Bạn đang xem bài viết Tiếng Đức Có Thực Sự Khó Không? được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hôm nay rảnh rảnh xin phép lại ngồi viết chút chút. Đây chỉ là suy nghĩ chủ quan của riêng mình nên có thể đúng với mình nhưng với người khác chưa chắc..
Có 2 vấn đề lớn mình sẽ đề cập đến, một là nghe nói, hai là ngữ pháp. Lúc trước khi đi, mình suốt ngày ngồi đọc mấy bài về cuộc sống, đất nước, con người bên này học hành ra sao, đọc nhiều lắm đọc đi đọc lại, phải gọi là chà nát các forum blog này nọ. Rất nhiều bài viết nói về việc sang Đức học tiếng, cuộc sống chật vật khó khăn thế nào nhất là vấn đề giao tiếp với người bản xứ, đi học với toàn sinh viên quốc tế…khiến mình ngồi ở Việt Nam lo lắng lắm. Nhưng được cái mình luôn nhìn cuộc sống màu hồng vui tươi yêu đời và thực sự mình có chút may mắn nên mình hi vọng những gì mình chia sẻ phần nào truyền cho các bạn sắp đi một cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề học tiếng để giao tiếp.
Clip 1
Clip 2
2. Ngữ Pháp Mình đã thi B1 ở Việt Nam nhưng lúc đầu mới sang đây vẫn đăng kí học A2 cho chắc do tâm lý lo lắng sợ sệt. Nhưng thực sự là ngữ pháp bên này dạy khá dễ (A2 ngữ pháp như mình học A1 ở Việt Nam) nên mình chuyển trình độ cao hơn học. Người ta có cho làm 1 bài test xem mình có thể học B1 hay B2 thì mình làm tốt quá nên được học lớp B2. Phải nói thêm là mình không phải giỏi giang chăm chỉ mấy, thi ở Việt Nam cũng trượt lên trượt xuống, sang đây kiến thức cũng rơi rụng đi nhiều. Nói vậy để các bạn yên tâm phần nào về vấn đề ngữ pháp, đương nhiên là người giỏi hơn thì nhiều lắm nhưng mình tin là với trình độ đã học B1, B2 ở Việt Nam thì sang đây ngữ pháp chắc chắn không yếu kém được, quan trọng là mình sử dụng vào việc nói, viết, đọc hiểu như thế nào thôi. Ngữ pháp chắc chắn thì rất hiệu quả trong việc đọc báo, đọc các giấy tờ hồ sơ bằng tiếng Đức (giấy tờ thì nhiều thôi rồi).
Viết đến đây là không biết nói sao nữa quan trọng nhất vẫn là bản thân mình cố gắng. Hằng ngày hằng giờ đọc báo, nói chuyện, xem tivi…. Mọi thứ đều là tiếng Đức nên chắc chắn sang sẽ quen và thích nghi được. Đóng hành lý và sang đây rồi mọi chuyện đều ổn. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc đến dòng cuối cùng tâm sự này.
http://hotrosv.de/category/hoc-tieng-duc/
Tiếng Anh Có Thực Sự Khó Như Bạn Nghĩ?
ĐIỀU GÌ KHIẾN MỘT NGOẠI NGỮ TRỞ NÊN KHÓ HỌC?
Thực tế này giải thích tại sao Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp và các ngôn ngữ Roman khác rất dễ đối với những người nói Tiếng Anh bởi vì họ không có quá nhiều từ vựng mà cần phải dành hàng giờ để học. Thời gian bỏ ra để học hàng ngàn từ vựng luôn có thể làm nản lòng bất cứ ai mới bắt đầu.
NGỮ PHÁP CÓ KHIẾN CÁC NGÔN NGỮ TRỞ NÊN KHÓ HỌC?
Khi những người nói Tiếng Anh càu nhàu về độ khó của một ngôn ngữ thì họ thường than phiền về các biến tố. Biến tố là sự thay đổi của một từ (tiền tố, trung tố hay hậu tố) bổ sung thông tin về ngữ pháp và cú pháp. Ví dụ, những người nói Tiếng Anh hầu như là luôn thêm đuôi s vào sau một danh từ để biến nó thành dạng số nhiều và đây chính là phụ tố phổ biến với các danh từ trong Tiếng Anh. Do vậy mà những người học Tiếng Anh có khá ít các biến tố phải nhớ. Mặt khác Tiếng Nga lại có rất nhiều biến tố; một danh từ trong Tiếng Nga có thể có tới 10 đuôi nên những người học Tiếng Nga than thở rằng nó là ngôn ngữ rất khó. Tuy nhiên, sự đơn giản dễ thấy của Tiếng Anh cũng dễ gây nhầm lẫn: Trong Tiếng Nga bạn có một số lượng rất hạn chế các phụ tố và cách sử dụng của chúng thường rất rõ ràng và dễ đoán. Ngược lại trong Tiếng Anh các giới từ có chức năng hỗ trợ cho các từ khác, tương tự vai trò của các hậu tố trong Tiếng Nga. Những học viên không biết phải sử dụng giới từ nào đi cùng với một động từ hay danh từ nào đó do vậy mà Tiếng Anh không có quy tắc và khó đoán hơn.
Tóm lại, học tất cả các ngôn ngữ đều phải thực hiện một nhiệm vụ chung, vì vậy ngôn ngữ khó hay dễ là tùy thuộc vào bạn, thậm chí ngay cả một ngôn ngữ “dễ” cũng sẽ có những sự phức tạp riêng của nó. Điều quan trọng là phải nhớ rằng tất cả các điểm ngữ pháp đều khá đơn giản. Dù nói về Tiếng Ả Rập, Tiếng Anh hay Tiếng Hungari thì ngữ pháp có thể biên soạn trong vòng chưa tới 100 trang giấy (nếu bạn không liệt kê từng điểm bất quy tắc). Mọi ngôn ngữ đều có số lượng rất ít các quy tắc và có thể học những quy tắc đó trong thời gian rất ngắn. Thực tế, hầu hết trẻ em nắm hết ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ vào lúc khoảng 5 tuổi. Những người trưởng thành có thể học nhanh hơn (mặc dù phát âm của người lớn không tự nhiên bằng trẻ con).
HỆ THỐNG VIẾT VÀ CÁC RẮC RỐI LIÊN QUAN KHI HỌC TIẾNG ANH
Các hệ thống chữ viết tạo ra một lượng lớn công việc không cần thiết cho người học ngoại ngữ. Hệ thống chính tả Tiếng Anh cũng là một vấn đề tương tự – đây không phải là mối quan hệ 1-1 giữa các âm và chữ cái được sử dụng để biểu đạt các âm đó. Do đó mà việc viết chính tả Tiếng Anh là một vấn đề quan trọng đối với người học và thật không may vấn đề này không mấy cần thiết. Việc viết chính tả có vẻ làm người học tiêu tốn nhiều công sức. Trên thực tế, chính tả lại gây ra nhiều vấn đề cho người học hơn ngữ pháp. Một điều đáng tiếc hơn đó là tình trạng này không thể thay đổi được.
The Sungate – sưu tầm & tổng hợp
Chương trình Tiếng Anh cho Doanh nhân & Người đi làm: Khóa học Tiếng Anh
Theo dõi Facebook của chúng tôi để nhận bài học Tiếng Anh mỗi ngày: Business English Coaching
Công ty Tư vấn & Đào tạo The Sungate:
1. Tư vấn Giải pháp Doanh nghiệp: BUSINESS CONSULTING
2. Tiếng Anh cho Doanh nhân & Người đi làm: BUSINESS ENGLISH COACHING
3. Tử vi – Phong thủy – Gieo quẻ (Tarot/Dịch lý): KEIDI HOROSCOPES
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0971273139
Email: info@thesungate.com.vn
Website: www.thesungate.com.vn
Văn phòng:
117 Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, chúng tôi
Học Tiếng Hàn Có Thật Sự Khó Không?
Học tiếng Hàn có thật sự khó không hay học tiếng Hàn dễ hay khó là những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm, đặc biệt đối với những bạn mới bắt đầu hoặc đang tìm hiểu về tiếng Hàn.
Tiếng Hàn Quốc hiện này là ngôn ngữ được rất nhiều giới trẻ quan tâm. Với làn sóng Hàn Quốc ngày càng đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau, các tập đoàn đa quốc gia xuất hiện cũng ngày càng nhiều như SAMSUNG, HUYNHDAI, LOTTE, LG, … Điều đó mở ra nhiều cơ hội cho những ai giỏi tiếng Hàn. Chính vì thế, ngày càng nhiều bạn tìm hiểu và đầu tư học tập ngôn ngữ này để có công việc tốt hơn với mức lương hấp dẫn hay đơn giản là yêu thích nó. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bạn phải bỏ cuộc giữa chừng. Vậy theo bạn Học tiếng Hàn thật sự có khó hay không?
Học tiếng Hàn khó. Đó là câu trả lời khi bạn chưa xác định đúng đắn về mục tiêu học tập ngay từ đầu, dẫn đến việc không kiên trì học hỏi, tìm hiểu về ngôn ngữ này. Đặc biệt đối với những bạn mới bắt đầu học 1 ngôn ngữ mới, nếu không biết cách tạo “cảm hứng” trong việc học hay vạch ra mục tiêu quá xa thì bạn sẽ rất dễ bị chán nản, mất căn bản và cảm thấy khó khăn trong việc học tiếng Hàn. Cho nên, giai đoạn đầu của việc học tiếng Hàn rất quan trọng cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào khác.
Học tiếng Hàn không hề khó, thậm chí là rất dễ dàng đặc biệt đối với người Việt. Mặc dù hệ thống chữ tượng hình của tiếng Hàn khá khác với chữ Latinh của Việt Nam, nhưng các nét của nó rất đơn giản và dễ học, được đánh giá là 1 trong 3 ngôn ngữ dễ học nhất thế giới. Khi đã dần dần quen với tiếng Hàn bạn sẽ thấy các từ vựng tiếng Hàn có cách phát âm khá tương đồng với tiếng Việt, điều này giúp bạn dễ ghi nhớ và tăng vốn tiếng Hàn của mình.
Hơn nữa, nếu tìm hiểu bạn sẽ thấy tiếng Hàn rất thú vị, các mẫu tự nguyên âm được thiết kế dựa trên 3 yếu tố:
Nét ngang thể hiện cho Mặt Đất, tức yếu tố âm.
Một chấm thể hiện Mặt Trời, tức yếu tố dương.
Nét thẳng thể hiện Con người, là trung tố điều hòa cả âm và dương.
Tiếng Hàn lại càng trở nên dễ học hơn bao giờ hết nếu bạn tìm hiểu và yêu thích đất nước Hàn Quốc từ ẩm thực, con người Hàn quốc đến những bộ phim, âm nhạc Hàn Quốc, … Bởi vì việc ta thường xuyên nghe và xem những bộ phim, âm nhạc Hàn Quốc, ta sẽ được làm quen với ngữ điệu và cách nói của người Hàn, từ đó kỹ năng nghe nói của chúng ta tiến bộ rất nhanh.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn chủ quan và lơ là trong việc học tiếng Hàn. Với bất kỳ ngôn ngữ nào cũng vậy, để việc học tiếng Hàn trở nên không khó thì tốt nhất bạn đừng nên nóng vội, cần phải nhớ thêm rằng: không phải sức học của ai cũng giống nhau cả. Chính vì thế, cần phải từng bước học từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với chính mình.
Trung tâm tiếng Hàn NEWSKY, là 1 trong ít những trung tâm tiếng Hàn tại TpHCM lâu năm, với hơn 19 năm đào tạo ngoại ngữ Uy tín – Chất lượng cho nhiều thế hệ học viên. NEWSKY sẽ là bạn đồng hành và giúp bạn học tiếng Hàn TỐT nhất, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu học tiếng Hàn với những khóa học được khai giảng thường xuyên:
Tiếng Hàn giao tiếp được tổ chức theo nhóm tối đa 12 HV/lớp, phòng học 100% máy lạnh.
Luyện thi TOPIK chứng chỉ tiếng Hàn
Tiếng Hàn dành cho trẻ em
Học tiếng Hàn để du học, Xuất khẩu lao động, …
Liên hệ: 090 999 0130 – (028) 3601 6727
Địa chỉ:
Cơ sở Âu Cơ: 292 Âu Cơ, P.10, Quận Tân Bình, TpHCM (ngã tư Âu Cơ – Lạc Long Quân, tiếp giáp với quận 10, 11, Tân Phú, Bình Tân)
Cơ sở Lạc Long Quân: 343s Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, TpHCM – gần Vòng Xoay Đầm Sen (vòng xoay Lạc Long Quân – Hòa Bình – Ông Ích Khiêm, giáp với Quận 10, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân)
Cơ sở Lê Văn Sỹ: 113 Lê Văn Sỹ, P.13, Quận Phú Nhuận, TpHCM (ngã tư Lê Văn Sỹ – Huỳnh Văn Bánh, tiếp giáp với quận 10, Tân Bình, quận 3)
Cơ sở quận Thủ Đức: 62 Đường số 17, KP.3, Phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TpHCM – giáp Quận 9 (gần ngã tư Hoàng Diệu 2 – Đường số 17, đối diện ký túc xá Đại Học Ngân Hàng)
Học Tiếng Đức Có Khó Không?
Học tiếng Đức có khó không? Học điều gì mới có lẽ cùng khó
Khi mới gặp bất kỳ một cái gì xa lạ, con người luôn có cảm giác mới mẻ, không thân thuộc. Với những người hướng ngoại, đó có lẽ là một sự hấp dẫn. Nhưng với một số người hướng nội, việc học để làm quen/ sử dụng/ tiếp cận một điều mới sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Điều đó hoàn toàn đúng với việc Học tiếng Đức. Người Việt Nam từ lâu đã học tiếng Anh, một ngôn ngữ khá thoải mái trong cách sắp xếp các từ, các bộ phận trong câu. Và cách dùng tiếng Anh cũng khá thuận với người Việt. Tuy nhiên trong tiếng Đức có một số bộ phận sẽ bị đảo vị trí. Ví dụ như động từ có thể ở cuối câu. Vị ngữ (Tân ngữ) lại để lên đầu. Học viên sẽ phải làm quen với một số sự thay đổi đó.
1. Tiếng Đức dùng bảng chữ cái Alphabet
Giống như tiếng Việt và tiếng Anh, bảng chữ cái tiếng Đức sử dụng các ký tự Alphabet. Có tất cả 30 ký tự như trong bảng bên dưới, bao gồm 26 ký tự như tiếng Anh, và 4 ký tự đặc biệt: ä, ö, ü và ß. Rõ ràng việc sử dụng bảng chữ cái thân thuộc với người Việt khiến tiếng Đức dễ nhìn và dễ nhớ hơn rất nhiều.
2. Tiếng Đức có nhiều từ giống tiếng Anh
Đa phần giới trẻ Việt Nam từ 8x đổ lại đều học tiếng Anh từ cấp 1, cấp 2. Vì thế chúng ta cũng có một lượng từ vựng khá dày. Khi mới học tiếng Đức, bạn sẽ thấy nhiều từ tiếng Đức có cách viết và ngữ nghĩa giống hệt tiếng Anh. Ví dụ như:
Cũng dễ hiểu phải không nhỉ. Lấy vài trường hợp về câu cụ thể
my name is Duc/ Tôi tên là Đức
mein Name ist Duc
i learn english/ Tôi học tiếng Anh
ich lerne Englisch
he is my boyfriend/ anh ấy là bạn trai tôi
er ist mein Freund
good night/ Chúc ngủ ngon
gute Nacht
i have a cat/ tôi có một con mèo
ich habe eine Katze
Danh sách các động từ đi với sein ở Perfekt trong tiếng Đức
3. Phát âm tiếng Đức cực dễ, nhìn chữ là đọc được không cần biết nghĩa
Khi học ngoại ngữ đa số chúng ta thường phải đọc qua phiên âm quốc tế, mà vẫn chưa chuẩn lắm. Tuy nhiên cách phát âm các từ tiếng Đức khá giống tiếng Việt. Chỉ cần 1-2 tuần luyện phát âm, các bạn sẽ nói tiếng Đức trôi chảy, dù chả hiểu từ ngữ đó có nghĩa gì. Tôi lại lấy ví dụ cho dễ hình dung:
ich lese gern das Buch – Đọc là ích(x) lê-sờ gen đát(s) búc(k). Đấy là phiên âm theo cách hơi thô, tất nhiên chúng ta cần nhấn thêm 1 số âm gió, âm phụ. Tuy nhiên cũng không quá khó đâu.
Mình nghĩ rằng đến đây bạn cũng tự trả lời được một phần câu hỏi “Học tiếng Đức có khó không?”
4. Cộng đồng nói tiếng Đức đang phát triển mạnh ở Việt Nam
Vì sao tôi lại nêu ra lý do này. Đơn giản là khi bạn có môi trường để giao tiếp thường xuyên, luyện tập cùng các bạn học khác, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Học bất kỳ ngoại ngữ nào cũng vậy, nếu có nhiều cơ hội sử dụng, bạn sẽ nhớ lâu và hình thành phản xạ tự nhiên.
Chẳng hạn như bây giờ bạn học tiếng Ả rập Xê út? Chữ đã ngoằn ngoèo, lại không có nhiều người học và luyện nói cùng, bạn sẽ chẳng thể tiến bộ được.
6 app học tiếng Đức tốt nhất cho người mới bắt đầu
Học tiếng Đức có khó không? Tùy vào sự chăm chỉ của bạn
Học ngoại ngữ để thành công chỉ có 1 phương pháp, đó là sự chăm chỉ. Nếu bạn lười học từ mới, không chịu làm bài tập, ngại nghe nói, thì bạn sẽ rất khó để tiến bộ. Đặc biệt với tiếng Đức cấu trúc câu khá dài, nên bạn càng phải ôn luyện thường xuyên hơn.Nếu mục đích của bạn là đi du học, làm việc hay định cư lâu dài ở Đức, hãy chuẩn bị kỹ năng tiếng Đức thật tốt, vì sang Đức, B1, B2 cũng chỉ để đọc thông báo chứ vẫn chưa giao tiếp trôi chảy với người Đức được đâu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiếng Đức Có Thực Sự Khó Không? trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!