Dạy Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 7 / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Tóm Tắt Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 7

1. Từ chỉ số lượng

Từ chỉ số lượng hay còn gọi là lượng từ, là từ chỉ số lượng của một vật, một thứ gì đó và có thể thay thế cho các từ hạn định. Tuy nhiên, cách dùng từ chỉ số lượng khá phức tạp và dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, cần học thuộc những từ chỉ số lượng thường gặp và xét xem chúng đi với danh từ loại nào.

Đi với danh từ đếm được

many, few, a few, a large number of, hundreds of, thousands of, a couple of, several

She has lots of/many books.

Đi với danh từ không đếm được

much, little, a little, a great deal of, a large amount of

There is a lot of/much water in the glass.

Đi với cả danh từ đếm được và không đếm được

some, lots of, all, tons of, none of, no, most of, any, plety of, a lot of, heaps of

2. Câu so sánh

Trong tiếng Anh có 3 cách để so sánh: so sánh hơn, so sánh nhất và so sánh bằng. Trong chương trình tiếng Anh lớp 7, các bạn sẽ được làm quen với 2 loại câu so sánh trước, đó là so sánh nhất và so sánh hơn.

2.1 So sánh nhất

So sánh nhất được dùng khi người nói muốn nói về cái gì đó hơn tất cả những cái khác.

Trường hợp đặc biệt

Nếu so sánh nhất cho một tính từ bổ nghĩa cho danh từ, sử dụng tính từ sở hữu my, his, her, your,… thay cho mạo từ the

2.2 So sánh hơn

Dùng so sánh hơn khi muốn so sánh cái này hơn cái kia, ví dụ như tốt hơn, đẹp hơn,… Tương tự như so sánh nhất, có điểm khác biệt trong hình thái của tính từ ngắn (1 âm tiết) và tính từ dài (2 âm tiết trở lên) khi so sánh hơn.

Một số từ so sánh bất qui tắc:

bad worse the worst

good/well better the best

3. Đại từ nghi vấn

4. Các loại thì trong tiếng Anh lớp 7

4.1 Thì hiện tại đơn (Simple present)

Thì hiện tại đơn diễn tả một chân lý, sự thật hiển nhiên, một hành động, sự việc chung chung, lặp đi lặp lại nhiều lần, một thói quen hoặc hành động xảy ra trong thời gian hiện tại

Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian: every day/night/week/year, always, usually, often, sometimes, seldom, rarely, seldom, once, twice,…

4.2 Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)

Thì Hiện tại tiếp diễn được dùng để diễn tả hành động hoặc sự việc đang diễn ra ở hiện tại (ngay khi đang nói).

4.3 Thì quá khứ đơn (Simple past)

Thì quá khứ đơn dùng để diễn tả hành động, sự việc xác định trong quá khứ hay vừa mới kết thúc.

*Một số động từ bất quy tắc khi chia quá khứ đơn:

4.4 Thì tương lai đơn (Simple future)

Thì tương lai đơn (Simple Future) được dùng để diễn tả hành động mà không có quyết định hay kế hoạch gì trước khi nói. Hành động này là hành động tự phát ngay tại thời điểm nói.

5. Số thứ tự

Khác với số đếm (one, two, three,…), số thứ tự trong tiếng Anh dùng để xếp hạng thứ tự. Khi muốn nói về ngày trong tháng, ngày sinh nhật, số tầng trong một tòa nhà, xếp hạng,… thì sử dụng số thứ tự.

6. Câu cảm thán

Câu cảm thán trong tiếng Anh dùng để diễn tả cảm giác (feeling) hay sự xúc động. Câu cảm thán thường mở đầu bằng How, What, So, Such,…

7. Giới từ

Ví dụ: I went into the room. (“the room” là tân ngữ của giới từ “into”)

8. Câu đề nghị

9. Lời hướng dẫn (chỉ đường)

Could you please show me/tell me the way to the…, please

Turn left/right

Go straight (ahead)

Take the first/second street

On the left/On the right of

Could you tell me how to get the…?

Excuse me. How do I get to the…?

Excuse me. What’s the best way to get to…?

Sorry to bother you, but would you mind showing me the way to…?

May I ask where the … is?

Excuse me. Could you please help to find …?

10. Hỏi giờ

Đây là câu hỏi phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Tuy nhiên, vì có tới 3 cách trả lời cho câu hỏi này nên các bạn cần chú ý để không nhầm lẫn. Có những câu hỏi giờ sau:

What time is it?

What’s the time?

Do you have the time?

Have you got the time?

Cách trả lời được chia như bảng:

11. Mẫu câu hỏi và trả lời

12. Cách nói ngày tháng

13. Tính từ kép

Tính từ kép hay tính từ ghép dùng để bổ ngữ cho danh từ mà nó đứng trước. Có rất nhiều loại tính từ ghép, tuy nhiên, trong chương trình lớp 7, các bạn sẽ làm quen với một loại duy nhất là tính từ ghép bởi số đếm và danh từ đếm được số ít.

Số + danh từ đếm được số ít

a-four bedroom house (một căn nhà có 4 phòng ngủ)

Với những điểm ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 quan trọng trên, hi vọng các bạn học sinh có thể ôn tập và hệ thống lại kiến thức đã học.

Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 7 Unit 8: Places Để Học Tốt Tiếng Anh Lớp 7

Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 7 Unit 8: Places Để học tốt Tiếng Anh lớp 7

Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 7 Unit 8: Places

Trong bài học Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 7 Unit 8: Places, chúng ta cũng tìm hiểu về cách hỏi đường và chỉ đường trong Tiếng Anh, tính từ kép (Compound Adjectives), cấu trúc I would like (I’d like), cấu trúc How much …?: Hỏi giá. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Bài tập tự luận Tiếng Anh lớp 7 Unit 7 The World Of Work Số 1 Giải bài tập SGK Tiếng Anh lớp 7 Unit 8: Places Từ vựng Tiếng Anh lớp 7 Unit 8: Places

A. Hỏi đường và chỉ đường Hỏi đường

Để hỏi đường, chúng ta thường dùng một trong các mẫu câu sau:

– Excuse me. Could you tell me how to get to …, please?

Xin lỗi. Xin ông/ bà/ anh … vui lòng chỉ cho tôi làm thế nào đi đến …?

– Excuse me. I’m looking for … . Can you tell me how to get there?

Xin lỗi. Tôi đang tìm … . Xin ông/ bà/ anh … vui lòng chỉ tôi làm thế nào để đến đó?

– Excuse me. Is there a … near here, please?

Xin lỗi. Vui lòng gần đây có … không?

– Excuse me. Where’s the …, please?

Xin lỗi. Vui lòng … ở đâu?

Chỉ đường

Khi chỉ đường, chúng ta thường dùng mẫu câu mệnh lệnh sau lời mở đầu.

1. Đồng ý chỉ đường (biết đường để chỉ):

– Yes, of course. Let me see …: Vâng, được. Để tôi xem …

– Go straight ahead … : Đi thẳng.

– Take the second/ third … street/ turning on the left/ right.

Rẽ ở đường thứ hai/ ba phía tay trái/ phải.

– Go up this street for two blocks: Đi ngược lên theo con đường này hai khu phố.

– Go down this street for one blocks: Đi xuôi theo con đường này một con phố.

– Take the first left/ right: Rẽ ở đường thứ nhất bên trái/ phải.

– Go to the end: Đi đến cuối đường.

– On your left/ right: Phái trái/ phải của bạn.

– Turn right/ left: Rẽ phải/ trái.

Lời cảm ơn:

– Thank you for your directions: Cám ơn lời chỉ đường của ông/ bà/ …

– Thanks a lot for your help: Cám ơn sự giúp đỡ của ông/ bà/ …

2. Khi không biết đường để chỉ:

– Sorry. I don’t know. I’m not from around here.

Xin lỗi. Tôi không biết. Tôi không ở vùng này.

Lời cám ơn trong trường hợp này:

– Thanks anyway. Dù sao cũng cám ơn.

3. Để chấm dứt lời chỉ đường, chúng ta thường dùng:

– You can’t miss it. Ông/ bà/ … sẽ không thể không gặp nó.

– You’ll find it. Ông/ bà/ … sẽ tìm thấy nó.

B. Tính từ kép (Compound Adjectives)

Tính từ kép có thể được cấu tạo bởi một số + danh từ số ít. Ví dụ: twenty-minute, ten-dollar, four-year, …

– We have a twenty-minute recess. Chúng tôi có giờ ra chơi chính là 20 phút.

– This is a ten-dollar bill. Đây là tờ giấy bạc 10 do la

– He’s taking a four-year course.

Anh ấy đang theo một khóa học 4 năm.

Lưu ý: Danh từ ở tính từ kép này luôn luôn ở dạng số ít và giữa các từ có dấu nối.

C. I would like (I’d like)

– I’d like … = I want …: dùng để diễn tả điều gì chúng ta muốn cách lịch sự hay ở một tình huống đặc thù.

– I’d like … thường được dùng ở cửa hàng, cơ quan, …

1. At a shop- A: Hello. Can I help you?

Xin chào. Ông/ bà cần gì?

B: Yes. I’d like a hat, please.

Vâng. Vui lòng tôi muốn mua một cái nón.

2. At an office

– C: Good morning. What can I do for you?

Xin chào. Ông/ bà cần gì?

D: Yes. I’d like to meet Mr.John, please.

Vâng. Vui lòng cho tôi gặp ông John.

3. My bike is very old. I’d like a new one.

Xe đạp của tôi cũ quá. Tôi muốn một chiếc mới.

D. How much …?: Hỏi giá

Để hỏi giá với How much …?, chúng ta có thể sử dụng hai cấu trúc:

How much + be + N?

– How much is this hat?

Cái mũ này giá bao nhiêu?

– How much are the oranges?

Cam giá bao nhiêu?

How much + do + N + cost?

– How much does this hat cost?

Cái mũ này giá bao nhiêu?

– How much does this pair of trousers cost?

Cái quần này giá bao nhiêu?

Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 7: Tổng Hợp Kiến Thức Cần Biết

A. Hệ thống các cấu trúc tiếng Anh lớp 7

Trong chương trình này, học sinh sẽ được tiếp xúc với những ngữ pháp sau:

1. Câu so sánh trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 7:

Ví dụ: Hoa is thinner than Mai (Hoa cao hơn Mai)

Ví dụ: He is more intelligent than her (Anh ta thông minh hơn cô ấy)

Ví dụ: He is as tall as his father (Anh ấy cao bằng bố mình)

Ví dụ: She is not as beautiful as her sister (Cô ấy không xinh bằng em gái)

Ví dụ: He learns the best in his class

Ví dụ: She is the most intelligent in her class.

2. Các cấu trúc tiếng Anh lớp 7 với used to, be/get used to

– Cấu trúc: S + (did not ) + used to + V

Ví dụ: She used to get up at 6 in the morning

Be/ Get used to (quen với)

– Được sử dụng khi nói đến hành động đã quen thuộc hoặc là đang dần quen với điều gì

– Cấu trúc: S + Be/ get used to + V-ing

Ví dụ: She is used to waking up late

3. Câu mệnh lệnh trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 7

– Sử dụng khi yêu cầu, ra lệnh cho ai đó làm gì

– Cấu trúc: V + O

Ví dụ: Close the door!

– Trong ngữ cảnh lịch sự, ta thêm “please” vào cuối câu

Ví dụ: Open the door, please

4. Giới từ trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 7

Trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 có 3 giới từ chỉ vị trí và thời gian đó là “on”, “in”, và “at”. Cách dùng của chúng rất dễ gây nhầm lẫn cho học sinh

Với giới từ chỉ thời gian:

– In: sử dụng với mùa, tháng, năm, thế kỷ, các buổi trong ngày

Ví dụ: In summer, In the morning, In June…

– On: được dùng trước thứ, ngày tháng, ngày, ngày được định rõ hoặc một phần nào đó trong ngày

Ví dụ: on Sunday morning, On my birthday, …

– At: được dùng với các thời điểm trong ngày, giờ

Ví dụ: at weekend, at 5 o’clock, …

Khi chỉ vị trí:

– In: sử dụng cho các địa điểm lớn.

Ví dụ: in village, in country,…

– On: dùng cho 1 vùng tương đối dài, rộng như bãi biển, đường phố,…

Ví dụ: on the beach,…

– At: dùng cho một địa chỉ xác định, một địa điểm nhỏ, một địa chỉ cụ thể.

Ví dụ: at school,…

5. Câu cảm thán

Cấu trúc: What + an/a + Adj + N + S + V

Ví dụ: What a beautiful voice!

6. Hệ thống kiến thức tiếng Anh lớp 7 về các từ chỉ hình thái

– Phần 1

Can/ can not (can’t)

Từ can/can not được giới thiệu trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 khi dùng để diễn đạt:

– Cơ hội hoặc khả năng ở hiện tại và tương lai

Ví dụ: I can ride a horse (Tôi có thể cưỡi ngựa)

– Sự cho phép và xin phép

Ví dụ: All student can stay here after 8 pm. (Tất cả học sinh có thể ở đây sau 8 giờ tối)

– Lời đề nghị, gợi ý hoặc yêu cầu:

Ví dụ: Can you give me a Book (Bạn có thể đưa tôi quyển sách không?)

– Sự đoán hoặc khả năng có thể xảy ra

Ví dụ: All of you can become a famous person (Tất cả các bạn đều có thể trở thành người nổi tiếng)

Ví dụ: She may be in her school (Có thể cô ấy đang ở trường)

– Might: là dạng quá khứ của may, tuy nhiên khi nói đến một hành động có thể xảy ra mà không ở trong quá khứ người ta vẫn có thể dùng might

Ví dụ: He might not there (Có thể cô ấy không ở đó)

– May và might cũng còn có thể sử dụng để chỉ sự việc, hành động có thể xảy ra trong tương lai.

– Phần 2

Could/could not (couldn’t)

Hai từ này được dùng để chỉ:

– Khả năng xảy ra ở quá khứ

Ví dụ: Jenie could read by the age of 5 (Jenie có thể đọc khi lên 5)

– Dự đoán hoặc khả năng có thể xảy ra (Không chắc chắn bằng can)

Ví dụ: These drug could be important steps in the fight against old (Những loại thuốc mới này có thể là những bước tiến quan trọng để chống lại lão hóa)

– Sự xin phép (Trịnh trọng và lễ phép hơn can), could không sử dụng khi diễn tả sự cho phép.

Ví dụ: Could I see your Book? – Of course you can (Tôi có thể xem sách của bạn không? – tất nhiên là được)

– Lời yêu cầu, đề nghị, gợi ý một cách lịch sự

Ví dụ: Could you turn down the volume, please? (Bạn vui lòng cho nhỏ tiếng lại được không?)

Would/would not

Là dạng quá khứ của Will nhưng trong phần ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 này, chúng ta xét đến với hình thức từ chỉ hình thái. Khi đó would dùng để diễn tả:

Ví dụ: Would you leave this book in the bench?

– Thói quen trong quá khứ

Ví dụ: When I was children I would go skiing every winter.

– Phần 3

Should/should not

Should dùng để diễn đạt:

Ví dụ: You should study harder

Ví dụ: You should not do so

– Xin ý kiến, lời khuyên, hướng dẫn:

Ví dụ: What should we do now?

Ought to/ ought not to

Được dùng khi diễn tả:

– Sự bắt buộc, lời khuyên (tương tự với should)

Ví dụ: You ought to stay up so late

Ví dụ: He ought to be home by six o’clock

Must/must not

Được dùng để diễn đạt

– Sự bắt buộc, sự cần thiết (Mạnh hơn so với ought to và should, không thể không làm).

Ví dụ: Applicants must pass the entrance examination to work at this company

– Lời yêu cầu, lời khuyên được nhấn mạnh

Ví dụ: It’s a really interesting TV show. You must see it

– Những suy luận chắc chắn, hợp lý

Ví dụ: Henry has been studying all day – he must be tired.

Ví dụ: People must not enter the whole without queuing

Have to/ don’t have to – Trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 7, have to được sử dụng khi diễn đạt sự bắt buộc do nội quy, quy định

Ví dụ: People have to lined up to enter the movie theater

– Do not have to Chỉ sự không cần thiết

Ví dụ: Tomorrow is Sunday, so we don’t have to go to school

6. Câu gợi ý, đưa ra lời đề nghị

– How about / What about + V- ing/ Nouns

– Why don’t we/ us + V?

– Shall we + verb?

Ví dụ: Why don’t we watch this movies?

B. Các thì trong tiếng Anh lớp 7

Bên cạnh các cấu trúc tiếng Anh lớp 7 trên, các thì cũng là phần kiến thức quan trọng không thể bỏ qua. Các thì mà học sinh lớp 7 sẽ được học gồm có:

1. Thì hiện tại đơn trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 7

Được dùng để:

– Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý

– Diễn tả một thói quen, hành động diễn ra thường xuyên ở hiện tại

– Diễn tả năng lực của con người

– Nói đến những kế hoạch đã được sắp xếp trước cho tương lai, thời khóa biểu, lịch trình

Chú ý: khi động từ ở thì hiện tại đơn, ta cần thêm “es” khi động từ đó kết thúc với tận cùng là: x, ch, o, s, sh

Anna alway goes to school by bus

She get up late every morning.

2. Thì hiện tại tiếp diễn trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 7

– Dấu hiệu nhận biết: right now, now, at the moment, at present

+ Diễn tả một hành động đang diễn ra và kéo dài ở thời điểm hiện tại

+ Sử dụng tiếp ngay sau câu mệnh lệnh, câu đề nghị

+ Diễn tả một hành động lặp đi lặp lại khi sử dụng phó từ “always”

+ Diễn tả những hành động sắp diễn ra trong tương lai gần

Chú ý: Thì hiện tại tiếp diễn không được sử dụng với những động từ chỉ nhận thức như: see, hear, understand, to be, know, like , want , seem, remember, forget, glance, feel, think, smell, love. hate, realize, …

The students are playing at Hang Day stadium

Look! The childs are crying.

3. Thì quá khứ đơn

– Cấu trúc: S + V-ed + O

– Dấu hiệu: đây là một trong các thì trong tiếng Anh lớp 7 dễ nhận biết với những dấu hiệu: last week, yesterday, yesterday morning, last year, last night, last month,…

– Cách sử dụng: diễn tả hành động đã xảy ra và đã kết thúc ở thời gian xác định trong quá khứ.

I eated at 9 am

4. Thì tương lai đơn trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 7:

– Tương lai đơn cũng là một trong số các thì trong tiếng Anh lớp 7 quen thuộc với cấu trúc:

S + will / shall + V(nguyên thể không to) + O

S + be + going to + O

+ Diễn tả hành động sẽ xảy ra trong tương lai

+ Khi dự đoán (dùng will hoặc be going to đều được)

+ Khi nói đến dự định trước (chỉ dùng be going to )

+ Diễn tả sự sẵn sàng, tình nguyện làm (Chỉ dùng will)

5. Thì hiện tại hoàn thành

– Cấu trúc: S + have/ has + P2 + O

– Dấu hiệu nhận biết: Đây được cho là là phần ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 phức tạp nhất. học sinh có thể nhận biết qua các dấu hiệu: since, for, recently, just, ever, already, chúng tôi never, before…

+ Diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ và vẫn tiếp tục kéo dài đến hiện tại

+ Chỉ sự lặp đi lặp lại của một hành động trong quá khứ

– Cách dùng since và for ở thì hiện tại hoàn thành:

+ Since + Mốc thời gian

+ For + khoảng thời gian

– I’ve been studied English for 5 years

– She has worked at this company since 2017

========

Kể từ ngày 01/01/2019, cộng đồng chia sẻ ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh 247 phát triển thêm lĩnh vực đào tạo có tính phí. Chúng tôi xây dựng các lớp đào tạo tiếng Anh online 1 kèm 1 với đội ngũ hơn 200+ giáo viên. Chương trình đào tạo tập trung vào: Tiếng Anh giao tiếp cho người lớn và trẻ em, Tiếng Anh thương mại chuyên ngành, Tiếng Anh để đi phỏng vấn xin việc, Luyện Thi IELTS, TOEIC, TOEFL,..

Dạy Ngữ Pháp Ngoại Ngữ Trên Lớp Ngày Nay

GD&TĐ – Dạy ngữ pháp trong quy trình dạy một ngoại ngữ đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhiều thay đổi về quan điểm. Tuy nhiên có ba giai đoạn quan trọng:

Sự thay đổi trong quan điểm dạy ngữ pháp

Trong giai đoạn thứ nhất, trước thập kỷ 1960 của thế kỷ 20, ngữ pháp được coi là yếu tố chủ yếu của quy trình học một ngoại ngữ. Học một ngoại ngữ là học hệ thống ngữ pháp của nó theo cách phân tích ngữ pháp (grammatical analysis). Trong thời kỳ này ngữ pháp là mối quan tâm hàng đầu và việc dạy ngữ pháp gọi là: dạy cấu trúc ngữ pháp (structure-based grammar teaching).

Trong giai đoạn thứ hai, thập kỷ 1970-80, người ta coi ngữ pháp là một thành tố nằm trong quy trình xây dựng năng lực ngôn ngữ, do vậy các yếu tố ngữ pháp được thiết kế vào các bài tập rèn luyện kỹ năng, không có những bài tập hoặc giờ học riêng chuyên luyện ngữ pháp. Thời kỳ này học ngoại ngữ là dựa trên cơ sở luyện kỹ năng (skills-based).

Cũng trong thời kỳ này xuất hiện thuật ngữ 0-grammar: loại trừ hoàn toàn ngữ pháp với lý do các bài học ngữ pháp chỉ có thể phát triển cấu trúc mặt của ngữ pháp (surface grammar structures), chứ không phát triển năng lực sử dụng các dạng thức ngữ pháp một cách có hiệu quả. Ngôn ngữ phải được cảm thụ qua tiếp xúc tự nhiên (Krashen, 1981)

Sang giai đoạn thứ ba, vào nửa sau thập kỷ 1990 và vào thiên niên kỷ mới, các nghiên cứu cho thấy người học không thể xử lý đầu vào của ngôn ngữ một cách đồng thời cả về ngữ nghĩa (meaning) lẫn dạng thức (form); do đó cần phải cho người học phân biệt được đầu vào về dạng thức của ngôn ngữ mục tiêu. Nếu chỉ xử lý nghĩa mà thôi, không chú ý đến dạng thức thì kết quả xử lý sẽ rất thấp và không tiếp thu được (Skehan, 1998).

Thực tế cho thấy mặc dù được tiếp cận một thời gian dài với đầu vào về ngữ nghĩa nhưng người học vẫn không đạt được sự chuẩn xác (accuracy) của ngôn ngữ mục tiêu, do vậy chỉ dạy giao tiếp không thôi thì chưa đủ, cần phải tiếp cận với một số dạng thức ngữ pháp nếu người học muốn đạt được độ chuẩn xác cao (Michell, 2000). Trong giai đoạn mới này xuất hiện quan điểm phối hợp giữa dạy ngữ pháp và rèn luyện kỹ năng, gọi là hybrid activities (hoạt động lai tạo) (Bettey Aza, 2007).

Những quan điểm mới trong dạy ngữ pháp

Đến đây chúng ta có thể điểm qua những quan điểm mới trong dạy ngữ pháp.

1. Mục đích dạy ngữ pháp (The goal of teaching grammar).

Biết nhiều quy tắc ngữ pháp không phải là mục đích cuối cùng. Dạy ngữ pháp là giúp học sinh sáng tạo một ngôn ngữ trung gian cho mình (inter-language: IL. Selinker & P. Corder), mà những ILs này sẽ giúp học sinh phát triển sự trôi chảy và độ chính xác trong khi sử dụng các cấu trúc tiếng Anh trong một văn cảnh giao tiếp có ý nghĩa, thông qua tất cả các kỹ năng ngôn ngữ. Sự trôi chảy và sự chính xác là hai mặt của một đồng xu, không thể tách rời để luyện từng thứ một. Vì thế mục đích cuối cùng của ngữ pháp và giao tiếp về cơ bản phải là một (Betty Aza).

2. Học với tốc độ cao (The accelerated learning)

Học sinh trong một chương trình học L2, trong đó có cả dạy ngữ pháp và dạy giao tiếp đã bộc lộ khả năng đẩy nhanh tốc độ học và đạt được khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách vững chắc, so với học sinh theo đuổi chương trình chỉ cung cấp cơ hội giao tiếp bằng ngôn ngữ mục tiêu (Betty Aza, 2008)

3. Phát triển nghiệp cụ của giáo viên (Teacher’s development)

Trong công tác huấn luyện người thày, cần cung cấp cho họ: (1) kiến thức vững vàng về ngữ pháp, (2) kiến thức về sự khác nhau giữa L1 của học sinh và ngôn ngữ mục tiêu.

Nó giúp người thày phán đoán được lỗi (predict errors) và soạn giáo án thích hợp, (3) sử dụng những bài tập đa dạng để dạy ngữ pháp, tức là cần tận dụng những kỹ thuật như giải quyết vấn đề với tiêu điểm ngữ pháp, trò chơi ngữ pháp, kịch câm, kịch hóa hội thoại, kể chuyện tập thể, các loại đố ngôn ngữ, đố số,… đồng thời sử dụng đa dạng các hình thức luyện tập như cá nhân, luyện đôi, luyện nhóm và luyện cả lớp. Một trong những điều quan trọng là cần huấn luyện cho người thày khả năng sáng tạo, không hoàn toàn dựa vào sách giáo khoa (Keith Folse, 2008).

4. Chọn nội dung ngữ pháp (The choice of grammar points to teach).

Chúng ta không thể dạy tất cả các quy tắc của ngữ pháp tiếng Anh. Chọn để dạy những gì học sinh cần và có thể học được. Không nên thiết kế chương trình dạy toàn bộ hệ thống ngữ pháp ngay từ đầu. Chúng ta hãy bắt đầu dạy một phần của hệ thống đó, những yếu tố mà người học gặp khó khăn.

xQuan điểm mới cho rằng chúng ta không nên phủ nhận điều chúng ta đang làm, tức là phủ nhận việc dạy ngữ pháp, vì nó không đạt được mục đích một cách hoàn thiện, tức là học rồi mà vẫn mắc lỗi (Michael Swan, 2008).

5. Tiêu điểm về dạng thức ngữ pháp (The focus on form)

Tiêu điểm về dạng thức ngữ pháp có thể đạt được thông qua quá trình dạy hoặc qua thiết kế chương trình. Quy trình thứ nhất xuất hiện trong văn cảnh có môi trường giao tiếp tự nhiên và cả thày lẫn trò đều ưu tiên hàng đầu cho ngữ nghĩa. Tập trung vào dạng thức ngữ pháp thông qua thiết kế là cách làm có chủ định và có thể đạt được thông qua những bài tập có chủ định về ngữ pháp. Nó cũng có thể đạt được thông qua những phản hồi về lỗi của học sinh. (Nassaji, 1999, 2000).

6. Dạy theo cách xử lý ngữ liệu (Processing instruction)

Một phương pháp dạy ngữ pháp giao tiếp là thông qua xử lý đầu vào. Theo phương pháp này dạy quy tắc ngữ pháp trước (explicit instruction) phối hợp với một loạt hoạt động xử lý đầu vào, bao gồm cả những bài tập khích lệ sự hiểu cấu trúc ngôn ngữ mục tiêu, chứ không luôn luôn phải sản sinh ra nó. (VanPatten, 1993, 1996, 2002).

7. Phản hồi mang tính tương tác giữa thày và trò (Interactional feedback)

Phản hồi về những chiến lược thương lượng và cải biên (negotiation and modification strategies) như nhắc lại, yêu cầu giải thích, kiểm tra lại để khẳng định đúng-sai. Những chiến lược này thu hút sự quan tâm của người học cả về quy nạp (inductive: implicit teaching) lẫn suy diễn (deductive: explicit teaching). Một điều cần lưu ý là trong thiết kế bài tập ngữ pháp, chúng ta cần sử dụng cả hai thủ pháp suy diễn và quy nạp, không thể chỉ dùng một thủ pháp. (Lyster & Ranta, 1997)

8. Tăng cường yếu tố văn cảnh/tình huống (Textual enhancement)

Gần đây một số nghiên cứu đã tập trung vào tác động của sự tăng cường văn cảnh đối với việc htu hút sự chú ý của người học vào ngữ pháp. Một kỹ thuật thường được chú ý là cung cấp một số lượng lớn các ví dụ về dạng thức ngữ pháp trong khi đưa ra đầu vào, mà Trathey & White, 1993 gọi là input flood (tạm dịch là đầu vào ồ ạt).

Quan điểm này cho rằng sự tiếp cận với yếu tố ngữ pháp với tần số cao sẽ tăng cường được sự nổi bật của chúng và do đó người học dễ ghi nhớ. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, sự tăng cường văn cảnh có thể phát huy khả năng nhận diện dạng thức ngữ pháp, nhưng nó cũng không hẳn là điều kiện cần thiết cho việc cảm thụ ngôn ngữ, tức là sự cảm thụ ngôn ngữ không phải chỉ cần đến yếu tố này mà thôi.

Nếu học sinh muốn học ngữ pháp một cách có hiệu quả thì phải “diễn nó (act on it)”, phải đưa nó trở thành một giả thiết của mình về ngữ pháp được cấu trúc như thế nào. Như vậy muốn đạt được mục tiêu cảm thụ ngôn ngữ, người học phải được tiếp cận liên tục với các hoạt động gây chú ý và duy trì những hoạt động này, cũng như được tạo nhiều cơ hội sản sinh dạng thức ngữ pháp của ngôn ngữ mục tiêu. (Foto, 1998)

9. Dạy trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ (Task-based instruction)

Thiết kế dựa trên sự tạo những những nhiệm vụ rèn luyện ngôn ngữ từ trước tới nay thường tập trung vào ngữ nghĩa. Trong những bài tập sản sinh cấu trúc, dạng thức ngữ pháp hoàn toàn phục vụ cho giao tiếp (R. Ellis, 1995). Một phương thức để đạt được một đầu ra có hiệu quả về ngữ pháp là sử dụng một nhiệm vụ có trọng tâm giao tiếp nhưng hàm chứa yếu tố bắt buộc người học phải tái tạo được cấu trúc ngôn ngữ một cách chính xác. Kỹ thuật digtogloss (chính tả ngữ pháp) là một ví dụ. Trong kỹ thuật này, người thày đọc một bài ngắn bằng L2 hai lần, rồi yêu cầu học sinh làm việc nhóm để tạo dựng lại bài đó một cách càng sát với nguyên văn càng tốt (Swan, 2001).

10. Phương pháp dạy ngữ pháp dựa trên dựa trên giao tiếp (Discourse-based approaches)

Dạy ngữ pháp theo xu hướng dựa trên tình huống giao tiếp được thiết kế thông qua quy trình dạy dạng thức ngữ pháp trên cơ sở một tình huống giao tiếp thật, mở rộng và đơn giản hóa, trong đó có cả sự phân tích cứ liệu (corpus analysis) nhằm cũng cấp cho người học một số lượng ví dụ minh họa dư thừa về cách sử dụng cấu trúc của ngôn ngữ mục tiêu đã được đưa vào văn cảnh nhằm xây dựng được mối quan hệ dạng thức-ngữ nghĩa (Celce-Murcia, 2002).

Nói tóm lại các phương pháp mới trong thế kỷ này nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp cho người học sự tiếp cận vừa rộng rãi, vừa tập trung vào dạng thức ngữ pháp nhằm phát huy khả năng cảm thụ ngôn ngữ.