Xu Hướng 10/2023 # Thói Quen Và Tâm Thế Học Tiếng Nhật # Top 13 Xem Nhiều | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Thói Quen Và Tâm Thế Học Tiếng Nhật # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thói Quen Và Tâm Thế Học Tiếng Nhật được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Share

Facebook

Thói quen và tâm thế học tiếng nhật. Bài viết nằm trong chuyên mục: Góc tu tập – tâm sự. Chia sẻ những suy tư và cảm nhận trong con đường tu tập của ad khi sống ở Nhật. Tu tập là tự rèn luyện mỗi ngày, bao gồm rèn luyện trong công việc, trong việc học tiếng Nhật. Nâng cao hiểu biết và giá trị của bản thân.

Thói quen và tâm thế học tiếng nhật

Mọi người thường nói, thay đổi suy nghĩ thì sẽ thay đổi hành động, thay đổi hành động thì sẽ thay đổi được kết quả. Hành động mà lặp đi lặp lại thì được gọi là thói quen.

Chính thói quen này là tạo nên sự khác biệt trong kết quả. Và trong việc học tiếng Nhật cũng vậy. Các bạn muốn đạt kế quả cao thì ngoài thay đổi phương pháp học tập thì việc tạo thói quen tốt cũng là một việc rất cần thiết.

Hình thành thói quen tốt

Giả sử 1 bạn nói là khả năng nghe của bạn đó không tốt? Nhưng thử hỏi là bạn đã nghe bao nhiêu h trong ngày? Bạn có tạo được thói quen nghe tiếng Nhật chưa? Thử nghĩ xem có thể tận dụng được khoảng thời gian nào để nghe, để hình thành thói quen nghe?

Ad hình thành thói quen nghe tiếng Nhật hồi còn ở Việt Nam bằng việc đổi từ đi xe máy sang đi bus đi học, ngồi bus tăng được thời gian nghe lên hơn 2h mỗi ngày. Sang Nhật thì tập được thói quen nghe khi đi trên tàu, cứ lên tàu là nghe. Dạo gần gây hình thành thêm thói quen cử ngủ dậy là bật app nghe đài lên luôn. Cứ nho nhỏ một chút một, hình thành dần dần sẽ có 1 thói quen tốt.

Hoặc đơn giản là 1h nghỉ trưa ở công ty, ad thường tranh thủ ăn trưa 30 phút, ngủ 30 phút. Nhưng gần đây Ad chia lại, ngủ 15 phút còn đọc sách tiếng Nhật 15 phút. Hình thành được gần 1 tháng và quen rồi. Hôm nào không đọc thấy thiếu. Đó chính là thói quen.

Các công ty Nhật cũng chú trọng tới việc hình thành thói quen tốt cho các nhân viên mới.Hồi Ad vào 研修(けんしゅう)- 3 tháng thực tập đầu tiên ở công ty. Công ty bắt ghi những mục mà mình muốn làm mỗi ngày, sau đó tạo 1 list có ngày tháng để mình tự check xem mình có thực hiện được từng ngày không? (実施チェックリスト).

Tâm thế học tiếng Nhật

Còn việc tâm thế học thì đó là tinh thần cầu tiến của từng người. Là việc bạn có luôn sẵn sàng và luôn có tinh thần muốn học hỏi hay không? 

Giả sử thấy 1 bạn trong group đăng bài hỏi về 1 vấn đề mà bạn cũng không biết, bạn có sẵn sàng tìm kiếm để hiểu hay không? Bạn đọc mail của khách hàng, bạn đã hiểu đại ý , còn 1 vài từ bạn chưa hiểu lắm thì bạn có tra, ghi chép lại không? Bạn nghe thấy bạn cùng lớp nói 1 từ mà bạn không hiểu, bạn có mạnh dạn hỏi bạn đó và muốn học từ đó không? … đó là tâm thế của những người muốn học hỏi.

Tìm cách để học hỏi trong mọi hoàn cảnh, mọi cơ hội. Điều này thực sự không dễ dàng mà cần luyện tập. Ad cũng cố gắng để học hỏi từ các bạn!

Các Thói Quen Tốt Cho Việc Học Tiếng Nhật

Share

Facebook

Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật. Ad là người đang sống tại Nhật, làm việc trong công ty Nhật và đang học tiếng Nhật. Nói về quá trình học tiếng Nhật thì thấy nó lên và xuống như là một đồ thị hinh Sin. Có những lúc học như trâu bò để rồi có những lúc lại không hề động tới, không hề có ý thức học. Thực sự nghĩ lại thấy tiếc những ngày tháng không chịu khó học. Bây giờ đi làm rồi, thời gian học ít hơn. Nhưng nghĩ lại thì thấy mình thiếu 1 thứ cực kỳ quan trọng – đó là những thói quen tốt.

Một người thành công hay thất bại chỉ có khác nhau duy nhất 1 điều: đó là những người thành công luôn có nhiều thói quen tốt. Giống như chủ tịch của SoftBank – Masayoshi Son đã tập thói quen: Suy nghĩ mỗi ngày 5 phút để nghĩ ra phương pháp làm sao để làm việc mỗi ngày 5 phút mà một tháng có thể kiếm được 10,000 USD. Ông tập thói quen là mỗi ngày sẽ bấm đồng hồ 5 phút và chỉ ngồi nghĩ: phát minh ra , phát minh hãy đến. Và cuối cùng ông đã phát minh ra chiếc máy dịch ngôn ngữ điện tử đầu tiên và bán nó với giá 1.7 triệu $ cho Sharp.

Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

Vậy nên khi học tiếng Nhật. Các bạn thử nghĩ xem, mình đã có thói quen nào tốt cho việc học tiếng Nhật chưa? Mình học mãi mà chưa tiến bộ, tức là phương pháp chưa tốt và chưa có thói quen tốt. Hoặc cũng có thể là kiên trì chưa đủ lâu. Nếu chưa có thói quen tốt khi học tiếng nhật. Thì hãy ngồi xuống, xem lại việc học của mình. Mình học bao nhiều giờ một ngày? Học những gì? Học có tập trung không? Còn có thể tranh thủ thời gian nào để có thể học, để có thể hình thành thói quen.

Đó là những câu hỏi mà Ad luôn tự hỏi mình khi học tiếng Nhật. Mặc dù tiếng Nhật chưa thực sự giỏi, nhưng Ad luôn luôn nghĩ: mình học cách này có ổn không? Còn có thể tranh thủ thời gian nào trong ngày để học không? Rồi nhận ra được tầm quan trọng của việc tạo ra các thói quen tốt khi học tiếng nhật.

Những thói quen tốt nhỏ nhỏ thôi, không cần phải to tát. Ví dụ như việc luyện phát âm mỗi ngày bằng cách đọc 2 lần bảng chữ cái của Nhật mỗi khi thức dậy chẳng hạn. Nó sẽ giúp cho cái miệng của mình đỡ cứng sau 1 đêm ngáy o o. Trong đầu luôn nghĩ xem có cách nào, thói quen nào giúp cho bản thân mình học tiếng nhật tốt hơn không. Những thói quen đang thực hiện có thể cải thiện được không? Nói chung là phải sáng tạo và kiên trì. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

Các thói quen tốt mà bản thân Ad đang thực hiện 1. Thói quen nghe tiếng Nhật mỗi ngày

Ad đã hình thành được thói quen nghe tiếng Nhật mỗi ngày. Cứ ngủ dậy là auto bật app nghe đài nghe. Vừa đánh răng rửa mặt, chuẩn bị buổi sáng là nghe. Buổi sáng trước khi đi ra khỏi nhà là đeo tai nghe vào. Nghe những lúc di chuyển vì khi di chuyển thường không làm gì khác ngoài nghe. Nghe từ lúc đi bộ từ nhà tới ga. Lên tàu đi làm vẫn nghe, mặc dù vừa nghe vừa đọc sách hoặc viết blog này. Tới công ty thì bỏ tai nghe ra. Từ công ty đi ra là tự động đeo tai nghe vào cho tới khi về tới nhà thì bỏ ra. Nghe đài của Nhật để nắm thông tin. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

Ở Nhật đi bộ đeo tai nghe vẫn an toàn, không lo trộm cắp, cướp giật nên cho dù đi bộ từ nhà ra ga, hay từ ga vào công ty và ngược lại. Mỗi đoạn là hơn 10 phút, cũng tranh thủ nghe được đoạn đó là ít nhất 30 phút x 2 = 1h. Tính tổng thời gian di chuyển của Ad một ngày là 3 giờ. Vậy là đã tranh thủ được 3h nghe rồi. Nếu không tranh thủ được thì có phải tiếc không?

Quá trình thực hiện thói quen nghe mỗi ngày

Ad nghe mỗi ngày từ hồi còn ở Việt Nam. Chuyển từ đi xe máy sang đi xe Bus từ Minh Khai Gốc Đề tới Trung Tâm Núi Trúc ở Kim mã. Mỗi ngày tranh thủ nghe được 2 giờ đồng hồ để nghe. Nghe tầm 4 tháng liền, toàn nghe Minna.

Sang Nhật thì toàn di chuyển bằng tàu điện, nên thuận tiện cho việc nghe này. Tuy nhiên có thời gian 1 năm đầu Ad vào công ty. Do trên tàu cần phải đọc tập trung sách chuyên nghành nên bỏ bẵng đi mất hơn 1 năm. Tầm năm 2023-2023. Hiện tại thì ngày não cũng nghe mà thành thói quen không thể thiếu rồi.

Thói quen hình thành sau khi mình cảm thấy mình như là 1 cái máy vậy. Làm nó 1 cách gần như là tự động, không làm cảm thấy thiếu lắm. Nên cố gắng mà hình thành thói quen tốt. Chứ như nghiện thuốc phiện thì hỏng bét. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

2. Luyện phát âm mỗi ngày

Việc luyện phát âm mỗi ngày chỉ có từ lúc sang Nhật. Trường Nhật ngữ Ad từng học thường cho học sinh học phát âm 1 lần trong tiết đầu tiên của một ngày. Tuy nhiên lúc đó không biết được tầm quan trọng của việc luyện phát âm. Sau khi vào quán Nhật làm, mỗi lần nghỉ cuối tuần là thấy mình nói cứng miệng. Bác chủ quán mới nói: mỗi ngày lúc ngủ dậy Mạnh sằng hãy luyện đọc bảng chữ cái có trong cuốn từ điển bác ấy mua cho 2 lần. Bác bảo lúc tỉnh dậy não thường chưa dậy vì bị trễ, luyện phát âm để cho cả ngày nói cho trôi chảy.

Sau đó mỗi ngày tới quán, trước giờ làm, bác hay gọi ra, bảo đọc đi để bác nghe và sửa cho. Những ngày đầu được bác sửa cho nhiều lắm, chữ tsu,yo,so,shou. Phát âm ổn hơn thì thôi. Bác bảo về nhà tự luyện. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

Luyện phát âm mỗi ngày không những làm cho miệng dẻo hơn mà nó còn tăng tự tin trong giao tiếp trong cả 1 ngày.

Như vậy là trong khoảng thời gian di chuyển đã tranh thủ hình thành được 1 thói quen tốt nữa cho việc học tiếng Nhật.

3. Luyện đọc to thành tiếng mỗi ngày

Luyện đọc to thành tiếng mỗi ngày là thói quen Ad mới hình thành gần đây nhất. Xuất phát từ việc luyện phát âm thấy phê quá. Muốn luyện thêm, vì cảm giác mình nói nhanh, nói có nhấn nhả nghe nó rất là ngầu.

Vậy lạ Ad lại ngồi suy nghĩ. Xem khoảng thời gian của mình có trống chỗ nào không? Rồi thấy mình hay tới công ty sớm từ 9h, trong khi công ty làm việc từ 9h30. Bình thường quãng thời gian này để ăn sáng và đọc báo, và check mail trong công việc. Nhưng nghĩ lại, sẽ tranh thủ 15 phút ăn sáng. Còn 15 phút còn lại Ad mang cuốn Minna 2 ra. Ngồi đọc thành tiếng các bài học. Tiện xem lại ngữ pháp để viết các bài chia sẻ. Cảm giác đọc, những từ dễ, nhưng chú ý giọng điệu, nhấn nhả, đọc liền một hơi trong 1 câu. Cảm giác thấy rât thích và có hứng thú. Nói thật bây giờ cảm giác sảng khoái nhất là lúc ngồi đọc to đó. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

Đọc to để luyện phát âm nó khác đọc bằng mắt. Có thể cải thiện tốc độ đọc nữa. Chợt nhớ lại ngày bé, hổi mới biết đọc là mẹ hay bắt ra thềm hiên nhà đọc cho mẹ nghe. Mẹ vừa làm vửa sửa lỗi sai cho.

Phiên bản nâng cao của việc đọc to thành tiếng đó là: đọc to thành tiếng, ghi âm rồi nghe lại. Như vậy sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra được khuyết điểm trong phát âm của mình.

4. Đọc để nâng cao kho từ vựng

Cũng là câu hỏi tranh thủ được thời gian nào trong ngày để học tiếng Nhật. Ad thấy thời gian nghỉ trưa tại công ty là 1 giờ từ 12h ~ 1h chiều. Bình thường đi ăn hết 30 phút. 30 phút còn lại là ngủ trưa. Ad mới chia 30 phút ngủ trưa thành 15 phút ngủ trưa và 15 phút đọc tiếng Nhật. Lúc đầu đọc báo NHK, mà thấy nó nhàm chán quá. Kiếm cái gì vui vui xíu được không? Nên Ad nhới lại cuốn sách Học tiếng Nhật cùng Chibi Maruko chan(丸子ちゃんの 教室) mà bác chủ quán có lần giới thiệu cho. Cuốn sách viết để dạy 母国語- tiếng quốc ngữ cho học sinh tiểu học. Lấy nhân vật là các nhân vật trong Chibi Maruko chan ra để lấy ví dụ cho dễ hiểu và vui nhộn. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

5. Ghi nhớ từ vựng bằng các cuốn sổ nhỏ

Mình đã viết 1 bài về mục này. Các bạn có thể tham khảo link đây.

Tóm lại là một từ vừng mình học 1 lần sẽ bị quên, không nhớ được. Cần phải nhìn, ôn lại. Vậy thì nghĩ ra cách nào mà có thể nhìn vào ôn lại nhiều lần trong 1 ngày? Bằng cách ghi nó ra 1 cuốn sổ nhỏ, luôn mang theo trong người, rảnh thì bỏ ra xem. Ad hay ghi những từ mới học được buổi trưa, hoặc trong công việc thấy từ nào không hiểu thì tra google rồi gì vào. Lên tàu, đi chơi cũng mang đi, đi cầu cũng có thể ngó lại được. Dạo này phát triển thêm nữa là không chỉ nhìn lại, mà miện còn phải uốn theo mà không phát ra âm thanh, vì đang ở trên tàu. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

Thói quen này lúc mới sang Nhật hay thực hiện. Viết tới 10 cuốn sổ nhỏ. Mà sau này lười bỏ mất, giờ luyện lại cũng quen rồi. Chỉ là đi làm không có nhiều thời gian cóp nhặt từ như lúc đi học. Khi tra từ và ghi nghĩa của từ, ad hay tra nhật- nhật. Giải thích nghĩa của từ bằng tiếng Nhật luôn để hiểu nghĩa gốc.

6. Viết blog dạy tiếng Nhật

Ad là người sống nội tâm, hay khóc thầm, nên viết blog để cho vơi nỗi lòng(hehe, đùa đó). Viết cũng là 1 cách để duy trì out put. Mình đọc kiến thức của người khác, rồi cố gắng hiểu và diễn đạt lại cho người khác hiểu, theo ý của mình. Nếu mà giải thích được dễ hiểu hơn nữa thì càng tốt. Ngoài ra có thể kiến thức của mình có thể giúp ích được cho người khác thì đó là điều vui nhất. Phải viết cũng là 1 áp lực để mình cố gắng đọc và học nhiều hơn. Vì nếu không vậy sẽ không viết được. Ngoài học tiếng Nhật còn phải tu thêm một 2 môn phái nữa. Ad viết blog này từ tháng 11/2023 tới giờ, hơn 15 tháng rồi. Viết học tiếng Nhật có, tìm hiểu về Nhật bản cũng có. Tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc hơn về Nhật. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

Những thói quen học tiếng Nhật tốt khác

Lưu ý đây là những điểu mà Ad sẽ mong muốn thực hiện trong tương lai. Muốn rèn nó để nó trở thành thói quen. Hiện tại chưa thực hiên được.

7. Viết kí sự hoặc nhật ký bằng tiếng Nhật mỗi ngày

Ad biết 2 trang có thể đăng những câu hỏi về tiếng Nhật, hoặc đăng những đoạn văn mình đã viết lên để nhờ người Nhật kiểm tra giúp. Đó là trang chúng tôi và chúng tôi Bản thân Ad đã dùng cả 2 trang trên, mà hình như 2 trang là 1 group và giờ không thể đăng ký tài khoản ở lang 8 được nữa mà phải chuyển sang hinative. Năm Ad có đăng 1 vài bài lên lang8 và được người Nhật check cho từng câu một. Cụ thể sẽ giống như thế này.

Một bài chia sẻ về việc cắt tóc tại Nhật của Ad đăng lên lang-8.

Người Nhật sửa giúp

Còn gì tuyệt hơn là những gì mình viết mà lại được người bản xứ họ check cho đúng không? Thuê sao được ai giỏi tiếng Nhật như vậy họ check cho bây giờ? Nên đây sẽ là một thói quen Ad sẽ thực hiện. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

8. Hát các bài hát tiếng Nhật

Ad coi đây là phiên bản cáo cấp của việc luyện đọc to thành tiếng hàng ngày. Ad hay nghe Sekaino Owari – Năm 2023 hay nghe bài Sazan Ryoku (サザン 力)- bài hát được chọn là bài hát mở đầu cho các bản tin cho thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2023 của đài NHK. Một người nổi tiếng là bạn Dương Linh cũng đã giỏi nhờ vào thói quen này.

Và vào thời điểm cập nhật bài viết này thì Ad đang luyện thói quen này. Hiện tại đã hát được 1 bài hát tiếng Nhật là Sazan Ryoku. Đọc 1 đoạn văn わたしと小鳥と鈴と và đang đọc bài thơ 雨にも負けず. Hát, đọc thơ, đọc đoạn văn vừa luyện phát âm vừa rất làm cho tâm hồn phong phú!Video Ad tập hát và tập đọc https://www.facebook.com/traingiemnhatban/videos/2287317064859577/ https://www.facebook.com/traingiemnhatban/videos/354381202337238/ Và Ad vẫn đang luyện tập mỗi ngày. Và sẽ tiếp tục Update.

9. Suy nghĩ bằng tiếng Nhật

Khi có một tu vi tầm n4,n3. Các bạn thử nghĩ xem nếu rèn được thói quen tư duy mọi thứ bằng tiếng Nhật thì sao? Ad nghĩ đây chính là chiêu thức cao nhất và khó nhất cho người học tiếng Nhật. Các thói quen tốt cho việc học tiếng Nhật

Từ Vựng Tiếng Trung Chủ Đề Thói Quen Xấu

Từ vựng tiếng Trung về các thói quen xấu thường gặp

Các câu khẩu ngữ tiếng Trung kể về thói quen Những thói quen có lợi và có hại cho sức khỏe

1. 乱丢垃圾 luàn diū lājī: Vứt rác bừa bãi 2. 乱丢烟头 luàn diū yāntóu: Vứt đầu thuốc lá bừa bãi 3. 随处小便 Suíchù xiǎobiàn: Đi tiểu bừa bãi 4. 浪费食物 làngfèi shíwù: Lãng phí thức ăn 5. 咬指甲 yǎo zhǐjiǎ: Cắn móng tay 6. 随地吐痰 suídì tǔ tán: Khạc nhổ tùy tiện 7. 到处扔垃圾 dàochù rēng lājī: Vứt rác khắp nơi 8. 挖鼻孔 wā bíkǒng: Ngoáy mũi 9. 睡懒觉 shuìlǎnjiào: Ngủ nướng 10. 撒谎 sāhuǎng: Nói dối 11. 在电梯里放屁 zài diàntī lǐ fàngpì: Đánh hơi trong thang máy 12. 浪费水 làngfèi shuǐ: Lãng phí nước 13. 开车总分心 kāichē zǒng fēn xīn: Lái xe không tập trung 14. 抱怨 bàoyuàn: Oán trách, than phiền 15. 懒惰 lǎnduò: lười biếng 16. 拖延 tuōyán: trì hoãn, lần lữa 17. 迟到 Chídào: đến trễ, giờ cao su 18. 熬夜 áoyè: Thức đêm 19. 不自律 bù zìlǜ: không có kỉ luật bản thân 20. 强迫症 qiǎngpò zhèng: tính gia trưởng 21. 酒驾 jiǔjià: Lái xe khi uống rượu 22. 闯红灯 chuǎnghóngdēng: Vượt đèn đỏ 23. 依赖 yīlài: Dựa dẫm, ỷ lại 24. 好吃懒做 hàochīlǎnzuò: Tham ăn lười làm 25. 自私自利 zìsī zì lì: tự tư tự lợi, ích kỷ 26. 做事不专心 zuòshì bù zhuānxīn: Làm việc không chuyên tâm 27. 别伊交谈时爱插嘴 biérén jiāotán shí ài chāzuǐ: chõ miệng vào chuyện của người khác 28. 临急抱佛脚 lín jí bàofójiǎo: nước đến chân mới nhảy 29. 出口骂伊 chūkǒu màrén: Hay mắng chửi 30. 说脏话 shuō zānghuà: Nói tục chửi bậy 31. 爱投诉 ài tóusù: Thích mánh lẻo 32. 吹牛 chuīniú: Chém gió 33. 偷东西 tōu dōngxī: Ăn cắp, ăn trộm 34. 爱反驳 ài fǎnbó: Thích phản bác 35. 胡乱花钱 húluàn huā qián: Tiêu tiền bừa bãi 36. 粗心大意 cūxīn dàyì: Bất cẩn, không cẩn thận 37. 跟父母作对,顶嘴 gēn fùmǔ zuòduì,Dǐngzuǐ: Đối đầu , cãi lại với bố mẹ 38. 不爱护动物 bù àihù dòngwù: Không yêu quý bảo vệ động vật 39. 故意破坏东西 gùyì pòhuài dōngxī: Cố tình phá hại của cải 40. 经常眨眼 jīngcháng zhǎyǎn: Thường xuyên chớp mắt 41. 衣服随处乱放 yīfú suíchù luàn fàng: Ném quần áo khắp nơi 42. 不肯洗澡 bù kěn xǐzǎo: Lười tắm 43. 不收拾床铺 bù shōushí chuángpù: Không dọn dẹp giường 44. 经常用舌头舔嘴唇 jīngcháng yòng shétou tiǎn zuǐchún: Thường xuyên liếm môi 45. 不尊重老伊 bù zūnzhòng lǎorén: Không tôn trọng người già 46. 爱吃醋 ài chīcù: Hay ghen 47. 乱发脾气 luàn fā píqì: Hay nổi cáu, nổi cáu bừa bãi 48. 不肯帮忙做家务 bù kěn bāngmáng zuò jiāwù: Không muốn giúp việc nhà 49. 一边看电视一边吃饭 yībiān kàn diànshì yībiān chīfàn: Vừa xem ti vi vừa ăn cơm 50. 饭前不洗手 fàn qián bù xǐshǒu: Không rửa tay trước khi ăn 51. 偷吃饭 tōu chīfàn: Ăn vụng 52. 吸烟 xīyān: Hút thuốc 53. 酗酒 xùjiǔ: Nát rượu 54. 抑郁 yìyù: Hậm hực 55. 偏食 piānshí: Kén ăn 56. 饱食 bǎo shí: ăn quá no 57. 常吃快餐 cháng chī kuàicān: Thường ăn đồ ăn nhanh 58. 懒于运动 lǎn yú yùndòng: Lười vận động , thể thao 59. 看电影成瘾 kàn diànyǐng chéng yǐn: Nghiện xem phim 60. 网瘾 wǎng yǐn: Nghiện mạng 61. 憋尿 biē niào: nhịn đi tiểu 62. 经常化浓妆 jīngcháng huà nóng zhuāng: Thường xuyên trang điểm đậm 63. 懒于体检 lǎn yú tǐjiǎn: Lười Kiểm tra sức khỏe 64. 穿着不当 chuānzhuó bùdāng: Ăn mặc không phù hợp 65. 不认错 bù rèncuò: Không nhận sai 66. 乱丢东西 luàn diū dōngxī: Vứt đồ bừa bãi 67. 爱比较 ài bǐjiào: Hay so sánh 68. 无秩序 wú zhìxù: Không có trật tự 69. 言行不一致 yánxíng bùyīzhì: Nói không đi đôi với làm 70. 爱争执 ài zhēngzhí: Hay tranh chấp, tranh giành 71. 回避 huíbì: lẩn tránh, né tránh 72. 嫉妒 jídù: Đố kị, ghen ghét 73. 喝水少 hē shuǐ shǎo: Ít uống nước 74. 机不离手 jī bùlí shǒu: Thường xuyên mang điện thoại bên người 75. 开车不戴安全帽 Kāichē bù dài ānquán mào: Lái xe không đội mũ bảo hiểm 76. 开车不系安全带 kāichē bù xì ānquán dài: Lái xe không thắt dây an toàn 77. 开车接打电话。 kāichē jiē dǎ diànhuà.: Gọi và nghe điện thoại khi lái xe 78. 不吃早饭 Bù chī zǎofàn: Không ăn sáng 79. 晚睡 wǎn shuì: Ngủ muộn 80. 找借口 zhǎo jièkǒu: Viện cớ, mượn lý do 81. 啰啰嗦嗦 luō luōsuo suo: lôi thôi 82. 慢吞吞 màn tūn tūn: chậm chạp 83. 着急 zhāojí: vội vã, lo lắng, cuống cuồng 84. 固执 gùzhí: cố chấp,ngoan cố 85. 唠叨 Láo dāo: Cằn nhằn, lải nhải

Địa chỉ: Số 12, Ngõ 39, Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Luyện Thói Quen Học Tiếng Anh Mỗi Ngày

SSDH – Nếu bạn có thể tìm ra cách học tiếng Anh mỗi ngày làm bạn thích thú và tạo ra được môi trường tiếng Anh xung quanh thường xuyên hơn thì việc học tiếng Anh có thể sẽ trở nên vui hơn và dần dần bạn sẽ tiến bộ.

Sự thực là học tiếng Anh hay bất cứ ngoại ngữ nào khác rất, rất khó. Đặc biệt nếu bạn học tiếng Anh tại một thành phố không thường xuyên nói tiếng Anh nên bạn chẳng có nhiều cơ hội được sử dụng. Nhưng ngay cả ở một thành phố nói tiếng Anh, việc đó cũng rất khó. Rất nhiều sinh viên đã tới Canada hay Mỹ sống 6 tháng hoặc 1 năm và đã trở về trong nỗi thất vọng vì họ không hề nói tiếng Anh khá hơn.

Vì vậy, sự thật là việc đó rất khó, đòi hỏi nhiều thời gian và sự luyện tập. Nhưng nếu bạn có thể tìm ra cách học tiếng Anh mỗi ngày làm bạn thích thú và tạo ra được môi trường tiếng Anh xung quanh thường xuyên hơn thì việc học tiếng Anh có thể sẽ trở nên vui hơn và dần dần bạn sẽ tiến bộ.

2. Đăng ký một chương trình học tiếng anh.

Tự tạo động lực cho bản thân rất khó. Chúng ta lên kế hoạch học tập rồi lại chẳng có thời gian. Tham gia một khóa học tiếng Anh chính thức, trên mạng hoặc ngoài đời có thể giúp được bạn. Kể cả trả cho một người nào đó nói tiếng Anh để họ dành thời gian gặp bạn hai hoặc ba tiếng một tuần cũng giúp ích được, thậm chí họ không phải là giáo viên chuyên nghiệp. Chỉ cần nói với một người nào đó, kể cả một đứa trẻ, cũng giúp ích được. Tóm lại là cố gắng tự ràng buộc mình vào những thời gian quy định để bạn PHẢI học, ngay cả khi bạn không cảm thấy thích điều đó.

3. Nếu có thể, hãy sử dụng các nguồn tiếng Anh trên mạng.

Giờ đây có hàng vạn trang Web học tiếng Anh trên mạng. Hãy tìm kiếm những trang mà bạn thích. Cũng vậy, chat và gửi tin nhắn trong diễn đàn với những người nước ngoài cũng đang học tiếng Anh. Tất nhiên nếu bạn có thể nói chuyện với những người nói tiếng Anh bản xứ thì thật tuyệt, nhưng nếu bạn không thể thì cũng rất hữu ích nếu bạn chat, email và gửi tin nhắn cho những người đang học tiếng Anh. Việc đó khiến bạn luyện tập được những gì bạn học và giúp bạn học nhanh hơn. Cũng có rất nhiều nguồn như các bài kiểm tra ngữ pháp tiếng Anh trực tuyến, các trang Web luyện nghe, các câu đố vui tiếng Anh, và còn nhiều, nhiều nữa. Nếu có thể thì tốt nhất là luyện tập các kỹ năng nghe và nói trong những tình huống thực tế, nhưng việc này không phải lúc nào cũng có thể và cũng chẳng dễ.

4. Sử dụng hoặc bạn sẽ đánh mất nó.

“Use it or Lose it” là một câu thành ngữ tiếng Anh có nghĩa là nếu bạn không sử dụng một kỹ năng mới thường xuyên bằng cách luyện tập thì bạn sẽ nhanh chóng quên mất. Thậm chí có nhiều sinh viên rất giỏi, có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tuyệt vời khi ra trường nhưng sau một hoặc hai năm, họ đã nhanh chóng quên rất nhiều tiếng Anh do không sử dụng nó. Họ không chịu luyện tập. Vì thế hãy củng cố hoặc duy trì những gì bạn đã học bằng cách luyện tập nó, nếu không bạn sẽ nhanh chóng quên hết.

5. Hãy tốt bụng và kiên nhẫn với bản thân.

Nếu bạn bực mình sao mình học tiếng Anh chậm thế, điều đó chỉ làm cho việc học khó hơn thôi. Học một ngôn ngữ đối với mọi người đều rất khó, mọi người đều thấy thất vọng, mọi người đều muốn từ bỏ, mọi người đều cảm thấy mình “ngốc nghếch” hoặc thấy mình học lâu vào, ĐỪNG BỎ CUỘC, vì học tập là cả con đường dài phía trước và thành công sẽ đến với những ai kiên trì.

Vũ Quân (SSDH) – Theo hoctienganhmoingay

7 Thói Quen Tự Học Tiếng Hàn Ở Nhà

Đôi khi bạn học tập quá tải sẽ khiến cơ thể và trí óc của bản thân bị suy nhược và kém hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức, từ đó sẽ kéo theo cảm giác chán nản trì trệ. Lúc này, bạn sẽ càng khó để tập trung rèn các kỹ năng như nói tiếng Hàn hoặc nghe Hàn ngữ bởi khi chán nản, chúng ta thường có xu hướng chẳng muốn làm gì cả. Vì vậy bạn cần biết điểm dừng trong việc học.

1. Tạo lập kế hoạch học tập

Bạn có biết, nếu học không có mục tiêu, kế hoạch có thể giảm thiểu điểm số của bạn. Muốn thành công trong khi tiếp thu bài học tiếng Hàn cơ bản cũng đòi hỏi bạn phải có mục tiêu và có kế hoạch thực hiện một cách rõ ràng. Vậy nên, hãy tự kiểm soát việc học của mình. Bạn hãy lập một danh sách tất cả những việc mà bạn cần phải làm, sau đó chia nhỏ khối lượng công việc thành những phần nhỏ hơn, dễ hoàn thành hơn. Chúng ta nên có một thời gian biểu hợp lý, tuyệt đối đừng ôm đồm quá nhiều kỹ năng vào một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ rất dễ rối và không nhớ sâu.

3. Tìm một người bạn đồng hành

Các bài đánh giá là cách tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi, nhưng chiến lược này hiệu quả nhất khi bạn có một người bạn cùng học, cùng ôn luyện và giải đáp những câu hỏi. Một người bạn học cùng có thể giúp bạn bằng nhiều cách. Thêm nữa học cùng với một người bạn có thể tạo động lực lớn để học tập ngay từ đầu, đặc biệt nếu bạn có khuynh hướng chán nản khi học một mình. Các bạn sẽ thúc đẩy lẫn nhau cùng học tập và giảm khả năng trì hoãn. Hiện nay các khóa học tiếng Hàn trực tuyến cũng có thêm những khóa học video call với nhau, bạn đều có thể hoàn toàn ngồi tự học tiếng Hàn tại nhà, video với thầy cô hoặc bạn bè cùng mục tiêu tiếng Hàn để giao tiếp với nhau, có thể về bài học hoặc nói nhảm và tất nhiên hoàn toàn bằng tiếng Hàn.

5. Cải thiện thói quen ăn uống

Bạn có cảm thấy thường xuyên mệt mỏi hoặc chóng mặt? Đôi khi muốn thực hiện nhiều kế hoạch học tập nhưng cảm thấy không có năng lượng, mệt mỏi thì bạn có thể nâng cao sức khỏe bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bạn cảm thấy không thể nhớ nổi những từ vựng tiếng Hàn dù học đó đã nhiều lần. Những bữa ăn thất thường không đủ chất dinh dưỡng hay bỏ buổi sáng thường xuyên gây ra nhiều tác hại hơn bạn tưởng. Do đó, hãy cố gắng nấu nướng, ăn uống đầy đủ và đừng quên buổi sáng. Đây cũng là cách để tự bảo vệ sức khỏe của bạn một cách đơn giản và tốt nhất đấy!

6. Dừng lại khi quá tải

Tạm dừng việc học khi quá tải

Học tập quá tải khiến cơ thể và trí óc của bạn đều bị suy nhược dẫn đến mệt mỏi, và từ đó sẽ kéo theo cảm giác chán nản trì trệ. Lúc này, bạn sẽ càng khó để tập trung ôn luyện hiệu quả bởi khi ngã vào hố sâu của chán nản, chúng ta thường có xu hướng chẳng muốn làm gì cả. Do đó, làm gì cũng cần có điểm dừng, sau một khoảng thời gian học tập mệt mỏi quá hãy nghỉ ngơi, làm một điều gì đó tùy hứng. Đây chính là một trong những cách đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực.

Học Tiếng Đức Du Học Để Thay Đổi Những Thói Quen

Các cụ ta có câu: “Xuất gia tùy tục”, “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”… trong môi trường và cuộc sống mới ở Đức này cũng hoàn toàn chính xác. Chúng ta cùng không thể sống “kiểu Việt Nam” ở xứ sở của họ, chúng ta vẫn kêu gọi “Hội nhập cuộc sống ở Đức” nhưng sẽ chẳng có kết quả nếu chúng ta chỉ chơi với người Việt.

Học tiếng Đức du học lợi ích như thế nào?

Bài viết này giới thiệu tới bạn đọc bài tổng hợp những thói quen tích cực mà chắc chắn bất cứ người Việt Nam nào cũng sẽ dần thay đổi khi bạn sống tại Đức. Vì thế, học tiếng Đức du học đang là điều cần thiết để thay đổi thói quen xấu của mình.

Học tiếng Đức du học sẽ thay đổi bạn những thói quen gì?

1. Thói quen ở nơi công cộng

Ở nơi công cộng, bạn sẽ tự thấy mình không còn bon chen, xô lấn mà lặng lẽ xếp hàng theo thứ tự “first come first served” (ai đến trước được phục vụ trước) nếu không muốn nhận được những ánh nhìn thiếu thiện cảm của người xung quanh hoặc bị từ chối phục vụ.

Bạn thậm chí bạn sẽ tập xếp hàng khi trò chuyện, nghĩa là bạn sẽ không chen ngang, cướp lời người đang nói nếu không muốn bị cho là người thiếu lịch sự và nếu còn muốn người nói tiếp tục cuộc trò chuyện. Bạn sẽ không được quên thắt dây an toàn khi di chuyển bằng ô tô, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ.

Ngài ra, bạn phải đỗ xe đúng nơi quy định, không bấm còi inh ỏi, không lái xe sau khi uống chất có cồn nếu không muốn bị cảnh sát giao thông phạt nặng từ tiền lương hoặc tước bằng lái trong thời gian dài. Bạn cũng sẽ không quên gạt nước sàn nhà sau khi tắm gội nếu không muốn mình và người cùng nhà ướt tất và lạnh chân cũng như giảm nhiệt độ trong nhà.

Bạn sẽ tự thấy ngố và lạc lõng vô cùng nếu ra phố với váy áo như dạ hội và guốc cao 10cm. Bạn dần sẽ không ăn cơm bằng đũa mà dần chuyển sang ăn thìa dao dĩa và đĩa. Bạn sẽ thay đổi một số thành phần trong ăn uống như dùng nhiều các sản phẩm từ sữa hơn như sữa tươi, sữa chua, bơ, phô mai, uống ít nước đá lạnh mà tăng trà và cà phê. Những món như xôi, cơm rang, phở bò, phở gà bạn không còn dùng cho bữa sáng nữa mà sẽ dùng cho các dịp party thay vào đó bữa sáng của bạn có thể sẽ là bánh mì, cháo yến mạch, trứng….

Bạn bớt dần nghe nhạc sến, xem series hoặc phim Hàn mà nghe nhiều hơn nhạc rock, cổ điển, xem phim hình sự Tatort trên truyền hình quốc gia hoặc phim Mỹ hoặchọc tiếng Đức với phim kinh dị. Khi xem phim, bạn không còn có đơn giản một mục đích là giải trí mà sẽ kết hợp học ngôn ngữ, tìm hiểu văn hóa, ý nghĩa thông điệp của phim.

Thói quen sinh hoạt ở Đức cũng sẽ rất khác biệt. Nếu bạn là nữ, bạn sẽ chăm chỉ học nấu ăn, làm bánh làm thủ công để tiết kiệm tiền và để giải trí khi mùa đông dài, lạnh và tối kéo đến. Nếu bạn là nam, bạn sẽ học chơi thể thao, đi làm thêm như điên để độc lập về tài chính để không bị lép vế ở mảnh đất siêu nữ quyền như Âu Mỹ.

3. Thói quen tại công ty

Nếu là nữ, bạn có thể vẫn sẽ dùng kem dưỡng ẩm, kem ủ tóc do thời tiết khô nhưng bạn dần dần không còn dùng kem làm trắng da, giày cao gót hay mặc áo độn ngực nữa vì đó là không phải là xu hướng thời thượng ở Châu Âu, thay vào đó bạn sẽ để mình là chính mình.

Nếu bạn là nam, bạn tự nhiên sẽ dần dần bớt gia trưởng ích kỷ hơn. Bạn tự nhiên tôn trọng phụ nữ hơn cũng như là cách bạn tôn trọng chính mình. Bạn cũng sẽ không quá căng thẳng phải cố làm trụ cột cho gia đình tương lai của bạn vì bạn hiểu phụ nữ ở đây luôn sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm tài chính với bạn. Bạn cũng làm việc nhà, nấu ăn nhiều hơn cho chính bạn hoặc để thể hiện tình yêu cho bạn gái hay vợ mình.

Là nữ bạn sẽ có thể trở nên hơi kiêu kỳ vì phụ nữ là trung tâm khi ở Âu Mỹ, là nam có lẽ bạn sẽ luôn thích về Việt Nam để được là trung tâm của sự chú ý. Là nam hay nữ, bạn cũng sẽ cởi bỏ dần áp lực phải kết hôn và có con cái. Bạn sẽ không còn chỉ mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ mà thêm vào giấc mơ của mình là có công việc tốt, có hộ chiếu địa phương, lên kế hoạch đi du lịch để có nhiều trải nghiệm.

Bạn sẽ không xin lỗi hay thể hiện thái độ bằng cười trừ mà bằng nét mặt và hành động vì bạn hiểu người dân ở đây ai cũng biết câu: “Actions speak louder than words” (Hành động mạnh hơn lời nói). Bạn cũng dần từ bỏ những lời sáo rỗng, huênh hoang, khoác lác phóng đại hay mỉa mai, châm chọc ngoại hình hay khuyết điểm người khác nếu không muốn bị cho là một idiot (người vô duyên).

Bạn sẽ trở nên kiên nhẫn và khiêm tốn hơn vì dù ở quê nhà bạn nổi bật và thành công đến đâu, biết nhiều kỹ năng hay giỏi ngoại ngữ đến đâu. Khi ở Âu Mỹ, bạn sẽ thấy mình như chìm vào đại dương của những cá nhân tài giỏi và xuất sắc khác.

4. Thói quen với bạn bè

Bạn cũng sẽ nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương hoặc căng thẳng với tiếng động, với lời ăn tiếng nói, với các loại thực phẩm. Bạn cũng dần từ bỏ quyết tâm kiếm tiền và làm giàu về tài sản mà thay vào đó bạn muốn làm giàu vốn ngoại ngữ, văn hóa, kỹ năng và kiến thức để hòa nhập vào cuộc sống bản địa hoặc để du lịch đến những miền đất mới, nơi có thời tiết, phong cảnh, ngôn ngữ và nền văn hóa bạn yêu thích.

Bạn sẽ dần không để ý nhiều đến các ngày lễ nhỏ ở quê hương. Bạn cũng không quan tâm nhiều đến ngày phụ nữ bởi ở Âu – Mỹ ngày nào cũng là ngày của phụ nữ hay ngày nhà giáo, bác sỹ, giáo viên… Thay vào đó, bạn sẽ làm quen dần với các ngày lễ Âu Mỹ như ngày của mẹ (Muttertag), ngày của cha (Vatertag), lễ phục sinh (Ostern), lễ giáng sinh, nghỉ hè, nghỉ đông…

Vật chất sẽ bớt đi tầm quan trọng trong cuộc sống mà thay vào đó là vốn liếng ngoại ngữ, văn hóa, kỹ năng và kiến thức để hòa nhập vào cuộc sống bản địa hoặc du lịch đến những miền đất mới. Và còn rất nhiều nhiều thói quen khác nữa bạn sẽ dần dần thay đổi.

Tuy nhiên, có rất nhiều thói quen và văn hóa tốt đẹp của Việt Nam quê hương mình bạn sẽ không muốn và không thể từ bỏ như nỗi nhớ quê, thèm món ăn quê, không khí ấm cúng, nhớ những con phố, quán ăn bạn đi qua, những ký ức vui và buồn lẫn lộn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thói Quen Và Tâm Thế Học Tiếng Nhật trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!