Cách Học Nói Tiếng Bắc / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Theolympiashools.edu.vn

Giọng Nói Việt Từ Bắc Đến Nam

Nếu lấy Huế làm trung điểm của cán cân, ta thấy có một sự thay đổi trong giọng nói của tiếng Việt chúng ta từ Bắc vô Nam. Sự biến chuyển này ở các vùng liền nhau là tiệm tiến một cách có thể khó nhận ra. Tuy vậy, giọng nói của chúng ta có thể được phân chia thành ba miền rõ rệt: giọng Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam mà chúng ta thường gọi là giọng bắc, giọng trung, và giọng nam. Miền Bắc nói chung từ cực bắc đến tiếp giáp Miền Trung có một giọng nói thanh tao. Một tài liệu cổ của một quan lại Trung quốc báo cáo về cho triều đình Trung quốc đã mô tả rằng tiếng Việt nghe ríu rít như chim. Ông quan này đã ký âm một số từ Việt bằng chữ Trung hoa mà khi ta đọc lại theo âm Hán Việt thì không còn biết được âm thật của tiếng ta vào thời đó như thế nào nữa. Ví dụ, trong văn kiện này có từ Hán Việt đọc là đà bị để chỉ người vợ. Giọng nói nghe ríu rít như chim này nhất định là giọng Miền Bắc nước ta vì vào thời đó, Miền Trung và Miền Nam chưa thuộc về nước Việt.

Giọng Miền Trung:

Thế nhưng, ngay trong phạm vi Miền Bắc, giọng nói cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Khởi đầu từ cực bắc với Sơn tây, Lạng sơn, Cao bằng vv., giọng miền bắc có một chút “ngọng ngịu” và phát âm [L] và [N] đều thành [N], vì dụ lẫn lộn thành nẫn nộn. Giọng Hải phòng và Hà nội vẫn có một chút khác biệt, vì nghe như giọng Hải phòng nặng hơn, tuy có người cho rằng giọng Hà nội nghe có phần điệu hơn. Vòng qua Bùi chu, Phát diệm, Nam định, giọng Bắc đã nghe có âm hưởng nặng thêm chút nữa.

Ưu điểm của giọng bắc là phân biệt rõ ràng các phụ âm cuối [C] và [T], [N] và [NG] và đầu [D] và [GI]. Người Việt chúng ta phải biết ơn những người đã chế ra chữ quốc ngữ. Thật khó mà diễn tả điều chúng ta muốn nói nếu tiếng ta được ký âm bằng chữ Nôm hay lối chữ tượng hình nào khác. Người Bắc không bao giờ lẫn lộn giữa cắc (bạc cắc) và cắt (cắt thịt), khăn (cái khăn) và khăng (khăng khăng), giây (giây phút) và dây (dây dưa). Có ý kiến cho rằng “thời chưa có quốc ngữ, phân biệt âm cuối [T] và [C] không được nhấn mạnh, tại phần lớn nước Việt.” Phân biệt hay không phân biệt theo tôi là tại tiếng chứ không tại chữ, như Trần Văn Mầu viết “học tiếng, chứ không học chữ.” Tôi nghĩ là giọng Miền Bắc đã từ lâu phân biệt rõ rệt các âm như vừa trình bày, còn các miền khác cho đến nay đã có chữ quốc ngữ vẫn không được “nhấn mạnh.” Do đó, nếu nói các miền còn lại giọng nói không phân biệt các âm cuối [C] và [T] theo ký âm chữ quốc ngữ hiện thời thì phát biểu này không sai. Có hay không có cách ký âm gọi là quốc ngữ thì giọng nói của ba miền đất nước chúng ta vẫn như vậy. Một điều chắc chắn nữa, các từ với phụ âm cuối là [C] hay [T] theo quốc ngữ hiện thời, dù cách đọc khác biệt của các miền đất nước vẫn được ký âm chỉ bằng một cách viết chữ Nôm mà thôi, không phải một cho giọng bắc và một cho giọng nam. Nghĩa là, một âm được ký bằng chữ Nôm vẫn được đọc các cách khác nhau nếu có giữa các miền khác nhau. Nguyễn Du chỉ ký âm một cách duy nhất câu thơ được ký âm lại bằng chữ quốc ngữ là Trời xanh quen thói má hồng đánh ghenđề được giọng bắc đọc là Chời (Giời) xanh quen thói mà hồng đánh ghentrong khi giọng Huế đọc là Trời xanh queng thoái má hồng đánh gheng.

Về âm sắc, giọng Bắc phân biệt các dấu hỏi, ngã. Điều lạ là, Alexandre de Rhodes và các giáo sĩ thừa sai hồi đó đến trước hết ở Đàng Trong tại sao lại biết được sự phân biệt hỏi, ngã của giọng Miền Bắc. Cũng nên ghi nhận là biểu tượng dấu ngã bây giờ lúc ban đầu không phải chỉ để biểu hiện cách phát âm từ thấp vút lên cao của dấu ngã mà còn để thay thế âm cuối [NG]. Trong cuốn Phép giảng tám ngày tôi còn nhớ đã viết, “Tôi càu cũ Đức Chúa Blời….” (Tôi cầu cùng Đức Chúa Trời). Phải chăng điều này cho thấy đã có sự cộng tác của những người nói giọng bắc trong việc hình thành chữ quốc ngữ bây giờ.

Nhược điểm của giọng bắc là không phân biệt [CH] và [TR] nói thành [CH], [S] và [X] nói thành [X], ví dụ Châu (châu phê) và trâu (con trâu) nói giống nhau thành châu; sanh (sanh sản) và xanh (màu xanh) đều nói thành xanh.

Bước vào Thanh Nghệ Tĩnh, giọng bắc gần như đột nhiên chỉ còn âm hưởng. Người vùng này nói nghe mai mái vẫn còn âm điệu của giọng bắc, nhưng giọng nói nặng hơn nhiều và đã xuất hiện một âm điệu khắc hẳn âm điệu Miền Bắc, và nhiều từ Miền Bắc không có. Cách riêng hai tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh, giọng nặng cho đến nổi nhiều người không quen nghe, không thể hiểu được, kể cả người thuộc vùng Bình Trị Thiên với giọng mà người khác cho là nặng. Đến Quảng bình, âm hưởng giọng bắc hoàn toàn biến mất. Giọng nói nhẹ lên nhiều so với giọng Nghệ Tĩnh, nhưng vẫn còn nặng nếu chỉ so sánh giữa ba tỉnh Bình Trị Thiên. Giọng Bình Trị Thiên nhẹ hẵn đi khi đến Thừa thiên, cao bỗng và dịu dàng theo một cách riêng.

Bước qua Đèo Hải vân, giọng tiếng Việt chúng ta đột nhiên khác hẳn bắt đầu từ Quảng nam. Nếu giọng từ Thanh hóa đến Thừa thiên có vẻ bình bình thì giọng từ Quảng nam trở vào cho đến Miền Nam lại bắt đầu lên xuống như giọng bắc. Bắt đầu từ Quảng nam, giọng nói giữ lại việc phân biệt và không phân biệt các phụ âm như giọng Thừa thiên, ngoại trừ [OI] thành [OAI]. [D] và [GI] đều như là [GI], ví như dây và giây đều phát âm là giây, nhưng vùng này đã phân biệt phụ âm đầu [GI] và [NH] như già và nhà.

Giọng Miền Nam:

Vùng Nam Ngãi Bình Phú lại có các cách phát âm khác nhau. Nam Ngãi không nói là kéo (dây) mà nói rị, không nói hộc (bàn, tủ) mà nói thọa, không nói (ghế) đẩu mà nói là (ghế) giuông. Nam Ngãi phát âm [AM] nghe như [OAM], ví dụ, làm nghe như loàm; [Ă] nghe như [E], ví dụ năng nghe như neng, cắc hay cắt đều nghe như kéc; [AO] nghe như [ÔU], ví dụ gạo nghe như gộu vv.

Bình Phú không nói người ta (nói rằng) mà nói nẩu (nói rềng). Âm [ĂN] hay [EN] nghe như [ÊNG] với một chút giọng mũi, ví dụ ăn nghe như êng; đèn hay đằng đều nghe như đềng với chút âm giọng mũi.

Một đặc điểm chung của khu vực Nam Ngãi Bình Phú này là sự xuất hiện của việc ghép một đại từ + ấy thành chính đại từ đó với dấu hỏi bất luận nguyên thủy với dấu gì, ví dụ anh ấy thành ảnh, cậu ấy thành cẩu, mợ ấy thành mở vv, ngoại trừ hai từ bác ấy, chú ấy có lẽ vì không thuận miệng. Đặc điểm khác là cách phát âm phụ âm đầu [V] thành [GI], ví dụ vuông thành giuông, đi vô thành đi giô, mà từ Miền Bắc vào đến Thừa thiên không có.

Miền Nam kéo dài chất giọng của giọng từ Quảng nam đổ vào nhưng không giữ lại cách cách phát âm địa phương. Giọng nam mềm mại hơn giọng của phần đất phía nam Miền Trung này. Người Miền Nam không phân biệt phụ âm cuối [C] và [T] nói thành [C], [N] và [NG] nói thành [NG]. Phụ âm đầu [V] đều nói là [D], ví dụ như vui vẻ sẽ nói thành dui dẻ. Đặc điểm là miền này nói các phụ âm cuối dài như [ICH], [INH] thay cho phụ âm ngằn [IT] và [IN], ví dụ, con vịch thay vì con vịt, dây nịch thay vì dây nịt, niềm tinh thay vì niềm tin. Âm đầu [R] thường phát âm là [G] ví dụ cá rô thành cá gô. Nhiều vùng không nói được âm đầu [H] mà biến thành gần như [GU], ví dụ Huế thành Guế.

Có một số từ Miền Nam dùng với nghĩa khác của hai miền kia. Ví dụ, mần ở Miền Trung có nghĩa là làm, nhưng chỉ có nghĩa là làm việc ở Miền Nam. Ví dụ, khi chúng ta nghe nói, “Sao còn chưa đi mần?” thì có nghĩa là “Sao vẫn còn chưa đi làm công việc của mình. “Ổng mần ăn lớn lắm” có mhĩa là “Ông ấy làm ăn lớn lắm.” Giọng nam cũng kết hợp đại từ + ấy thành chính đại từ ấy với dấu hỏi cùng một qui luật như vùng Nam Ngãi Bình Phú. Giọng Miền Nam không phân biệt hỏi ngã cũng như giọng Miền Trung.

Tham gia vào nhóm để được kiểm tra giọng nói và giải đáp thắc mắc

Học Nói Tiếng Việt Nên Học Người Miền Bắc Hay Người Miền Nam?

Đánh giá

Điều đầu tiên giúp người nước ngoài hòa nhập nhanh chóng với cuộc sống ở một nước đang phát triển như Việt Nam đó là học nói tiếng Việt. Học nói tiếng Việt giúp người nước ngoài có thể giao lưu nói chuyện cùng bất cứ người Việt nào đồng thời qua đó họ có thể hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. Nước ta có ba miền Bắc, Trung, Nam với mỗi miền là mỗi đặc trưng văn hóa và giọng nói khác nhau. Vậy học nói tiếng Việt nên học người miền Bắc hay người miền Nam?

Việt Nam ngày càng trở nên nổi tiếng như một điểm đến của người nước ngoài trong những năm gần đây và hiện nay đã được công nhận là một trong những nơi có điều kiện tốt cho người nước ngoài sống và làm việc…

Âm, từ vựng và ngữ pháp

Tiếng Việt hiện đại có khoảng 200 vần, tiếng là một âm thanh được ghi lại gọi là chữ, gồm năm yếu tố: Phụ âm đầu, Âm đệm, Âm chính, Âm cuối, và thanh điệu. Vần hay còn gọi âm vần nên không có phụ âm đầu và có thể vắng mặt nhiều yếu tố trên, nhưng âm chính và thanh điệu luôn luôn phải có.

Để học nói tiếng Việt, trước tiên người nước ngoài cần nắm chắc được bảng chữ cái tiếng Việt, vốn từ cơ bản và ngữ pháp cơ bản trong tiếng Việt. Điều này, bất cứ một giáo viên người miền Bắc, Trung hay Nam đều có thể cung cấp kiến thức tốt cho bạn.

Phát âm

Trước hết, học viên cần nắm được rằng tiếng Việt được cấu tạo từ các đơn âm nên việc học phát âm sẽ theo trình tự từ phát âm âm tiết đến chuỗi âm tiết, từ chuỗi âm tiết đến phát âm câu.

Điều quan trọng khi học phát âm mỗi âm tiết là học viên cần nắm được tiêu chí phát âm và cấu hình miệng khi phát âm âm đó. Ví dụ: phát âm ngắn gọn hay kéo dài, chuyển động của lưìi từ khi bắt đầu đến khi kết thúc âm ra sao, bật hơi hay không bật hơi,…

Người nước ngoài học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai thường bị áp lực từ tiếng mẹ đẻ. Do đó thường không nhận ra những nét khác biệt và thường qui âm nhận được thành âm tương tự có sẵn trong tiếng mẹ đẻ.

Đối với trường hợp này, cần thiết phải có giáo viên hướng dẫn để người học có thể phân biệt và sửa lỗi ngay lập tức. Việc phát âm đòi hỏi phải có sự luyện tập chăm chỉ trong thời gian dài để có thể phát âm tiếng Việt chuẩn.

Đối với vấn đề phát âm, bạn không cần phải băn khoăn với câu hỏi “Học nói tiếng Việt nên học người miền Bắc hay người miền Nam?” Bởi lẽ, quan trọng nhất của phát âm đó là nắm chắc kiến thức và luyện tập lâu dài.

Thanh điệu

Thanh điệu là sức mạnh, là đặc trưng trong tiếng Việt và cũng là khó khăn lớn nhất đối với người nước ngoài khi học tiếng Việt.

Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thanh điệu) gồm: thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Khi phát âm sai thanh điệu sẽ đưa đến những nghĩa khác nhau như bàn, bán, bản, bạn…

Đối với cách nhận biết thanh điệu phải vẽ sơ đồ để học sinh hình dung với dấu sắc giọng như thế nào, dấu huyền giọng như thế nào, giọng cao hay thấp, dài hay ngắn, thẳng hay gẫy… Đây là chìa khóa để phát âm tiếng Việt tốt và nói tiếng Việt như người Việt.

Giáo viên nên nói chậm và dùng tay ra dấu lên, xuống, ngang và thường xuyên rèn luyện cho học sinh trong suốt quá trình học để học sinh ghi nhớ và cố gắng nói dấu chính xác. Việc luyện tập này cần kết hợp với luyện viết .

Ví dụ điền thanh điệu vào các từ trong đoạn văn hoặc đọc cho học sinh viết những câu, đoạn đơn giản để học sinh viết đúng. Khi đó học viên nhớ đúng dấu, nghĩa là họ sẽ có ý thức nói đúng thanh điệu đó.

Thường thì người miền Bắc sẽ phát âm chuẩn thanh điệu và dễ phân biệt nhất tuy nhiên đó là đặc trưng giọng nói sẵn có của từng vùng miền. Về mặt khách quan, tiêu chuẩn đặt ra cho một giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài luôn cần có phát ẩm chuẩn và đúng ngữ điệu.

Tin rằng, qua một số thông tin về phương pháp học tiếng Việt nêu trên, các bạn đã có được câu trả lời cho bản thân về vấn đề “Học nói tiếng Việt nên học người miền Bắc hay người miền Nam?”

Bùi Hà Quí

Tự Tin Nói Tiếng Trung Chỉ Sau 2 Tháng Tại Bắc Ninh

CHƯƠNG TRÌNH DẠY ĐỔI MỚI – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ ƯU ĐÃI KHỦNG !!! CAM KẾT ĐẦU RA HSK1 CHO HỌC VIÊN THAM GIA KHÓA HỌC

Đây là cơ hội tuyệt vời cho những ai muốn học Tiếng Trung cấp tốc với mức học phí tốt nhất! Nhanh tay đăng ký nhận ưu đãi qua hotline! Lớp học tiếng Trung này chính là dành cho bạn!

(*) Các ưu đãi đi kèm: – Hỗ trợ tối đa để thực hành tiếng; – Đượchọc lại 01 khóa miễn phí nếu chưa nắm chắc kiến thức khóa đó; –100% học viên được tư vấn Du học miễn phí; – Được chia sẻ kinh nghiệm thực tế cuộc sống tại Trung Quốc;

Những đối tượng đang sinh sống tại Bắc Ninh có nhu cầu học tiếng Trung đều có thể tham gia khóa học tiếng Trung Bắc Ninh để phục vụ một số mục đích như:

2. ” Chất riêng” của khóa học tiếng Trung siêu tốc tại Bắc Ninh

Có máy chiếu, màn hình lớn để trình chiếu, đầy đủ tài liệu để học viên tham khảo

Không gian học tập rộng rãi thoáng đãng.

Môi trường thân thiện, gần gũi giữa học viên và giáo viên.

Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh hôm nay

LỊCH HỌC CỦA KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG TẠI BẮC NINH

Các bạn có thể lựa chọn hoặc 3-5-7 hoặc thứ 7, Chủ Nhật. Các bạn cũng có thể sắp xếp buổi học phù hợp với thời gian biểu bản thân. Thời gian mỗi buổi là hai tiếng, đảm bảo học đi đôi với hành.

Qua nhiều năm kinh nghiệm đào tạo ngôn ngữ, Kokono xây dựng chương trình dạy tiếng Trung tại Bắc Ninhvới “chất” thực tế riêng mà bạn không thể tìm thấy ở một nơi nào khác. Mỗi buổi học tận dụng tối đa các công cụ video, sách báo, bài hát…giảm sự lệ thuộc vào giáo trình. Thêm vào đó, bạn được tham gia các hoạt động, trò chơi tăng tính phản xạ. Và đặc biệt, bạn được chia sẻ và được lắng nghe những bí quyết tự học từ vựng hiệu quả và kinh nghiệm thực tế làm việc với người Trung Quốc. Chắc chắn, những thông tin bổ ích này sẽ trợ giúp đắc lực cho con đường tương lai của bạn.

Quy mô lớp học tiếng Trung cấp tốc chỉ từ 5-7 học viên/lớp tăng chất lượng tương tác và thực hành tiếng của các học viên – Điều quan trọng nhất trong học ngoại ngữ. Đây cũng chính là điểm bạn nên lưu tâm khi lựa chọn khóa học tiếng Trung ở Bắc Ninh tối ưu cho mình.

Ngày mai là ngày người lười biếng làm việc và kẻ ngu ngốc thay đổi! Hãy hành động ngay lúc này!

Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ Quý phụ huynh và học sinh! Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

TẠI HÀ NỘI

MIỀN BẮC

MIỀN TRUNG

MIỀN NAM

MIỀN TÂY

Cách Nói Tiếng Nhật Trôi Chảy

Theo chúng tôi nghiên cứu thì đây là cách nhanh nhất để học nói tiếng Nhật. Tuy nhiên, không có nghĩa đây là cách dễ nhất hay cách thú vị nhất. Chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên làm theo chỉ khi bạn thực sự muốn học nói tiếng Nhật nhanh nhất có thể. Theo chúng tôi nghiên cứu thì đây là cách nhanh nhất. Tuy nhiên, không có nghĩa đây là cách dễ nhất hay cách thú vị nhất. đặc biệt khuyên bạn nên làm theo chỉ khi bạn thực sự muốn học nói tiếng Nhật nhanh nhất có thể!

Toàn bộ quá trình để nói tiếng Nhật trôi chảy Nói tiếng Nhật (hay nói một ngôn ngữ) là gì?

Nói tiếng Nhật cũng tương tự như chơi một môn thể thao vậy, nhất là quá trình trở thành người chơi giỏi và người nói giỏi. Có ba yếu tố duy nhất: kiến thức, luyện tập và trải nghiệm. Giả sử mọi người đã đọc vài cuốn sách hướng dẫn về bóng rổ rồi, biết luật và nguyên lý chơi, bạn nghĩ họ có thể ném trúng một quả vào rổ ngay lần thử đầu tiên? Giả sử một đội bóng rổ đã luyện tập ném rất nhiều, nhưng thực sự chưa hề có kinh nghiệm chơi trong các trận đấu thật, bạn nghĩ họ có thể chiến thắng ngay trận đầu tiên? Ngôn ngữ cũng vậy.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc thực hành thường bị bỏ qua trong ngôn ngữ. Theo như chúng tôi biết, rất nhiều người đi ngay vào giao tiếp với người bản xứ sau khi học được chút ngữ pháp và từ vựng. Cũng tốt nhưng không phải là cách nhanh nhất. Bạn phải tự đắm chìm vào những gì mình biết. Như vậy, bạn có thể dễ dàng dùng kiến thức đó để tương tác với người bản xứ. Do đó, lộ trình này sẽ tập trung vào phần luyện tập để có thể giúp bạn nói tiếng Nhật một cách thành thạo.

Cách nói tiếng Nhật trôi chảy – Hướng dẫn học tiếng Nhật

Kiến thức để nói tiếng Nhật là gì? Chữ viết tiếng Nhật

Tiếng Nhật có ba hệ chữ viết: Hiragana, Katakana và Kanji. Số lượng lớn ký tự là một trong những nguyên nhân khiến người nước ngoài thấy khó học tiếng Nhật. Một số người học đã hỏi chúng tôi: ” Có thể học tiếng Nhật mà không học hệ chữ viết không vì tôi chỉ muốn nói tiếng Nhật thôi ?“. Tiếc thay, câu trả lời là không. Kể cả nếu bạn chỉ cố học theo các hướng dẫn bằng miệng, học với cả thông tin bằng lời nói và hình ảnh sẽ giúp bạn đạt trình độ tiếp theo nhanh hơn nhiều. Bởi vậy học hệ chữ viết tiếng Nhật là bước căn bản để nói tiếng Nhật.

Mọi ngôn ngữ đều gồm những sự kết hợp liên tục của các từ. Khả năng giao tiếp của bạn sẽ phụ thuộc vào số lượng từ bạn biết. Nếu biết các từ về y học bằng tiếng Nhật, bạn thậm chí sẽ có thể giao tiếp được với bác sĩ bằng tiếng Nhật. Mặc dù không có giới hạn cho việc học từ vựng nhưng giai đoạn học ban đầu bạn cần nhớ khoảng 1.000 đến 1.500 từ. Sau đó, bạn sẽ tăng vốn từ của mình một cách tự nhiên khi học và sử dụng để nói tiếng Nhật.

Ngữ pháp là các quy tắc bạn tuân theo khi kết hợp các từ bạn đã ghi nhớ. Những từ đó sẽ trở thành một câu khi nó được kết hợp dựa theo các quy tắc đúng. Một trong những quy tắc ngữ pháp đặc trưng trong tiếng Nhật là trật tự từ. Ví dụ, các từ tiếng Nhật nói chung được kết hợp như thế này: Chủ ngữ + Tân ngữ + Động từ, khác với trật tự từ tiếng Anh: Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ. Trông có thể lạ và khó nhưng một khi bạn đã quen với quy tắc này rồi thì việc đặt câu bằng tiếng Nhật sẽ dễ hơn. Ngữ pháp là nền tảng giúp mọi người giao tiếp trôi chảy bằng cách tuân theo các quy tắc chung.

Tóm lại, nói tiếng Nhật là kết hợp các từ dựa vào ngữ pháp bằng cách sử dụng kiến thức của mình. Sự trôi chảy là tốc độ bạn nói tiếng Nhật. Trong phần luyện tập, bạn sẽ học cách có thể kết hợp các từ một cách nhanh nhất có thể.

Luyện tập nói tiếng Nhật là gì?

Luyện tập phát âm sẽ không chỉ giúp bạn nói tiếng Nhật rõ ràng điều mình muốn nói mà còn có thể hiểu những gì người khác nói. Mỗi ngôn ngữ đều có các âm riêng. Nếu bạn không thể nhận ra một số từ tiếng Nhật, nó có lẽ bao gồm những âm mà bạn chưa từng nghe tới. Nắm được cách phát âm sẽ cải thiện kỹ năng nghe và nói của bạn.

Phương pháp đọc to

Phương pháp đọc to sẽ giúp cho khả năng ngôn ngữ nói chung giống như thể lực vậy. Đây là một trong những phương pháp học truyền thống tốt nhất. Người ta nói Heinrich Schliemann, người khai quật thành Troy, có thể nói 16 ngôn ngữ trong cuộc đời mình là nhờ đọc to nhiều. Đọc to tiếng Nhật càng nhiều, bạn càng nói tiếng Nhật giỏi. Cũng giống như chạy hay luyện tập càng nhiều thì bạn chơi càng tốt trong một trận đấu thể thao.

Phương pháp đặt câu tức thì

Luyện tập phát âm tiếng Nhật – Khóa học phát âm tiếng Nhật tại Dekiru

Trải nghiệm nói tiếng Nhật là gì?

Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp. Mặt khác, kể cả nếu bạn biết rất nhiều từ vựng và có thể nói trôi chảy cũng không hẳn là bạn giao tiếp tốt. Trong trường hợp của tôi, tôi là người Việt học tiếng Nhật, khi tôi cố khen bạn người Nhật của mình, tôi nói với cô ấy: “Bạn thật dễ thương”. Bạn nghĩ đây có phải là lời khen phù hợp không? Sau đó, tôi biết được “dễ thương” có thể hiểu là “như trẻ con”, mặc dù “かわいい (dễ thương)” trong tiếng Nhật không mang sắc thái tiêu cực gì. Đây là một ví dụ về khác biệt văn hóa. Bạn phải trải nghiệm văn hóa Nhật để nắm được cách dùng tự nhiên.

Tích cực tương tác với người bản xứ

Tương tác với người bản xứ là cách tốt nhất để có được trải nghiệm nói tiếng Nhật thực tế. Trong khi hoặc sau khi luyện tập như trên, bạn sẽ có thể giao tiếp tốt hơn với người bản xứ. Vì vậy, bạn nên lao ngay vào một môi trường nói tiếng Nhật. Bạn sẽ nhận ra ngôn ngữ thực sự đang phát triển từng ngày như là sự tăng thêm, cách sử dụng, cụm từ và từ mới xuất hiện, và dần dần loại bỏ các từ không dùng nữa hoặc từ cổ. Sau đó, bạn sẽ có thể phát âm tiếng Nhật tự nhiên hơn. Tuy nhiên, lưu ý này, phần trải nghiệm này sẽ chỉ có kết quả sau khi bạn đã luyện tập đủ như trên.

Đọc chuyên sâu và khái quát Mất bao lâu để nói tiếng Nhật trôi chảy ?

Mục tiêu “Làm việc với người Nhật” đều có ở cả cột C1 và B2. Thế nghĩa là nếu mục tiêu của bạn là làm việc ở Nhật hoặc một công ty Nhật ở nước bạn thì có thể học ở những cấp độ này. Dĩ nhiên có thể nói tiếng Nhật nâng cao thì tốt hơn. Tuy nhiên, nếu độ thành thạo ngôn ngữ của bạn ở mức B2, bạn vẫn có thể xin được việc giống như là phụ trách các vấn đề quốc tế mà ở đó bạn sẽ cần giao tiếp với sếp hoặc đồng nghiệp bằng tiếng Nhật. Mặc dù thời gian cần để đạt trình độ nâng cao là 2200 giờ nhưng bạn có thể đạt được các mục tiêu khác như là làm việc ở Nhật hay sống ở Nhật với ít thời gian hơn.

Bảng này chỉ ra bạn cần học phần kiến thức, luyện tập và trải nghiệm trong bao lâu với từng mục tiêu (*Nêu chi tiết phần luyện tập). Giờ bạn biết phải làm gì và cần làm trong bao lâu rồi và sẽ biết cách học ở những chương trình chính. Lưu ý:

Về phần ước lượng: số thời gian bạn cần học cho từng mục tiêu, chúng tôi đã tính toán bằng cách chuyển đổi các cấp độ CEFR, FSI, và ACTFL dựa vào những nguồn đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, nó sẽ thay đổi tùy vào khả năng, kiến thức của bạn, ví dụ đã am hiểu tiếng Trung rồi, trải nghiệm và động lực. Còn nữa, sống hay làm việc ở Nhật còn tùy vào một số yếu tố bên ngoài và do đó, chúng tôi không thể bảo đảm bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình trong khoảng thời gian đã định, kể cả khi bạn đã học tập rất chăm chỉ. Đây được coi là những công cụ hướng dẫn bạn học tiếng Nhật và chúng tôi hi vọng bạn ghi nhớ điều đó.

Cách Học Nói Tiếng Pháp Hiệu Quả Nhất

Nếu bạn muốn luyện nói tiếng Pháp, bạn phải luyện tập với âm thanh. Nhưng không phải với bất kì âm thanh nào cũng luyện: tốc độ nói là điều cần thiết và cần phải thích ứng với trình độ của bạn, cũng như nội dung cuộc hội thoại cũng phải phù hợp và dễ học. Không nên luyện tập với những thứ gây khó khăn quá lớn, chính điều này sẽ làm bạn nhanh nản chí. Và nếu bạn có kế hoạch đi du học Pháp, hãy tập luyện thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài, vì kĩ năng nghe-nói là kĩ năng không thể thiếu trong hành trang du học của bạn.

Hãy lựa chọn một đoạn audio tiếng Pháp bạn có thể hiểu, có thể là đoạn văn audio bạn đã từng học trước đây, các từ vựng trong bài vì thể sẽ dễ hiểu với bạn. Hãy làm việc với đoạn audio này, không phải để rèn luyện kĩ năng nghe hiểu mà là rèn luyện khả năng nói tiếng Pháp: Luyện phát âm, tập ghi nhớ các câu văn và những cụm từ, lấy dũng khi để nhắc lại lời các diễn viên trong audio thành tiếng.

Bạn có thể tập nói một đoạn rất ngắn, một câu ngắn, rồi lặp lại. Tuy nhiên, không nên nhìn chăm chăm vào transcript rồi đọc thành tiếng, hãy thử bắt chước giọng nói của mình như giọng của các diễn viên trong audio. Lặp lại càng nhiều lần càng tốt. Một khi bạn đã luyện được cách phát âm tốt, bạn có thể nhìn vào transcript và bản dịch nếu bạn cần hiểu nghĩa 1 hay 2 từ trong đoạn audio. Hãy chú ý đến các cụm từ, nhóm từ, nơi người đọc dừng lại, và đừng quên những đoạn nối âm, tập lên giọng – xuống giọng và chuyển ngữ điệu.

Đặt câu hỏi cũng là một trong số các kĩ năng cần được rèn luyện khi học nói. Một cách tuyệt vời để thực hành nói tiếng Pháp là đặt câu hỏi ngắn về 1 đoạn văn nào đó và trả lời chúng. Trước hết, cách học này sẽ cung cấp cho bạn cơ hội tốt để rèn luyện cách đặt câu hỏi, xây dựng câu hỏi, đây là một phần thiết yếu trong các cuộc hội thoại giao tiếp. Sau đó, bạn có thể trả lời những câu hỏi bạn đặt ra và luyện khả năng nói tiếng Pháp.

Bạn nên rèn luyện phương pháp này trước khi chuẩn bị hồ sơ du học Pháp, bởi vì nếu muốn có visa du học, bạn sẽ phải trải qua một buổi phỏng vấn bằng tiếng Pháp với đại diện Campus France. Hãy thử viết ra những câu hỏi mà họ có thể hỏi, và tập trả lời hàng ngày để diễn đạt trôi chảy hơn.

Thường mọi người có một thói quen rất không tốt, đó là khi ai hỏi gì bằng tiếng Pháp bạn sẽ dịch câu hỏi đó ra tiếng việt, sau đó lại suy nghĩ bằng tiếng việt câu trả lời xong lại trả dịch sang tiếng Pháp. Với chừng đó bước suy nghĩ đã làm giảm khả năng giao tiếp lưu loát của bạn. Vì vậy để hạn chế vấn đề trên bạn nên tập suy nghĩ tất cả bằng tiếng Pháp để tạo một thói quen tốt phản xạ bằng tiếng Pháp không còn dịch từ việt sang pháp nữa.

Bạn có thể luyện nói tiếng Pháp với bạn bè Pháp qua skype. Nhờ một người khác nghe và sửa lỗi phát âm cho mình là phương pháp cực kì hiệu quả. Có thể bạn đã ghi nhớ và hiểu được rất nhiều quy tắc phát âm tiếng Pháp, tuy nhiên sau đó, bạn cần một người khác để lắng nghe bạn nói và tìm ra những chỗ chưa chính xác trong giọng phát âm của bạn. Không có phần mềm hay các bài học ghi âm nào làm được điều đó. Phương pháp này cần phải là một người thực sự để giúp bạn phát hiện những lỗi sai của mình và sửa lại cho đúng.

Khi bạn dành thời gian cho việc học ghi nhớ một thứ gì đó, não của bạn sẽ lưu trữ nó trong bộ nhớ ngắn hạn. Chỉ có kinh nghiệm và sự lặp lại mới lưu trữ các thông tin trong bộ nhớ dài hạn của bạn. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn luyện tập tiếng Pháp thường xuyên và liên tục. Bạn có thể nói 20 phút một ngày và lặp đi lặp lại nhiều lần, dành cho việc luyện tập ít nhất 3 giờ trong 1 tuần.