Phí Ở Chùa Lá

Buổi đầu tiên tôi đến chùa là buổi sáng thứ Ba, đúng vào giờ học tiếng Nhật, do cô giáo Nguyễn Thu Thủy, đang là giảng viên trường ĐH Mở chúng tôi phụ trách giảng dạy. Giáo viên trong trạng thái vui tươi không căng thẳng, học viên chăm chú đánh vần và đồng thanh phát âm. Tương tự, các lớp học của những môn khác còn sinh động hơn bởi số lượng học viên, các em mạnh dạn phát biểu và chia sẻ bài học với nhau chứ không chỉ ngồi nghe giảng viên “độc thoại”… Có được điều này đơn giản vì tất cả đến với lớp học đều là sự tự nguyện, là nhu cầu chính đáng chứ không ai bắt buộc, chính vì thế các em học thật lòng, giáo viên dạy nhiệt tâm tạo.

Các giáo viên cho biết, khi đăng ký vào học, người học sẽ được kiểm tra trình độ xem đang ở mức độ nào thì sẽ xếp vào lớp học đó, hoặc cũng có khi các em chưa biết gì thì sẽ học lớp cơ bản. Trong quá trình học, các em cũng sẽ được giáo viên kiểm tra thường xuyên, sau đó nếu đạt các trình độ theo yêu cầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận. Giáo viên cũng sẽ tạo điều kiện để học viên thi lấy bằng cấp chính quy tại các trung tâm ngoại ngữ có uy tín của chúng tôi hoặc thi tại các trường đại học có tổ chức thi.

Buổi học tiếng Anh là giờ đông học viên nhất, các em kê bàn sát nhau trong cái nóng oi bức và chật chội bởi diện tích căn phòng khá nhỏ, tuy nhiên, các em vẫn giữ trật tự để thu nhận kiến thức từ các giảng viên. Khi học xong, các em cũng nhanh chóng thu dọn bàn ghế gọn gàng cho lớp học sau, cứ thế, các lớp học xen kẽ nhau theo giờ và ngày sao cho thuận lợi nhất.

Không chỉ dạy chữ

Trong câu chuyện với chúng tôi, thầy Tâm nói dạy chữ là một chuyện, dạy làm người còn quan trọng hơn. Xen kẽ các tiết học, thầy Tâm thường lên lớp để nói chuyện vui với học viên, trong những câu chuyện ấy thầy lồng vào những bài học làm người bổ ích, đó là bài học về ý chí vươn lên, sự chịu khó để gặt hái thành công, các bài học về lòng thương người… Chính vì thế các học viên cũng là những chiến sĩ tình nguyện trong những đợt cứu trợ cho đồng bào khi gặp nạn.

Một hôm tôi đến, các em ngồi giữa xung quanh là quần áo cũ mới lộn xộn, đây là đống quần áo do các nhà hảo tâm gửi tới làm từ thiện, các em đã đổ hết ra để xếp lại, phân loại lớn nhỏ, xem cái nào dùng được thì xếp vào, có những cái đã quá cũ thì bỏ ra… Trong lần lũ lụt miền Trung vừa qua, các em cũng cùng với nhà chùa và thầy Tâm đến tận các tỉnh để chuyển hàng hóa cho đồng bào, chính những việc làm như vậy đã nuôi dưỡng trong lòng các bạn trẻ tình yêu thương đồng bào sâu sắc, càng có ý chí phấn đấu trở thành những con người tốt giúp ích cho xã hội.

“Đã đến đây học thì hầu hết là thanh niên, học sinh, sinh viên nghèo vì thế chùa còn có chương trình giới thiệu việc làm và hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các em tự trang trải cuộc sống và có điều kiện tiếp tục học”, thầy Tâm cho biết.

Tiến tới thành lập trung tâm ngoại ngữ miễn phí

Thầy Tâm chia sẻ, để những lớp học ổn định, mang ý nghĩa thiết thực thì kết quả thu được vẫn là kiến thức của các em, cho nên, quy định của những lớp học này cũng khá chặt, nếu học viên nào vắng học từ 3 buổi trong một khóa (khoảng 3 tháng) thì sẽ cho nghỉ. Học viên nào có thái độ thiếu tôn trọng, không nghiêm chỉnh trong giờ học lập tức bị mời ra ngoài. Và ngược lại, nếu các em học tốt, không vắng, điểm kiểm tra cao sẽ được nhận học bổng…

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của nhà chùa là phòng ốc chật chội. Các lớp học buộc phải xen kẽ nhau vì chỉ có một phòng dạy chung cho gần 10 lớp học. Giờ ít học viên còn đỡ, những lớp đông đúc thì các em vừa học vừa lau mồ hôi.

Thầy Tâm cho biết, để một thời gian tới khi các lớp học ổn định và đi vào nề nếp, các học viên hoàn thành chương trình học có được kiến thức được công nhận (hiện tại khi học xong ở đây các em đăng ký thi lấy bằng cấp, chứng chỉ bên ngoài) thì nhà chùa sẽ dần tiến tới thành lập Trung tâm ngoại ngữ có bằng cấp hẳn hoi, bằng cách liên kết với Sở GD&ĐT thành phố trong việc cấp chứng chỉ, bằng cấp này. Việc có một trung tâm chính quy và bằng cấp có giá trị từ những lớp học miễn phí chính là mơ ước tột cùng không riêng gì của thầy Tâm và nhà chùa và còn ở tập thể các giáo viên, học viên ở đây.

Lớp Học Miễn Phí Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Chùa Lá.

Trường dạy nghề miễn phí của thầy Hội

Đó là ngôi trường dạy nấu ăn miễn phí của thầy Francis Văn Hội (65 tuổi, Việt kiều Đức). Sinh ra trong gia đình nghèo, đông con, thầy Hội đã được cưu mang và dạy dỗ nơi xứ người. Hơn nửa cuộc đời sống và cống hiến ở nước ngoài, thầy Hội trở về Việt Nam với tâm niệm “làm việc để đền đáp quê hương”. Trải qua nhiều thăng trầm cuộc sống, thầy Hội đã thành lập ngôi trường dạy nghề miễn phí Anre Mai Sen để giúp đỡ những em nhỏ khó khăn, không có tiền đi học.

Thầy cho biết, với một số bạn có hoàn cảnh khó khăn, đôi khi sự nghèo khó đã ngăn cản suy nghĩ, ước mơ của các em. Việc mở một ngôi trường hỗ trợ các điều kiện học tập như vậy sẽ giúp cho các em tự tin hơn khi thực hiện ước mơ của mình. Thầy mong mô hình trường học này sẽ được nhân rộng ở nhiều nơi, để các bạn trẻ hoàn cảnh khó khăn có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Trung tâm ngoại ngữ trong chùa Lá

Trung tâm được thầy Thích Nhuận Tâm – Trụ trì chùa Lá thành lập năm 2010, xuất phát từ sự cảm thông, tình thương đối với học sinh – sinh viên nghèo, khó khăn có nhu cầu học ngoại ngữ nhưng không có tiền để đi học. Sư thầy cho biết, cách đây 6 năm thấy nhiều sinh viên ở quê lên thành phố học nhưng không có điều kiện để tham gia các lớp học tiếng Anh ở các trung tâm bên ngoài, thương các em nên thầy quyết định thành lập trung tâm dạy ngoại ngữ miễn phí này .

Hơn 6 năm hoạt động, trung tâm ngoại ngữ miễn phí chùa Lá đã chắp cánh ước mơ cho không biết bao nhiêu thế hệ học viên. Nhờ được trung tâm trang bị ngoại ngữ, nhiều sinh viên ra trường đã xin được việc làm.

Với thầy Tâm, hạnh phúc chính là sự thành công của học trò, thầy nói thêm: “Nhìn thấy những đứa trẻ khốn khó ngày nào không có đủ tiền đi học ngoại ngữ giờ đây thành công… tôi thấy mãn nguyện!”.

Lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo

Đó là lớp học đầy tình người của ông Đoàn Minh Hùng tại căn nhà 166 Phan Anh, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú (TP.HCM).

7 năm về trước, lớp học được thành lập một cách ngẫu nhiên. Vốn là lao động nghèo, ông Hùng hiểu cảnh khó khăn của những gia đình tỉnh lẻ sinh sống ở Sài Gòn. Người thì bán vé số, người lượm ve chai, người chạy xe ôm kiếm sống qua ngày. Sống trong cùng một dãy trọ, ông thương lũ trẻ không được đi học, mỗi ngày phải đi bán vé số phụ cha mẹ kiếm cơm. Ông Hùng nói: “Xóm trọ có 2 đứa nhỏ, gần 10 tuổi rồi mà chưa biết đọc, biết viết. Cuộc sống đường phố làm chúng mất đi tính hồn nhiên, trong sáng vốn có của trẻ thơ. Tôi và bà xã quyết định sẽ dạy chữ cho chúng”.

Nghĩ là làm, vợ chồng ông dành 2 tiếng mỗi ngày để dạy cho 2 em. Vốn không có nghiệp vụ sư phạm, cũng chẳng có bằng cấp nên ông Hùng chỉ mong dạy cho các em nhỏ biết đọc, biết viết. Ông Hùng cho biết, nhiều lúc quá khó khăn vợ chồng ông như muốn buông xuôi. Nhưng nghĩ đến việc các em thất học, nghĩ đến cảnh các em háo hức muốn học, vợ chồng ông lại động viên nhau cùng vượt qua khó khăn để ước mơ con chữ của những trẻ em nghèo không kết thúc dang dở.

Lớp học võ miễn phí cho trẻ tự kỷ

Đó là lớp học dành cho trẻ bị khuyết tật, tự kỷ, bệnh down, chậm phát triển của võ sư Lê Hoàng Mai (1975), Trưởng bộ môn Aikido quận Tân Bình. Ông đã dạy võ cho trẻ khuyết tật lâu năm.

Thầy Mai kể, trong một lần ngồi ăn trưa tại quán vỉa hè, có một cậu bé bị khuyết tật 2 chân lết tới bán vé số, cơ thể em yếu ớt như sắp xỉu. Đồng cảm với cậu bé, thầy Mai ngỏ ý mời và giúp em học võ. “Với trẻ em phải lang thang kiếm sống, tôi thấy mình phải giang tay ra để các em không bị sa ngã, khốn khổ như mình ngày xưa. Đám bạn đi bụi cùng tôi ngày ấy, không ai nên người, đứa chết, đứa vào tù, đứa vất vưởng với ma túy. Tôi may mắn vẫn được sống và quay lại làm một người tử tế, tâm nguyện phải trả ơn mẹ, trả ơn đời bằng việc làm có ích cho xã hội, cụ thể là giúp đỡ các trẻ khuyết tật rèn luyện để có sức khỏe tốt hơn” – thầy tâm sự.

Chị Phạm Thanh Nhàn, mẹ bé Nguyễn Minh Đạt ((10 tuổi, ngụ tại Q.Phú Nhuận, chúng tôi cho biết, bé sinh ra đã mắc bệnh down và không thể tự đi đứng, sau hơn 3 tháng được thầy Mai kiên trì hướng dẫn tập luyện, em đã có thể tự lên xuống cầu thang mà không cần người dìu dắt. “Nếu không có thầy Mai, hẳn con tôi chẳng thể nào tự đi bằng chính đôi chân của cháu. Nhìn cháu háo hức đi lên đi xuống cầu thang, đôi tay cứ xua tôi ra như muốn thể hiện với mẹ rằng con có thể tự đi, mà tôi không cầm được nước mắt” – chị Nhàn xúc động.

Sự trăn trở lớn nhất của người thầy này là làm sao có nhiều phụ huynh đưa các em đến học hơn, biết về lớp hơn để không còn tình trạng những trẻ em tự kỷ tự cô lập hoặc bị xã hội cô lập.

Duyên Hà

Lớp Học Ngoại Ngữ Miễn Phí Ở Chùa Lá Của Sv Nghèo

Ở lớp học ấy, sinh viên nghèo của các trường cao đẳng và đại học tại chúng tôi đều được đến lớp học mà không phải đóng bất cứ một lệ phí nào. Họ có thể lựa chọn 6 ngoại ngữ đang thông dụng để học như tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Hàn… Thỉnh thoảng, họ còn được tham gia làm từ thiện ở nhiều nơi để tích lũy thêm kỹ năng sống cho mình. Lớp học ngoại ngữ miễn phí đó nằm ngay ở chùa Lá, phường 14, quận Gò Vấp do Trụ trì Thích Nhuận Tâm lập nên.

Vừa chập choạng tối, hàng trăm sinh viên từ khắp nẻo đường của thành phố đã kéo đến gửi xe chật kín ngoài sân chùa. Họ bước vào lớp học với tâm trạng hết sức phấn khởi và thoải mái vì không còn gánh nặng lệ phí như học ở các trung tâm khác.

Những lớp học này hoạt động hết công suất từ sáng đến tối (từ 7 giờ đến 21 giờ), ca này vừa tan thì ca khác đã bắt đầu để tất cả sinh viên đến từ mọi miền quê có nhu cầu học tập đều được đáp ứng.

Mỗi ca như vậy sẽ có 3 phòng học, có phòng sức chứa gần cả trăm sinh viên nhưng có phòng chỉ có khoảng chục em tranh luận sôi nổi cùng giáo viên.

Tham gia học tiếng Anh ở chùa Lá được 4 tháng, em Lê Thanh Tạo (sinh viên năm 3, trường cao đẳng Kỹ thuật công nghệ chúng tôi ) phấn khởi kể “Ở trường em cũng được học tiếng Anh nhưng thường bị sai khi phát âm, khả năng viết cũng rất kém và không dám giao tiếp với người nước ngoài.

Từ khi học ở đây, em đã mạnh dạn hơn rất nhiều và có thể giao tiếp tốt vì giáo viên thường cho chúng em giao tiếp theo nhóm, thỉnh thoảng lại có người nước ngoài đến giao lưu…”

Thầy Nguyễn Văn Nghĩa giảng dạy môn tiếng Trung cho SV ở Trung tâm Ngoại ngữ chùa Lá

Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh (trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn) nhưng Phan Thị Kim Ninh (quê ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) muốn làm hướng dẫn viên du lịch nên quay lại trường để tiếp tục việc học.

Ngoài thời gian học ở trường, Ninh còn đạp xe gần 5 km để đến chùa Lá học 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật. Ninh chia sẻ “Gia đình em ở Hóc Môn, bố mẹ đều làm nghề nông nên khá vất vả trong việc nuôi con ăn học.

Vì vậy mà em chưa từng đặt chân vào Trung tâm ngoại ngữ nào bởi tốn kém lắm. Trong khi đó, yêu cầu đầu tiên của một hướng dẫn viên du lịch là phải có vốn ngoại ngữ.

Được các giáo viên giảng dạy nhiệt tình, chỉ sau vài ba tháng, các em đã có được các vốn từ cơ bản và có thể trao đổi với nhau bằng ngoại ngữ mà mình đang học.

Nhận thấy lớp học này rất thiết thực và bổ ích cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em dự tính sau khi đi làm, sẽ quay trở lại nơi này để giúp thầy cô hướng dẫn cho đồng môn mới.

Gia đình ở Hà Tây (hiện nay là TP Hà Nội), bố mẹ đều làm nghề nông, nhà lại có 3 anh em đang đi học nên việc học ở các Trung tâm ngoại ngữ là một chuyện không thể đối với Lê Trung Kiên (cựu sinh viên ngành Kế toán tài chính, Trường cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM).

Kiên ở nhờ gia đình của một người bà con tại huyện Bình Chánh, từ chỗ ở đến lớp học ngoại ngữ gần 20 cây nhưng gần một năm nay Kiên chưa nghỉ buổi nào. Khác với những bạn cùng trường chọn các ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Nhật… để học thì Kiên lại chọn tiếng Pháp.

Và Kiên rất mừng với sự lựa chọn khá chính xác của mình bởi vừa tốt nghiệp, Kiên đã xin được việc làm ở một công ty của Pháp. Kiên chia sẻ:

“Ban đầu lớp em chỉ có duy nhất 2 sinh viên nhưng thầy vẫn nhiệt tình dạy chúng em, hiện lớp học đã có hơn 10 người và ngoài giờ học ra, em còn có nhiệm vụ kèm cặp sinh viên mới. Sau khi giao tiếp thành thạo tiếng Pháp, em sẽ xin thầy trụ trì cho em được phép giảng dạy các em mới”.

Đến chùa Lá học, sinh viên không chỉ được học vốn ngoại ngữ bổ ích để làm hàng trang khi tốt nghiệp mà các em còn được rèn luyện thêm về nhiều kỹ năng sống qua các hoạt động làm từ thiện của chùa hay các buổi nói chuyện về văn hóa dân tộc, lòng thương người… Ngoài ra, sinh viên nào có nhu cầu học viết thư pháp thì các nhà sư rất sẵn lòng.

Những tấm lòng nhiệt huyết vì thế hệ trẻ

Những lớp học ngoại ngữ miễn phí chùa Lá được thành lập từ đầu năm 2010 do sư trụ trì, thầy Thích Nhuận Tâm sáng lập. Thầy chia sẻ:

Hơn thế nữa, chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập, nếu không có vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thì khi tốt nghiệp các em rất khó xin được việc làm tốt. Nhận thấy điều này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều”.

Với trăn trở này, năm 2010 thầy Thích Nhuận Tâm chính thức mở lớp học ngoại ngữ đầu tiên ngay tại khuôn viên nhà chùa với khoảng độ 30 em, một tháng sau con số này lên gần 400 em và hiện nay thì có khoảng 750 sinh viên với 23 lớp học và đã được cấp giấy phép là Trung tâm ngoại ngữ chùa Lá.

Lúc đầu, thầy chỉ mở lớp tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật nhưng do nhu cầu của các bạn trẻ cũng như giáo viên đến xin nhà chùa dạy miễn phí ngày càng nhiều nên thầy mở thêm lớp tiếng Hàn, tiếng Đức và tiếng Pháp.

Thủ tục nhập học rất đơn giản, các em chỉ cần trực tiếp lên website http:// chúng tôi để tải hồ sơ đăng ký học về nộp tại Trung tâm và phải làm bài kiểm tra đầu vào để xếp lớp. Mặc dù là lớp học miễn phí nhưng thầy vẫn đưa ra các quy chế chặt chẽ để sinh viên đến lớp nghiêm túc như ở trên giảng đường.

Thầy cho hay, “Đến lớp học, nhà chùa sắp xếp người điểm danh các em. Nếu em nào nghỉ quá 3 buổi/khóa mà không có lý do sẽ cho nghỉ học. Còn nếu em nào học tốt sẽ được nhà chùa cấp học bổng 1-2 triệu đồng từ quyên góp của các mạnh thường quân.

Ngoài ra, nhà chùa cũng đưa ra các quy chế về hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục học viên, gian lận trong thi cử…”.

Để có được những lớp học đông đảo sinh viên như ngày hôm nay, trụ trì chùa Lá, thầy Thích Nhuận Tâm đã đích thân đến từng trường đại học, cao đẳng như đại học Công nghiệp, đại học Ngoại ngữ, Học viện Phật giáo, cao đẳng Công nghệ TP.HCM… mời giảng viên về dạy cho nhà chùa.

Và cũng có rất nhiều giảng viên chưa được thầy Trụ trì biết để mời đến nhưng biết được qua bạn bè đã tự tìm và gắn bó với Trung tâm này, có người đã có thâm niên nhiều năm

Mặc dù đã ở độ tuổi lục tuần nhưng tối nào thầy Nguyễn Văn Nghĩa (nguyên là giảng viên trường đại học Sư phạm chúng tôi vẫn đều đặn tuần 3 buổi đến chùa Lá để dạy tiếng Hoa cho các bạn trẻ.

Thầy Nghĩa tâm sự: “Khi nghe kể về lớp học miễn phí này tôi đã đến đăng ký giảng dạy ngay. Qua 2 năm gắn bó với lớp học này, tôi cảm thấy rất vui bởi các em vừa chăm ngoan, lại vừa sống rất tình cảm.

Tôi là người theo tôn giáo nhưng với tôi đạo nào cũng hướng về mục đích cao cả là giúp đỡ những người khó khăn, vì thế được đến lớp dạy học đã giúp tôi có thêm niềm vui lúc tuổi già”.

Cũng giống như thầy Nghĩa, Tiến sỹ Trần Đạo Pháp (giảng viên thỉnh giảng môn tiếng Anh, trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn chúng tôi đã tham gia giảng dạy ở chùa Lá hơn 1 năm nay.

Nhà ở quận Phú Nhuận, thầy chạy xe máy từ nhà đến chùa mất gần 1 tiếng nhưng từ khi đến với lớp học này thầy chưa hề nghỉ một buổi nào:

“Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trong xã hội hội nhập. Nếu không có tiếng Anh, các em sẽ rất khó xin được công việc tốt, đặc biệt là ở các doanh nghiệp.

Tôi không có nhiều tiền để giúp đỡ các em, và nếu có cũng không biết được bao nhiêu là đủ. Vì vậy, khi nghe tin nhà chùa mở lớp giảng dạy ngoại ngữ miễn phí cho sinh viên, tôi vui mừng khôn xiết và chạy liền đến đây để được dạy cho các em” – Tiến sỹ Trần Đạo Pháp chia sẻ.

Thầy Trần Đạo Pháp giảng dạy môn tiếng Anh ở Trung tâm Ngoại ngữ chùa Lá

Giáo viên ở Trung tâm Ngoại ngữ chùa Lá có những người già nhưng cũng có những người còn rất trẻ. Họ đến đây với một mong muốn duy nhất là trang bị cho sinh viên nghèo thêm một ít kiến thức về ngoại ngữ để các em tự tin bước vào đời.

Vì thế, họ không bao giờ đòi hỏi đến chuyện lương thưởng. Trụ trì Thích Nhuận Tâm xúc động nói: “Hơn hai chục giáo viên đến đây giảng dạy cho sinh viên đều là những người đang công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm ngoại ngữ…

Họ có cái tâm và lòng nhiệt huyết với bạn trẻ rất cao thì mới gắn bó đều đặn với nhà chùa tuần ba buổi, có nguời tuần dạy cả 6 buổi.

Họ vui vẻ nhận và thường xuyên đưa lại cho nhà chùa để đầu tư thêm về phòng ốc cho sinh viên học, tấm lòng của họ thật đáng quý “.

Chùa Lá, Tp.hcm: Ngôi Chùa Dạy Miễn Phí 6 Thứ Tiếng

Giữa lòng Sài Gòn hoa lệ, có một trung tâm ngoại ngữ được đặt bên trong ngôi chùa Lá nhỏ bé tại quận Gò Vấp, Tp. HCM. Với 6 ngôn ngữ, 80 lớp học trong 1 tháng, mỗi tháng đào tạo 60.000 học viên trong suốt 10 năm qua và hoàn toàn miễn phí.

Những câu chuyện gieo mầm thiện cho đời

Giữa lòng Sài Gòn hoa lệ, có một trung tâm ngoại ngữ không biển hiệu rình rang nằm sâu trong con hẻm nhỏ đã dạy ngoại ngữ cho biết bao nhiêu thế hệ sinh viên trong suốt hơn 10 năm nay, và hoàn toàn miễn phí. Đó là những lớp học đặc biệt nằm trong khuôn viên chùa Lá (Gò Vấp, TP HCM) dành cho mọi người, mọi lứa tuổi. Cho đến nay, trung tâm vẫn duy trì dạy đồng thời 6 ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Pháp và tiếng Đức với hơn 80 tiết học mỗi tuần. Thông thường mỗi lớp sẽ học khoảng 2 tiếng mỗi ngày, cứ thế các lớp học kế tiếp nhau từ khoảng 7h sáng tới 22h đêm…

Từ lâu, ngôi chùa Lá đã trở thành điểm đến của nhiều sinh viên nghèo. Đến đây, dù quê quán ở đâu, thuộc tôn giáo nào, mọi sinh viên đều được chào đón bằng nụ cười nhân hậu của sư thầy Thích Nhuận Tâm. Bên cạnh việc mở lớp học ngoại ngữ, thầy còn mời các văn nghệ sĩ đến giao lưu với sinh viên và dạy cho họ về thư họa, thanh nhạc…

Trung tâm được thành lập từ năm 2009 dưới bàn tay của sư thầy Thích Nhuận Tâm, trụ trì chùa Lá với trăn trở về việc rất nhiều em sinh viên vì điều kiện không cho phép mà không thể học ngoại ngữ ở các trung tâm, nơi có thể tiêu tốn của các em ít nhất 1 triệu đồng 1 tháng. Trong khi đó, với bối cảnh hội nhập hiện nay, ngoại ngữ lại là thứ gần như không thể thiếu đối với thế hệ trẻ.

Hình ảnh một lớp ngoại ngữ tại chùa Lá Gò Vấp.

Ở đây mỗi tháng có tổ chức cho các học viên đi từ thiện một lần. Mình cho các em cái đầu, cái kiến thức rồi là một phần, mở trái tim của em ra mới là cái lớn. Cho các em đi để mai này các em là đội ngũ kế thừa mình, để mang lại hạnh phúc cho người khác”.

Sư thầy Thích Nhuận Tâm

Theo thầy Nhuận Tâm, tuy là một trung tâm ngoại ngữ miễn phí cho sinh viên nghèo, nhưng quy chế của chùa khá nghiêm ngặt, như đội ngũ giảng viên của chùa đều phải là những người có đủ kiến thức và nghiệp vụ giảng dạy. Để duy trì lớp học và hơn hết với mong muốn lớp sinh viên nghèo có tương lai, có việc làm, thầy Tâm đã “sáng tạo” ra nhiều cách để khích lệ việc học bằng cách tìm học bổng cho các học viên. Đồng thời cũng có những “kỷ cương” riêng của lớp học như: Cứ học đủ 3 khoá mà không vắng buổi nào, sẽ nhận được học bổng của nhà hảo tâm được thầy đi vận động, thuyết phục các mạnh thường quân…Khẩu hiệu của quý thầy trò chùa Lá theo đuổi là: “Biển học vô bờ, chuyên cần là bến!”

Học xong khoá cơ bản, học viên có thể thông qua trung tâm việc làm của chùa để kiếm những công việc bán thời gian, kiếm tiền trang trải học phí ở đại học, bớt gánh nặng cho gia đình ở quê. Nhưng ngược lại, nếu học viên nào vắng học từ 3 buổi trong một khóa (khoảng 3 tháng) thì sẽ cho nghỉ. Học viên nào có thái độ thiếu tôn trọng, không nghiêm túc trong giờ học lập tức sẽ được thầy đích thân mời ra ngoài.

Học viên đến lớp học, không chỉ đơn thuần được học ngoại ngữ mà còn được thầy Tâm hướng dẫn viết thư pháp, hội họa, đồng thời xen kẽ các giờ học là những buổi nói chuyện với học viên về kỹ năng sống. Đó là những bài học về ý chí vươn lên, sự chịu khó để gặt hái thành công, các bài học về lòng thương người…

Lâm Linh (TH)