Ngôn ngữ thứ hai không còn xa lạ đối với mọi người nữa. Ngoài tiếng mẹ đẻ riêng của mỗi quốc gia đều cần có ngoại ngữ thứ hai sử dụng để giao tiếp và hội nhập. Nhà nước ta khuyến khích mọi người nếu có khả năng thì nên học nhiều ngôn ngữ áp dụng trong nền giáo dục và thuận lợi cho mối quan hệ quốc tế. Ví dụ như các nước Ấn độ, Singapore, Philippines đều sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của mình. Ngoại ngữ hiện nay tuy được dạy như một môn học chính thức ở trường học nhưng vẫn chưa trở thành ngôn ngữ chính thức.
Dạy ngôn ngữ tại trường học
Các bạn biết cũng biết rằng trong thời chiến tranh, tiếng Nga là ngoại ngữ thứ nhất, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ hai. Cũng có một thời kỳ nước ta không học tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên ngày nay, theo xu hướng hội nhập tiếng Anh phát triển mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi và trở thành ngoại ngữ thứ nhất trên thế giới. Hiện nay tiếng Nga và tiếng Trung Quốc có vị trí tương đối vững chắc, đặc biệt trong lĩnh vực dịch thuật, chúng ta nên phát triển. Hơn nữa, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc có vị trí không nhỏ trên trường quốc tế. Một xã hội phát triển về chiến lược cần đào tạo nhiều thứ tiếng việc lựa chọn học và sử dụng do nhu cầu xã hội quyết định và điều chỉnh.
Học tiếng Nga cho người bắt đầu
Học tiếng Nga như thế nào?
Đất nước Nga hấp dẫn thu hút nhiều sinh viên du học
Học tiếng Nga để có cơ hội làm việc tại công ty Nga
Có nên học tiếng Nga thay tiếng Trung
Chúng ta cũng biết rằng, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, được nhiều nước sử dụng làm ngôn ngữ chính thức, do đó trở thành ngoại ngữ quan trọng nhất. Nhưng đừng quên rằng tiếng Trung là thứ tiếng có số lượng người sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sử dụng được tiếng Trung là tiếp cận được với thị trường rộng lớn bao gồm Trung Quốc và cộng đồng người Hoa tại các nước Singapore, Malaysia,v.v… Trên thế giới, tiền tệ và ngôn ngữ của Trung Quốc cũng ngày càng có vị thế và phổ biến khắp thế giới. Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời và đặc biệt có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam chúng ta.
Tiếng Trung trở nên phổ biến trên thế giới
Ngôn ngữ tiếng Trung chia làm 2 ngữ âm khác nhau, như ngữ âm của Hán ngữ tiêu chuẩn dựa trên ngữ âm của tiếng Bắc Kinh nhưng không phải toàn bộ ngữ âm của tiếng Bắc Kinh đều được thu nhận làm ngữ âm của Hán ngữ tiêu chuẩn, một bộ phận ngữ âm của tiếng Bắc Kinh không được đưa vào trong Hán ngữ tiêu chuẩn. Từ vựng của Hán ngữ tiêu chuẩn chủ yếu là lấy từ từ vựng của tiếng quan thoại nhưng không phải toàn bộ từ vựng của tiếng quan thoại đều được thu nhận làm từ vựng của Hán ngữ tiêu chuẩn, có những từ của tiếng quan thoại không được chọn làm từ ngữ của Hán ngữ tiêu chuẩn. Từ vựng của Hán ngữ tiêu chuẩn không chỉ được lấy tiếng quan thoại, có một số từ của Hán ngữ tiêu chuẩn được lấy từ các phương ngôn khác của tiếng Hán.
Văn hóa và ngôn ngữ Trung- Việt có nhiều điểm tương đồng