Cách Dạy Con Giỏi Tiếng Anh / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

4 Bước Dạy Con Giỏi Tiếng Anh Dù Bạn Không Giỏi

Dạy con học tiếng Việt hoặc các môn học hàng ngày đã khó, dạy con giỏi tiếng Anh khi bạn không biết gì về tiếng Anh, thậm chí “mù tịt” về môn ngoại ngữ này lại càng khó hơn.

Tầm quan trong của việc dạy trẻ học giỏi tiếng anh ngay từ cấp II

trung tam tieng anh tai hai phong uy tin cho trẻ cấp 2

Cấp II là một giai đoạn nền tảng quan trọng để con bước sang giai đoạn ôn ielts, đi du học cấp III hay đơn giản là chuẩn bị vào các trường chuyên ngữ chuyên khối khi bước vào Cấp III ở trong nước.

Nếu nền tảng tiếng Anh cấp II không vững thì mọi kế hoạch coi như đổ bể và cấp III sẽ không còn kịp nữa, hoặc con sẽ bị chậm lại, hoặc sẽ rất vất vả…

Cấp II, trẻ phải đảm bảo đạt điểm tiếng Anh trên lớp cao. Vì nếu tất cả mọi môn đều khá giỏi nhưng riêng Tiếng Anh dưới 6,5 thì mọi công sức của con đổ sông đổ bể trong cả năm học ấy.

Cấp II, trẻ phải học nói luôn, vừa đạt điểm cao trên lớp thực lực, vừa vững kiến thức, vừa giao tiếp tiếng Anh tự tin.

Cấp II học là phải nắm bản chất, không học vẹt xây dựng từ vựng, học câu nói đơn giản như cấp I nữa

Vì những lý do trên nên nếu muốn dạy con giỏi tiếng Anh dù bạn không giỏi hãy quan tâm và “đào tạo” con giỏi tiếng Anh từ cấp 2. Đó sẽ là hành trang vô cùng hữu ích và hiệu quả cho con bạn sau này.

4 Bước dạy con giỏi tiếng Anh dù bạn không giỏi

Con mình học cấp II và cháu đang rất kém tiếng Anh thì nên bắt đầu từ đâu và như thế nào?

Nếu bé đang kém mọi kĩ năng và việc học thời gian qua không có hiệu quả, hãy dừng lại, hãy mang con đến trung tâm tiếng anh ở hải phòng TOMATO để được test miễn phí và tìm hiểu vấn đề trong cách học của con thời gian qua. Điện thoại tới số 0964.299.222 hoặc tìm hiểu thông tin ngay trên website này.

SAU ĐÓ ĐƠN GIẢN CHỈ CẦN THEO LỘ TRÌNH SAU CỦA TOMATO ĐỂ CON HỌC TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG – THÍCH THÚ – HIỆU QUẢ

BƯỚC 1: Phải HỌC PHÁT ÂM CHUẨN NHƯ NGƯỜI BẢN NGỮ trước

HỌC TIẾNG ANH TRẺ EM TẠI HẢI PHÒNG

Tức là phải hiểu và dùng được kĩ thuật đọc từ, phát âm của người bản ngữ, để khi gặp các từ mới, không cần tra từ điển, chỉ cần nhìn vào nó là biết nó chứa âm gì, phát âm như thế nào, trọng âm ở đâu, ending sound như thế nào.

Ở bước này phải đảm bảo con nhìn vào đoạn ngữ điệu, tự nối âm đầy đủ và đọc trơn tru, mềm mại

Hoàn thiện bước này, con học nghe sẽ rất nhanh và học từ vựng nhớ luôn.

BƯỚC 2: DẠY CON HỌC CHUYÊN SÂU NGỮ PHÁP

Ngữ pháp là nền tảng quyết định điểm số của con ở trường

Ngữ pháp là nền tảng để con luyện nói chuyên nghiệp, không sai lung tung kiểu tiếng Anh bồi của nhiều người Việt Nam đã và đang dùng.

Ngữ pháp là nền tảng quan trọng để con luyện thi Ielts du học trong tương lai

Quá trình học ngữ pháp giúp con nâng cao vốn từ vựng và năng lực sử dụng tiếng Anh học thuật cả khi con vào cấp III chuyên ngữ hay vào các trường đại học top ở VN cũng như đi du học.

Cách học phải đảm bảo không dàn trải, học đến đâu nắm chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao đến đó, không học hớt váng.

Ngữ pháp phải luyện viết luôn để ứng dụng kiến thức đã học.

BƯỚC 3: LUYỆN NGHE HÀNG NGÀY

Bước luyện nghe hàng ngày là bước áp dụng song song trong quá trình học ngữ pháp

Ngữ pháp giúp tăng từ vựng, luyện nghe để vốn từ vựng được lặp đi lặp lại trong khi nghe thực tế, đáp ứng cả mong muốn về học thuật – thực hành.

Con nên vừa nghe học thuật, nghe phim, nghe file ôn luyện, nghe tài liệu, nguồn nghe đa dạng miễn là con phải tự chọn hay thích thú nguồn nào. Nghe là luyện tập mà nên quan trọng là đều đặn hàng ngày chứ không phải là bắt buộc phải theo thế này thế kia.

Khi đến bước này thì con nói thành thạo lắm rồi vì lượng từ vựng con tích lũy được, lượng kiến thức ngữ pháp thông thạo mà con có, kĩ năng nghe rèn luyện đều đặn

Nếu đạt được những bước trên, ở giai đoạn này con có thể học nói với người nước ngoài luôn

Nếu không đạt được hiệu quả từ các bước trên, con học nói ngay với người nước ngoài không đạt được hiệu quả cao. Vì kiến thức rỗng, từ vựng ít, không có đủ từ vựng để giao tiếp thì không thể đạt hiệu quả cao trong một lớp học chỉ 100% là giáo viên nước ngoài.

Hơn nữa, GV nước ngoài sẽ không giỏi dạy ngữ pháp cho con. Hãy cho con nền tảng trước khi học nói 100% với giáo viên nước ngoài

Mẹ Thần Đồng Bày Cách Dạy Con Học Văn Giỏi (P1)

Chị Hồ Điệp, với cương vị là một người mẹ bình thường, đã có những chia sẻ hữu ích khiến bé hứng thú với môn Văn.

Chị Hồ Điệp bày tỏ chị sẽ không nói về việc làm văn theo văn mẫu hoặc “học thuộc”. Chị sẽ nói về việc làm văn một cách tự nhiên, vui vẻ, có sáng tạo của con trẻ. Đây là những điều chị đã áp dụng cho Nam, với tư cách là phụ huynh chứ không phải là một giáo viên. Vì thế, nếu các mẹ có con đang học tiểu học có thể tham khảo đôi chút những trò chơi này.

1. Trò chơi đoán vật:

Trò chơi này vui lắm, mình và Nam chơi suốt. Người đố sẽ giấu những đồ vật vào một chỗ khuất, sau đó miêu tả về từng đồ vật. Người đoán sẽ dựa trên miêu tả đó để đoán tên đồ vật.

Thực ra đây chính là việc miêu tả dưới dạng lời nói rất thú vị. Mình lấy ví dụ, mình giấu quả na, mình sẽ nói: Quả gì vỏ màu xanh ruột màu trắng. Đến đó mình dừng lại để Nam suy nghĩ và đưa ra đáp án. Nếu đáp án chưa chính xác, mình lại gợi ý tiếp: Quả có các mắt. Đến đây thì Nam đoán ra rồi. Mình sẽ đưa quả na ra. Nhưng bước quan trọng nhất là, sau khi “đáp án” đã lộ diện, mình và Nam sẽ cùng nhau miêu tả thêm.

Nhưng đó là khi mình là người đố. Đến lượt Nam là người đố thì chật vật hơn. Mình cứ giả vờ không biết bạn ấy đố gì để Nam miêu tả nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Ban đầu Nam rất chật vật để có thể miêu tả được đồ vật mà mình có trong tay. Nhưng rồi cũng quen dần.

Trò chơi này, mình chơi cùng Nam từ khi con học lớp 1, dần dần cứ tăng độ khó bằng những đồ vật “lắt léo”.

Không chỉ dừng ở đồ vật, mỗi lần cùng Nam đi dạo, mình hay đố Nam miêu tả về một người nào đó mà cả hai mẹ con cùng biết, tất nhiên không được nói tên, và phải miêu tả bằng hình dáng rồi mới đến các đặc điểm của người đó. Trò chơi này thường đem đến những tràng cười không dứt.

Cứ thế, việc miêu tả bắt đầu từ những trò chơi đơn giản như vậy. Đến khi Nam làm văn, mình luôn nói: Thực ra, viết một bài văn cũng giống như con chơi trò đố mẹ vậy. Con làm cho mẹ ngạc nhiên, con làm cho mẹ bất ngờ vì những đồ vật, sự vật, con người vốn gần gũi nhưng khi con viết lại có những phát hiện rất lạ lẫm làm mẹ yêu thích bài văn của con.

Nhật Nam nổi bật với khả năng ngôn ngữ một phần do sự giáo dục nhẹ nhàng và kiên trì của mẹ

2. Làm báo tường.

Nghe có vẻ buồn cười nhưng ở nhà mình, hai mẹ con hay cùng nhau làm báo tường lắm. Đúng là báo tường thật vì… báo chuyên dán ở tường. Mình mua tờ giấy to rồi dán ở góc học tập của Nam. Sau đó cả hai mẹ con bắt đầu “viết báo”. Mỗi ngày lại đóng góp những bài báo của riêng mình. Chủ đề thì thích gì viết nấy. Chuyện Nam đi học bị cô giáo phê bình vì nói chuyện riêng cũng thành một phóng sự li kì, có tựa đề: Đi học có gì hấp dẫn. Chuyện cây hoa hồng trên ban công bị héo vì ít đất ăn quá. Chuyện mẹ thái rau bị đứt tay… Tất cả những mẩu con con ấy đều được viết rồi dán lên, có trang trí hoa lá cành cho có vẻ sinh động. Tờ báo tường cứ thế dày lên. Mỗi lúc rảnh rỗi, cả nhà đem ra đọc lại. Yêu ơi là yêu mà cũng vui ơi là vui!

Chính vì những bài viết con con đó khiến Nam không ngại viết và luôn thấy việc mình viết lại một hoạt động gì đó, một sự kiện gì đó là việc làm thú vị chứ không phải “vò đầu bứt tai” đau khổ mỗi khi viết bài. Điều này cũng giúp Nam viết bài văn được nhanh hơn. Cô giáo ở lớp luôn khen Nam là người viết bài nhanh nhất, ít khi để về nhà mới viết mà viết ngay tại lớp. Làm văn mà không khác gì “tốc kí”.

3. Trò chơi tưởng tượng.

Trong các trò chơi, có một số trò Nam chơi là do mẹ dụ dỗ, lôi kéo nhưng trò này thì Nam mê nhất, luôn gạ mẹ để chơi ở bất kì thời gian nào.

“Luật chơi” thì dễ lắm: Mẹ hoặc Nam sẽ nghĩ ra một tình huống nào đó rồi bắt đầu… tưởng tượng. Tất cả những điều gì “phù phiếm” nhất có thể nghĩ được ra đều có thể huy động để tạo thành một câu chuyện. Vì biết tâm lý của con trẻ là luôn cảm thấy thích thích và sờ sợ với những chi tiết có vẻ hơi hoang đường nên mình thường ra những tình huống có vẻ kì bí một chút.

Chị Hồ Điệp trong quá trình dạy con đã có những kinh nghiệm ‘hay ho’ của riêng mình và không ngại chia sẻ với mọi người

Nhiều mẹ hỏi mình là chị ơi, chị không đi làm hay sao mà có nhiều thời gian cho con thế. Mình có đi làm, mình cũng quay cuồng với hàng đống công việc không tên ở nhà và luôn ước ngày có 48 tiếng. Nhưng có lẽ, khi ở gần Nam, mình giảm thiểu tất cả những hoạt động khác, ví dụ xem ti vi, vào mạng… chỉ để dành cho Nam. Và Nam cũng biết “tiết kiệm” thời gian dành cho mẹ lắm. Ví dụ bài tập cô giao, Nam thường tranh thủ làm lúc ở trường hoặc đi học về, trong lúc chờ mẹ nấu cơm là làm luôn. Nên Nam có một buổi tối để cùng tham gia các hoạt động với mẹ.

Cá nhân mình luôn nghĩ, cho trẻ xem ti vi nhiều là không có lợi. Mình nhớ câu chuyện của Katherine Jackson, mẹ của ngôi sao huyền thoại âm nhạc Michael Jackson kể: Mọi chuyện thực sự bắt đầu khi Michael lên 4 tuổi thì ti vi của nhà bà bị hỏng. Vì nhà nghèo không có tiền mua ti vi mới nên mỗi buổi tối, bọn trẻ trong nhà nhảy múa và hát. Bà đã thuyết phục rằng chúng rất giỏi và sau khi nghe các con hát, bố của chúng cũng đồng ý như vậy. Và phần tiếp theo của câu chuyện chiếc ti vi bị hỏng là gì thì các bạn đều thấy rồi đúng không nào.

Tắt ti vi, để nói chuyện, ghi chép, miêu tả, tranh luận, hò hát… tất cả những điều đó sẽ giúp cho văn học đến gần trái tim của con hơn. Mình nghĩ là như thế.

À, hôm qua có một bạn nhỏ ở Ninh Bình, đang học lớp 5 có viết một bài văn và gửi mình sửa giúp. Em này chăm chỉ, yêu thích việc học vô cùng. Mình rất quý tinh thần của em ấy. Nam cũng thường giúp em học tiếng Anh. Từ việc sửa bài cho em, mình chợt nảy ra ý tưởng: Nếu các mẹ có con đang học lớp 3,4,5 có thể khuyến khích các con viết bài và đăng trên tường trang cá nhân của mình. Không cần viết hay đâu, ngô nghê cũng được, vụng dại cũng được. Mình sẽ sửa bài và mọi người cùng tham khảo. Nếu thấy không tiện thì có thể gửi riêng cho mình. Thực ra một bài văn không nói được nhiều điều, quan trọng là để con thấy việc viết văn cũng “dễ như ăn một quả na” thôi.

5 Bí Quyết Dạy Con Học Cực Giỏi Tiếng Anh

Nếu tiếng Anh không được học chính xác ngay từ đầu thì sau này sẽ rất khó để sửa cho trẻ. Các bậc làm cha mẹ cần hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của trẻ để có phương pháp sửa lỗi giúp bé tiến bộ hơn.

Hai nguyên nhân chính dẫn đến lỗi sai trong tiếng Anh của bé:

Đầu tiên là do ảnh hưởng sâu sắc của tiếng mẹ đẻ. Đây là lỗi phổ biến mà trẻ dễ mắc phải trong quá trình học tiếng Anh. Trẻ thường diễn đạt tiếng Anh với cách sử dụng câu cú trong tiếng Việt, một cách áp dụng khá máy móc. Vì thế, thay vì sử dụng các cấu trúc tiếng Anh trẻ lại đi dịch từng từ một.

Sự bất cẩn là nguyên nhân thứ hai. Một số trẻ thường rất ẩu và chủ quan mặc dù bản thân đã nắm tốt những quy tắc ngữ pháp. Phát âm thiếu âm gió, âm cuối hay viết sai chính tả là những vấn đề mà trẻ thường mắc phải. Ngoài ra, đôi khi tốc độ nói của trẻ chậm hơn suy nghĩ nên thành ra sự diễn đạt ý của trẻ chưa được rõ ràng.

1 Lặp lại câu đúng

Nếu trẻ mắc lỗi, bạn không nên ngay lập tức sửa lỗi vì như thế bé sẽ dễ tự ti, chán nản và ngại nói hơn do sợ sai. Bạn cần kiên nhẫn lặp đi lặp lại nhiều lần các câu đúng để trẻ có thể tự ghi nhớ và sửa theo. Tương tự như phương pháp học tiếng mẹ đẻ, bằng việc nghe người lớn nói lại nhiều lần bé sẽ biết tự mình điều chỉnh lại cho chuẩn.

2 Phân loại các lỗi sai

Lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi phát âm chính là các lỗi mà trẻ hay mắc phải. Bạn có thể tìm ra lỗi mà con thường mắc phải bằng cách thường xuyên kiểm tra bài viết của trẻ và lắng nghe trẻ nói để giúp bé học tốt hơn. Ba lỗi này cần được phân tách rạch ròi để tìm ra hướng sửa đúng và nhanh nhất cho trẻ.

3 Để trẻ tự tìm lỗi sai của mình

Việc cho trẻ tìm lỗi sai của mình cần được khuyến khích. Có thể trong trường hợp bé nói chưa đúng, bạn có thể hỏi trẻ lỗi nào sai ở câu phát âm. Nếu bé vẫn chưa phát hiện ra, bạn có thể gợi ý thêm cho trẻ. Bé sẽ biết cách sửa nhanh hơn nếu tự nhận ra lỗi sai của mình và sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau để học tiếng Anh hiệu quả hơn.

4 Thường xuyên cho trẻ xem báo và phim nước ngoài

Bạn hãy thường xuyên cho trẻ xem những bộ phim ngắn phụ đề tiếng Anh và những mẩu truyện nhỏ trên sách báo nước ngoài. Từ đó, các bé sẽ tìm ra được những cấu trúc câu đặc biệt, những cụm từ hay dùng và cách diễn đạt như người bản ngữ. Ngoài ra, cần thường xuyên luyện tập cho trẻ để bé có thể sử dụng thành thạo những mẫu câu đó.

5 Kịp thời động viên và tuyên dương

Nếu bé có những biểu hiện tiến bộ và ngày càng hạn chế lỗi sai thì cha mẹ nên có những món quà nhỏ để kịp thời động viên và khuyến khích con học tốt. Làm vậy sẽ giúp trẻ mới luôn cố gắng và yêu thích môn ngoại ngữ này hơn.

Chia Sẻ Cách Dạy Con Học Giỏi Tiếng Việt Lớp 1 Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1 tại nhà không phải phụ huynh học sinh (PHHS) nào cũng biết. Con trẻ không chỉ cần phải học giỏi môn toán mà còn phải học tốt môn tiếng việt. Nhiều PHHS đang loay hoay tìm cách dạy con tập đọc, tập viết và phát âm sao cho đúng. Chắc chắn một điều rằng, khi PHHS tìm kiếm trên mạng sẽ xuất hiện các phương pháp khác nhau.

Vậy đâu là phương pháp và cách dạy tiếng việt lớp 1 chuẩn và hiệu quả nhất ? Mời PHHS cùng gia sư Thành Tâm tham khảo qua bài viết sau đây.

Con trẻ sẽ học gì ở môn tiếng việt lớp 1 ?

Đầu tiên PHHS chúng ta cần phải biết được, ở chương trình tiếng việt lớp 1 con trẻ sẽ phải học những gì ?

Khi vào lớp 1, con trẻ sẽ được làm quen với những khái niệm mới về: Tiếng – Từ – Chữ – Âm – Chữ cái. Nghe thì có vẻ khó đối với con trẻ. Tuy nhiên theo phản xạ tự nhiên, cô giáo nhắc đi nhắc lại nhiều lần, con trẻ sẽ ghi nhớ chúng rất nhanh.

Bên cạnh đó, con trẻ sẽ được học về:

Quy tắc chính tả: phân biệt “c/k”, “g/gh”, ng/ngh”.

Quy tắc viết hoa chữ cái đầu tiên, viết tên riêng của người Việt Nam.

Dấu chấm, dấu chấm hỏi. Công dụng của chúng.

Từ chỉ người, sự vật, màu sắc,…

Với những nội dung này, chắc chắn con trẻ sẽ cảm thấy bị “ngợp” vì có quá nhiều cái phải học. Do vậy, PHHS nên tìm hiểu và biết cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1 cũng như có cách kèm con học lớp 1 tại nhà hiệu quả

PHHS nên tìm hiểu những gì về cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1 ?

Khi bước chân vào lớp 1, PHHS cũng như con trẻ gặp áp lực rất nhiều vấn đề: chọn trường sao cho gần nhà mà chất lượng giảng dạy được đảm bảo ? Con trẻ sẽ làm quen với môi trường mới thế nào ? Làm sao để kèm con trẻ học tốt môn toán lớp 1 và tiếng việt lớp 1? Thật sự mà nói, đó là những thắc chung và mong muốn tìm được câu trả lời càng sớm càng tốt.

Trước khi hướng dẫn con trẻ học môn tiếng việt lớp 1, PHHS nên tìm hiểu trước chương trình tiếng việt lớp 1. Kiến thức nào cần dạy trước, thứ tự ưu tiên ra sao,… Ngoài ra, PHHS còn phải tham khảo các phương pháp tập đọc, tập phát âm và tập viết trên Google hoặc Youtube. Vì chương trình và cách học của con trẻ bây giờ rất khác với thời PHHS mình đã được học. Từ đó, PHHS sẽ tìm được cách dạy con học tiếng việt lớp 1 hiệu quả nhất.

Cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1 mà PHHS cần biết

Dạy con học phát âm và ghép vần

Học cái gì cũng vậy, chúng ta nên hướng dẫn cho con trẻ học những cái cơ bản đầu tiên trước. Trước khi bé đọc được câu hay đoạn văn ngắn, bé phải biết phát âm và ghép vần sao cho đúng. Bé phát âm chuẩn thì mới có thể nghe được và nhận diện được chữ mà người khác nói. Bên cạnh đó, đây cũng chính là tiền đề và nền tảng để bé không đọc sai và viết sai lỗi chính tả.

Khi bé đã làm quen và phát âm được toàn bộ hệ thống bảng chữ cái, PHHS hướng dẫn cho con trẻ ghép vần. Vần trong tiếng việt tương đối khó và phức tạp. Chính vì vậy, PHHS cần lưu ý quan sát và theo dõi con trẻ học tập, tránh tạo những thói quen ghép vần sai.

Bước tiếp theo trong cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1 đó chính là hướng dẫn con trẻ đọc hiểu văn bản. Ban đầu, PHHS cho con trẻ làm quen và tập đọc những đoạn văn hay đoạn thơ ngắn trước. PHHS đừng quên giải thích ý nghĩa câu chữ cho con trẻ hiểu. Khi rèn luyện được điều này, con trẻ sẽ có cách tư duy và hiểu văn bản một cách tốt nhất.

Sau khi đã đọc những đoạn văn ngắn, PHHS lại tiếp tục thách thức con trẻ với những đoạn văn bản dài. Cứ như vậy, từng bước một, con trẻ sẽ chinh phục được kiến thức cơ bản.

Dạy chữ in hoa và tập viết cho con trẻ

Như đã nói ở trên, khi con trẻ học mầm non thì con trẻ không bị áp lực về việc học tập. Tuy nhiên, khi học lớp 1, con trẻ sẽ phải tập làm quen với nhiều điều mới: học tập nhiều môn hơn, thầy cô mới,…

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và cách viết các chữ cái in hoa, PHHS sẽ hướng dẫn con trẻ học và tập viết. Vở tập viết, viết trên bản con,… có đầy đủ ô li và dòng kẻ để con trẻ viết dễ hơn. Thời điểm này PHHS nên:

Dạy cách đọc và nhận biết nét chữ in hoa.

Dạy cách rê bút và lia bút.

Dạy bé cách rèn chữ viết lớp 1 đúng trọng tâm nét nhóm chữ in hoa.

Luyện viết và ôn tập chính tả

Ở chương trình lớp 1, con trẻ được làm quen với luyện viết chính tả. Khi con trẻ đã biết cách đọc và phát âm, PHHS cho con trẻ luyện viết và ôn tập cách viết chính tả con. Cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1 không đơn thuần là chỉ biết đọc và phát âm mà con phải viết đúng chính tả.

PHHS nên hướng dẫn cho con các quy tắc chính tả cơ bản sau:

Các âm đầu: k, gh,ngh đúng trước các nguyên âm i,e, ê,iê,…

Các âm đầu: c, g, gh đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư,…

Bài tập điền vào chỗ chấm:

“c” hay “k” : …éo co, cổ …ính, …iên nhẫn, tổ …iến.

“g” hay “gh” : …ồ ghề, ..e thuyền, …i nhớ, chán …ét.

“ng” hay “ngh”: ngốc …ếch, ngạo …ễ, …iêng …

Phụ huynh cần lưu ý điều gì trong cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1

Việc dạy và hướng dẫn con trẻ học tiếng việt là cả một quá trình và cần thời gian. Chính vì vậy, PHHS cần lưu ý:

Phải chỉ cho con học một cách từ từ, không nên nhồi nhắt quá nhiều làm cho con trẻ bị “ngán”.

Kiểm tra bài vở mỗi ngày khi con đi học ở trường về. Điều này giúp cho PHHS biết được con mình học như thế nào, con trẻ có bị gặp phải vấn đề gì không ?

PHHS phải tham khảo kỹ các quy tắc phát âm, tập đọc và viết chính tả thường xuyên vì bé lớp 1 viết chữ xấu. Tránh những trường hợp sai sót.

PHHS nên linh hoạt thay đổi cách dạy con bằng nhiều phương pháp khác nhau, tạo hứng thú cho con.

Tránh đòn roi và dọa đánh con trẻ,…

Phải làm gì khi PHHS đã dùng hết mọi cách nhưng con trẻ vẫn không chịu học ?

Khi đã làm những cách trên mà con trẻ vẫn không học tốt được môn tiếng việt lớp 1, PHHS bắt buộc phải t ìm gia sư dạy kèm lớp 1 tại nhà cho con. Ở giai đoạn này, PHHS nên tìm gia sư là giáo viên tiểu học. Bởi vì, chính gia sư giáo viên mới có đủ kĩ năng và kinh nghiệm sư phạm để giúp con trẻ học tập. Ngoài ra, gia sư tiểu học không chỉ hướng dẫn con học tốt môn tiếng việt mà con tập cho con kĩ năng đọc, viết và rèn chữ đẹp.

Thuê gia sư dạy kèm lớp 1 sẽ mang lại những lợi ích mà PHHS không thể ngờ tới. Vậy tại sao chúng ta không thử tìm gia sư cho con.

Gia sư Thành Tâm hi vọng qua bài này, PHHS sẽ biết được phương pháp và cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1 hiệu quả.

Trung tâm gia sư Thành Tâm mang đến chất lượng dịch vụ gia sư tốt nhất, chắp cánh cùng các tài năng Việt.

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM

Văn phòng đại diện: Căn hộ 8XPLUS, Đường Trường Chinh, Tân Thới Hiệp, Quận 12, HCM

HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)