Được Và Mất Khi Chuyển Tiếp Từ Đại Học Rmit Việt Nam Sang Melbourne ” Amec

Hiện nay, nhiều sinh viên trường đại học RMIT đang học tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh xin chuyển tiếp sang cơ sở chính của trường đại học RMIT tại Melbourne và xu hướng này đang tăng lên theo từng năm.

Ông Joseph Dao, đại diện tuyển sinh của đại học RMIT khu vực Đông Nam Á khẳng định dù ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) hay Melbourne thì cả hai cơ sở đều thuộc hệ thống của Đại học Công nghệ Hoàng gia Úc (RMIT) và không có sự phân biệt nào giữa tấm bằng sinh viên được nhận được khi tốt nghiệp ở Melbourne hay ở Việt Nam. Vậy nguyên nhân gì khiến nhiều sinh viên mong muốn chuyển tiếp sang theo học tại RMIT Melbourne và các bạn được gì và mất gì trong quyết định này?

Học phí gấp đôi, chất lượng ?

Điều đầu tiên dễ nhận thấy là khi chuyển tiếp sang học tại RMIT Melbourne sinh viên phải đóng mức học phí gấp khoảng từ 2 đến 2,5 lần mức học phí tại RMIT ở Việt Nam cho cùng một ngành học. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở Úc cũng gấp khoảng 3 lần ở Việt Nam khiến cho tổng chi phí cho việc sống và học tập tại RMIT Melbourne tăng lên đáng kể.

Khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng là vấn đề sinh viên chuyển tiếp từ RMIT Việt Nam sang RMIT Melbourne gặp phải. Cùng một chương trình học (nếu cùng một môn) nhưng sĩ số lớp ở đại học RMIT Melbourne luôn cao hơn ở cơ sở tại Việt Nam, sinh viên ngồi trong giảng đường lớn và phải rất cố gắng mới có thể ghi chép và hiểu được bài giảng. Hơn nữa, do phần lớn sinh viên là người Úc và sinh viên quốc tế, khác hẳn ở Việt Nam khi sinh viên chủ yếu là người Việt nên các giáo sư ở RMIT Melbourne thường nói nhanh hơn và dùng nhiều thuật ngữ . Chính điều này đã tạo ra những khó khăn ban đầu cho sinh viên chuyển tiếp từ RMIT Việt Nam sang RMIT Melbourne.

Phạm Thị Lan Phương, sinh viên chuyển tiếp từ RMIT TP HCM sang RMIT Melbourne theo học ngành Marketing đã được 2 năm kể lại: “Mặc dù mình đã theo học khóa Anh văn của trường và học 2 kỳ ở RMIT TPHCM nhưng khi qua đây mình vẫn không tránh khỏi bỡ ngỡ khi giao tiếp với các bạn người Úc cũng như khi ghi chép bài trên giảng đường.”

Ngoài nỗi lo về chi phí và khó khăn trong học tập, sinh viên chuyển tiếp từ RMIT Việt Nam sang RMIT Melbourne còn rất ‘bí’ trong việc tham gia các hoạt động đoàn thể của sinh viên và hoạt động xã hội. Một thực tế là một số sinh viên từng tham gia vào các câu lạc bộ ở RMIT Việt Nam nhưng lại rất ‘ngại’ tham gia vào các hoạt động của trường khi qua Úc. Minh Trí, một sinh viên đã có thâm niên trong câu lạc bộ kinh doanh của RMIT Hà Nội giải thích về lý do không tiếp tục tham gia các câu lạc bộ của RMIT Melbourne khi qua Úc: “Ở Úc mình phải dành nhiều thời gian để đi làm thêm và học bài, trong khi các câu lạc bộ của trường thu phí khá cao mà mình lại không quen ai ở đó nên mình rất ngại tham gia.”

Một điều cũng không thể không nhắc tới là sống và học tập ở Úc đồng nghĩa với bắt đầu một cuộc sống du học xa gia đình, bạn bè và sinh viên phải tự lo toan mọi thứ. “Mình cảm thấy khó hòa nhập với các bạn ở RMIT Melbourne và nhiều lúc mình tự hỏi vì sao mình phải bỏ ra số tiền lớn gấp 3 lần ở Việt Nam để qua cái nơi buồn tẻ này trong khi mình đang có một cuộc sống vui vẻ và có nhiều bạn bè ở Việt Nam”, Đỗ Thu Trang – sinh viên chuyển tiếp ngành Tài chính đã có 4 học kỳ ở Việt Nam chia sẻ.

Cuối cùng thì Trang đã quyết định quay về RMIT Việt Nam để họàn tất chương trình đại học cùng với nỗi thất vọng trong quãng thời gian sống và học tập tại Úc.

Môi trường quốc tế

Mặc dù những khó khăn là không thể tránh khỏi nhưng chương trình chuyển tiếp sang RMIT Melbourne là cơ hội cho các sinh viên có nguyện vọng du học một cơ hội du học Úc với chi phí thấp hơn. Môi trường sống và học tập tại Úc là cơ hội rất tốt để sinh viên được tiếp xúc và học hỏi từ các sinh viên bản xứ cũng như sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới, điều mà sinh viên học tại RMIT Việt Nam khó mà có được.

Tăng Như Yến, sinh viên chuyển tiếp ngành Tài chính nhận xét: “Khi qua đây mình có thêm nhiều bạn bè mới đến từ khắp nơi trên thế giới. Làm bài tập nhóm với các bạn đó không những giúp mình tăng vốn tiếng Anh mà còn tăng vốn hiểu biết về văn hóa Úc và các nước khác nữa.” Yến nói tiếp: “Hồi còn học ở RMIT TPHCM, mặc dù theo quy định là phải nói tiếng Anh nhưng chủ yếu tụi mình vẫn nói tiếng Việt khi trao đổi và làm bài tập nhóm, do đó tiếng Anh không tiến bộ được nhiều.”

“Nếu có đủ tài chính thì cứ qua RMIT Melbourne mà học,” Quang, sinh viên du học đại học RMIT Melbourne ngành thương mại bày tỏ ý kiến của mình. “Ngành của mình có ở RMIT Việt Nam nhưng mình đã quyết định nộp đơn sang du học tại đại học RMIT Melbourne ngay từ đầu. Mình tự tin là 3 năm học ở bên này sẽ cho mình nhiều kinh nghiệm, vốn tiếng Anh và sự hiểu biết về cách làm việc của một nước phát triển như Úc.”

Ngoài chương trình chuyển tiếp thì RMIT còn có một chương trình trao đổi sinh viên trong một học kỳ cố định mà vẫn giữ nguyên mức học phí như học tập tại Việt Nam. Chương trình này dành cho một số bạn có thành tích học tập tốt. Lê Hoàng Linh, du học sinh ngành Kế toán hiện đang học tập theo chương trình trao đổi sinh viên này hào hứng nói: “Gia đình mình không có đủ điều kiện nên mình cố gắng đi theo diện chuyển tiếp nhưng nếu có cơ hội mình sẽ cố gắng quay trở lại Melbourne trong thời gian ngắn”

Có nhiều con đường để đi du học và Đại học RMIT đã mang đến cho sinh viên những cơ hôi để ra nước ngoài, học tập trong một môi trường quốc tế. Khó mà có được một câu trả lời chính xác cho câu hỏi có nên bỏ thêm chi phí để du học chuyển tiếp hay không. Cũng sẽ rất khó nếu kỳ vọng sẽ nhận được một chất lượng giáo dục ở RMIT Melbourne cao gấp 3 lần, tương ứng với khoản đầu tư họ và gia đình bỏ ra, so với việc du học tại chỗ. Tuy nhiên, du học không chỉ là thu nhận những kiến thức chuyên môn đơn thuần. Nếu tận dụng được thời gian ở nước ngoài để nâng cao kỹ năng sống và kiến thức văn hóa từ bạn bè quốc tế thì kết quả mà bạn thu được có thể sẽ là một ‘món hời’ so với số tiền bỏ ra.

Hoặc liên hệ Hotline:

AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466

AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128

AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Trường Dạy Tiếng Việt Ở Lào

Trường Tiểu học Hữu nghị tại Pakse-Champassak-Lào. Ảnh: Tiến Dũng

Việc dạy học TV ở đây có một ý nghĩa rất lớn, giúp cho con em Việt kiều biết đọc, biết nói và viết được TV. Hầu như gia đình Việt kiều nào ở Pakse nói riêng cũng mong mỏi con cháu nói được TV để không quên quê hương, nguồn cội. Ở Pakse cả 7 xóm người Việt đều có trường mầm non dạy TV. Trường Tiểu học Hữu nghị là trường dạy TV bậc tiểu học duy nhất ở đây.

Do chương trình và SGK như vậy nên trong thực tế, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chương trình, soạn giáo án, thực hiện các hoạt động dạy học theo đúng chương trình quy định. Những giáo trình và tài liệu phương pháp giảng dạy trong nước hiện nay không thể để giáo viên ở đây áp dụng. Giáo viên đứng lớp phải “chẻ” nội dung kiến thức của từng lớp làm đôi và mỗi bài học cũng phải “chẻ” làm nhiều phần để phù hợp với chương trình, lịch học và thời lượng của các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục nước sở tại. Bộ Giáo dục Lào chỉ cho dạy 3 tiết TV/tuần, xem môn TV như một ngoại ngữ. Vì vậy, nhà trường đã linh hoạt, sắp xếp để dạy TV được nhiều nhất bằng cách bố trí những tiết trống hoặc môn phụ để tăng giờ dạy TV lên 6 tiết/tuần. Tuy nhiên kết quả dạy học vẫn chưa như mong muốn.

Toàn trường có 31 giáo viên, riêng bộ môn TV có 9 giáo viên, trong đó, có 2 giáo viên từ Việt Nam sang theo chương trình hợp tác giáo dục của 2 Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam là anh Kiều Kim Ngọc quê Yên Bái và Lê Công Lương quê Thanh Hóa. Mấy năm gần đây, Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam rất quan tâm đến việc bồi dưỡng cho giáo viên dạy TV ở nước ngoài, trong đó có Lào. Bộ đã tổ chức nhiều chương trình (như Chương trình thử nghiệm Tiếng Việt vui) và các lớp bồi dưỡng cho giáo viên dạy TV ở các nước, trong đó giáo viên của Trường Tiểu học Hữu nghị Pakse được tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp dạy TV tại Nghệ An và Quảng Bình trong mấy kỳ hè vừa qua. Tuy vậy để có một chương trình dạy TV phù hợp cho con em Việt kiều ở tất cả các nước không phải là chuyện đơn giản, cần phải có sự nghiên cứu, đầu tư quy mô của các cấp bộ, ban ngành nước sở tại và trong nước, nhất là sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục các nước, mới có thể đem lại hiệu quả thiết thực.

Thầy Đặng Công Nhân- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hữu nghị tâm sự: Nếu các em học sinh Việt kiều được tiếp tục học TV ở bậc THCS sẽ tốt hơn. Vì ở bậc tiểu học, các em chỉ đủ khả năng sử dụng TV ở mức tối thiểu.

Tiếng Việt Ở Úc: Du Học Sinh Việt Nam Dạy Tiếng Việt Ở Úc

Hành trang cần có.

Theo Hằng, hiện đang dạy tiếng Việt tại Melbourne, hành trang quan trọng hơn cả để giúp các bạn dạy tiếng Việt cho người Úc là vốn hiểu biết về văn hóa Việt Nam bởi vì ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết. Cũng giống như việc dạy tiếng Việt ở các trung tâm, các bạn sinh viên cũng cần có giáo trình để dạy. Với những bạn đã từng ít nhiều có kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam thì các bạn có thể nhờ người nhà mua sách ở Việt Nam và gửi qua Úc. Còn với các bạn chưa dạy bao giờ hoặc các bạn người Việt ở Úc như Bianca (Trang) ở Sydney thì chủ yếu các bạn tham khảo các giáo trình dạy tiếng Việt trên mạng Internet.

Dạy tiếng Việt như thế nào?

Sinh viên thường dạy theo kiểu một kèm một nên phương pháp dạy và giáo trình dạy nói chung linh hoạt hơn so với các trung tâm. Hằng cho biết: “Đa số người Úc học tiếng Việt là những người đang đi làm nên họ có rất ít thời gian để học và thường thích học nói hơn. Họ cũng không quá chú trọng vào ngữ pháp như cách người Việt Nam trong nước học tiếng Anh. Mình cố gắng dạy họ cách nói tự nhiên như người Việt Nam. Vì vậy, mình thường tự soạn giáo trình và đưa ra các tình huống để họ thực hành nói. Cứ nói đi nói lại rồi họ sẽ nhớ (cười).”

Nhiều người thích học một kèm một để có sự linh hoạt về thời gian và học buổi nào trả tiền buổi đó. Loan cho biết thường thì người học không định trước là họ sẽ học bao lâu, nói chung là tùy theo hứng thú và khả năng sắp xếp công việc của họ, trừ những người học để đi du lịch và sang Việt Nam làm việc. Vì thế, các bạn sinh viên luôn cố gắng tạo hứng thú cho người học qua sự sáng tạo trong cách truyền đạt, các câu chuyện về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đối với người nước ngoài học tiếng Việt nói chung và người Úc học tiếng Việt nói riêng, đa số đều cho rằng cái khó nhất trong học tiếng Việt là phát âm. Một số người sau khi học ở trung tâm ngoại ngữ lại quyết định học riêng để luyện phát âm kỹ hơn và có nhiều cơ hội thực hành nói hơn. Angela đã từng học tiếng Việt ở một trung tâm ngoại ngữ ở Melbourne nhưng sau đó chị quyết định tìm một người dạy kèm để luyện nói tiếng Việt nhiều hơn.

Dạy tiếng Việt có phải là một nghề thu nhập khá đối với sinh viên?

Trao đổi về vấn đề thu nhập từ việc dạy tiếng Việt, đa số các bạn sinh viên cho rằng thu nhập không nhiều vì người học thường chỉ học từ một đến hai buổi một tuần, mỗi buổi kéo dài từ một đến hai tiếng. Hơn nữa, số người học không phải lúc nào cũng duy trì ở mức ổn định. Hoặc có khi nhiều người cùng đăng ký học một lúc nhưng không thể nhận dạy hết vì thời gian không cho phép. Cũng có khi không có học viên nào. Tuy nhiên, các bạn vẫn thích dạy tiếng Việt vì như Trang nói: “Đó là cơ hội để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.”

Người Úc học tiếng Việt trên đất Úc có thể được chia thành các nhóm bao gồm: những người thường xuyên làm việc với người Việt tại Úc, những người đang có bạn trai/bạn gái người Việt, những người đang có nhu cầu lấy vợ người Việt, những người làm kinh doanh có quan hệ với đối tác Việt Nam, những người chuẩn bị sang Việt Nam làm việc, những người chuẩn bị sang Việt Nam du lịch, những người làm từ thiện, và những người thích học ngoại ngữ, những người thích tìm hiểu Việt Nam và một số muốn duy trì vốn tiếng Việt đã học được sau một thời gian sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Ngoài mục đích học ngôn ngữ để có thể giao tiếp, nhiều người đặc biệt quan tâm đến văn hóa Việt Nam.

Đối với một số bạn sinh viên Việt Nam tại Úc, dạy tiếng Việt không chỉ là để tăng thu nhập mà quan trọng hơn là cơ hội để trao đổi văn hóa, nâng cao khả năng tiếng Anh và quảng bá tiếng Việt.

Nguồn Bay Vut

Trường Dạy Tiếng Việt Ở Mỹ

TT – Lo lắng cho ngôn ngữ mẹ đẻ của bà con cộng đồng người Việt hải ngoại nói chung và ở Mỹ nói riêng bị mai một là có thật.

Có những gia đình cha mẹ không biết tiếng Anh thì luôn bắt buộc con cái phải nói tiếng Việt khi ở nhà, còn những cặp vợ chồng trẻ được học hành và thành đạt ở Mỹ hầu như đều muốn con mình hoàn toàn sử dụng tiếng Mỹ.

Học phí tượng trưng, giáo viên tự nguyện

Cộng đồng người Việt hải ngoại đang nỗ lực duy trì tiếng Việt cho thế hệ trẻ hiện nay. Các cơ sở của tôn giáo như nhà thờ, chùa, hội đoàn hay trụ sở của cộng đồng đều đang cố gắng xây dựng những lớp học theo từng cấp cho trẻ em VN. Học phí chỉ tượng trưng để trả tiền thuê trường lớp và tiền điện.

Chị Hương Nguyễn cho biết: “Con tôi đang theo học lớp 2 tiếng Việt tại Trường Văn Lang ở Dallas, học phí chỉ 70 USD/năm, mỗi tuần học hai giờ vào ngày chủ nhật trong thời gian chín tháng chia làm hai mùa học như thời gian học ở trường Mỹ”. Nói chung, học phí mỗi nơi như chùa, nhà thờ hay các tổ chức cộng đồng quy định khác nhau nhưng chỉ là hình thức hỗ trợ từ 50-70 USD/học sinh/năm.

Đa số giáo viên là những người tự nguyện đi dạy, không nhận bất cứ khoản thù lao nào mà còn tốn tiền đổ xăng. Trong số các thầy cô đứng lớp, có người cũng từng tốt nghiệp trong ngành giáo dục ở VN và có trình độ sư phạm vững vàng nhưng cũng có người chỉ học xong lớp 12 khi còn ở VN nhưng vì muốn đóng góp công sức của mình cho cộng đồng nên sẵn sàng đứng lớp dạy các em lớp 1, lớp 2.

Các môn học chủ yếu là tập viết, tập đọc và đàm thoại dành cho học sinh trên 10 tuổi. Theo lời một giáo viên chia sẻ: “Mục đích là giúp các em có nền tảng căn bản về tiếng Việt qua chữ viết và nói để duy trì ngôn ngữ, chứ trong tương lai khi ra đời làm việc thì xã hội Mỹ chỉ toàn sử dụng tiếng Anh”. Riêng học sinh từ lớp 5 trở lên được dạy viết văn, viết thư nhằm giúp các em có khả năng trình bày một vấn đề muốn diễn tả bằng tiếng Việt, đặc biệt là các em có thể viết thư gửi về VN thăm ông bà, cha mẹ hay bạn bè.

Em Hưng Vũ theo ba mẹ định cư ở Mỹ từ khi mới 5 tuổi, hiện đang học lớp 10, phấn khởi kể: “Em có nhiều bạn học là người Mỹ nhưng chỉ thích chơi với bạn người Việt thôi, để nói tiếng Việt cho thật giỏi. Em học tiếng Việt được nhiều năm rồi, từ khi có trường dạy tiếng Việt đến giờ em chưa bỏ buổi học nào”. Em Vinh Trần đang học lớp 11, sống ở Houston, Texas, cho biết: “Em theo ba mẹ sang Mỹ từ nhỏ, mỗi lần viết thư về thăm ông bà, cô chú ở VN bằng tiếng Anh nên chẳng ai hiểu. Giờ em đang học lớp 7 tiếng Việt nên đã biết viết thư và đọc được thư của cô chú ở VN gửi qua nên thấy vui lắm. Đặc biệt em còn biết sử dụng tiếng lóng và thành ngữ tiếng Việt nữa”.

Nỗ lực

Theo lời một chị đang làm trong ngành giáo dục ở California, trường dạy tiếng Việt ở vùng Nam và Bắc của tiểu bang này hiện nay có khoảng số chục số trăm và mỗi trường thu hút hàng trăm đến ngàn học sinh, nhưng phần nhiều là phải đi thuê cơ sở phòng học của các trường Mỹ hoặc sử dụng phòng ốc của các cơ sở tôn giáo.

Có lẽ nhờ vậy mà hiện nay nhiều bạn trẻ ở Mỹ giỏi cả tiếng Anh và tiếng Việt nên rất thành công trong các lĩnh vực dịch vụ, làm cầu nối cho cộng đồng hòa nhập với xã hội Mỹ qua các dịch vụ và hưởng các chương trình phúc lợi của chính phủ qua công tác giúp phiên dịch.

Hiện nay với mong muốn có một ngôi trường thực thụ dành cho con em học sinh người Việt nên một vị linh mục chánh xứ ở thành phố Garland, Texas đang nỗ lực kêu gọi sự đóng góp chân thành của bà con đồng hương Công giáo. Và công trình giáo dục này đang được thi công với diện tích khá lớn, nhiều phòng học và trang thiết bị để dạy và học. Mục đích của ngôi trường tương lai này là thu hút học sinh người Việt không phân biệt tôn giáo, địa vị xã hội…

Du Học Tại Đại Học Rmit, Melbourne, Úc

Melbourne là một thành phố đa văn hóa .Cư dân của Melbourne đến từ rất nhiều nơi, tạo ra một bầu không khí vô cùng sáng tạo. Có cơ sở chính tại Melbourne, Đại học RMIT là một trong những trường đại học hàng đầu trên thế giới về công nghệ và thiết kế. Ngoài ra, RMIT đã tạo lập được uy tín trong hệ thống giáo dục của Úc . Về khả năng đào tạo những sinh viên sở hữu những kỹ năng chuyên môn. Những kỹ năng mang tính ứng dụng cao dựa trên nền tảng lý thuyết vững chắc.

Công ty Tư vấn Du học VIP là đơn vị tư vấn chuyên về du học Úc. Với nhiều năm bề dày kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp các thông tin trọng tâm bên dưới để các bạn có quan tâm tới du học tại Đại học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology.), Úc tham khảo.

Đại học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology University – Đại học Hoàng gia Melbourne.) là cơ sở giáo dục đa ngành lớn nhất Ôxtrâylia. Trường đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng chào đón nhất. Với trụ sở chính nằm ngay thành phố Melbourne, Đại học RMIT đào tạo trên 72.000 sinh viên. Trong đó có khoảng 28.000 sinh viên quốc tế từ hơn 100 quốc gia trên thế giới.

RMIT là thành viên của Mạng Công nghệ Ôxtrâylia ATN -. Liên minh 5 đại học lớn của Ôxtrâylia cộng tác và liên kết với các ngành công nghiệp, công nghệ để xây dựng các chương trình định hướng nghề nghiệp. RMIT tự hào về quan hệ chặt chẽ của trường với các ngành trong suốt bề dày lịch sử của mình. Về các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và giáo dục, đảm bảo tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng tốt, thích ứng toàn cầu và sẵn sàng làm việc.

Cơ sở vật chất

Sinh viên RMIT được sử dụng các trang thiết bị giảng dạy và học tập tối tân. Máy móc và dịch vụ hoàn hảo giúp họ ổn định học tập nhanh chóng tại Ôxtrâylia. Dịch vụ dành cho sinh viên quốc tế bao gồm cả việc đón học sinh tại sân bay, hỗ trợ học thuật, hỗ trợ tiếng Anh. Các câu lạc bộ và hiệp hội, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc trẻ em. Dịch vụ pháp lý sinh viên, xúc tiến việc làm và phát triển nghề nghiệp, và cả dịch vụ tư vấn chỗ ở.

Đời sống sinh viên

Ngoài việc học tập, đời sống sinh viên trong trường thật phong phú, đa dạng. Ở RMIT, bạn có cơ hội tham gia lễ hội thời trang, triển lãm nhiếp ảnh, phát thanh truyền hình sinh viên và nhiều điều khác.

Melbourne là một thành phố tinh tế và thân thiện, được xếp vào nhóm 5 thành phố dễ sống nhất trên thế giới. Nổi tiếng về việc hỗ trợ nghệ thuật và có nhiều tiệm cà phê, nhà hát, quán bar. Phòng tranh, cơ sở thể dục thể thao cũng như mạng lưới công viên cây xanh.

Là một phần của thành phố sôi động này, bạn sẽ đắm mình trong một nền văn hóa đầy sức sống .Trong đó RMIT là tâm điểm.

Lí do khiến bạn chọn Đại học RMIT

Cơ sở vật chất hàng đầu thế giới;

Vị trí trung tâm của một trong những thành phố dễ sống nhất thế giới : Melbourne

Trên 470 chương trình đào tạo bậc TAFE, đại học và sau đại học;

Học gắn với thực hành, chương trình trao đổi, kinh nghiệm công tác và thực tập thực tế. Trong nước và quốc tế là một cấu phần trong chương trình đào tạo;

Cơ hội cộng tác với sinh viên từ hơn 100 quốc gia;

Uy tín quốc tế về chất lượng xuất sắc của các chương trình giáo dục. Gắn với thực tiễn công tác và nghiên cứu chất lượng cao;

Cơ hội việc làm tuyệt vời khi RMIT là một trong 5 đại học hàng đầu của Ôxtrâylia về khả năng kiếm việc của sinh viên tốt nghiệp.

Xếp hạng của trường Đại học RMIT

Theo đánh giá gần đây nhất của hệ thống đánh giá các trường đại học trên thế giới QS 2014, Đại học RMIT được luôn giữ vững các thành tích:

Là đại học chất lượng năm sao về chất lượng giáo dục (theo đánh giá của hệ thống đánh giá quốc tế QS Stars.) cho các tiêu chí: Cơ hội việc làm, Giảng dạy, Cơ sở hạ tầng. Toàn cầu hóa và Kĩ thuật & Công nghệ.

Là một trong 5 trường đại học hàng đầu của Úc. Về khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp.

Xếp thứ 6 trên thế giới về đào tạo du học sinh quốc tế.

Xếp thứ 21 trên thế giới môi trường học thuật quốc tế.

Đứng thứ 32 trên thế giới về chất lượng hồ sơ giáo dục quốc tế của các giảng viên và nhân viên.

Xếp thứ 51 trên thế giới về đầu ra, khả năng làm việc ngay khi tốt nghiệp.

Năm 2012, trường vinh dự nằm trong top 55 trường đại học đào tạo sinh viên tốt nhất thế giới

Là một trong 100 trường đại học đứng đầu thế giới về các lĩnh vực khoa học vi tính, hệ thống thông tin. Kế toán tài chính, truyền thông.

Yêu cầu đầu vào và lịch khai giảng của Đại học RMIT

Yêu cầu:

Từ 16 tuổi trở lên

Khóa TAFE: tối thiểu IELTS 5.5 (không kĩ năng nào dưới 5.0) hoặc tương đương

Chứng chỉ liên kết: tối thiểu IELTS 6.0 (không kĩ năng nào dưới 5.5) hoặc tương đương

Đại học: tối thiểu IELTS 6.5 (không kĩ năng nào dưới 6.0) hoặc tương đương

Cao học: tối thiểu IELTS 7.0 (không kĩ năng nào dưới 6.5) hoặc tương đương

Khai giảng:

Tiếng Anh: nhập học hàng tháng;

Dự bị Đại học: Tháng 2, 9 (Chuẩn), Tháng 6, 7 (Cấp tốc), Tháng 11 (Mở rộng);

Cao đẳng nghề: Tháng 2, 7;

Cao đẳng và Cao đẳng nâng cao: Tháng 2, 7;

Đại học & sau ĐH: Tháng 2, 3, 7.

Các chương trình học bổng tại Đại học RMIT

Đại học RMIT cấp nhiều học bổng đại học, đầu vào sau đại học và sau đại học khác nhau cho tân sinh viên quốc tế. Các học bổng này gồm hỗ trợ tài chính cho sinh viên thuộc các nền văn hóa đa dạng. Giải thưởng thành tích học tập xuất sắc cũng như học bổng cho nghiên cứu sinh. Học bổng có thể hỗ trợ các loại chi phí học tập như sách giáo khoa, học phí, chỗ ở và chi phí sinh hoạt.

Có nhiều loại học bổng xem xét theo thành tích học tập. Cũng có những học bổng được trao dựa trên chương trình bạn đang theo học, nơi bạn đến hoặc hoàn cảnh cá nhân.

Các chương trình đào tạo tại Đại học RMIT

Hơn nữa, với hơn 150 trường Đại học đối tác, sinh viên RMIT có thể lồng ghép học phần quốc tế vào chương trình học của mình. Trong đó có thể có 1 học kỳ đi trao đổi, du học nước ngoài hoặc các đợt du học ngắn hạn. Song song đó, chương trình Nghiên cứu và Kinh nghiệm Quốc tế (International Experience and Research Program.) sẽ giúp sinh viên có cơ hội làm việc và nghiên cứu ở nước ngoài.Với các công ty có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

– Tiếng Anh: A$390/ 1 tuần;

– Chương trình dự bị: A$17,000/1 năm;

– Chương trình Cao đẳng nghề: A$13,000 – A$ 14,000;

– Chương trình Cao đẳng và Cao đẳng nâng cao: A$13,000 – A$14,700/1 năm;

– Chương trình Đại học và sau ĐH: A$18,000 – A$25,000.

( Học phí có thể thay đổi theo năm)

Để biết thông tin về thủ tục nộp hồ sơ du học, bạn hãy liên hệ tới Công ty Tư vấn Du học VIP – Văn phòng chuyên về tư vấn du học Úc tại Việt Nam.

Công ty Tư vấn Du học VIP (VIP Study Overseas) Số 18 đường Trung Yên 3, Trung Hòa, Hà Nội Hotline/Viber/Zalo: 098 678 1890. Email: DU HỌC VIP – DẪN ĐẦU VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC ÚC. CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ QUYỀN LỢI CỦA DU HỌC SINH VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG! [email protected]. Website: http://duhocvip.com/