Đề Thi Đại Học Môn Tiếng Anh Ở Hàn Quốc / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Theolympiashools.edu.vn

Thử Sức Với Đề Thi Môn Tiếng Việt Trong Kỳ Thi Đại Học Hàn Quốc 2023

Tuy chỉ là kiến thức ngữ pháp, từ vựng thông thường nhưng đề thi môn Ngoại ngữ Tiếng Việt lại khiến người Hàn Quốc vò đầu bứt tóc vì… khó!

Ngày 14/11 vừa qua, gần 595.000 học sinh lớp 12 ở Hàn Quốc bước vào kỳ thi kiểm tra năng lực quốc gia CSAT (còn gọi Suneung). Đây là cuộc thi khốc liệt bậc nhất ở xứ sở kim chi.

Trong vòng 8 tiếng, các sĩ tử sẽ thực hiện bài thi các môn Hàn ngữ, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Khoa học (tự chọn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội), Ngoại ngữ 2.

Bên cạnh môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh, sĩ tử lựa chọn thêm một môn ngoại ngữ thứ 2 để thi. Từ năm 2013, tiếng Việt được đưa vào danh sách ngoại ngữ thứ 2, bên cạnh các ngôn ngữ khác như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hoa, Nhật, Nga.

Trong các môn ngoại ngữ thứ hai, tiếng Việt là môn được sĩ tử Hàn Quốc lựa chọn thi nhiều nhất.

Đề thi môn tiếng Việt tại kỳ thi đại học Hàn Quốc khiến sĩ tử bối rối

Đề thi tiếng Việt trong kỳ thi tuyển sinh Đại học ở Hàn Quốc gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm: Kiểm tra ngữ pháp, từ vựng, cách dùng từ trong tiếng Việt, kéo dài trong 40 phút.

Vì chúng ta là người Việt nên sẽ thấy đề thi này siêu dễ nhưng với người Hàn Quốc thì đó là một thử thách vô cùng lớn. “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, những câu hỏi tưởng chừng đơn giản lại là câu đánh đố đối với thí sinh dự thi Đại học ở Hàn. Đề thi được trình bày bằng cả tiếng Việt và tiếng Hàn.

Đề thi vào các trường Đại học Hàn Quốc sẽ do những giáo viên giỏi biên soạn. Thầy cô sẽ được đưa đến một địa điểm bí mật, bị cách ly và cắt đứt liên lạc với bên ngoài cho đến khi kỳ thi kết thúc. Điều này để tránh việc đề thi có thể bị lộ ra bên ngoài.

Quan hệ hợp tác trên nhiều mặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc khiến nhu cầu học tiếng Việt của các sinh viên và người Hàn cũng tăng cao. Thậm chí, học tiếng Việt còn trở thành “cơn sốt” tại quốc gia này, ngày càng nhiều người, đặc biệt giới trẻ và dân văn phòng lựa chọn ngôn ngữ thứ 2 này.

Những kiến thức từ vựng, ngữ pháp đơn giản với người Việt nhưng thực sự phức tạp với sĩ tử Hàn Quốc.

Theo Yonhap, 8h40 sáng 14/11, kỳ thi kiểm tra năng lực quốc gia CSAT (hay còn gọi là Suneung) chính thức diễn ra tại 1.185 điểm thi trên toàn quốc.

Năm nay, kỳ thi có sự tham gia của 548.734 thí sinh. Trong đó có 394.024 em là học sinh trung học – con số thấp nhất kể từ năm 1993.

CSAT được tổ chức mỗi năm một lần và được coi là cuộc thi quan trọng, áp lực bậc nhất tại quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Giờ làm việc tại các văn phòng công cộng bị trì hoãn một tiếng đến 10 giờ sáng để tránh tắc nghẽn giao thông khi các thí sinh đến điểm thi. Các chuyến bay bị trì hoãn 35 phút (từ 13h đến 13h40 phút chiều) để tránh tiếng ồn khi các bài kiểm tra nghe tiếng Anh diễn ra.

Năm nay, kết quả thi đại học dự kiến được công bố vào ngày 4/12.

Lệ Thu

Tiếng Việt Là Môn Thi Ngoại Ngữ Vào Đại Học Ở Hàn Quốc

Bên cạnh các môn thi bắt buộc, mới đây, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt vào kỳ thi đại học của nước này.

Xứ sở kim chi nổi tiếng có nền giáo dục cùng những kỳ thi căng thẳng nhất trên thế giới. Cũng như nhiều nước châu Á, người dân Hàn Quốc coi việc đỗ đại học là chìa khóa của sự thành công. Học sinh phải chịu áp lực học tập và thi cử nặng nề.

Kỳ thi căng thẳng

Hệ thống giáo dục Hàn Quốc theo mô hình 6 – 3 – 3. Nghĩa là, cấp tiểu học kéo dài 6 năm, trung học cơ sở 3 năm và 3 năm THPT.

Từ năm 1995, Hàn Quốc không có kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh muốn tốt nghiệp trung học và xét tuyển vào đại học phải trải qua một kỳ thi chung.

Theo quy định của Bộ Giáo dục nước này, học sinh cả nước sẽ làm cùng một đề thi vào ngày thứ năm của tuần thứ hai tháng 11 hàng năm. Năm 2023, kỳ thi diễn ra vào ngày 8/11.

Kỳ thi căng thẳng bắt đầu từ 8h sáng đến 17h, với 5 môn thi: Quốc ngữ, Toán, tiếng Anh, các môn xã hội (Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Pháp luật và xã hội, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa) hoặc các môn khoa học (Lý, Hóa, Sinh), các môn ngoại ngữ thứ hai (tiếng Việt, tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, tiếng Ả Rập…).

Theo kênh truyền hình Ariang News, năm 2014, 594.617 người tham gia kỳ thi chung, còn năm 2023 có 585 332 thí sinh.

Trong số các môn ngoại ngữ thứ hai thi vào đại học, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt. Bài thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra ngữ pháp, từ vựng, cách dùng từ trong tiếng Việt. Môn thi kéo dài trong 40 phút.

Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, học sinh trung học quốc tế Busan, cho biết: “Hình thức thi chủ yếu là trắc nghiệm. Một số trường có chuyên ngành đặc biệt sẽ thi riêng như Đại học Mỹ thuật thi vẽ, Học viên Âm nhạc thi biểu diễn và hát”.

Đề thi được hàng trăm giáo viên giỏi biên soạn. Những thầy cô sẽ ở một địa điểm bí mật, phải cắt đứt liên lạc hoàn toàn với bên ngoài và bị cách ly như vậy cho tới khi kỳ thi kết thúc. Năm 2014, tổng cộng 696 thầy cô tham gia ban ra đề.

Sau khi có kết quả thi đại học, học sinh căn cứ điểm để nộp hồ sơ xét tuyển. Mỗi trường có một mức điểm chuẩn khác nhau, thay đổi theo số sinh viên đăng ký từng năm.

“Các trường đại học tốt nhất Hàn Quốc là Học viện KAIST, Đại học Seoul, năm nào cũng có điểm chuẩn cao. Thi đại học tại Hàn Quốc cực kỳ căng thẳng, không khác gì ở Việt Nam”- Thúy Quỳnh nhận xét.

“Kỳ thi địa ngục”

Đó là tên gọi mà nhiều người dành cho kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Việc ghi danh vào một trường đại học sẽ là bước đầu tiên đảm bảo nghề nghiệp tương lại, cuộc sống đầy đủ, thậm chỉ ảnh hưởng đến cả hôn nhân.

Nếu không vượt qua kỳ thi này, cánh cửa tương lai có thể đóng sập lại với nhiều bạn trẻ. Hàng năm, sau khi báo kết quả kỳ thi, có những học sinh tự tử vì biết mình trượt.

Thúy Quỳnh cho biết, việc thí sinh khóc trong lúc làm bài là rất bình thường. Có những người vừa bước ra khỏi trường đã ngất xỉu. “Chính mình cũng khóc nức nở ngay khi kết thúc bài thi môn Lý”- nữ sinh nhớ lại.

Lương Quang Huy, sinh viên Đại học Bách khoa Cheongju cho biết: “Không chỉ thí sinh và gia đình mới lo lắng. Gần như cả đất nước cùng đồng hành với kỳ thi này, từ cha mẹ, thầy cô, cảnh sát, đến các em học sinh lớp dưới”.

Nam sinh này cho hay, vào ngày thi, nhiều hoạt động, từ quân đội, tài chính, giao thông đều phải lùi giờ làm việc; giảm thiểu tiếng ồn. Nhiều chuyến bay bị hoãn trong phần Nghe của môn tiếng Anh. Các đền chùa, nhà thờ liên tục tổ chức cầu nguyện trong mùa thi.

Theo tạp chí giáo dục Quartz của Hàn Quốc, học sinh nước này có xu hướng học nhiều nhất trên thế giới. Năm 2012, tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thống kê: Với giờ học trung bình là 1.020 giờ một năm, học sinh Hàn Quốc đang học quá 134 giờ so với tiêu chuẩn.

Đề Thi Môn Tiếng Việt Tại Kỳ Thi Đại Học Hàn Quốc Khiến Sĩ Tử Bối Rối

Sự lắt léo trong cách đặt câu hỏi, đưa chi tiết trong đề thi không chỉ khiến thí sinh Hàn bối rối mà ngay cả người Việt Nam cũng làm sai.

Ngày 14/11, 548.734 thí sinh tại Hàn Quốc bước vào kỳ thi kiểm tra năng lực quốc gia CSAT (hay còn gọi là Suneung). Đây được xem là cuộc chạy đua khốc liệt bậc nhất của những học sinh tại xứ sở kim chi.

Bên cạnh môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh, sĩ tử lựa chọn thêm một môn ngoại ngữ thứ 2 để thi.

Từ năm 2013, tiếng Việt được đưa vào danh sách ngoại ngữ thứ 2, bên cạnh các ngôn ngữ khác như Pháp,

Đề thi tiếng Việt gồm 30 câu trắc nghiệm, mục đích kiểm tra ngữ pháp, từ vựng, cách sử dụng tiếng Việt. Thí sinh có thời gian làm bài 40 phút. Đề thi được trình bày bằng cả tiếng Việt và tiếng Hàn.

Vua Hùng, bánh tôm Hồ Tây, lễ đầy tháng trẻ con… là những nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam được đưa vào đề.

Nhiều người nhận xét, nếu là người Việt khi xem đề cảm giác rất đơn giản, nhưng là người Hàn Quốc sẽ cảm thấy khó khăn vì “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” – chỉ cần đổi vị trí một chữ, nghĩa của câu trong đề và trong đáp án để chọn đã khác nhau hoàn toàn.

Sandy – một du học sinh người Hàn tại chúng tôi – từng chia sẻ trên trang blog của mình rằng chính một người bạn Việt của cô còn làm sai đề thi năm 2023 vì nhầm lẫn, bản thân cô cũng bối rối.

Cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều mặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhu cầu học tiếng Việt của các sinh viên và người Hàn cũng tăng cao.

Thậm chí, học tiếng Việt còn trở thành “cơn sốt” tại xứ sở kim chi, ngày càng nhiều người, đặc biệt dân văn phòng lựa chọn ngôn ngữ thứ 2 này.

Năm 2023, chỉ riêng một khu vực sầm uất gần ga tàu điện ngầm Gangnam, phía Nam thủ đô Seoul đã có tới 8 trung tâm dạy tiếng Việt được mở. Năm 2023, toàn đất nước Hàn Quốc có khoảng 800 người tham gia cuộc thi nói thạo tiếng Việt, tăng 15% so với năm 2023.

Không chỉ phục vụ cho các gia đình có con em lai Việt – Hàn theo học, các trung tâm mở rộng phục vụ nhiều đối tượng có nhu cầu, chất lượng và quy mô cũng ngày được nâng cao.

Cùng Giải Thử Đề Thi Tiếng Việt Tại Kỳ Thi Đại Học Hàn Quốc 2023

Hệ thống giáo dục Hàn Quốc theo mô hình 6 – 3 – 3. Nghĩa là, cấp tiểu học kéo dài 6 năm, THCS 3 năm và 3 năm THPT.

Từ năm 1995, Hàn Quốc không có kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh muốn tốt nghiệp trung học và xét tuyển vào đại học phải trải qua một kỳ thi chung.

Theo quy định của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, kỳ thi đại học trên toàn quốc sẽ diễn ra trong cùng ngày thứ Năm của tuần thứ 2 tháng 11 hàng năm. Các thí sinh sẽ phải thi chung các môn thi như bên dưới.

⇢ Thi đại học ở Hàn Quốc và những điều chưa biết

Kỳ thi căng thẳng bắt đầu từ 08:00 ~ 17:00, với 5 môn thi: Quốc ngữ, Toán, tiếng Anh, các môn xã hội (Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Pháp luật và xã hội, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa) hoặc các môn khoa học (Lý, Hóa, Sinh), các môn ngoại ngữ thứ hai (tiếng Việt, tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, tiếng Ả Rập…).

Hình thức thi chủ yếu là trắc nghiệm. Một số trường có chuyên ngành đặc biệt sẽ thi riêng như Đại học Mỹ thuật thi vẽ, Học viện Âm nhạc thi biểu diễn và hát. Vì phải thi từ sáng tới tối nên việc thí sinh khóc trong lúc làm bài là rất bình thường. Có những người vừa bước ra khỏi trường đã ngất xỉu.

Sau khi có kết quả thi đại học, học sinh căn cứ điểm để nộp hồ sơ xét tuyển. Mỗi trường có một mức điểm chuẩn khác nhau, thay đổi theo số sinh viên đăng ký từng năm.

Từ năm 2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc chọn Tiếng Việt là môn ngoại ngữ thứ 2 trong danh sách các môn thi tuyển sinh đại học.

Hiện nay, nhiều trường đại học ở Hàn Quốc đã có khoa Tiếng Việt, còn ở bậc phổ thông chỉ mới có trường THPT Ngoại ngữ Chungnam (thành phố Cheonan) có khoa Tiếng Việt thành lập từ năm 2023.

Theo đó, Tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất, còn tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập và Tiếng Việt được xếp vào ngoại ngữ thứ 2 để các thí sinh lựa chọn.

Chọn âm tiết để hoàn thành từ có nghĩa. Những câu đầu tiên thường là đơn giản nhất.

Chọn từ đúng để hoàn thành câu.

Chọn cả cụm từ để hoàn thành câu.

Bây giờ là mấy giờ? Phải hiểu tiếng Việt mới chọn được đúng nhỉ?

Chọn câu hỏi thích hợp với câu trả lời như trong bài đọc.

Thứ tự công việc của Hà là gì?

Nội dung của bài đọc này là gì?

Thời tiết của Cần Thơ được miêu tả trong bài viết như thế nào?

Câu hỏi đúng là gì?

Tiếp tục tìm câu hỏi, câu trả lời đúng với bài đọc dài hơn.

Hãy sắp xếp thứ tự của đoạn hội thoại cho đúng.

Chọn câu miêu tả đúng bức tranh này.

Tìm nội dung đúng của bài đọc.

Nội dung không có trong bài hội thoại này là gì?

Đâu là đáp án phản ánh đúng với nội dung bài viết?

⇢ Giải tiếp đề thi tiếng Việt kỳ thi đại học 2023

Hàn Quốc Cải Tổ Môn Tiếng Anh Bậc Đại Học

Quốc hội Hàn Quốc mới đây đã đề nghị chính phủ ưu tiên nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên. Những sinh viên đã tốt nghiệp phải đạt đến chứng chỉ F ở tất cả các kỹ năng.

Trưởng ban giáo dục Hiệp hội kinh doanh Hàn Quốc, ông Kim Yoon đã trao đổi với Phó Thủ tướng phụ trách giáo dục và nguồn nhân lực Kim Shin-il về tính cấp bách phải có một hệ thống kiểm tra tiếng Anh mới nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên.

Ngày 20/10, Bộ trưởng Giáo dục Kim Yoon đến thăm Hiệp hội kinh doanh ở Yoido, Seoul đã phát biểu: “Mọi người thường lo lắng không có đủ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ở các trường cao đẳng và đại học. Tuy nhiên, trên thực tế, các công ty đã gặp khó khăn khi tuyển dụng. Trình độ tiếng Anh của sinh viên đạt ở cấp độ F nhưng lại không giúp ích cho công việc”.

Ông nói: “Tôi hy vọng Bộ giáo dục và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp các trường đại học chủ động hơn nữa để giải quyết vấn đề này”.

Người đứng đầu uỷ ban giáo dục cũng đề nghị chính phủ tăng mức hỗ trợ cho các trường đại học từ mức 75% hiện nay lên mức 100%. Bộ trưởng Bộ giáo dục nói, chính phủ đang xem xét để thiết kế hệ thống khảo thí tiếng Anh trên toàn quốc thay thế cho hệ thống chứng chỉ TOEIC và TOEFL – dạng bài chỉ tập trung vào kỹ năng đọc và viết mà không chú ý đến đàm thoại.

Bộ trưởng Kim Yoon phát biểu: “Hệ thống dạy tiếng Anh ở Hàn Quốc quá chuyên sâu và không phù hợp với cuộc sống hàng ngày. Trong tương lai, chúng ta sẽ cố gắng điều chỉnh một cách cân đối giữa kỹ năng đàm thoại và kỹ năng viết tiếng Anh”.

Đầu tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng cho biết chính phủ đang tiến hành nghiên cứu tính khả thi xây dựng hệ thống khảo thí tiếng Anh mới gồm 4 phần: nghe, nói, đọc, viết. Ước tính hàng năm sẽ có khoảng 2 triệu người Hàn Quốc tham gia sát hạch.

Từ khi nó mới ra đời vào năm 1982, chứng chỉ giao tiếp tiếng Anh quốc tế TOEIC đã được sử dụng rộng rãi để kiểm tra trình độ tiếng Anh khi tuyển dụng lao động ở Hàn Quốc.

Bài kiểm tra này chỉ đánh giá được kỹ năng đọc và nghe của người dự thi. Các công ty cho rằng, nó không phản ánh trình độ tiếng Anh thực sự của thí sinh. Trong những năm gần đây, rất nhiều các công ty bắt đầu tuyển dụng lao động bằng cách phỏng vấn trực tiếp và sử dụng chương trình kiểm tra riêng của họ.