Học Đánh Vần Tiếng Việt Lớp 1 Tập 1 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Cách Đánh Vần Lạ Trong Sách Tiếng Việt Công Nghệ Giáo Dục Lớp 1

Theo sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1, các chữ “k”, “qu”, “c” đều đọc là “cờ”. Nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 lo lắng vì không biết dạy thế nào cho đúng.

Mới đây, mạng xã hội lan truyền clip giáo viên tiểu học hướng dẫn phụ huynh có con học lớp 1 về chương trình dạy học Tiếng Việt Công nghệ. Theo đó, chữ “k”, “qu”, “c” đều đọc là “cờ” và thay đổi cách đánh vần của các từ “iên”, “uôn”.

Cách đánh vần này được dạy trong cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 (gồm 3 tập, do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành). Hiện tại, chương trình phổ thông có 2 bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1, một cuốn khác là Tiếng Việt lớp 1 (gọi là bộ sách hiện hành).

Những điểm khác biệt so với cách học cũ

Trong Công nghệ Giáo dục, học sinh cần phân biệt rõ âm và chữ. Âm là vật thật, âm thanh. Chữ là vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm. Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ.

Thông thường, một âm được ghi lại bằng một chữ cái (a, b, d, đ, e, l, m,…). Tuy nhiên, theo sách Công nghệ Giáo dục lớp 1, một âm ghi lại bằng một chữ, nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau.

Do đó, một âm /chờ/ được ghi lại bằng một chữ ch (chữ: chờ) chứ không phải được ghép lại từ 2 chữ c và h.

Có những trường hợp một âm không phải chỉ được ghi lại bằng một chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ luật chính tả. Ví dụ : Âm /ngờ/ được ghi bằng 2 chữ: ng và ngh (ngờ kép).

Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ: c (cờ), k (ca) và q (cu).

Âm /ia/ được ghi bằng 4 chữ: iê, ia, yê, ya

Về phát âm, theo sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1, đánh vần theo âm, không đánh vần theo chữ.

Ví dụ : ca: /cờ/ – /a/ – ca/

ke: /cờ/ – /e/ – /ke/

quê: /cờ/ – /uê/ – /quê/

Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo luật chính tả : Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u.

Đánh vần theo cơ chế 2 bước:

Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần).

Ví dụ: ba : /bờ/ – /a/ – /ba/

Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang: Tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang). Ví dụ: bà: /ba/ – huyền – /bà/. Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.

Không phải lần đầu gây tranh luận

Năm 1986, bộ sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ra đời. Từ năm học 2013-2014, bộ sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại được đưa vào các trường tiểu học. Đến nay, gần 50 tỉnh, thành phố sử dụng. Tuy nhiên, cứ đến dịp đầu năm học, phụ huynh, giáo viên lại băn khoăn về câu chuyện thay đổi trong cuốn sách này.

Chị Thùy Trang – giáo viên tiểu học tại Hải Dương – cho biết tại trường chị dạy, sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục đã được triển khai 3 năm. Lúc triển khai, nhiều giáo viên, phụ huynh “kêu như vạc” nhưng vẫn phải thực hiện theo sự lựa chọn của ngành giáo dục tỉnh.

Tuy nhiên, Lê Liên – một giáo viên tại Ninh Bình – cho rằng với sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục, học sinh được học luật chính tả, viết đúng hơn kiểu truyền thống. Nếu như cách học cũ học sinh lớp 3 vẫn sai nhiều thì theo chương trình này, các em viết đúng ngay từ đầu. Cách học của cuốn sách này phù hợp vùng nông thôn và vùng cao, tránh tái mù chữ.

Chị Liên khuyên phụ huynh không nên nhìn vào sự “khác biệt” ban đầu mà cho rằng chương trình học khó hay không phù hợp.

Cô giáo hướng dẫn cách đánh vần lạ Clip lan truyền trên mạng được cho là hình ảnh của giáo viên đang hướng dẫn cách đánh vần kiểu mới.

Quy Trình Dạy Học Vần, Tập Đọc Lớp 1

Quy trình dạy học môn tập đọc lớp 1

Quy trình dạy học vần, tập đọc lớp 1 là bản quy trình các bước để dạy học vần và tập đọc cho học sinh lớp 1, bao gồm từ việc kiểm tra bài cũ cho tới học bài mới và kết thúc bài học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về.

Quy trình dạy học vần, tập đọc lớp 1

I. Quy trình dạy học vần lớp 1

1. Quy trình dạy học vần – Tiết 1

I. KIỂM TRA BÀI CŨ: II. DẠY HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Dạy vần

a) Nhận diện vần – Đánh vần

HS phân tích vần – đánh vần – đọc trơn (cá nhân, nhóm, cả lớp).

HS ghép vần – ghép tiếng – HS đọc tiếng vừa ghép.

GV viết bảng.

GV yêu cầu HS phân tích tiếng – đánh vần – đọc trơn tiếng (cá nhân, nhóm, cả lớp).

GV treo tranh giới thiệu từ khoá.

HS đọc từ (cá nhân, nhóm, cả lớp).

HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngược): 3 bậc (cá nhân, nhóm, cả lớp).

GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS.

* GV giới thiệu vần thứ hai: Tương tự vần thứ nhất.

HS so sánh hai vần vừa mới học.

– GV: Đúng rồi! Chính vì sự khác nhau đó nên có cách đọc khác nhau. Các em cần nắm vững sự giống nhau và khác nhau đó để khi viết khỏi bị nhầm lẫn.

* Nghỉ giữa tiết: Trò chơi “Gieo hạt! nảy mầm”

b) Hướng dẫn viết

c) Đọc từ ngữ ứng dụng

GV ghi hoặc gắn các từ ứng dụng lên bảng.

GV yêu cầu HS đọc thầm các từ này. HS đọc thầm.

GV yêu cầu HS lên bảng tìm và gạch dưới những tiếng chứa vần vừa học.

GV: Hãy đọc và phân tích các tiếng đó.

GV giải nghĩa các từ ứng dụng và đọc mẫu:

HS đọc từ ngữ ứng dụng(cá nhân, nhóm, cả lớp).

GV nhận xét, chỉnh sửa.

2. Quy trình dạy học vần – Tiết 2

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Luyện đọc

– HS đọc lại toàn bài ở tiết 1 (cá nhân)

* Luyện đọc câu, đoạn ứng dụng:

b) Luyện viết:

– HS luyện viết vào vở tập viết.

c) Luyện nói:

4. Củng cố, dặn dò:

HS đọc lại toàn bài – Trò chơi.

Về nhà tìm chữ có vần vừa học trong các sách báo. Đọc bài và xem bài sau.

II. Quy trình dạy tập đọc lớp 1

1. Quy trình dạy tập đọc – Tiết 1

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

GV gọi 2 – 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở bài tập đọc trước.

GV nhận xét, cho điểm.

II. DẠY HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

GV cho cả lớp hát bài Mẹ và cô rồi hỏi: Bài hát này nói tới ai?

GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu lần 1: HS nghe, xác định câu, dòng.

HS chỉ và nêu câu: Câu 1 từ … đến … GV đánh vị trí câu.

GV: Bài này có tất cả mấy câu?

HS: Tìm tiếng có vần khó đọc.

HS nêu, GV gạch chân.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc

* Luyện các tiếng, từ ngữ:

* Luyện đọc câu

Mỗi câu 2 HS đọc, mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu.

HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

* Luyện đọc đoạn, bài

Mỗi đoạn 2 – 3 HS đọc. HS đọc nối tiếp đoạn (cá nhân)

2 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.

* Thi đọc trơn cả bài

Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm.

GV nhận xét, cho điểm.

Hoạt động 3: Ôn các vần

a) Tìm tiếng trong bài có vần… (bài tập 1)

GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần …

HS đọc và phân tích các tiếng vừa tìm.

b) Tìm tiếng ngoài bài có vần … (bài tập 2)

c) Nói câu có tiếng chứa vần …

2. Quy trình dạy tập đọc – Tiết 2

Hoạt động 4: Luyện đọc đoạn, tìm hiểu bài đọc và luyện nói

a) Luyện đọc

b) Tìm hiểu bài:

HS đọc cá nhân từng câu hoặc đoạn của bài.

HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bài.

c) Thi đọc hay:

– HS thi đua đọc giữa các tổ.

d) Luyện nói

HS đọc tên bài luyện nói.

HS luyện nói theo gợi ý của GV.

III. CỦNG CỐ:

HS đọc toàn bài. Về nhà đọc bài và xem bài sau.

II. Một số bài tập đọc cho học sinh lớp 1

Bài 1: Trăng sáng sân nhà em

Sân nhà em sáng quá

Nhờ ánh trăng sáng ngời

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mí

Những đêm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi

Bài 2: Chú ếch

Có chú là chú ếch con

Hai mắt mở tròn nhảy nhót đi chơi

Gặp ai ếch cũng thế thôi

Hai cái mắt lồi cứ ngước trơ trơ

Em không như thế bao giờ

Vì em ngoan ngoãn biết thưa biết chào

Bài 3: Hoa sen

Hoa sen đã nở

Rực rỡ đầy hồ

Thoang thoảng gió đưa

Mùi hương thơm ngát

Lá sen xanh mát

Đọng hạt sương đêm

Gió rung êm đềm

Sương long lanh chạy

Bài 4: Tay bé

Bàn tay bé uốn uốn

Là dải lụa bay ngang

Bàn tay bé nghiêng sang

Là chiếc dù che nắng

Bàn tay bé dang thẳng

Là cánh con ngỗng trời

Bàn tay bé bơi bơi

Là mái chèo nho nhỏ

Bài 5: Con ong chuyên cần

Con ong bé nhỏ chuyên cần

Mải mê bay khắp cánh đồng gần xa

Ong đi tìm hút nhụy hoa

Về làm mật ngọt thật là đáng khen

Bài 6: Thạch Sanh

Đàn kêu: ai chém chằn tinh

Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?

Đàn kêu: ai chém xà vương

Đem nàng công chúa chiều Đường về đây?

Đàn kêu: hỡi Lý Thông mày

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong nhân?

Đàn kêu: Sao ở bất nhân

Biết ăn quả lại quên ơn người trồng?

Bài 8. Mẹ

Mỗi con đường tôi đã đi qua đều có hình bóng mẹ, dù vui, dù buồn. Tôi luôn tự hào với bạn bè của mình vì có người bạn thân là mẹ. Trải qua nhiều vấp ngã, thành công trong những bước đi đầu đời, tôi đã hiểu mẹ mãi mãi là người yêu thương tôi nhất. Cho dù tôi có là ai, tôi vẫn tự hào tôi là con mẹ.

Bài 9. Giàn mướp

Thật là tuyệt!

Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.

Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra: bằng ngón tay, bằng con chuột, rồi bằng con cá chuối to… Có hôm, chị em tôi hái không xuể. Bà tôi sai mang đi biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi mỗi người một quả.

Bài 10. Lời khuyên của bố

Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với niềm hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm điếc mà vẫn thích học.

Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đẫm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Bố tin rằng con sẽ luôn cố gắng và không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

Bài 11. Con quạ thông minh

Có một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một cái lọ nước. Nhưng nước trong lọ quá ít, cổ lọ lại cao, nó không sao thò mỏ vào uống được. Nó nghĩ ra một cách: nó lấy mỏ gắp từng viên sỏi bỏ vào lọ. Một lúc sau, nước dâng lên, quạ tha hồ uống.

Bài 12. Con cáo và chùm nho

Một con cáo nhìn thấy những chùm nho chín mọng trên cành liền tìm cách hái chúng. Nhưng loay hoay mãi Cáo ta vẫn không với tới được chùm nho. Để dẹp nỗi bực mình, cáo ta bèn nói:

– Nho còn xanh lắm!

III. Bí quyết dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả

Chương trình học lớp 1 trẻ phải học đánh vần, ghép chữ, luyện phát âm chuẩn. Trẻ ở độ tuổi này đã nói được rất nhiều nhưng trẻ chưa biết cách đánh vần và phát âm đúng, nhiều trẻ còn gặp vấn đề nói lặp, nói ngọng… ảnh hưởng đến giao tiếp. Trẻ bắt đầu luyện đánh vần lớp 1 cần có phương pháp phù hợp để tạo hứng khởi cũng nhưng giúp trẻ dễ tiếp thu nhất. Gợi ý cho cha mẹ giúp con luyện đánh vần hiệu quả:

Chính cha mẹ sẽ là người đồng hành cùng con, tập đánh vần, luyện giọng chuẩn để làm gương cho bé. Kiên trì để bé không cảm giác bị áp lực, giúp trẻ ghi nhớ, hình thành phản xạ tự nhiên.

Cách Đánh Vần Tiếng Việt 2022

Bảng đánh vần tiếng Việt mới

Học đánh vần là bài học rất quan trọng đối với các bé chuẩn bị bước vào lớp 1. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bảng chữ cái đánh vần, cách đánh vần tiếng Việt cho học sinh lớp 1 đơn giản dễ hiểu giúp các bé nắm được cách đánh vần chuẩn nhất.

1. Bảng chữ cái tiếng VIệt

Đối với trẻ nhỏ cần tạo ra tâm lý thoải mái nhất trong quá trình học chữ cái. Nên kết hợp hình ảnh gắn liền với chữ cái cần học để tăng sự hứng thú đối với ngôn ngữ cần học và giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn. Đối với việc dạy bảng chữ cái thì giáo viên đứng lớp cũng phải lưu ý rằng cần phải đưa ra cách đọc thống nhất cho các chữ cái, cách tốt nhất là hướng dẫn trẻ đọc theo âm khi được ghép vần trong quá trình giảng dạy.

2. Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dục

Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam thì hiện nay bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái. Đây là con số không quá lớn để nhớ đối với mỗi học sinh trong lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Việt. Các chữ cái trong bảng chữ cái đều có hai hình thức được viết, một là viết nhỏ hai là viết in lớn.

– Chữ hoa – chữ in hoa – chữ viết hoa đều là những tên gọi của kiểu viết chữ in lớn.

– Chữ thường – chữ in thường – chữ viết thường đều được gọi là kiểu viết nhỏ.

Ngoài các chữ cái truyền thống có trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn thì hiện nay bộ giáo dục còn đang xem xét những ý kiến đề nghị của nhiều người về việc thêm bốn chữ mới vào bảng chữ cái đó là: f, w, j, z. Vấn đề này đang được tranh luận hiện chưa có ý kiến thống nhất. Bốn chữ cái được nêu trên đã được xuất hiện trong sách báo nhưng lại không có trong chữ cái tiếng Việt. Bạn có thể bắt gặp những chữ cái này trong các từ ngữ được bắt nguồn từ các ngôn ngữ khác như chữ “Z” có trong từ Showbiz,…

3. Các phụ âm ghép, các vần ghép trong Tiếng Việt

Các phụ âm ghép trong Tiếng Việt: Các vần ghép trong Tiếng Việt

4. Các dấu câu trong Tiếng Việt

Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu ( ´ ).

Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu ( ` ).

Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng

Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu ( ~ ).

Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu ( . )

5. Cách Đánh Vần Các Chữ Trong Tiếng Việt

6. Cách đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt chuẩn Bộ GD-ĐT

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng.

Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm các nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư, oo. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

– a và ă là hai nguyên âm. Chúng có cách đọc gần giồng nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng, khẩu hình phát âm.

– Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự giống nhau cụ thể là âm Ơ thì dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn.

– Đối với các nguyên âm, các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă cần đặc biệt chú ý. Đối với người nước ngoài thì những âm này cần học nghiêm chỉnh bởi chúng không có trong bảng chữ cái và đặc biệt khó nhớ.

– Đối với trong chữ viết tất cả các nguyên âm đơn đều chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở cùng một vị trí gần nhau. Đối với tiếng Anh thì các chữ cái có thể xuất hiện nhiều lần, thậm trí đứng cùng nhau như: look, zoo, see,… Tiếng Việt thuần chủng thì lại không có, hầu hết đều đi vay mượn được Việt hóa như: quần soóc, cái soong, kính coong,…

– Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.

– Khi dạy cách phát âm cho học sinh, dựa theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm. Cách miêu tả vị trí mở miệng và của lưỡi sẽ giúp học viên dễ hiểu cách đọc, dễ dàng phát âm. Để học tốt những điều này cần tới trí tưởng tưởng phong phú của học sinh bởi những điều này không thể nhìn thấy bằng mắt được mà thông qua việc quan sát thầy được.

Trong bảng chữ cái tiếng Việt có phần lớn các phụ âm, đều được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó là: b, t, v, s, x, r… Ngoài ra còn có chín phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:

– Ph: có trong các từ như – phở, phim, phấp phới.

– Th: có trong các từ như – thướt tha, thê thảm.

– Tr: có trong các từ như – tre, trúc, trước, trên.

– Gi: có trong các từ như – gia giáo, giảng giải,

– Ch: có trong các từ như – cha, chú, che chở.

– Nh: có trong các từ như – nhỏ nhắn, nhẹ nhàng.

– Ng: có trong các từ như – ngây ngất, ngan ngát.

– Kh: có trong các từ như – không khí, khập khiễng.

– Gh: có trong các từ như – ghế, ghi, ghé, ghẹ.

– Trong chữ cái tiếng Việt có một phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái: chính là Ngh – được ghép trong các từ như – nghề nghiệp.

Không chỉ có thế mà còn có ba phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau cụ thể là:

– /k/ được ghi bằng:

K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, …);

Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que…)

C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,…)

– /g/ được ghi bằng:

Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,…)

G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,…)

– /ng/ được ghi bằng:

Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe…)

Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón…)

7. Những chú ý trong phát âm và đánh vần Tiếng Việt

Mặc dù đại thể tiếng Việt chúng ta đã thành hệ thống thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điểm ngoại lệ gây khó khăn khi dạy vần tiếng Việt:

Trường hợp vần gi, ghép với các vần iêng, iếc thì bỏ bớt i.

Trường hợp ngược lại là hai chữ chỉ đọc một âm: chữ g và gh đọc là gờ. Ðể phân biệt, giáo viên đọc gờ đơn (g) và gờ kép (gh). Tương tự với chữ ng (ngờ đơn) và ngh (ngờ kép).

Trường hợp chữ d và gi: mặc dù thực chất hai chữ nầy phát âm khác nhau như trong từ gia đình và da mặt, nhưng học sinh thường lẫn lộn (đặc biệt phát âm theo giọng miền Nam). Ðể phân biệt, giáo viên đọc d là dờ và gi đọc là di.

Một âm được ghi bằng nhiều chữ cái: âm cờ được ghi bằng 3 chữ c, k và q. Khi dạy, c đọc cờ, k đọc ca và q đọc cu. Ðặc biệt âm q không bao giờ đứng một mình mà luôn đi với u thành qu đọc là quờ. Âm i có i ngắn và y dài.

Đề Tài 1: Cách Phát Âm Và Đánh Vần.

Trình Bày: Ngô Thị Quý Linh

NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM – CÁCH PHÁT ÂM 29 MẪU TỰ, NHẬN CHỮ, NHẬN ÂM, ĐÁNH VẦN

I. Các chữ cái

Chữ in hoa

A       Ă              B       C       D       Đ       E       Ê       G       H       I        K 

L       M      N       O       Ô       Ơ       P       Q       R       S       T       U       Ư

V       X       Y

Chữ in thường

a        ă        â        b        c        d        đ        e        ê        g        h        i         k

l         m       n        o        ô        ơ        p        q        r        s        t         u        ư

v        x        y

*10 nguyên âm: đó là những chữ cái đọc lên tự nó có thanh âm: a, e, i, o, u, y, và các biến thể ê, ô, ơ, ư. Tên chữ và âm chữ đọc giống nhau.

2 bán nguyên âm: ă, â. Hai chữ này không đứng riêng một mình được, phải ghép với một trong các phụ âm c, m, n, p, t.

Vần ghép từ nguyên âm: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ia, iu, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, ưa, uê, ui, uy, ưi, iêu, yêu, oao, oai, oay, uôi, ươi, ươu, uya, uyu…

Vần ghép từ một hay hai nguyên âm hợp với một hay hai phụ âm: ac, ăc, âc, am, ăm, âm, an, ăn, ân, ap, ăp, âp, at, ăp, ât, em, êm, en, ên, ep, êp, et, êt, …, inh, iêng, uông, …

*Phụ âm là những chữ tự nó không có âm, ghép vào nguyên âm mới có âm được.

15 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, r, s, t, v, x.

2 phụ âm không đứng một mình được: p và q. Chúng ta chỉ có chữ bắt đầu bằng ph và qu, không có chữ bắt đầu bằng p hay q đứng một mình trong tiếng Việt. Ví dụ: quà, phở, quê, cà phê.

Ghi chú: Chữ “p” có thể dùng để phiên âm hay ký âm những danh từ riêng hay danh từ chung của dân sắc tộc thiểu số hay người ngoại quốc. Ví dụ: pin (từ chữ “pile” tiếng Pháp).

11 phụ âm ghép: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr.

II. Cách phát âm.

Chữ viết      Tên chữ     Phát âm            

A                a                      a                                             

Ă                ă                      á                                             

                â                      ớ

B                bê                    bờ

C                 xê                    cờ

D                dê                    dờ

Đ                đê                    đờ

E                e              e

Ê                ê              ê

G                giê                    gờ

H                hát                   hờ

I                  i                       i

K                ca                     cờ

L                el-lờ                  lờ

M               em-mờ             mờ

N                en-nờ               nờ

O                o                      o

Ô                ô                      ô

Ơ                ơ                      ơ

P                 pê            pờ

Q                cu/quy             cờ

R                 e-rờ                  rờ

S                 ét-sì                  sờ

T                 tê             tờ

U                u                      u

Ư                ư                      ư

V                vê                    vờ

X                ích-xì               xờ

Y                i- gờ-rếch         i

III.       Đánh vần

Với cách đánh vần tiếng Việt, ngay từ bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh bắt đầu từ một tiếng đơn giản là nguyên liệu tạo nên các từ đơn và từ phức tạp trong tiếng Việt. Cũng vì vậy, học sinh chỉ học ít tiếng nhưng lại biết được nhiều từ những tiếng mà các em đã biết.

Ai và ay, ui và uy đọc khác nhau.

I hay Y đứng sau một phụ âm có thể tùy nghĩa của chữ mà dùng “i” hay” y”.

Khi chữ “i” đứng liền ngay trước phụ âm: ch, m, n, p hay t, thì viết “i”.

Hai chữ cái “c” (xê), “k” (ca) đều đọc là “cờ”.

  – Chữ “c” đi với các nguyên âm: a, o, u và các biến thể nguyên âm: ă, â, ô, ơ, ư.

  – Chữ “k” đi với các nguyên âm: e, i, y và biến thể nguyên âm: ê.

Chữ “g” và “gh” đọc là “gờ”.

  – Chữ “g” đi với các nguyên âm: a, o, u và biến thể nguyên âm: ă, â, ô, ơ, ư.

  – Chữ “gh” đi với các nguyên âm: e, i và biến thể nguyên âm: ê.

Chữ “ng” và “ngh” đọc là “ngờ”.

  – Chữ “ng” đi với các nguyên âm: a, o, u và các biến thể: ă, â, ô, ơ, ư.

  – Chữ “ngh” đi với các nguyên âm: e, i và biến thể: ê.

Chữ “gi” phát âm là “giờ”. Nếu vần ghép bắt đầu bằng “i” thì vì trùng với “i” của phụ âm đầu từ “gi” nên đơn giản bớt một “i”.

Ví dụ: gi + iếng = giếng

Khi đọc tắt những chữ cái tên của một hãng hay là bảng số xe, ví dụ: ABC, chúng ta đọc tên chữ là “a”, “bê”, “xê”, chứ không đọc là “a”, “bờ”, “cờ”.

Âm và thanh –

Âm là tiếng phát ra của một chữ: a, o, u, …

Thanh là giọng lên xuống làm cho âm đó biến ra tiếng khác: á, ò, ũ, …

Một âm có thể biến đổi do sáu thanh:

Hai thanh bằng: đoản bình thanh, tràng bình thanh.

Bốn thanh trắc: thượng thanh, hạ thanh, khứ thanh, hồi thanh.

đoản bình thanh không có dấu

tràng bình thanh có dấu huyền

thượng thanh có dấu sắc

hạ thanh có dấu nặng

khứ thanh có dấu ngã

hồi thanh có dấu hỏi

Trong sáu thanh ấy, một thanh không có dấu giọng và năm thanh có dấu giọng.

Dấu giọng – Năm dấu giọng này rất quan trọng đối với tiếng Việt. Nếu dấu giọng bị bỏ sót hay sai dấu thì nghĩa của chữ bị thay đổi.

Năm dấu giọng là:

 dấu huyền (à)

dấu sắc (á)

dấu hỏi (ả)

dấu ngã (ã)

dấu nặng (ạ)

Tiếng nào viết không có dấu giọng thì giọng tự nhiên bằng phẳng.

Những tiếng không có dấu giọng hay có dấu huyền thuộc về âm bằng.

Những tiếng có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã và dấu nặng thuộc về âm trắc.

Một tiếng đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh, luôn luôn phải có: vần – thanh, có tiếng không có âm đầu.

Ví dụ 1. Tiếng on có vần “on” và đoản bình thanh (không dấu), không có âm đầu. Đánh vần: o – nờ – on.

Ví dụ 2. Tiếng òn có vần “on” và tràng bình thanh (dấu huyền), không có âm đầu. Đánh vần: o – nờ – on – huyền – òn.

Ví dụ 3. Tiếng còn có âm đầu là “c”, có vần “on” và tràng bình thanh (dấu huyền). Đánh vần: cờ – on – con – huyền – còn.

Ví dụ 4. Tiếng ngọn có âm đầu là “ng”, có vần “on” và hạ thanh (dấu nặng). Đánh vần: ngờ – on – ngon – nặng – ngọn.

Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Ví dụ 1. Tiếng Nguyễn có phụ âm đầu là “ng”, có vần “uyên” và khứ thanh (dấu ngã). Vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “n”. Đánh vần “uyên” là: u – i – ê – nờ – uyên hoặc u – yê – nờ – uyên. Đánh vần “Nguyễn” là: ngờ – uyên – nguyên – ngã – nguyễn.

Ví dụ 2. Tiếng ảnh, không có phụ âm đầu, có vần “anh” và hồi thanh (dấu hỏi). Vần “anh” có âm chính “a”, âm cuối là “nh”. Đánh vần: anh – hỏi – ảnh.

Ví dụ 3. Tiếng nóng có phụ âm đầu là “n”, vần là “ong” và thượng thanh (dấu sắc). Đánh vần “ong”: o – ngờ – ong. Đánh vần tiếng “nóng”: nờ – ong – nong – sắc – nóng.

Ví dụ 4. Tiếng nghiêng có phụ âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và đoản bình thanh (không dấu). Vần “iêng” có âm chính “iê” và phụ âm cuối là “ng”. Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ – iêng – nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Ví dụ 5. Với từ có 2 tiếng Con cò, ta đánh vần từng tiếng: cờ – on – con – cờ – o – co – huyền – cò.

Một chút lịch sử về cách dạy đánh vần tiếng Việt

Trước năm 1935, các phụ âm gọi theo tên chữ, ví dụ: “b” là “bê”, “l” là “en-lờ”, “ngh” là “en-nờ-dê-hát”. Từ năm 1935 trở đi, có quy định mới cho chương trình học từ lớp đồng-ấu như sau:

“Học quốc-ngữ, cấm không được đánh vần theo lối cũ, nghĩa là không được gọi tên chữ mà phải gọi âm chữ”.

Do đó, “b” đọc là “bơ”, “l” đọc là “lơ”, “t” đọc là “tơ”, “ngh” đọc là “ngơ”, …

“gh” gọi là “gơ kép” để phân biệt với “g” gọi là “gơ đơn”;

“ngh” gọi là “ngơ kép” để phân biệt với “ng” gọi là “ngơ đơn”.

Người Việt từ xưa quen học chữ nho là một thứ chữ tượng hình, cho nên khi học tiếng Việt, các sách dạy vần ngày trước đều bắt đầu dạy bằng những chữ có nét giản dị, gạch một nét, hai nét, đường thẳng, đường tròn, rồi từ từ mới đến các chữ phức tạp khác.

Ví dụ: khi bắt đầu thì học chữ i, chữ u, chữ ư, chữ o, chữ e, chữ t, chữ l.

Sau đó, đến một giai đoạn, có thể là trong khoảng 1945 đến 1956, vì lý do chính trị, thay đổi chính phủ và nền hành chánh, từ một nước thuộc địa của Pháp thành ra một quốc gia độc lập, cho nên cách dạy đánh vần tiếng Việt đã trở lại như trước, không theo cách dạy thời thuộc Pháp (sách Quốc-văn Giáo-khoa Thư). Cách đọc các phụ âm khi đánh vần là “bê”, “xê”, “dê”.

Năm 1956, sau khi nền Đệ-nhất Cộng-hòa được thành lập, nghị định và định chế về ngôn ngữ của Bộ Quốc-gia Giáo-dục miền Nam Việt-Nam thay đổi cách đọc các phụ âm cho phù hợp với cách phát âm của âm vị.

Ví dụ: “b” phát âm là “bờ”, “c” phát âm là “cờ”.

Học sinh ghép vần trước, sau đó ghép phụ âm đầu vào với vần và thanh.

Các nhà ngôn ngữ học cho là theo cách này dễ ghép âm hơn là cách đánh vần theo kiểu cũ.

Ví dụ:

Trước năm 1956: từ BÀN, đánh vần là “bê-a-ba-en-nờ-ban-huyền-bàn”.

Sau năm 1956: từ BÀN, ghép vần như sau: “a-nờ-an-bờ-an-ban-huyền-bàn”.

Trong tiếng Việt cũng như mọi ngôn ngữ, mỗi một tiếng có một nghĩa khác nhau, đọc và viết khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều tiếng đọc hơi giống nhau và cách viết khác đi. Do đó, chúng ta cần phải biết đọc và viết cho đúng để khỏi nhầm lẫn chữ nọ với chữ kia.

Theo học giả Lê Ngọc Trụ thì “Vấn-đề chánh-tả Việt-ngữ là vấn-đề tự-nguyên-học. Muốn viết trúng một tiếng, ngoài cách phát-âm đúng, phải biết nghĩa-lý hoặc nguồn-gốc của tiếng đó.” Muốn viết đúng chính tả, ông nói nên chú ý ba điểm sau:

Không viết sai phần âm khởi đầu;

Không viết sai các vận cuối;

Luật hỏi ngã.

Tiếng Việt cũng có hệ thống mạch lạc và hợp lý, có nguyên tắc cốt yếu là “luật tương-đồng đối-xứng của các âm-thể”, có nghĩa là “các âm-thể đồng tánh-cách phát-âm và đồng chỗ phát-âm đi chung nhau và đổi lẫn cho nhau.” Nếu hiểu được nguyên tắc này và hiểu được nguồn gốc tiếng Việt thì ta sẽ hiểu được nghĩa lý của mỗi tiếng, từ đó việc thống nhất chính tả và điển chế văn tự sẽ dễ dàng hơn.

Tham khảo:

Việt-Nam Văn-Phạm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm

Tiểu-học Việt Nam Văn-Phạm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Quang Oánh

Quốc-văn Giáo-khoa-thư, Lớp Đồng-Ấu, Việt-Nam Tiểu-Học Tùng-Thư, do Nha Học-chính Đông-pháp giao cho Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận soạn.

Chánh Tả Việt Ngữ của Lê Ngọc Trụ

Học đọc tiếng Việt của Đỗ Quang Vinh

Vần Việt ngữ, Nhóm Lửa Việt thực hiện

Văn Phạm Tiếng Việt, Nguyễn Ngọc Lan, cựu giáo sư

NGÔ THỊ QUÝ LINH

Tháng Bảy Năm 2019

Nhà giáo Ngô Thị Quý Linh

* Đã xuất bản một số sách soạn cho thanh thiếu niên từ năm 1990.* Tác giả một số tác phẩm về lịch sử và văn hóa Việt Nam:

  – Sử Xanh Lưu Truyền (1991) – Lời Mẹ Hiền qua tục ngữ ca dao (1993) – Lược sử Triết lý Giáo dục Việt Nam (1997) – Lịch sử Việt Nam từ thuộc Pháp đến Độc Lập, 1858-1945 (2002) – Việt Nam và Công cuộc Duy Tân (2019)

* Cố vấn cho Viện Bảo Tàng Thiếu Nhi tại Houston (Children’s Museum of Houston) năm 2004 để thực hiện triển lãm “Con Rồng Cháu Tiên”.

* Thành lập Trường Truyền Thống Việt từ năm 2006.

* Phụ trách chương trình Văn Hóa Việt trên đài Saigon Houston từ năm 2007.

* Cộng tác từ năm 2014 với Nhóm Thực Hiện Từ Điển Việt Nam tại Hải Ngoại do Giáo sư Nguyễn Song Thuận chủ trương.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…