Học Kỳ Tiếng Hàn Là Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Tocfl Là Gì? Kỳ Thi Năng Lực Hoa Ngữ Tocfl Là Gì?

TOCFL là gì? Kỳ thi năng lực Hoa ngữ TOCFL là gì?. Chắc hẳn các bạn học đã rất quen thuộc với Kỳ thi trình độ Hán ngữ (HSK), nhưng các bạn có biết ngoài ra còn một kỳ thi khác tương đương với HSK không? Đó chính là Kỳ thi năng lực Hoa ngữ TOCFL đấy! Vậy TOCFL là gì? Thi TOCFL để làm gì? Bạn cần chuẩn bị những gì để có một kỳ thi TOCFL tốt nhất?

1. TOCFL là gì?

TOCFL là viết tắt của Test of Chinese as a Foreign Language (TOCFL) hay Kỳ thi năng lực Hoa ngữ (tiếng Hoa: 華語文能力測驗 Huáyǔ wén nénglì cèyàn) là bài thi kiểm tra mức độ thông thạo cho người sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Hoa, được xây dựng từ năm 2001, do ba đơn vị cùng nghiên cứu phát triển: Trung tâm giảng dạy Quốc ngữ, Viện ngôn ngữ giảng dạy tiếng Hoa và Trung tâm trắc nghiệm giáo dục tâm lý thuộc Đại học Sư Phạm Đài Loan. Năm 2003, Kỳ thi năng lực Hoa ngữ được đưa vào thi cử, đến nay đã có sự đăng ký tham gia của các thí sinh đến từ hơn 60 quốc gia trên thế giới. Để phù hợp với chuẩn ngôn ngữ quốc tế, từ năm 2008, Ủy ban Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ đã tích cực nghiên cứu Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ phiên bản mới và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2013.

2. Các cấp độ của TOCFL

Thí sinh căn cứ vào tình hình học tiếng Hoa cũng như năng lực tiếng Hoa của mình để lựa chọn cấp thi thích hợp: Thi chữ “Phồn thể” hoặc chữ “Giản thể”. Tại Việt Nam, TOCFL được tổ chức 2 lần/ năm vào tháng 3 và tháng 11.

Bảng điểm và chứng chỉ này có thể sử dụng với mục đích:

– Xin việc làm ở các công ty Đài Loan tại Việt Nam.

– Xin visa, du học, xuất khẩu lao động, làm việc tại Đài Loan.

Cấu trúc bài thi TOCFL được chia làm 3 bảng và 6 cấp, bao gồm:

(**) số giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính

3. Thi TOCFL để làm gì?

Sau khi vượt qua bài thi TOCFL, bạn sẽ nhận được chứng chỉ do Bộ Giáo dục Đài Loan cấp, và có thể sử dụng cho các mục đích sau:

– Chứng minh năng lực ngoại ngữ cho việc xin cấp “Học bổng Đài Loan”.

– Tiêu chuẩn tham khảo trình độ tiếng Hoa cho sinh viên nước ngoài tại các trường Cao đẳng, Đại học Đài Loan.

– Là tiêu chuẩn tham khảo để các doanh nghiệp Đài Loan tuyển dụng nhân viên.

– Chứng minh năng lực Hoa ngữ.

– Một trong những chứng chỉ cần thiết đối với người nước ngoài ở lại Đài Loan học tập, làm việc.

4. Cấu trúc bài thi Tocfl

a. TOCFL Nghe:

TOCFL tại Việt Nam bao gồm 2 phần trắc nghiệm nghe và đọc hiểu, điểm tối đa mỗi phần là 80 điểm, tổng điểm tối đa 160 độ. Tổng số điểm thí sinh cần đạt được, cũng như số điểm trong mỗi kĩ năng để vượt qua kỳ thi Tocfl ở từng cấp độ như sau:

7. Các điểm thi TOCFL ở Việt Nam

Tại Việt Nam hàng năm tổ chức thi định kỳ hai lần. Ngoài ra, còn tổ chức riêng cho các trường hoặc doanh nghiệp có nhu cầu. Muốn tổ chức thi riêng, trên nguyên tắc mỗi lần thi phải có ít nhất từ 35 thí sinh trở lên.

Một số điểm thi TOCFL ở Việt Nam:

Hà Nội: Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04-385808080

Email: lihoainam@gmail.com

Đà Nẵng: Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Ngọc, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Điện thoại: 0511-3699326

Email: hanhdhnn@gmail.com

Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm TPHCM

Địa chỉ: 280 An Dương Vương, Quận 5, TPHCM

Email: tocfl.dhsp@gmail.com

Tại thời điểm 2020, kỳ thi năng lực Hoa ngữ được tổ chức thường xuyên hơn, hầu như tháng nào cũng có đợt thi. Chẳng hạn như:

Khu vực miền Bắc (Hà Nội), kỳ thi TOCFL năm 2020 có 26 đợt thi tại Phòng Giáo dục – Văn hóa Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam.

Khu vực miền Nam (Tp.HCM và Cần Thơ), kỳ thi TOCFL năm 2020 có 8 đợt thi tại Trường Đài Bắc ở chúng tôi Trường Đại học Sư phạm chúng tôi và Trung tâm Hoa ngữ Cần Thơ.

Ielts Là Gì? Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết Về Kỳ Thi Ielts

IELTS là gì?

Như vậy, IELTS cũng giống như 2 kỳ thi cũng khá nổi tiếng khác là TOEIC và TOEFL, là một kì thi tiếng Anh nhằm đánh giá khả năng tiếng Anh của những người mà ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. (Trên thế giới chỉ có khoảng 400 triệu người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, còn 6.5+ tỷ người còn lại có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh)

IELTS do tổ chức nào tạo ra?

IELTS được tạo ra vào năm 1980 và hiện được đồng sở hữu bởi 3 tổ chức sau:

British Council (Hội Đồng Anh): một tổ chức kết nối về giáo dục và văn hóa của Anh

IDP: IELTS Australia – một phần của IDP Education

Cambridge Assessment English: một bộ phận của trường Cambridge, tổ chức chuyên tạo ra các bài thi cho người học tiếng Anh.

*IDP: là từ viết tắt của International Development Program of Australian Universities and Colleges – Chương trình Phát triển Quốc tế của các trường đại học và cao đẳng Úc.

Học IELTS để làm gì?

Đến thời điểm hiện tại, sau đây là 2 lí do phổ biến nhất để thi IELTS:

Học đại học, sau đại học ở hầu hết các trường Đại học & Cao đẳng trên toàn thế giới.

Khá nhiều trường sẽ cho bạn chọn nộp điểm IELTS hoặc TOEFL

Đi định cư (phổ biến ở Úc, Canada và New Zealand)

Xem yêu cầu cụ thể ở từng loại visa của mỗi nước. Một số visa của các nước này chấp nhận cả IELTS và TOEFL iBT (TOEFL thi trên máy tính)

Ngoài ra, có một lí do thứ 3 cũng quan trọng không kém để bạn nên chọn thi IELTS (thay vì TOEFL):

3) Số lượng các trung tâm, các chương trình học hiện nay tại Việt nam dạy IELTS nhiều hơn hẳn TOEFL. Vì thế nếu bạn thi IELTS, bạn sẽ có nhiều lựa chọn và cơ hội để ôn luyện thi IELTS nhiều hơn TOEFL.

2. Các loại bài thi IELTS

IELTS Academic (IELTS Học thuật) IELTS General Training (IELTS Đào tạo chung)

Bài thi IELTS này dùng cho các mục đích “học thuật” như:

Du học (cao đẳng, đại học, sau đại học)

Đăng kí làm việc, giấy phép ủa một số ngành nghề cụ thể khác.

Bài thi IELTS General Training thường dùng cho các mục đích như định cư, làm việc.

Để biết được cụ thể chính xác bạn cần thi IELTS Academic hay IELTS General Training, bạn cần tìm hiểu kĩ ở chương trình bạn muốn nộp đơn. Trong phần yêu cầu về ngôn ngữ, chương trình đó sẽ ghi rõ bạn cần thi loại nào.

3. Cấu trúc đề thi IELTS

Listening

Reading

Writing

Speaking

Cấu trúc này áp dụng cho cả hai loại bài thi Academic và General Training.

Bài thi Listening

Gồm 40 câu, thi trong 40 phút. Xem mô tả chi tiết bài thi Listening ở đây.

Bài thi Reading

Gồm 40 câu, thi trong 60 phút. Nội dung thi của Academic và General có khác nhau:

Bài thi Writing

Gồm 2 bài viết, thi trong 60 phút. Nội dung của bài thi viết Academic và General khác nhau.

Xem mô tả chi tiết Bài thi Viết của IELTS Academic và General.

Bài thi Speaking

Gồm 3 phần nhỏ, trong khoảng từ 11 – 14 phút. Bạn sẽ nói chuyện trực tiếp với 1 vị giám khảo.

4. Thang điểm IELTS

Điểm IELTS = (Điểm Listening + Điểm Reading + Điểm Writing + Điểm Speaking) / 4

Cách quy đổi từ số câu làm đúng sang IELTS band score

Với bài thi viết và nói, người chấm bài sẽ chấm điểm dựa trên một số tiêu chí cho trước của IELTS:

5. Các hình thức thi IELTS

Với hình thức thi trên máy tính, phần Speaking bạn vẫn sẽ nói chuyện trực tiếp với giám khảo như là bài thi giấy.

Bạn cần biết:

Cả 2 hình thức thi trên giấy và trên máy tính đều có cho cả IELTS Academic và IELTS General.

Cả 2 hình thức thi này đều đã có ở Việt Nam.

Nội dung bài thi trên giấy và bài thi trên máy tính là hoàn toàn giống nhau.

Như vậy thi IELTS trên giấy hay trên máy tính chỉ khác nhau duy nhất ở hình thức thi: với bài thi giấy, bạn sẽ dùng viết chì để viết đáp án, còn với bài thi trên máy tính, bạn sẽ dùng con chuột và bàn phím.

Tuy nhiên, việc thi trên giấy và trên máy tính sẽ dẫn đến một số khác biệt mà bạn cần chú ý để lựa chọn cách thi phù hợp cho mình, đảm bảo điểm IELTS của bạn không bị ảnh hưởng bởi cách thi.

Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời về việc bạn nên chọn thi trên giấy hay trên máy tính: Bạn nên thi IELTS trên giấy hay trên máy tính?

Tìm kiếm các bài viết khác ở Tiếng Anh Mỗi Ngày

Xem tất cả các bài viết về IELTS

Ngành Ngôn Ngữ Hàn Quốc (Tiếng Hàn) Là Gì? Học Những Gì, Ra Trường Làm Gì?

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cũng được định hướng theo một số chuyên ngành khác nhau để phục vụ các lĩnh vực khác nhau của ngành nghề như:

Các môn học nền tảng của Ngôn ngữ Hàn Quốc như: Ngôn ngữ học tiếng Hàn; Đất nước học Hàn Quốc; Giao tiếp liên văn hóa; Ngữ dụng học tiếng Hàn; Ngôn ngữ học đối chiếu; Hình thái học tiếng Hàn; Hán tự tiếng Hàn; Ngôn ngữ học xã hội; Văn học Hàn Quốc; Văn hóa các nước Châu Á,…

– Ngôn ngữ Hàn Quốc chuyên ngành Tiếng Hàn Phiên dịch: Sinh viên được học các môn chuyên sâu như: Phiên dịch chuyên ngành; Biên dịch chuyên ngành; Kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch; Dịch nâng cao; Phân tích đánh giá bản dịch; Dịch văn học; Dịch phim Hàn Quốc; Dịch văn bản tin tức báo chí; Tiếng Hàn kinh tế – thương mại; Tiếng Hàn tài chính – ngân hàng; Tiếng Hàn quản trị – kinh doanh; Tiếng Hàn Du lịch – khách sạn; Tiếng Hàn y học; Tiếng Hàn luật pháp; Tiếng Hàn hành chính – văn phòng; Tiếng Hàn văn hóa – nghệ thuật; Tiếng Hàn kiến trúc – xây dựng; Tiếng Hàn công nghệ thông tin,…

– Ngôn ngữ Hàn Quốc chuyên ngành Tiếng Hàn Quốc Du lịch: Sinh viên được học các môn học chuyên sâu lĩnh vực Du lịch như: Phiên dịch; Biên dịch; Tiếng Hàn Du lịch – khách sạn; Quản trị kinh doanh lữ hành; Quản trị kinh doanh khách sạn; Nhập môn khoa học du lịch; Địa lý văn hoá du lịch Hàn Quốc; Kinh tế du lịch Hàn Quốc; Tìm hiểu văn hoá truyền thống Hàn Quốc; Lịch sử Hàn Quốc; Văn hoá kinh doanh Hàn Quốc; Nghiệp vụ lữ hành; Giao tiếp lễ tân,…

– Ngôn ngữ Hàn Quốc chuyên ngành Hàn Quốc học: Sinh viên được học các môn chuyên sâu như: Lịch sử Hàn Quốc; Nhập môn xã hội Hàn Quốc; Kinh tế – Chính trị Hàn Quốc; Hàn Quốc học; Tìm hiểu văn hoá truyền thống Hàn Quốc; Văn hoá Hàn Quốc và Hanlyu (làn sóng Hàn Quốc); Văn hoá giao tiếp Hàn – Việt; Văn hoá kinh doanh Hàn Quốc; Văn học Hàn Quốc; Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên;…

Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, các cử nhân Tiếng Hàn có thể đảm nhận vị trí công việc tại:

– Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hàn Quốc;

– Các tổ chức hữu nghị và các cơ quan thông tấn, báo chí; trường học, trung tâm ngoại ngữ, viện nghiên cứu; khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, bảo tàng;

– Chuyên viên marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại văn phòng trong các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tiếng Hàn.

– Cán bộ ngoại giao; nhân viên văn phòng; giám đốc; thư ký; trợ lý giám đốc; chuyên viên dịch thuật; hướng dẫn viên du lịch; giáo viên dạy tiếng Hàn.

Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ở đâu, trường nào?

Đại học Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

Đại học Sư phạm TP.HCM

Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế

Đại học Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng

Kỳ Thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia Tiếng Anh Là Gì? Những Quy Định Thi

Kể từ năm 2015 kỳ thi trung học phổ thông đã gộp lại với kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng thành kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Sự kiện này góp phần giảm thiểu gánh nặng cho các thí sinh và mở ra cơ hội xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Tại Việt Nam, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được biết đến là một sự kiện quan trọng được tổ chức hàng năm. So với các nước phương Tây thì quy định về thi cử trong kỳ thi có sự khác biệt và không biết rằng kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tiếng Anh là gì.Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tiếng Anh là gì? Cách thức tổ chức

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tiếng Anh là national high school exam. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2015 trở đi Quy chế thi được thực hiện như sau:

Thí sinh tham gia thi ít nhất 4 môn bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp. Bài thi tổ hợp bao gồm Khoa học tự nhiên(Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội(Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Đối tượng tham dự kỳ thi: Là các thí sinh học hết lớp 12 hoặc các chương trình tương đương THPT, những ai đã tốt nghiệp THPT có nguyện vọng tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

Điểm thi: Điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5 điểm trở lên được tính tổng điểm 4 môn thi, điểm trung bình của năm lớp 12, điểm khuyến khích và ưu tiên nếu có.

Cách thức xét tốt nghiệp: Do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi. Từ năm 2016, mỗi thí sinh sẽ được cấp một giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định.

Những quy định về nội dung thi

Đề thi: Mỗi môn thi có đề thi chính thức và dự bị kèm theo hướng dẫn chấm, thang điểm và đáp án. Tất cả đều được quản lý bảo mật. Trong đó, đề thi có sự phân loại theo trình độ và đảm bảo vừa sức để thí sinh có thể đậu tốt nghiệp.

Cách làm bài thi: Từ năm 2017, các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận.

Đối với bài thi toán có 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Đối với Ngữ văn bao gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn, thời gian làm bài 120 phút. Đối với Ngoại ngữ có 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút. Đối với các tổ hợp môn thi bao gồm 3 môn thi thành phần và mỗi môn có 40 câu, thời gian làm bài 50 phút.

Thí sinh thi 4 bài thi, trong đó có 3 bài thi bắt buộc bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng 1 bài thi tự chọn bao gồm các môn: Lý, Hóa, Sinh và các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân(THPT); Lịch sử, Địa lý(Giáo dục thường xuyên). Nếu muốn xét tuyển vào đại học có thể đăng ký dự thi các môn phù hợp theo quy định.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia có lợi ích và hạn chế nào?

Những thay đổi trong quy định của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 2017 đến nay đã mang lại các lợi ích giúp tiết kiệm chi phí, giảm tình trạng mở các “lò luyện thi”. Thay đổi cách học máy móc ở các môn xã hội mà chỉ tập trung vào các môn chính để tuyển sinh đại học. Đặc biệt, việc đổi mới hình thức thi ở các môn theo cách làm bài trắc nghiệm giúp kiểm tra được nhiều kiến thức nhằm tránh tình trạng “học tủ”.

Tuy nhiên, có những mặt hạn chế về điều kiện đi lại do việc tổ chức thi theo cụm và càng quan trọng hơn hết là tình trạng sai phạm diễn ra trong những năm sau đó. Cụ thể năm 2017 xuất hiện hàng nghìn điểm 10 và điểm sàn nhiều trường rất cao(29-30 điểm) do hình thức thi trắc nghiệm được đánh giá quá dễ hoặc khoanh bừa khó phân loại thí sinh. Đặc biệt, năm 2018 xảy ra những sai phạm hàng loạt trong việc nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Do vậy, từ năm 2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra những quy định nghiêm ngặt hơn để tránh tình trạng gian lận trong thi cử.