Bé Học Tiếng Việt Lớp 1 Năm 2020 / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Theolympiashools.edu.vn

Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 1 Năm 2022

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2017 – 2018 theo Thông tư 22

Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 1 có đáp án

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1

A. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe – viết (6 điểm)

Hoa ban

Vào tháng tư, qua Tây Bắc bạn sẽ thấy bạt ngàn hoa ban. Hoa nở rộ, trắng xóa.

Lưu ý: Tốc độ tối thiểu 1 chữ / phút

– Viết đúng mẫu kiểu chữ thường cỡ vừa (chưa bắt buộc viết hoa) đúng chính tả (6 điểm)

– Viết sai mẫu chữ hoặc sai chính tả mỗi lỗi (sai âm đầu, vần, thanh) trừ (0,1 điểm)

2. Bài tập: 4 điểm

1) Em đưa tiếng vào mô hình. (1đ) (M1)

Xoáy thảo

2) Đúng viết đ, sai viết s vào (1đ) (M1)

3) Điền q hoặc c, k vào chỗ chấm (1 điểm) (M2)

…..ây đào

…….ĩ sư

……uê ngoại. quả ………à

4) Gạch dưới tiếng có vần ây (1đ) (M2)

cày cấy, cờ vây, nhảy dây, xây nhà

d) Viết 2 tiếng có vần anh; 2 tiếng có vần ach: 1 điểm (M3)

B. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: 10 ĐIỂM.

Bài đọc 1: Bài đọc 2 Bài đọc 3

b. Yêu cầu đánh giá

– Tốc độ đọc: 20 tiếng / 1 phút.

Giáo viên dựa vào tốc độ đọc của học sinh để cho điểm. Nếu học sinh đọc câu sai quá nửa số tiếng thì không cho điểm.

Lưu ý: Giáo viên cho điểm vào phần đọc thành tiếng của bài kiểm tra học sinh.

MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT 1 CUỐI KÌ 1 – NĂM HỌC 2017 – 2018 MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT 1 CUỐI KÌ 1 – NĂM HỌC 2017 -2018

Ngoài đề thi trên các bạn có thể tham khảo các đề ôn tập chuẩn bị kiến thức môn Toán lớp 1 và môn Tiếng việt lớp 1 cho bài thi cuối học kì 1 lớp 1 mà VnDoc sưu tầm, chọn lọc đạt kết quả tốt nhất. Mời các em cùng các thầy cô thường xuyên cập nhật các tài liệu.

Đề Ôn Thi Học Kì 1 Lớp 3 Môn Tiếng Việt Năm 2022

Đề kiểm tra học kì I lớp 3 môn Tiếng Việt

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2018 – 2019

Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm học 2018 – 2019 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc tổng hợp các dạng bài tập trọng tâm, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố, rèn luyện kỹ năng học Tiếng Việt, chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1 lớp 3, đồng thời sẽ giúp các em tự học, tự nâng cao kiến thức môn Tiếng Việt 3.

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập một.

Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó (kiểm tra trong các tiết ôn tập).

II. Đọc hiểu: (6 điểm) (Thời gian làm bài 30 phút)

Học sinh đọc thầm đoạn văn sau:

Quê hương

Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lý tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy…

Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay.

Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.

Theo Văn học và tuổi trẻ, 2007

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. (1 điểm) Quê Thảo là vùng nào?

A. Vùng thành phố náo nhiệt

B. Vùng nông thôn trù phú

C. Vùng biển thơ mộng

D. Vùng Tây Nguyên

Câu 2. (1 điểm) Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà?

A. Đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện vui

B. Theo các anh chị lớn đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi, xem đom đóm bay.

C. Chèo thuyền trên sông

D. Đếm sao

Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao Thảo lại mong đến kì nghỉ hè để được về quê?

A. Vì quê Thảo rất giàu có

B. Vì quê Thảo yên tĩnh, không ồn ã như ở thành phố

C. Vì Thảo rất yêu quê hương, nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo

D. Vì ở quê không khí mát và trong lành

Câu 4. (0,5 điểm) Những dòng nào sau đây không có hình ảnh so sánh?

A. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh

B. Đôi chim non tập bay, tập nhảy, quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ

C. Tiếng cuốc gõ vào mùa hè buồn thảm

D. Những ngôi sao trên trời như những hạt thóc trên đồng mùa gặt.

A. làng B. quán C. phường D. nội E. ngoại

Câu 6. (0,5 điểm) Viết 1 câu với 1 từ vừa ghép được theo mẫu câu Ai (cái gì, con gì) thế nào?

………………………………………………………………………………………..

Câu 7. (0,5 điểm) Viết 1 câu nói về kỉ niệm em nhớ nhất ở quê hương

………………………………………………………………………………………….

Câu 8. (1 điểm) Viết tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh:

– Đêm trung thu, trăng tròn vành vạnh như ……………………….

– Con chuồn chuồn nhỏ, thon dài và đỏ như ……………………….

Như vậy, chúng tôi đã gửi tới các bạn Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2018 – 2019. Ngoài Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2018 – 2019 trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 3 Môn Tiếng Việt Năm 2022

A. Đọc (6 điểm) I. Đọc thành tiếng (2,5 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:

Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)

Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)

Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)

Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)

Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)

Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)

Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)

II. Đọc hiểu (3,5 điểm)

* Đọc thầm bài: “Cửa Tùng” sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.

Cửa Tùng Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi. Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông.Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”.Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo Thuỵ Chương

Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:

1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)

a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.

b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.

c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.

2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)

a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.

b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.

c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.

3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)

a. Một dòng sông.

b. Một tấm vải khổng lồ.

c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.

b. Thổi

c. Đỏ

5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?

a. Cửa Tùng.

b. Có ba sắc màu nước biển

c. Nước biển.

Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (0,5 điểm) Câu 7: Đặt câu “Ai thế nào?” (0,5 điểm) II. Viết ( 4 điểm) 1. Chính tả ( 2 điểm)

– Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần.Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng.Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.2. Tập làm văn (2 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).

Gợi ý:

Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?

Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?

Em thích nhất điều gì?

Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

Theo TTHN

Sách Giáo Khoa Lớp 1 Năm Học 2022

Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2020 – 2021 đã được các trường học lựa chọn. Vấn đề khiến các bậc phụ huynh (PH) băn khoăn hiện nay là mua SGK ở đâu và khi nào?

Quảng Nam chọn nhiều bộ SGK

Theo Luật Giáo dục 2019, UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn. Dù vậy, SGK lớp 1 sử dụng từ năm học 2020 – 2021, theo Nghị quyết số 8 (28.11.2014) của Quốc hội, sẽ do các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn dựa trên ý kiến của giáo viên và cha mẹ học sinh. Theo đó, Thông tư 01 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn việc lựa chọn SGK, giao nhiệm vụ cho các trường học thành lập hội đồng lựa chọn SGK để sử dụng ở đơn vị mình.

Thông tin từ Sở GD-ĐT, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành việc lựa chọn SGK theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của Thông tư 01. Cả 5 bộ SGK lớp 1 đều được các trường học chọn lựa sử dụng trong năm học 2020 – 2021. Trong đó, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) được chọn nhiều nhất với tỷ lệ gần 60%. Các bộ sách còn lại, gồm “Chân trời sáng tạo”, “Cùng học để phát triển năng lực”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” (tất cả đều của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) và bộ “Cánh diều” (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh) có tỷ lệ chọn tương đương nhau.

Đáng chú ý, giữa các trường cùng địa phương cũng có sự chọn lựa khác nhau. Chẳng hạn, chỉ kể riêng môn Tiếng Việt và Toán, chúng tôi Kỳ chọn cả 5 bộ, Thăng Bình chọn 5 bộ môn Tiếng Việt và 4 bộ môn Toán, Nam Trà My chọn 5 bộ Tiếng Việt và 3 bộ môn Toán, Quế Sơn và Nông Sơn cùng chọn 3 bộ Tiếng Việt, 3 bộ môn Toán. Các môn còn lại cũng được chọn ở nhiều bộ khác nhau.

Theo ông Nguyễn Bá Hảo – Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT), để chuẩn bị triển khai SGK lớp 1 mới, sở đã sớm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiều công việc như phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu SGK; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành tiêu chí lựa chọn SGK trên địa bàn tỉnh, hội nghị triển khai cho lãnh đạo phòng GD-ĐT và một số hiệu trưởng trường tiểu học thực hiện Thông tư 01. Lý giải việc các trường học trên địa bàn tỉnh lựa chọn nhiều bộ SGK khác nhau, ông Hảo cho rằng các đơn vị đều được quyền lựa chọn theo đánh giá riêng của mình và điều này là đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.

Mua SGK như thế nào?

Việc mua SGK thời gian qua khá đơn giản khi PH, học sinh đến quầy sách lớn, nhỏ ở bất cứ địa phương nào, chỉ cần nói với cô nhân viên “cho bộ sách lớp 2 hoặc lớp 3” cũng đều sẵn sàng được đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng. Tuy nhiên, SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới không hẳn như vậy. Không chỉ là bộ sách mới lần đầu tiên sử dụng, việc có nhiều bộ sách khác nhau và các trường sử dụng khá đa dạng khiến cho các bậc PH rất khó khăn để mua sắm. Ngay cả các đơn vị cung ứng sách cũng có nhiều băn khoăn.

Ông Đỗ Đăng Thanh, chủ Nhà sách Giáo dục (số 341, Phan Châu Trinh) – một trong những nhà sách lớn nhất tại Tam Kỳ, cho biết hiện vẫn chưa có thông tin gì về SGK lớp 1 mới. Vì vậy, trong khi sách từ lớp 2 – 12 đã chuyển về khá nhiều, sẵn sàng phục vụ nhu cầu thì sách lớp 1 chưa có kế hoạch mua. Theo tìm hiểu, hiện nay trên thị trường ngoài bộ sách “Cánh diều”, cả 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đều chưa phát hành.

Theo ông Nguyễn Văn Lộc – Trưởng phòng GD-ĐT Tam Kỳ, vào tháng 7 tới, hiệu trưởng các trường sẽ thông báo cho PH biết loại sách để mua qua cuộc họp PH triển khai tuyển sinh lớp 1. Có 2 phương án mua sách để lựa chọn, hoặc thông qua trường học hoặc PH tự mua. “Tuy nhiên, tốt nhất là nên mua tập trung theo trường, hợp đồng với đơn vị cung ứng sẽ thuận lợi cho PH” – ông Lộc nói.

Trưởng phòng GD-ĐT Duy Xuyên Phùng Hoàng cũng đồng quan điểm khi cho rằng, nên thống nhất để trường học mua giúp vì “PH có muốn tự mình đi mua cũng rất khó khăn vì nhiều sách khác nhau. Đây cũng là trách nhiệm của nhà trường phải đảm bảo có đủ sách cho học sinh”.