Bạn đang xem bài viết Tăng Cường Tiếng Việt Cho Trẻ Em Dân Tộc Thiểu Số được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực hiện Kế hoạch số 45 ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tôc thiểu số, giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025”, những năm vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã triển khai nhiều giải pháp, đổi mới trong cách dạy và học. Nhờ đó, việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực.
Tiết học tăng cường tiếng Việt của cô và trò tại phần trường Bản Tèn
Là một trong những cô giáo thực hiện Đề án ở điểm trường Liên Phương, cô giáo Chu Thị Dung chia sẻ: Nơi tôi đang dạy 100% là con em dân tộc Mông, ít được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng nên rất nhút nhát và hạn chế về vốn Tiếng việt. Nhiều em không hiểu lời cô giáo nói nên cô đã phải tìm những lời nói ngắn gọn và phương pháp truyền đạt dễ hiểu nhất.
Anh Giàng A Thênh, phụ huynh của cháu Giàng Thị Hồng Loan, học sinh lớp mẫu giáo 4 -5 tuổi điểm trường Bản Tèn cho biết: Vợ chồng mình ở nhà thường giao tiếp bằng tiếng của dân tộc Mông nên khi con được 3 tuổi đi học thấy cô giáo nói tiếng Việt rất bỡ ngỡ. Tuy nhiên, qua 1 năm đi học, đến nay, về nhà cháu có thể kể lại các hoạt động ở lớp bằng tiếng việt, nói tên được những bài hát cô giáo dạy ở trường hoặc kể tên các bạn trong lớp. Để giúp con nói tiếng Việt tốt hơn, hiện nay, thay vì nói tiếng dân tộc như trước, vợ chồng mình chuyển sang giao tiếp với nhau và với cháu bằng tiếng Việt.
Bà Đoàn Thị Huyền, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học dân tộc thiểu số”, đã triển khai tại 16 trường, 39 điểm trường, với 6.768 trẻ được tăng cường tiếng Việt. Đây là những trường, điểm trường có tỷ lệ trẻ em mầm non và học sinh DTTS chiếm cao trên địa bàn cần tăng cường tiếng Việt. Để thực hiện Đề án có hiệu quả, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường. Từ năm 2017 đến nay, huyện đã đầu tư trên 93,4 tỷ đồng để cải tạo, sửa chữa, xây mới các phòng học; mua sắm trang thiết bị dạy và học cho các trường trên địa bàn. Kết quả rõ nhất sau khi thực hiện Đề án đến nay, đó là 50% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ em độ tuổi mẫu giáo và 100% trẻ em 5 tuổi, học sinh tiểu học người DTTS đã được tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi; Tỷ lệ trẻ em DTTS tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt tăng hơn từ 40-50%; 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt. Năm 2020, đã có 2 cô giáo dạy ở điểm trường Liên Phường và Bản Tèn được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, vùng dân tộc thiểu số” giai đoạn 2016-2020./.
Quang Hải (Trung tâm Văn hoá – Thể thao và Truyền thông Đồng Hỷ)
Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Vùng Dân Tộc Thiểu Số
Với mục tiêu đảm bảo cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học là người dân tộc thiểu số (DTTS) có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục, tạo tiền đề để các em học tập, tiếp thu kiến thức ở các cấp học tiếp theo, năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.
Một tiết học chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Theo kế hoạch, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 35% trẻ em DTTS trong độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ em DTTS độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp và được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi; 100% trẻ DTTS trong các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được tăng cường tiếng Việt. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương phối hợp triển khai tổ chức thực hiện Đề án. Trong đó, tập trung quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của Đề án; đưa chỉ tiêu tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để chỉ đạo và tổ chức thực hiện; tổ chức rà soát thực trạng, có kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung trang thiết bị, tài liệu dạy học trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học thuộc vùng DTTS của tỉnh; triển khai thực hiện chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS tại các đơn vị; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực trong, ngoài tỉnh hỗ trợ triển khai đề án…
Là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai và thực hiện kế hoạch, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện Đề án phù hợp với thực tế địa phương. Bắt đầu từ tháng 12/2018, Sở đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tháng 4/2019 tập huấn cho giáo viên tiểu học về nội dung, kỹ năng, phương pháp tăng cường tiếng Việt phù hợp với trẻ em vùng DTTS. Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ giáo viên tại vùng có DTTS của tỉnh; bồi dưỡng trình độ trên chuẩn cho giáo viên dạy tại các lớp ghép trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học thuộc vùng DTTS; bồi dưỡng tiếng Việt cho phụ huynh trẻ em là người DTTS; vận động các gia đình người DTTS tạo điều kiện cho trẻ em đến trường để có nhiều cơ hội giao lưu bằng tiếng Việt tích cực, hiệu quả. Chỉ đạo các đơn vị trường học triển khai giảng dạy bắt đầu từ tháng 4 năm nay. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện đề án tại các đơn vị trường học trên địa bàn.
Trao đổi với cô giáo Hoàng Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Mường Bằng (Mai Sơn), được biết: 99% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, chất lượng học tập của các em học sinh chưa được như mong muốn, bởi vốn tiếng Việt của nhiều học sinh vẫn còn hạn chế nên thiếu tự tin trong giao tiếp, trong học tập, việc tiếp thu kiến thức thụ động và nhanh quên. Sau khi được tham gia tập huấn về phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, tháng 4/2019, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giảng dạy chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Chuyên đề giảng dạy được thực hiện dựa trên tài liệu là cuốn sách “Em nói tiếng Việt”, nhà trường đã tổ chức dạy tất cả các ngày trong tuần. Bước vào năm học 2019-2020, các tiết học được tổ chức ngoài giờ học chính khóa, trung bình 2 tiết/tuần.
Có thể thấy, những tiết học chuyên đề không nặng về kiến thức, mà phát huy mọi điều kiện để học sinh DTTS luyện nói, luyện nghe đã từng bước khẳng định hiệu quả trong việc giúp học sinh tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt, gỡ bỏ rào cản ngôn ngữ, thuận lợi trong việc sử dụng song song tiếng dân tộc và tiếng Việt, tạo tiền đề để các em tiếp thu tốt hơn các môn chính khóa trong chương trình giáo dục. Với việc chủ động triển khai thực hiện tốt chuyên đề Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh, nhất là tại các vùng có học sinh DTTS.
Yên Bái Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
YênBái – Yên Bái là một tỉnh miền núi với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 56% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, ngành giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) Yên Bái đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học, nổi bật là Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 – 2020.
Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 – 2020 được xem là giải pháp mang tính then chốt đối với giáo dục vùng DTTS, quyết định tới chất lượng giáo dục.
Vì vậy, trong những năm qua, ngành GD-ĐT Yên Bái đặc biệt quan tâm chỉ đạo các phòng GD-ĐT huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai với các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại từng đơn vị trường học, xây dựng các mô hình điểm, huy động tối đa trẻ 3 và 4 tuổi ra lớp.
Bên cạnh việc hỗ trợ các trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có học sinh người DTTS, ngành đã phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi tại các đơn vị, khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, khai thác văn hóa bản địa vào xây dựng môi trường, góc địa phương để tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
Các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học đã phối hợp với phụ huynh học sinh, già làng, trưởng bản biên tập cuốn sổ tay từ vựng của dân tộc Dao và dân tộc Mông dịch ra tiếng Việt giúp giáo viên có tài liệu học tiếng địa phương; phối hợp sưu tầm các bài hát, câu chuyện, trò chơi truyền thống của người bản địa, biên tập thành tuyển tập thơ, truyện, trò chơi, câu đố để trang bị thêm tài liệu giảng dạy cho giáo viên; sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, vật dụng quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của người DTTS sử dụng trong góc địa phương, thư viện của nhà trường để tổ chức thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
100% cơ sở giáo dục mầm non xây dựng góc thư viện, chợ quê trong trường học; xây dựng môi trường “chữ viết”, góc tiếng Việt trong các nhóm, lớp; bổ sung các học liệu phù hợp để hỗ trợ học sinh phát triển ngôn ngữ gắn với bản sắc văn hóa địa phương; phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các nhà trường. Tổ chức các hội thi: “Xây dựng trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện”, “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non” các cấp; tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, hội thảo “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS”…
Qua đó, các đơn vị được giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình xây dựng môi trường, tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS nói riêng. Nhiều đơn vị nhà trường đã vận động cha mẹ học sinh/ người bản địa tham gia làm trợ giảng ngôn ngữ trong tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS (Trường Mầm non Suối Giàng, Trường Mầm non Sùng Đô, huyện Văn Chấn).
Mặt khác, để nâng cao năng lực đội ngũ, ngành đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên vùng DTTS về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018…
Với những giải pháp đồng bộ, phù hợp, Đề án đã mang lại hiệu quả rõ rệt, 100% học sinh người DTTS đến trường được tăng cường tiếng Việt đúng độ tuổi, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt cao. Từ đó, chất lượng giáo dục vùng DTTS được nâng lên, nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.
Thanh Vy
Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Em Dân Tộc Thiểu Số
Do vậy, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là vấn đề đọc, nói bằng tiếng Việt. Học sinh được chia thành nhóm nhỏ để rèn kỹ năng đọc, viết, tham gia các hoạt động học nhóm, phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, các tiết đọc thư viện, hoạt động ngoại khóa… Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh được tăng cường tiếng Việt ra lớp đúng độ tuổi đạt 100%; các em từng bước tự tin, hòa nhập với tập thể.
Hơn một nửa học sinh tại Trường Mầm non Ninh Tây, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa con em đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Ê đê và Raglai. Việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ luôn là rào cản trong việc truyền thụ, tiếp thu kiến thức trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Từ năm học 2016-2017, Trường Mầm non Ninh Tây đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như: tập huấn phương pháp dạy tiếng Việt cho giáo viên, thiết kế môi trường cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với tiếng Việt thông qua đồ dùng, đồ chơi, góc thư viện, hoạt động trải nghiệm thực tế…
Cô Nguyễn Thị Mỹ Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Ninh Tây chia sẻ: Nhờ được tăng cường tiếng Việt nên qua các năm học, trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn.
Huyện miền núi Khánh Vĩnh có 17 trường mầm non với hơn 68% trẻ là người dân tộc thiểu số và 16 trường tiểu học với hơn 81% học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh, từ năm 2016 đến nay huyện có 344 cán bộ, giáo viên người Kinh được bồi dưỡng tiếng Raglai để nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy.
Ông Đỗ Hữu Quỳnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết, qua 5 năm thực hiện đề án, các cấp ủy, chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể và cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức về sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Các trường trong dự án coi đây là một trong những giải pháp để duy trì kết quả phổ cập giáo dục tại các địa phương. Thuận lợi về môi trường giao tiếp nên vốn tiếng Việt của học sinh phong phú và nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc triển khai đề án như: học sinh nhút nhát, môi trường rèn luyện tiếng Việt còn hạn chế. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên các em phải theo cha mẹ lên rẫy. Mặt khác, giáo viên đa số là người Kinh nên gặp khó khăn khi giao tiếp với trẻ và trao đổi với cha mẹ của học sinh.
Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn đề án, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho trẻ đến trường và học 2 buổi/ngày; trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cũng được tăng cường…
Cập nhật thông tin chi tiết về Tăng Cường Tiếng Việt Cho Trẻ Em Dân Tộc Thiểu Số trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!