Xu Hướng 10/2023 # Tìm Hiểu Về Hoạt Động Đào Tạo Trực Tuyến Tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Đhqghn Trong Thời Gian Dịch Covid # Top 16 Xem Nhiều | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tìm Hiểu Về Hoạt Động Đào Tạo Trực Tuyến Tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Đhqghn Trong Thời Gian Dịch Covid # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Hoạt Động Đào Tạo Trực Tuyến Tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Đhqghn Trong Thời Gian Dịch Covid được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ đầu tháng 2, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều hoạt động chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19. Ngoài việc hỗ trợ công tác phiên dịch cho ngành Y tế, Nhà trường cũng tự thực hiện rất nhiều biện pháp phòng chống dịch trong trường học. Đồng thời, để đảm bảo kế hoạch đào tạo của năm học 2023-2023, Nhà trường đã nghiêm túc chỉ đạo thực hiện hình thức dạy – học trực tuyến.

Những tiết học trực tuyến đã không trở thành rào cản lớn trong hành trình truyền đạt – tiếp thu kiến thức với các ULIS-er

Tích cực tổ chức đào tạo trực tuyến

Ngay từ những ngày đầu tiên khi nhận được thông báo tạm dừng các hoạt động đào tạo trực tuyến để phòng chống dịch Covid, Nhà trường đã chủ động tìm hiểu và đưa ra các giải pháp như ghi hình livestream bài giảng với các môn chung, mua các tài khoản ứng dụng Zoom, đăng ký gói Office 365 dùng cho giáo dục để hỗ trợ giảng viên tổ chức giảng dạy trực tuyến, tổ chức các hội thảo hướng dẫn sử dụng các ứng dụng giảng dạy trực tuyến để hỗ trợ giảng viên làm quen và tiến tới làm chủ các ứng dụng này. Quan điểm của Nhà trường là không để công tác giảng dạy bị gián đoạn, hỗ trợ tối đa cho thầy và trò trong giai đoạn nghỉ phòng chống dịch.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, những lớp học trực tuyến đã bắt đầu với 2 phương pháp chính: Livestream (Ghi hình tại trường quay và phát trực tiếp trên Fanpage) và sử dụng các phần mềm trực tuyến kết hợp (như Zoom, Teams, Google classroom, Facebook group,…). Trong bối cảnh các lớp học trực tiếp tạm nghỉ, hình thức dạy học này được áp dụng để đào tạo từ bậc THCS, THPT, đại học đến sau đại học.

Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người học không chỉ được nghe giáo viên giảng bài mà còn có thể tương tác đặt/trả lời câu hỏi, xem video/powerpoint. Bên cạnh những tiết học trực tuyến, người học cũng được tăng cường nâng cao kiến thức qua các bài tập cá nhân/bài tập nhóm mà giáo viên giao kèm.

Theo thống kê, từ 2/3 đến 15/3 đã có 1.397 bài giảng online ở bậc đại học chính quy, 79 bài giảng cho các CTĐT thứ hai (bằng kép). Tất cả 716 học phần đều được đào tạo theo hình thức trực tuyến. Về livestream, tính đến nay đã có 82 bài giảng được ghi hình (15 clip cho học sinh THCS, 27 clip cho học sinh THPT, 35 clip cho sinh viên, 5 clip cho học viên cao học và nghiên cứu sinh). Toàn bộ video clip trên được phát trên kênh Youtube của trường. Nhà trường đã tiến hành mua  40 tài khoản Zoom (1 tài khoản chứa 500 người tham gia, 19 tài khoản chứa 300, 20 tài khoản chứa 100) và hơn 4.000 tài khoản Teams đã được đăng ký để phục vụ công tác dạy học trực tuyến.

Sinh viên ULIS tham gia một tiết học trực tuyến

Không chỉ có các chương trình chính khóa, Nhà trường cũng đã áp dụng phương pháp học trực tuyến cho khóa Nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ cho sinh viên các ngành Ngôn ngữ nước ngoài với hơn 500 sinh viên tham dự trên nền tảng Office 365 và chương trình ôn tập THPT quốc gia 5 môn cho các em học sinh THPT (15 clip) cũng như nhiều bài giảng điện tử chuyên biệt khác.

Nhà trường cũng quyết định tổ chức các hoạt động sinh viên nộp khóa luận và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến. Hình thức kiểm tra đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ trong học kỳ II năm học 2023 – 2023 cũng do đơn vị phụ trách quyết định phù hợp với tình hình dạy – học cho từng học phần. Hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến sẽ được áp dụng hiệu quả trong đợt thi tới. 

Hiện tại, Nhà trường đã lên 2 phương án tổ chức thi kết thúc các học phần, bao gồm: Kế hoạch A: Tổ chức thi trực tiếp (áp dụng trong trường hợp đến ngày 15/5/2023 sinh viên được phép đi học tại trường) và Kế hoạch B: Tổ chức thi trực tuyến (áp dụng trong trường hợp đến ngày 15/5/2023 sinh viên chưa được phép đi học tại Trường). Đặc biệt, với kế hoạch B, Nhà trường sẽ sắp xếp 4 ca trong một ngày và sinh viên tham gia thi trên nền tảng Zoom.

Phản hồi của người học 

Công tác đào tạo trực tuyến của Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía người học. Em Nguyễn Thúy Nga (Ngành Ngôn ngữ Anh) nhận thấy cách học này có ưu điểm là thuận tiện, dễ dàng, linh hoạt. Hình thức học mới lạ phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 khiến sinh viên rất thích thú. Em Nguyễn Thanh Hằng, sinh viên năm nhất ngành CLC Ngôn ngữ Anh cũng rất thích hình thức học trực tuyến bởi tính năng động của nó. Học qua livestream giúp em tiết kiệm được thời gian mà vẫn đảm bảo thu nhận đủ kiến thức. Hai em đều đánh giá vấn đề công nghệ ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình học trực tuyến.

Em Ngô Quỳnh Chi, Sinh viên năm 3 ngành Ngôn ngữ Ả Rập nhận xét việc học trực tuyến khá phù hợp với tình hình dịch đang diễn ra phức tạp. Về chất lượng đào tạo em thấy đảm bảo được khoảng 90% so với giảng dạy trực tiếp (10% do sự cố mạng, phần mềm,…). Việc học trực tuyến sẽ hướng sinh viên chủ động tìm hiểu và nghiên cứu bài. Tuy nhiên, Chi cũng bày tỏ lo lắng đến việc học trực tuyến có thể ảnh hưởng đến kỳ thi cuối kỳ.

Em Đinh Ngọc Minh Anh, học sinh lớp 12T Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ nhận xét học trực tuyến là hình thức học khá hiệu quả. Các giờ học có rõ nét, nội dung bổ ích khiến học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Em đặc biệt đánh giá cao việc có thêm video clip và hiệu ứng đã làm tiết học thú vị hơn so với bình thường.

Dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng đào tạo

Hiểu rằng giảng dạy trực tuyến có những ưu điểm so với hình thức học trên lớp, tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng đào tạo cũng là việc làm được Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN hết sức quan tâm.

Chương trình dạy – học trực tuyến dành cho học sinh lớp 6 Trường THCS Ngoại ngữ được phụ huynh học sinh đánh giá cao

Về vấn đề này, Trưởng phòng Đào tạo PGS. TS. Hà Lê Kim Anh cho biết: “Việc giảng dạy trực tuyến được giảng viên và sinh viên ULIS bắt nhịp nhanh chóng, tính đến nay, 100% các môn học trong TKB học kỳ 2 đã được triển khai giảng dạy trực tuyến, đảm bảo tiến độ đến 10/5/2023 kết thúc tổ chức giảng dạy học kỳ 2. Việc dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nhận được phản hồi tích cực từ giảng viên và sinh viên. Trong tháng 3 Nhà trường đã tiến hành lấy ý kiến phản hồi của giảng viên và sinh viên về công tác dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó, Nhà trường đang tiến hành các công tác chuẩn bị để tổ chức thi hết học kỳ 2 theo hình thức trực tuyến.

Có được kết quả bước đầu như vậy là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám hiệu, sự vào cuộc đồng bộ của các đơn vị trong Trường như Phòng Đào tạo, TT CNTT-TT&HL, các khoa đào tạo, đặc biệt là sự thích ứng nhanh chóng của giảng viên và sinh viên. Nhiều giảng viên rất sáng tạo trong việc sử dụng các ứng dụng khác nhau như Kahoot, Padlet, Quiz, Google Forms để thiết kế các hoạt động tổ chức giờ học trực tuyến sao cho hiệu quả, tạo được hứng thú cho người học.” 

ThS. Nguyễn Ninh Bắc – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng chia sẻ thêm như sau: “Nhà trường đã tiến hành lấy phản hồi người học và giáo viên về việc dạy và học trực tuyến ở tất cả các hệ đào tạo khác nhau, trong đó có cả Phổ thông cơ sở, Phổ thông trung học, Đại học, Sau đại học, Liên kết quốc tế. Kết quả cho thấy đa số đối tượng khảo sát tương đối hài lòng với công việc dạy và học trực tuyến. Các nỗ lực của Nhà trường cũng được đánh giá cao trong khâu hỗ trợ giáo viên và người học. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng cho thấy những vấn đề như trục trặc kỹ thuật, đường truyền, thời gian dạy và học, sự thống nhất về các nền tảng dạy và học.”

Dù vậy, Nhà trường vẫn thấu hiểu rõ những khó khăn trong việc dạy và học trực tuyến. Do đó, “GIẢM TẢI – GIẢM YÊU CẦU – GIẢM KỲ VỌNG” cũng là thông điệp của Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh gửi tới các thầy cô trong trường.

Một trang “tâm thư” của Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh gửi các thầy cô giáo về việc giảm tải, giảm yêu cầu, giảm kỳ vọng với sinh viên

Tăng cường CNTT trong quản trị đại học để hỗ trợ dạy học trực tuyến

Bên cạnh công tác đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị đại học cũng là việc làm được Nhà trường tích cực triển khai trong thời gian này. Ngày 10/3/2023, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh đã ban hành Quyết định số 507/QĐ-ĐHNN về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban thư ký Ứng dụng CNTT trong quản trị đại học và tổ chức đào tạo tại Trường ĐHNN-ĐHQGHN. Rất nhiều công việc đã được triển khai sau đó như: Thỏa thuận với Microsoft Việt Nam để cấp tài khoản sử dụng Office 365 cho cán bộ, giảng viên và người học toàn trường; Tổ chức thành công hội thảo trực tuyến giới thiệu về Office 365 với sự tham gia của 240 cán bộ; Tập huấn sử dụng Microsoft Teams cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ văn phòng, và cán bộ giảng dạy.

Những hoạt động trực tuyến trở thành việc làm thường xuyên với từng đơn vị. Các cuộc họp giao ban tuần, giao ban tháng; các cuộc họp trao đổi công việc trên lịch tuần đã được áp dụng theo hình thức trực tuyến 100%; Tọa đàm “Các giải pháp kiểm tra đánh giá trực tuyến” tại Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN với hơn 250 đại biểu tham dự; Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường và khoa/bộ môn, Hội nghị đánh giá nội dung thực hiện năm thứ nhất Dự án Xây dựng Đại học trọng điểm về Hàn Quốc học tại Việt Nam, các tọa đàm bồi dưỡng chuyên môn là những ví dụ về việc tăng cường ứng dụng CNTT và ưu tiên hình thức trực tuyến trong quản trị đại học của Nhà trường trong thời gian này.

Tọa đàm giới thiệu về các giải pháp kiểm tra đánh giá trực tuyến để chuẩn bị “tâm thế”, kỹ năng cho các thầy cô về các hình thức kiểm tra đánh giá cuối kỳ có thể triển khai

Đóng góp vào công cuộc phát triển giáo dục ngoại ngữ của đất nước

Là một trong những trường có vai trò quan trọng tham gia vào Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN luôn nỗ lực tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, bảo đảm chất lượng giáo dục. Hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá ngoại ngữ trực tuyến, xây dựng hệ thống bài giảng trực tuyến, bồi dưỡng giáo viên các địa phương theo hình thức trực tuyến, ứng dụng phần mềm quản lý sinh viên trực tuyến,… đã được triển khai trong nhiều năm qua.

Hệ thống đào tạo E-learning, Trường quay của Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã và đang cho thấy những hiệu quả rõ ràng. Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tăng cường đưa các hệ thống này vào ứng dụng trong thực tế nhằm bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên và sinh viên nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhiều công việc khác đang được đẩy mạnh thực hiện như: chuẩn hóa giáo trình điện tử, xây dựng nhiều môn học trực tuyến, giới thiệu các ứng dụng dạy và học trực tuyến hiệu quả, khuyến khích giảng viên dạy trực tuyến,…

Ngày 24/4/2023, Hội thảo khoa học quốc gia 2023: “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam” do Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN chủ trì phối hợp với ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng, ĐH Ngoại ngữ – ĐH Huế đã được tổ chức. Đây là hội thảo khoa học quốc gia chuyên ngành về ngoại ngữ trực tuyến đầu tiên và có quy mô lớn nhất tại Việt Nam với hơn 710 đại biểu trong nước và quốc tế (gần 200 đại biểu ngoài trường) quan tâm. Hội thảo là minh chứng cho sự nhanh nhạy trong công tác phòng chống dịch, đề cao ứng dụng CNTT của 3 trường đại học.

Hội thảo khoa học quốc gia 2023 được tổ chức theo hình thức trực tuyến đã để lại ấn tượng rất đặc biệt, dù có dịch nhưng vẫn không ngừng nghiên cứu và giảng dạy

Là một trong các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN và là một trong 03 trường đại học chuyên về ngoại ngữ của cả nước, với triết lý phát triển “Cùng nhau kiến tạo cơ hội”, và sứ mạng “đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế”, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN coi việc phát triển ứng dụng CNTT trong đào tạo ngoại ngữ, khai thác hình thức dạy học trực tuyến là việc làm cần thiết và tối quan trọng. Chỉ có như vậy, Nhà trường mới có thể sản sinh ra các thế hệ giáo viên, cử nhân tài năng, đóng góp lớn vào công cuộc hội nhập, quốc tế hóa, phát triển của đất nước.

1.Tin bài đăng trên website trường:

2.Tin bài trên báo chí:

3.Các bài giảng trực tuyến lưu trữ trên Youtube: 

Playlist các môn tổng hợp: 82 clip

a)Cho học sinh THCS: 15 clip

b)Cho học sinh THPT: 27 clip

c)Cho sinh viên: 35 clip

d)Cho học viên cao học và nghiên cứu sinh: 5 clip

4.Khác

ULIS Media

Học Trực Tuyến Mùa Dịch Covid

Sau một thời gian vận hành, đã có những mô hình nhận được phản hồi tích cực từ phụ huynh và học sinh.

Từ trăn trở của những người làm giáo dục

” Cho cháu ở nhà thì yên tâm sức khỏe nhưng lo nhiều thứ, nhất là việc học tiếng Anh. Bình thường đến lớp học được giao tiếp với thầy cô nước ngoài chứ bây giờ ở nhà cũng chỉ biết bật vi tính lên cho cháu coi video tiếng Anh chứ cháu đâu có nói được gì đâu“. Chia sẻ của chị Như Thảo cũng là đại diện tâm tư của nhiều phụ huynh hiện tại. Và áp lực đang nằm ở cán cân của những nhà làm giáo dục.

Sau một quá trình nghiên cứu và xây dựng, nhiều mô hình lớp học trực tuyến đã xuất hiện tại các trường học chính thống và các trung tâm ngoại khóa, đặc biệt là với môn tiếng Anh.

Giải tỏa “cơn khát” kịp lúc cho cả phụ huynh và học sinh, những lớp học trực tuyến nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng và tham gia đông đảo và những đánh giá của phụ huynh và học viên cũng góp phần “chọn lọc” ra những mô hình tiêu biểu.

Với thế mạnh sẵn có về phương pháp học hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giáo dục lâu năm, trung tâm Anh ngữ ILA mang đến một mô hình hoàn toàn khác biệt – “hệ sinh thái học trực tuyến”.

Thay vì triển khai đơn thuần mô hình “live class” (lớp học trực tuyến), ILA giới thiệu hai nền tảng cùng lúc: ILA@Home và ILA@Live.

Song song với đó, ILA@Live là hệ thống lớp học trực tuyến, ứng dụng công nghệ cập nhật nhất, giúp học viên học trực tiếp với các thầy cô giáo.

Hai nền tảng có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau tạo nên “hệ sinh thái học trực tuyến” dành cho học viên.

Chị Bích Phương – phụ huynh có con học tại ILA – cho biết: ” Học thế này lạ và hay. Lần đầu tiên tôi được “đi học”, ngồi cạnh con như một người bạn trong lớp. Lần đầu tiên tôi được thấy con tự tin nói tiếng Anh với thầy, bạn bè. Vừa tự hào vừa thấy rất sướng.

Cháu còn làm bài tập tiếng Anh hằng ngày và rủ cả nhà chơi đủ trò với thư viện ILA. Mình vừa thấy được con học thế nào, lại có nhiều thứ để làm với con, rất vui và hiểu con hơn.”

Dù mới triển khai nhưng các lớp học trực tuyến ILA đã “chật kín” với sự tham gia của hơn 12.000 học viên cùng gần 500 thầy cô.

Cô Mona Nainie, giám đốc Học vụ ILA, chia sẻ: ” Thấu hiểu khách hàng, chia sẻ những tâm tư và trăn trở là giá trị cốt lõi mà ILA theo đuổi.

Tại thời điểm này, làm sao để học sinh không quên kiến thức, tìm thấy niềm vui học tập tại nhà, làm sao để phụ huynh an tâm về việc học của con, không bị vướng bận tài chính là điều ILA tập trung giải “toán”.

ILA tạo ra hệ sinh thái trực tuyến, tạo điều kiện tối đa để các em nâng cao tư duy và kiến thức về công nghệ. Đây là một trong sáu kỹ năng thế kỷ 21 quan trọng nằm trong chương trình giảng dạy của ILA nhiều năm nay“.

Aaron, giáo viên tại ILA hào hứng trả lời: ” Lớp học trực tuyến sôi động và hứng thú. Các em nhanh chóng nhập cuộc.

Tôi không có cảm giác biến động nhiều, công ty hoạt động còn sôi nổi hơn thường ngày và tất nhiên, mọi chế độ hay lương thưởng vẫn được giữ nguyên. Điều này làm tôi an tâm và tập trung sáng tạo bài giảng trực tuyến“.

Rõ ràng, sự bình tĩnh trong xử lý và nhân văn trong cách triển khai của ILA đã giải quyết đồng thời được ba bài toán: niềm vui học cho học sinh, sự an tâm cho phụ huynh và giữ được năng lượng và nhiệt huyết cho giáo viên, nhân viên.

Giới Thiệu Về Chương Trình Đào Tạo Tiếng Trung Quốc Của Trường Đại Học Ngoại Ngữ

Nhân dịp Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn bị tổ chức sự kiện “Nhịp cầu Hán ngữ” khu vực miền Bắc – Cuộc thi tiếng Trung dành cho các trường trung học, Nhà trường trân trọng gửi đến bạn đọc bài giới thiệu về chương trình đào tạo tiếng Trung Quốc của trường. *Tìm hiểu về đào tạo tiếng Trung tại THPT Chuyên Ngoại ngữ: Link

Hoạt động đào tạo tiếng Trung tại Trường Đại học Ngoại ngữ đã có lịch sử phát triển hơn 60 năm. Trong suốt 62 năm qua, cùng với những thăng trầm lịch sử, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Giám hiệu, các thế hệ thầy trò của của trường nói chung và Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc nói riêng đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, luôn giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của một cơ sở đào tạo và nghiên cứu tiếng Trung Quốc hàng đầu trong cả nước.

Các sinh viên năng động theo học chương trình đào tạo tiếng Trung tại ULIS

Hiện nay, Trường Đại học Ngoại ngữ đào tạo ba ngành học tiếng Trung là Ngôn ngữ Trung Quốc, Sư phạm tiếng Trung Quốc và Ngôn ngữ Trung Quốc Chất lượng cao với tổng chỉ tiêu mỗi năm là khoảng 175 sinh viên. Trong đó, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có cơ hội được học chương trình đào tạo chất lượng cao với nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, được hỗ trợ kinh phí đào tạo và nghiên cứu khoa học, được hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh để tối thiểu đạt trình độ Bậc 4 (B2) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và sẽ nhận bằng cử nhân chất lượng cao khi tốt nghiệp. Với chương trình chuẩn, sinh viên được học tiếng Trung theo định hướng Biên – Phiên dịch, Kinh tế, Du lịch, Trung Quốc học.

Hàng năm, Trường Đại học Ngoại ngữ tổ chức nhiều hội thảo quốc tế và hội thảo quốc gia về giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán. Đây là cơ hội để trường giới thiệu về mình và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu tiếng Trung. Khoa NN&VH Trung Quốc tự hào là thành viên chính thức của Hiệp hội Nghiên cứu và Giảng dạy tiếng Hán Châu Á-Thái Bình Dương; vinh dự được đón tiếp nhiều nhà nghiên cứu tiếng Hán hàng đầu thế giới đến giảng dạy, trao đổi và giao lưu học thuật. Hàng năm, đội ngũ giáo viên của trường công bố nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị như các đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, sách tham khảo, các bài viết về tiếng Trung trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước.

Hợp tác phát triển mảng tiếng Trung là một trong những công tác đang được Trường Đại học Ngoại ngữ chú trọng. Trường liên kết đào tạo và nghiên cứu với nhiều trường đại học quốc tế như Đại học Sư phạm Quảng Tây, Đại học Sư phạm Hoa Đông, Đại học Trung Sơn, Học viện Thai Châu, Học viện Ngô Châu, Đại học Ngoại ngữ Văn Tảo Đài Loan… Cũng nhờ những quan hệ hợp tác này, sinh viên học tiếng Trung tại Trường Đại học Ngoại ngữ có nhiều cơ hội được nhận học bổng từ các tổ chức, cơ quan; du học nước ngoài; học chương trình quốc tế; giao lưu với sinh viên Trung Quốc. Đặc biệt, với chủ trương tạo điều kiện tối đa cho sinh viên tiếp cận người bản ngữ và làm quen với môi trường làm việc hiện đại của Nhà trường, sinh viên có cơ hội được thực tập tại Trung Quốc, Đài Loan hay tại các doanh nghiệp Trung Quốc lớn trong nước.

Hoạt động ngoại khóa thường xuyên cũng là một nét văn hóa của sinh viên Khoa Trung

Sinh viên theo học tiếng Trung tại Trường Đại học Ngoại ngữ có cơ hội tiếp cận kho tư liệu tiếng Trung rất lớn. Tại Trung tâm CNTT-TT&HL, các giáo trình, tài liệu tham khảo, băng cát-xét, đĩa CD đáp ứng chủ yếu khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành với 35.774 tên sách (49.496 bản) trong đó có kho tài liệu tiếng Trung Quốc có 3.940 tên tài liệu (5.841 bản tài liệu). Những tài liệu này chia làm một số loại như: sách, tài liệu nội sinh, tạp chí.Tài liệu nội sinh là những khoá luận sinh viên, luận văn thac sỹ, luận án tiến sỹ, nghiên cứu khoa học. Sách in phục vụ học tâp và nghiên cứu bao gồm: từ điển, sách giáo trình, đất nước học, lý thuyết tiếng, văn học, giáo học pháp, tiếng Hán thương mai, truyện, tạp chí tiếng Trung. Số lượng tài liệu này được thống kê, cập nhật và giới thiệu hàng năm cho người học và giảng viên.

Cơ hội tìm việc phù hợp, đúng chuyên ngành với mức lương hấp dẫn luôn là điểm thu hút của chương trình đào tạo tiếng Trung tại Trường Đại học Ngoại ngữ. Sau khi tốt nghiệp, các em có thể đảm nhiệm công tác giảng dạy tại hầu hết các bậc học tại các cơ sở đào tạo tiếng Trung trong nước và quốc tế; Biên phiên dịch tại các dự án, công ty nước ngoà; làm biên phiên dịch trong các nhà xuất bản, đài truyền hình, đài phát thanh…; trở thành những cán bộ quản lí trong các cơ quan, tổ chức như: Sứ quán, văn phòng đại diện của các tổ chức hoặc trong các doanh nghiệp, công ty… Đồng thời, sinh viên cũng có thể đảm nhận công tác đối ngoại trong các bộ ban ngành của chính phủ và cơ quan nhà nước như: Bộ ngoại giao, bộ thương mại, viện Khoa học Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam…

Các Trường Dạy Trực Tuyến Vẫn Phải Học Bù Khi Hết Dịch Covid

– Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết các trường đã tổ chức dạy học trực tuyến kiến thức mới vẫn sẽ phải có kế hoạch bố trí dạy bù khi học sinh đi học trở lại sau dịch Covid-19.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, theo hướng dẫn của Bộ, trong thời gian nghỉ phòng dịch, các nhà trường chỉ đạo giáo viên giữ liên hệ với học sinh để hướng dẫn tự ôn tập và giao nhiệm vụ cho các em.

Việc giao bài, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh học và đánh giá từ xa có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như học trực tuyến hay tổ chức bài học trên mạng. Ngoài ra, có thể tổ chức cho học sinh tự học theo từng bài học do giáo viên giao rồi nộp qua mạng để được hướng dẫn và chấm bài. Hoặc giáo viên giao bài và gửi tài liệu cho học sinh bằng tin nhắn, email…

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

Tuy nhiên, theo ông Thành, điều này không đồng nghĩa các trường tổ chức học trực tuyến hoặc hướng dẫn học từ xa không cần tổ chức học bù sau đợt nghỉ vì dịch Covid-19.

Những trường đã tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh kiến thức mới, thậm chí theo đúng thời khóa biểu, khi học sinh trở lại vẫn phải có kế hoạch bố trí dạy bù.

Clip: Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay sẽ không để học sinh thiệt thòi với việc lùi các mốc trong khung thời gian năm học:

Lý giải thêm về điều này, ông Thành cho hay việc dạy học trực tuyến không thể thay thế được hoàn toàn việc dạy học trực tiếp tại trường cũng như hình thành và phát triển đầy đủ các phẩm chất và năng lực cho học sinh phổ thông.

“Dạy học trực tuyến tuy có ưu điểm nhưng mới chủ yếu đáp ứng được mục tiêu trang bị kiến thức, luyện tập được một số kỹ năng trong các bài tập, tình huống học tập mà chưa tạo nhiều cơ hội để học sinh phát triển toàn diện. Các phẩm chất, năng lực chỉ có thể được hình thành và phát triển một cách đầy đủ trong môi trường học tập có sự tương tác, giao tiếp, hợp tác và trải nghiệm cùng thầy cô và bạn bè”, ông Thành nói.

Ông Thành cũng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn để các Sở GD-ĐT triển khai kế hoạch dạy bù cho học sinh. Tùy theo tình hình cụ thể, từng trường có thể xây dựng kế hoạch dạy học bù khác nhau, đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình với mọi đối tượng học sinh.

– Một số trường triển khai học trực tuyến bằng ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, hiệu quả thực chất đến đâu là vấn đề còn băn khoăn.

Hướng Dẫn Về Khoa Đào Tạo Tiếng Nhật Trong Trường Đại Học

Trường Đại học Kansai

Khoa Văn học

Khoa dự bị dành cho du học sinh của trường Đại học Kansai

Law

Economics

Business and Commerce

Sociology

Informatics

Engineering Science

Policy Studies

Environmental and Urban Engineering

Chemistry, Materials and Bioengineering

Safety Science

Health and Well-being

Đăng ký vào thư mục xem thường xuyên

Là một phần trong định hướng mới về Quốc tế hóa, trường Đai học Kansai đã mở Khoa dự bị dành cho du học sinh tại tòa nhà Minami-Senri Kokusai mà đã được khánh thành tháng 4 năm 2012.

Khoa dự bị này trên nguyên tắc là chương trình giáo dục 1 năm, với mục đích dạy tiếng Nhật, tình hình xã hội Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản cho những người nước ngoài có nguyện vọng muốn vào đại học hoặc cao học tại trường hoặc tại một trường khác trong Nhật Bản.Trên nguyên tắc là chương trình 1 năm, nhưng cũng có trường hợp được chấp thuận kéo dài thời gian học tối đa thành 2 năm.

■Trang web Khoa dự bị dành cho du học sinh trường Đại học Kansaihttp://www.kansai-u.ac.jp/ku-jpn/vn/index.html

■Tài liệu giới thiệu Khoa dự bị dành cho du học sinh trường Đại học Kansaihttp://www.kansai-u.ac.jp/ku-jpn/pdf/kandai_pamphlet.pdf

■Tài liệu tuyển sinh Khoa dự bị dành cho du học sinh trường Đại học Kansaihttp://www.kansai-u.ac.jp/ku-jpn/pdf/yoko_en.pdf

Thời Gian Nào Trong Ngày Học Ngoại Ngữ “Đỉnh” Nhất?

Chương trình “VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH”. Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

Theo các nhà tâm lý học, buổi sáng là thời gian học tập hiệu quả nhất, trong đó có học ngoại ngữ

Edu2Review 1. Từ 5 đên 7 giờ: Nhớ từ vựng siêu lâu

Từ 5 – 7h sáng được xem là thời điểm tuyệt vời để bạn học ngoại ngữ, lý do bởi sau một giấc ngủ trọn vẹn vào ban đêm, đầu óc của bạn trở nên minh mẫn nhất, sẵn sàng tiếp nhận những thông tin mới. Đồng thời lúc này không gian yên tĩnh, bạn ít bị yếu tố ngoại cảnh tác động nên độ tập trung sẽ cao hơn.

Bạn có thể học tất cả các kỹ năng ngoại ngữ trong thời gian này nhưng lý tưởng nhất vẫn là học từ vựng. Để việc học từ vựng được hiệu quả thì không nên ôm đồm học một lúc quá nhiều từ. Trong 2 tiếng đồng hồ này, bạn có thể học từ 15-20 từ vựng là tốt nhất, học kỹ để nhớ lâu.

Theo đó, mỗi khi học một từ nào, bạn hãy đặt nó trong một ngữ cảnh nhất định bởi điều này sẽ giúp bạn nhớ từ vựng lâu hơn. Chẳng hạn, khi học từ Supermaket, bạn có thể ghép vào ngữ cảnh như “I went to the supermarket yesterday”. Hãy lặp đi lặp lại việc đọc, viết, ghép từ vựng đó thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ học từ vựng rất hiệu quả.

Học từ vựng hiệu quả vào buổi sáng

Edu2Review 2. Từ 12 đến 13 giờ: Luyện nghe cừ khôi

Mặc dù đây là thời điểm dùng bữa trưa và nghỉ ngơi nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng tốt khoảng thời gian này thì để luyện kỹ năng nghe. Bạn có thể sử dụng headphone cắm vào điện thoại, máy tính, vừa ăn vừa nghe.

Để nghe hiệu quả, bạn không cần phải quá tập trung vào nghĩa, không nhất thiết phải hiểu nội dung họ nói là gì mà cái bạn cần là chú ý ngữ điệu và cảm nhận cách họ nói. Điều này sẽ giúp bạn biết cách luyện phát âm đúng và bắt chước cách phát chuẩn của người bản xứ.

Từ 12 đến 13 giờ là thời điểm luyện nghe lý tưởng

Edu2Review 3. Buổi tối – Học 3 trong 1

Buổi tối được xem là thời điểm mà bộ óc tư duy hoạt động rất hiệu quả. Vì vậy, đây là thời gian lý tưởng để bạn có thể học ngữ pháp, viết và đọc hiểu. Bạn có thể dành khoảng từ 2 – 3 tiếng đồng hồ để học vào thời điểm này. Hãy bắt tay vào việc học ngoại ngữ sau khi bạn đã ăn tối và sắp xếp xong những công việc cần thiết bởi điều này sẽ giúp bạn không bị phân tâm.

[Edu2Review] – Tự Chọn Nơi Học Tốt Nhất Cho Bạn

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Hoạt Động Đào Tạo Trực Tuyến Tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Đhqghn Trong Thời Gian Dịch Covid trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!