Xu Hướng 5/2023 # Tài Liệu Học Tiếng Dân Tộc Thái # Top 6 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tài Liệu Học Tiếng Dân Tộc Thái # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Tài Liệu Học Tiếng Dân Tộc Thái được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trung tâm bồi dượng thường xuyên Huyện Con CuôngBài dạy tiếng thái Giáo Viên: Vi Thị HuệTháng 6 Năm 2014Bài mở đầu:Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học nói tiếng dân tộc TháiI . Mục đích– Học để hiểu và nói được một số từ cơ bản, một số câu cần thiết về tiếng dân tộc Thái, để hạn chế bớt sự bất đồng về ngôn ngữ, khi trực tiếp công tác tại các huyện miền núi Nghệ An.– Tạo thuận lợi trong việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội đối với cán bộ miền xuôi công tác ở các vùng dân tộc thiểu sốII . ý nghĩa và sự cần thiết Biết nói tiếng dân tộc Thái sẽ giải quyết được một số khó khăn ( đặc biệt là sự bất đồng về tiếng nói). Khi tiếp xúc với các dân tộc ít người ta có thể dùng tiếng Thái để giao tiếp với họ. Vì tất cả các dân tộc ít người ở trên địa bàn miền núi Nghệ An ( trừ dân tộc Thổ), đều biết nói tiếng Thái. Do đó biết nói tiếng dân tộc Thái có ý nghĩa thiết thực đối với cán bộ miền xuôi trực tiếp công tác ở địa bàn miền núi. III . Vài nét khái lược về dân tộc Thái ở tỉnh Nghệ An1/ Về nguồn gốc Theo các cụ già trăm tuổi trước đây kể lại, dân tộc Thái Nghệ An có nguồn gốc thuộc các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Qua quá trình phát triển của lịch sử, một bộ phận đã di cư sang các tỉnh Bắc Lào, rồi từ Lào họ xuôi theo các dòng sông di cư sang Nghệ An . Tuyến đường 7, theo sông Nậm Mộ, Nậm Nơn, sông Lam họ cư trú rải rác dọc sông và tập trung đông nhất là vùng Mường Quạ ( nay là Môn Sơn, huyện Con Cuông). Tuyến đường 48, họ di cư dọc theo sông Hiếu và định cư tập trung đông nhất là vùng Mường Nọc Quế Phong và Khủn Tinh Quỳ Hợp.2/ Về thành phần Dân tộc Thái ở Nghệ An có ba nhóm người: Nhóm Mán Thanh, nhóm Hàng Tổng và nhóm Tày Mười. Phần lớn họ sống ở sáu huyện miền núi, phần ít hơn sống ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn và Quỳnh Lưu. 3/ Về tiếng nói – Tiếng Thái cũng giống như tiếng Phổ thông, từng nhóm người, từng vùng âm lượng nói nặng nhẹ có khác nhau nhưng không ảnh hưởng đến việc giao tiếp với nhau. Thí dụ: Thái đường 48 có đôi chỗ nói khác Thái đường 7: Pay ( đi) +Thái 48: Po hoặc pa +Thái 7 : Pay hoặc pàHiện nay, tiếng Thái có rất nhiều từ vay mượn tiếng Việt, đặc biệt là số từ thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế hoặc các từ nói về các phương tiện hiện đại… – Tiếng Thái cũng có bộ chữ riêng dùng để ghi. Phần này, biên soạn để dạy nói theo lối phiên âm – hội thoạiBài 1Cách gọi tên và quan hệ gia đìnhI . Vài nét cơ bản trong quan hệ gia đình người thái. Hiện nay ở miền núi vùng cao, dântộc Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số khác nói chung đang giữ được nhiều nét sinh hoạt mang tính chất truyền thống. đến với họ chúng ta không thể tránh khỏi sự ngỡ ngàng buổi ban đầu. Sinh hoạt dễ thấy nhất là bữa cơm hàng ngày của gia đình họ. Một gia đình chỉ có bốn đến năm người mà họ cũng dọn thành hai mâm. Thường là đàn ông ngồi mâm đặt gian ngoài còn đàn bà, con gái ngồi mâm đặt gian trong. Vì sao vậy? Để cắt nghĩa vấn đề này, chúng tôi giới thiệu vắn tắt một số mối quan hệ mang tính chất huyết thống trong gia đình người thái như sau.1/ Quan hệ giữa cô dâu với những người trong gia đình.a/ Cô dâu với những người nam giới bậc trên chồng. ở trong nhà, trong nội tộc, họ kính nể nhau. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ rất có ý thức để tránh sự va chạm lẫn nhau. Vì thế, trong những bữa cơm hàng ngày, cô dâu không ngồi ăn cùng mâm với bố chồng, anh chồng hoặc chú bác trong nhà, trong nội tộc. Nếu uống rượu cần thì cô dâu cũng không được cầm cần uống cùng một loạt với bố chồng hoặc anh chồng. Phòng ở của cô dâu, bố chồng hoặc anh chồng tuyệt đối không được đặt chân vào ( mặc dù có đông người) và ngược lại cô dâu cũng vậy. b/ chàng rể đối với nữ giới bậc trên vợ trong nhà. Cũng tương tự như cô dâu đối với bố chồng, anh chồng. Bữa cơm chàng rể cũng không được phép ngồi ăn chung mâm vối mẹ và chị của vợ. Những mối quan hệ trên như những quy định nghiêm ngặt thậm chí trở thành vấn đề kiêng kị trong sinh hoạt gia đình. Vì thế, trong gia đình người Thái, khi có dâu, có rể trong nhà, mặc dù ít người, khi ăn cơm, họ vẫn phải dọn ăn thành hai mâm. Gian ngoài dành cho mâm đàn ông còn gian nhà trong dành cho mâm phụ nữ. gia đình nào sinh hoạt tuỳ tiện sẽ bị bà con, xóm giềng lên án ngay.Một số phong tục trong cưới hỏi:Từ xưa đến nay người Thái đón dâu về lúc 1 giờ sáng. Khi đưa dâu lên cầu thang Bố mẹ chồng làm lễ rửa chân cho cô dâu và chú rể mới được bước chân lên cầu thang.Khi gả con gái về nhà chồng chú rể có món quà tặng mẹ vợ là một vòng tay. Chiếc vòng tay này mang ý nghĩa là vòng sữa mẹ.Bài đọc:Lan nọi tên họng ê Khang, cha pay học ma, lan tham mệ:

Ủi ơi ( Mệ ơi) ài chông pay ê tủa, cờ lơ?Cháu nhỏ tên là Khang, mới đi học về, cháu hỏi mẹ:

– Mự ngoa : Hôm qua – Mự nị : Hôm nay – Mự nớ : Ngày mai – Mự hừ : Ngày mốt – Bươn cón : Tháng trước – Bươn nị : Tháng này – Bươn lăng : Tháng sau – Pi cai : Năm qua – Pi nị : Năm nay – Pi ná : Năm sauĐọc và thuộc các từ ngữ sau– Hâng mự : Lâu ngày– Nhàm chậu : Buổi sáng– Nhàm xai( nghền) : Buổi trưa– Nhàm cải : Buổi chiều– Nhàm khắm : Buổi tối– Nhàm khừn : Ban đêmBÀI 4MỘT SỐ TỪ NGỮ VÀ CÂU DÙNG ĐỂ HỎICung cấp và tập cho học viên nói đúng các từ ngữ và câu dùng để hỏi. Qua đó hướng dẫn học viên sử dụng phù hợp với nội dung, ngữ cách mình muốn hỏi.I. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU1/ Từ ngữ– Phơ?( pửa?) : Ai?– ăn lơ ( ăn tủa?) : Cái gì?– Ệt ăn lơ? ( ề ăn tủa?) : Làm cái gì?– Chơ lơ? : Khi nào, lúc nào, bao giờ?– Pay (po, pa, pơ) : Đi– Pay cơ lơ? : Đi đâu?– Pay cơ lơ ma? : Đi đâu về?– Kín ( ki) : Ăn– Kín ăn lơ lẹ? : Ăn cái gì thế? – Kín khầu páy? : Ăn cơm chưa?– Kín khầu chậu páy?: Ăn cơm sáng chưa?– Kín ngai páy? : Ăn trưa chưa?– Kín lanh páy? : Ăn tối chưa?2/ Mẫu câua/ Noọng:- Ái páy cơ lơ ma ? Ái : – Ái páy ệt việc ma.b/ Noọng:- Ái ệt việc du cơ quan lơ ? Ái : – Ái ệt việc du Huyện ủy Anh Sơn.c/ Noọng: – Hườn ái mi kì côn? Ái : – Hườn ái mi xí côn.d/ Ái : – Noọng kin khầu páy? Noọng: – Noọng kin khầu lẹo ( Noọng páy kin).II. LUYỆN TẬP THỰC HÀNH.1/ Dùng từ ngữ trong bài và từ ngữ đã học thay vào câu mẫu, tập nói theo nhóm.2/ Hội thoại theo đoạn văn.a/ Đoạn 1.– Lan : Nhằng khoe bỏ lung? – Lung: Nhằng khoe, lan khoe bỏ?– Lan : Chả ơn lung, lan nhằng khoe.– Lung: Lan du cơ lơ ma?– Lan : Lan du huyện ma.Lung: Mà mi việc lơ bỏ?– Lan : Khọi! Lan mà ệt việc năm chầu bàn.b/ Đoạn 2.– Noọng: ời sinh đầy kì lan lẹo?– ới : Chả ơn noọng tham khào,ời sinh đầy xoong lan. Lản nhinh nựng, chài nựng.– Noọng: Lan cốc đầy kí pỉ?– ới : Lan cốc đầy xíp xoong pỉ.– Noọng: Lan hiền kềnh bỏ ời?– Ới : Ợ, cờ nhằng mi bun, pi lơ cà đày hườn trường nhọng 3/ Dịch đoạn văn.a/ Đoạn 1.– Cháu: Có khỏe không bác?– Bác : Khỏe, cháu khỏe không?– Cháu: Cảm ơn bác, cháu cũng khỏe.– Bác : Cháu từ đâu đến?– Cháu: Cháu ở huyện đến.– Bác : Đến có việc gì không?– Cháu: Dạ! Cháu đến làm việc với trưởng bản.b/ Đoạn văn 2.– Em : Chị sinh được mấy cháu rồi?Chị : Cảm ơn em hỏi thăm, chị sinh được hai cháu, một gái, một trai.Em : Cháu đầu được mấy tuổi?– Chị : Cháu đầu được mười hai tuổi.– Em : Cháu học giỏi không chị? – Chị : Vâng cũng đang có phúc, năm nào cũng được nhà trường phát giấy khen.IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ1/ Học thuộc từ ngữ trong bài.2/ Tự đặt 10 câu hỏi và tự trả lời đúng nội dung các câu hỏi đó bằng tiếng Thái.3/ Tập đọc các số từ 41 đến 50.BÀI 5MỘT SỐ TỪ NGỮ VỀ ĂN UỐNG, SINH HOẠT I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NẾP SỐNG VÀ ĂN UỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI1/ Thói quen truyền thống. Săn bắt thú rừng là một trong những cách kiếm sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi. Hiện nay, cách kiếm sống cổ truyền vẫn tồn tại ở một số ít gia đình thuộc vùng sâu của các huyện, xã vùng cao. Mỗi khi săn bắt được thú rừng to, họ thường tổ chức liên hoan khao làng. Trong bữa liên hoan đó, gia đình thợ săn thường chỉ nấu thức ăn và chuẩn bị đồ uống rượu. 2/ Việc ăn uống thường ngày.Bữa cơm thường ngày của người dân rẻo cao thường rất đơn giản. Họ dùng xôi nếp chấm với chẻo. Chẻo có thể dùng tôm, cua, cá, thịt nướng đâm nhỏ trộn với gừng, sả hoặc các gia vị khác. Trong mâm, họ thường đặt một bát chẻo để cả mâm dùng chung. Khi dùng xôi chấm, họ thường dùng tay vắt. Mỗi lần chấm xuống bát chẻo, họ thường bẻ từ vắt xôi to ra từng miếng nhỏ để chấm. Chấm miếng nào dùng luôn miếng đó. Họ rất kiêng dùng vắt xôi to chấm xuống bát chẻo. Vì mỗi lần như vậy chỉ dùng được một miếng, sau đó lại chấm xuống bát chẻo dùng chung sẽ không giữ được vệ sinh. Đến với miền núi nói chung, với dân tộc Thái nói riêng ta cần biết cách sinh hoạt này để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống người dân rẻo cao.II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU1/ Từ ngữ– Kín : Ăn, uống– Kín khầu : Ăn cơm– Kín nặm : Uống nước– Kín lầu : Uống rượu– Kín đoong : Ăn cưới– Kín pự(hạt) : Ăn tràu-Kín da( đụp da) :Hút thuốcMuốn: Vui.Mau làu: Say rựouChẹp : NgonChẹp tẹ:ngon thậtÍm : no– Ím lẹo :no rồi– Xẹp toọng: đói bụng– Dạc kín :Muốn ăn– Bỏ kín : Không ăn– Hờ : cho– Bỏ hờ : Không cho2/ Câu mẫu– Mời ởi kín khầu năm noọng.– Noọng ơi hờ ởi kín khầu năm.– Lung ơi hờ lan xo tố hườn năm.Lan xo phép pay non.Pà ơi ! Lan xẹp toọng hờ lan xo kín khầu năm.Lan xo lội, lan bỏ kín đày lầu.Lan mơi lung kín năm lan chèn lầu nịIII. LUYỆN TẬP1/ Tập nói theo câu mẫu Học viên dùng từ trong bài hoặc vốn từ đó thay vào câu mẫu để tập nói cả nhóm.2/ Tập nói và dịch các câu sau:– Noọng mời Ởi kín khầu.– Lan mời pỏ, lung kín nặm.– Ài, ời hờ noọng kín khầu năm.– Pỏ ệt ngài páy? – Pỏ ệt ngài lẹo– Pỏ nhằng páy ệtPỏ kín khầu páy?– Pỏ kín khầu lẹo– Pỏ nhằng páy kínIV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ1/ Tập nói và thuộc từ, câu trong bài2/ Tập đếm các số từ 51 đến 60BÀI 6MỘT SỐ ĐỒ DÙNG VÀ DỤNG CỤ GIA ĐÌNHI/ GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ DỤNG CỤ TRONG GIA ĐÌNH Dân tộc Thái nói riêng và một số dân tộc ít người nói chung thường sinh hoạt trong ngôi nhà sàn. Ngôi nhà ấy ít nhất cũng có ba gian. Gian bắc cầu thang chính gọi là gian ngoài, phía đặt bàn thờ gọi là phía trên. Cách sắp xếp nơi ở và đồ dùng trong nhà như sau:– Đối với các đồ dùng sinh hoạt: Họ thường để gian trong cùng. Gian ngoài thường chỉ đặt bàn ghế, ấm chén để tiếp khách. Mọi người trong nhà ít phơi đồ ở gian ngoài đặc biệt là đồ phụ nữ.– Đối với đồ dụng cụ lao động họ thường tập trung một góc dưới sàn nhà như cày, cuốc, cối giã gạo, riêng dao, liềm, hái họ thường để trên nhà nhưng chỉ để ở gian trong bên trong ( phía dưới) . Tuyệt đối họ không dắt dao lên phên vách ở gian ngoài và phía trên của gian ngoài ( gian thờ). II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU1/ Từ ngữa/ Một số đồ dùng trong gia đình:– Pàn : Mâm– Thụ : đũa– Thuối : bát– Le : đĩaMó : nồiChong ( Buồng) : MôiPạ : daoXốc : XẻngXiêm : Xuổng– Biếng:Niếng hông xôi– Phà : chăn– phục : chiếu– Pời : màn– Mon : gối– Xứa : đệm– Xồng xừa: quần áo– Bua chộc : cối– Xạc : chàyb/ Một số dụng cụ lao động– Pạ : dao– Mịt lem : dao nhọn– Mịt bang : dao thái mỏng– Kiều : liềm– Pạ bạch : dao phát– Thay : cày2/ Câu mẫu– Pỏ ơi hớ lục dưm( mạn) mó tồm khầu năm. – Pỏ ơi hớ lục xo cưa năm.Lung pay cơ lơ ma.Lung pay ê na ma.Lung ê ăn tủa?Lung ê xuôn phắcNọong mi ề xồng xừa đi tẹ nọIII. LUYỆN TẬP 1/ Tập nói theo câu mẫu.2/ Tập nói theo đoạn văn:– Tiếng Thái Khòi pay dam lăng hườn côn Thái nựng. Lăng hươn hạn xam hòong du hua bàn. Cuông lăng hươn mốt mảy. Coong lua( phừn) xớ cuốc, thay bảy piềng căn đi ta. Dáng khứn đay, khòi hên xam hoòng hườn mốt mày tẹ. Choong, phục, phà pởi phắp piềng căn. Pà tình nặm, khoan( van), pạ pọm bảy (cứ) miếng âu ngại.

– Tiếng Việt. Tôi đến thăm một ngôi nhà người Thái. Ngôi nhà sàn ba gian ở đầu bản. Dưới sàn nhà sạch sẽ ngăn nắp. Đống củi và cuốc, cày được sắp xếp đẹp mắt. Bước lên cầu thang, tôi thấy ba gian nhà rất sạch sẽ. Giường, chiếu, chăn đều gọn và sạch. Những ống đựng nước, cái rừu, cái dao đều để nơi thuận tiện.IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ1/ Học thuộc các từ trong bài.2/ Tập nói theo câu mẫu.3/ Tập đếm các số từ 61 đến 70.BÀI 7HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔII. VÀI NÉT VỀ CHĂN NUÔI Ở MIỀN NÚI Đặc điểm miền núi là đất rộng người thưa, rất thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi. Nguồn thức ăn chủ yếu cho gia súc là các loại cây cỏ, rau lá rừng. Từ trước tới nay, đồng bào Thái cũng như các dân tộc ít người khác đã biết phát huy thế mạnh ấy của rừng. Cách chăn nuôi truyền thống là thả rông. Ngày trâu bò vào rừng ăn, đêm tự về dưới sàn nhà hoặc các bờ bụi xung quanh làng bản. Hiện nay, phần lớn họ chăn nuôi đã có chuồng trại trong vườn.Ngoài trâu bò, họ còn nuôi nhiều lợn, gà. Lợn họ cũng nuôi theo cách thả rông. Họ cho lợn ăn mỗi ngày hai lần chủ yếu là húp cám húp nước. ăn xong, lợn vào rừng kiếm ăn thêm các loại rau, lá rừng. Do cách chăn nuôi như vậy nên họ ít chú ý đến việc phát triển kinh tế vườn. Trước đây ở vùng cao, các loại cây ăn quả và hoa màu rất ít.II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU1/ Từ ngữ– tô ( mẻ) : conTô má : con chó– Tô cay : con gà– Tô pết : con vịt– Tô Quai ( Khoai):Con trâu Tô Ngua: Con bòTô meo: Con MèoTô mú: Con LợnTô bè: Con dê– Tô pa : con cá– Tô cùng : con tôm– Tô pu : con cua– Tô chạng : con voi– Tô mạ : con ngựa– Tô nộc : con chimCác con: ngan, ngỗng, thỏ dùng tiếng phổ thôngIII. LUYỆN TẬP2/ Tập nói theo đoạn văn– Tiếng TháiNgua, khoai khoong côn Thái tưng pưng cuông pá nặp bỏ mết. Càu xíp mự chàu hươn chặng khầu pá diềm dam bạt nựng. Xáng hươn mu, cay tưng pưng. Côn H Mông chằng nhằng liệng mạ. Lạ hươn mi xam, xí tô. Mạ mẹn tô xắt liệng bảy chở khầu, chở khướng khoong cồn dụ pu xung.TIẾNG VIỆTTrâu bò của người Thái từng đàn trong rừng đếm không xuệ. Chín mười ngày chủ nhà mới vào rừng thăm nom một lần. Quanh nhà, lợn, gà từng đàn. Người HMông lại còn nuôi ngựa. Mỗi nhà có ba, bốn con. Ngựa là vật nuôi để vận chuyển lúa gạo, đồ đạc của người ở núi cao.IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ1/ Học thuộc từ ngữ trong bài và tập nói theo mẫu câu.2/ Tập đếm các số từ 61 đến 703/ Đọc thuộc các từ ngữ sau:– Liệng ngua:Chăn bò– Cưa mu :Cho lợn ăn– Tô xưa :Con hổ– Tô linh :Con khỉ– Tô ngu :Con rắn– Tô quang :Con hươu– Tô táu : Con rùa– Tô mươi: Con gấu– Tô pu :Con cua– Tô cùng:Con tôm– Tô nhung: Con muỗi– Tô nu: Con chuột– Xự chịn :Mua thịt– Chịn tốm: Thịt luộc– Chịn pính: thịt nướngBÀI 8HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌTI. VÀI NÉT VỀ CÁCH LÀM ĂN TRƯỚC ĐÂY CỦA NGƯỜI THÁI Trước đây, dân tộc Thái ở vùng sâu sống theo lối tự cung, tự cấp là chủ yếu. Họ sống bằng nghề phát rẫy làm nương để trồng lúa, ngô và sắn. Một năm chỉ có một mùa lúa rẫy, trịa vào tháng 4, tháng 5 âm lịch và thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Do rẫy có độ dốc không giữ được màu nên họ dùng trịa lúa có một lần Vụ lúa sang năm lại phát vạt rừng mới để trịa lúa. Chính vì thế rẫy lúa của họ ngày càng xa làng bản. Có những nơi tính từ bản đến rẫy phải đi ròng rã cả ngày. Cách làm ăn này ít nhiều ảnh hưởng đến việc học hành của con cháu. Mùa rẫy đến, thường con cháu phải nghỉ học để coi nhà, giữ em cho bố mẹ đi làm, thậm chí họ ở lại trong rẫy cả tháng mới về. Mùa thu hoạch, họ thường làm kho lúa tại rẫy. Thu hoạch xong, người về bản nghỉ cả, kho lúa không ai canh giữ. Số lúa đó, họ vận chuyển về ăn dần trong năm II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU1/ Từ ngữ.a/ Một số từ ngữ nói về cây lương thực– Co khầu: cây lúa– Huồng khầu : bông lúa– Khầu cà :lúa mạ– Khầu nuồi: thócKhầu xan: gạoKhầu chào : CơmKhầu nừng: Xôi

2/ B – C – ChBun – Mi bun : Phúc – Có phúcBánh nị ( Kháo nị) : Dạo nàyBàn – Bàn hau: Làng bản – Làng taBịp : BópBơ mạy : Lá câyBuông : ThìaBiếng : Niếng hông xôiBua chộc : CốiCu (Căn) : TôiCưa : MuốiCúng – Tô cúng : Tôm – Con tômCáng : VơiCo – Co mạy : Cây – Cây gỗCọt : ÔmCọt xao : Ôm gáiCọt báo : Ôm traiChiện ( Chồn) : KểChụp – Chụp kèm : Hôn – Hôn máChuồn – Chuồn pay : Rủ – Rủ điChẹp : ngonChọp : VừaChừm : Bẩn3/ D – Đ – HDạc : Muốn ( Khát)Dam : ThămDưm : MượnDên : NguộiDăm : Dấu ( Dấu kín trong lòng)Dưn : ĐứngĐày : ĐượcĐăm : ĐenĐanh : ĐỏĐôm : NgửiHên : ThấyD – Đ – HHom : ThơmHụ : BiếtHặc : YêuHờ : ChoHa – Ma ha: Nhờ – Đến nhờHằm : Cám4/ KH – K – LKham – Kham kín: Tham – Tham ăn.Khêm : KimKhòi : TôiKhọi : dạKhanh : CứngKhành căn : Thi nhauKhoàm vậu : lời nóiKhong: Ồn àoKhoong : Của cảiKhương : Rương Khướng : Sung sướng

Khoằn : KhóiKin : Ăn, uốngKèm : MáKềm : MặnLục – Lục non : Dạy Ngủ dậyLực : conLực xao : Con gáiLực Chai : Con Trai5/ N – M – Ng-Nọoc : Ngoài– Nọong : Em– Nặm : Nước– Mạc : Quả– Mạc mạy: Các loại quảMo hạc mạy : Thầy thuốcMên : Hôi , thốiMon : GốiMá – Tô Má: Chó – Con chóMu – Tô mú : Lợn – Con lợnM- NgMoi : XemMừa : vềMì : cóMẹn- Bọ mẹn : Đúng – Không đúngMa- ma nì : Lại – lại đâyMa – Pay cơ lơ ma : Về – Đi đâu vềMạn : MượnNgam : Đẹp-Ngoạ: Dại, DốtNgặm : Nghĩ, Suy nghĩNghên: Ban ngày, Buổi trưa6/ NH – O – PNhạo : DàiNhăng : CònNhà, Nhà pay : Đừng, đừng điNhàm : Chỉ thời gianNHàm chậu: Buổi sáng Nhàm xai : Buổi trưaNhàm Khằm : Buổi tốiNhàm khừn : Buổi đêmỎn, phắc ỏn : Non, rau nonọc, ọc nọoc : Ra, ra ngoàiPay, pay ín: đi, đi chơiPay ạp : đi tắmPay non: đi ngủ Pay ệt việc : đi làm việcPay mưa hươn: Đi về nhàPay kín làu: Đi uống rượuPay kin khàu chậu : Đi ăn sángPay kin đoong: Đi ăn cướiPanh : sửaPăn : ChiaPa, tô pá : cá, con cáPắt : BắtPu, tô pu : Cua, con cua8/ PH – T – THPhơ ( Pửa) : aiPhợ ( xền) Giật thộtPhạo : vộiPhọn : múa,nhảy múaPhăn, non phăn: Mơ, Nằm mơPhằn, phằn lua : Chặt, chặt củiPhằng : nghePhăng : ChônPhày ( Phi ) : LửaTợp, ( ỔM): ToTốm, tốm chỉn: Nấu , Luộc thịtTêm: ĐầyTăm, tăm xe: Đâm, đâm xeTắm : đáTằm : ThấpTứn, nặm tứn : cạn, nước cạnTa : mắtTá: BếnTặp, xe tặp :Đằn, xe đằnTy, Tành căn : Đánh, đánh nhauTộp : tátTừm : thêmThấu nộm: Giá rồiTham, Tham tàng : Hỏi, hỏi đườngThằn, pay thằn: Kịp, đi kịpTít căn : dính nhâuU – V – XÚm, úm lan : Bồng, bồng cháuÙn, nặm ùn : Ấm, nước ấmUi ( mệ ) : MẹVạu ( Vá) : NóiXo, xo phày : xin, xin lửaXa lồm: Nói chuyệnHỎI – ĐÁPAì( ời) mẹn tên tụa?Khòi mẹ tên….Pỉ nị ài tỏ lơ tuổi?Pỉ nị khòi ……tuổiÀi ê việc dú cơ quan lơ?Khòi ê việc dú cơ quan….Ài mi mia pảy?Khòi mi mia lẻo Mia ngai họng ê tên tủa?Mia khòi họng ê tên ….Tay hươn ngai mi kì côn ?Tay hươn khòi mi …..cônPhua mia ngai mi kì côn lực?Phua mia khòi mi …. Côn lựcLực ngai mi nhinh, mi chai pảy?Chá ơn ngai, phua mia khoi mi lực nhinh nựng tằng lực chai nựng(….)Cuông mời chồng mạc mạy ngai mặc mắc lơ ?Cuông mời chồng mạc mạy khòi mặc mác pục, mác cuồi…Kết thúc khoá họcXin kính chào và hẹn gặp lại

Dạy Tiếng Thái Cho Học Sinh… Dân Tộc Thái

Theo ban giám hiệu nhà trường thì phần lớn số học sinh của nhà trường là người dân tộc Thái, nhưng nhiều em hiện nay không nói và hiểu được tiếng dân tộc mình. Nguyên nhân là từ khi các em còn nhỏ, bố mẹ không dạy tiếng Thái cho con, mà chỉ nói tiếng phổ thông (tiếng Kinh).

Đến khi đi học ở trường tiểu học lại thường xuyên nói tiếng phổ thông, nên tiếng dân tộc Thái của các em bị mai một, quên dần. Đặc biệt, toàn bộ các em học sinh của trường đều không viết được chữ Thái, vì từ trước đến nay chưa được học.

Cô giáo Cầm Thị Hoàn – hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Thường Xuân tâm sự: “Xuất phát từ yêu cầu của nhà trường là muốn giữ gìn tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái cho các em học sinh của trường, nên ban giám hiệu quyết định mở lớp dạy tiếng và chữ viết dân tộc Thái vào chiều thứ 5, thứ 7 hàng tuần.

Lớp học thử nghiệm này hiện nay có 40 em học sinh khối lớp 8 theo học. Bên cạnh việc học tiếng, chữ viết, các em tham gia lớp học còn được sinh hoạt nhiều buổi ngoại khóa tìm hiểu về những nét đặc trưng trong sinh hoạt, văn hóa cộng đồng dân tộc Thái bản địa xứ Thanh. Kết thúc năm học, nhà trường sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục mở lớp dạy tiếng và chữ viết dân tộc Thái cho các em học sinh khóa sau”.

Được biết, lớp dạy tiếng và chữ viết Thái của Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Thường Xuân hiện nay do cô giáo Ngân Thị Tiên (giáo viên có chứng chỉ dạy tiếng và chữ viết dân tộc Thái cấp tỉnh) phụ trách. Đây là trường đầu tiên trong 13 trường THCS, THPT Dân tộc nội trú ở Thanh Hóa mở được lớp dạy tiếng và chữ viết dân tộc Thái cho các em học sinh, nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Hoàng Lam

Mc Tiệc Cưới, Học Làm Mc Đám Cưới, Video Đám Cưới Hay Nhất: Dân Tộc Thái Trắng (Tày Khao) Và Thái Đen (Tày Đăm)

Tên gọi khácTày, Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc

Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.

Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng.

Đồng bào quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về “mường trời”.

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của đồng bào Thái là: “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú, Nàng Ưửa”. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Đồng bào rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần : một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam.

Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục khác nhau.

Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến.

Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái Tây Bắc là Thái trắng (Táy khao) và Thái đen (Táy đăm):

+ Thái trắng:Thường nhật, phụ nữ Thái trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu đen không trang trí hoa văn. Aáo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong… Cái khác xửa cóm Thái đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy chị em còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét… Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dàu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải ‘khít’ ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành.

+ Thái đen: Thường nhật phụ nữ Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn ‘piêu’ thêu hoa văn nhiều mô-típ trang tri mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái trắng đã nói ở trên. Lối để tóc có chồng và chưa chồng cũng giống ngành Thái trắng. Trong lễ, tết áo dài Thái đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng.

Share : Dân tộc Thái trắng (Tày khao) và Thái đen (Tày đăm)

Dân tộc Thái trắng (Tày khao) và Thái đen (Tày đăm)

Oleh quang pham

Trạng Thái Ngôn Ngữ Các Dân Tộc Thuộc Nhóm Khơ

TẠ VĂN THÔNGaTẠ QUANG TÙNGb(aViện Tử điển học và Bách khoa thư Việt Nam, bViện Ngôn ngữ học Việt Nam)

TÓM TẮT

     Mục đích của bài viết này là chỉ ra những điểm chung và riêng trong trạng thái ngôn ngữ của các dân tộc ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ-mú (Khmuic) gồm: Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng, Ơ Đu. Những điểm chung: Đây là những ngôn ngữ rất gần gũi về cội nguồn, hiện giữ lại được trạng thái “cổ” của các ngôn ngữ đơn lập. Hiện tượng đa ngữ (phổ biến là song ngữ) phổ biến ở tất cả các dân tộc thiểu số nhóm Khơ-mú: Tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ các dân tộc này – tiếng Thái, tiếng Lào… Tuy nhiên, hiện tượng đa ngữ này lại thường là bất bình đẳng. Những điểm riêng biệt: Dân tộc Kháng nói bằng 2 ngôn ngữ. Ngôn ngữ các dân tộc Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng có nguy cơ thất truyền cao; Ơ Đu đang có nguy cơ mất hoàn toàn bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó có ngôn ngữ tộc người (chuyển sang nói tiếng Thái hoặc Khơ-mú). Có thể xem đây là một trường hợp nghiên cứu về trạng thái ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Từ khóa: Dân tộc thiểu số; Đa ngữ; Ngôn ngữ bị mai một; Nhóm ngôn ngữ Khơ-mú; Trạng thái ngôn ngữ.

ABSTRACT

     The purpose of this scientific paper is to point out the similarities and differences in the language status of Kho-mu ethnic group in Vietnam including: Kho-mu, Xinh Mun, Khang, and O chúng tôi similarities: These are languages that are very close in origin, maintaning the “ancient” status of isolating languages. Multilingualism (bilingualism) is common among all Kho-mu ethnic group: Vietnamese – the mother tongue of these ethnic groups – Thai language, Lao language….. However, this phenomenon is often chúng tôi differences: The Khang speaks two languages. The languages of Kho-mu, Xinh Mun and Khang ethnic group are at high risk of being lost; O Du is in danger of completely losing its traditional cultural identity, including ethnic language (change into speaking Thai language or Kho-mu language).This can be considered as a case study of the language status of ethnic minorities in Vietnam.

Keywords: Ethnic minorities; Multilingual; Endangered language; Kho-mu language group; Language status.

xx x

1. Đặt vấn đề

     Mục đích của bài viết là chỉ ra những điểm chung và riêng biệt trong trạng thái ngôn ngữ ở các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ-mú (Khmuic – xin gọi tắt: “Các ngôn ngữ nhóm Khơ-mú”và “các dân tộc nhóm Khơ-mú”), thuộc nhánh Môn – Khmer Bắc, chi Môn – Khmer, ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic): Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng, Ơ Đu. Từ đó hướng tới giải pháp tích cực hơn đối với ngôn ngữ của các dân tộc này trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.

2. Tổng quan nghiên cứu

     2.1. Những nghiên cứu dân tộc học

      Trong chuyên khảo của Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy, Thanh Thiên (1972), các dân tộc Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng (cùng Mảng, La Ha) đã được giới thiệu dưới tên gọi chung: “Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam”.

      Các dân tộc Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng, Ơ Đu được nhắc đến trong sách: Viện Dân tộc học (1978), “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Khu vực phía Bắc)”. Sau đó có những sách khảo cứu về nhiều mặt trong đời sống văn hóa các dân tộc này: Khổng Diễn (Chủ biên, 1999), “Dân tộc Khơ-mú ở Việt Nam”; Trần Bình (1999), “Dân tộc Xinh Mun ở Việt Nam”; Phạm Quang Hoan & Đặng Thị Hoa (2011), “Người Kháng ở Việt Nam”… Dân tộc Ơ Đu ít được nhắc đến, có thể vì số dân quá ít (trên dưới 400, ít nhất trong số các dân tộc ở Việt Nam).

     2.2. Những nghiên cứu ngôn ngữ học

     Theo các tài liệu dân tộc học, nhóm Khơ-mú gồm 13 ngôn ngữ, chủ yếu ở Lào, Thái Lan và Việt Nam.

     Tiếng Khơ-mú đã được biết đến từ thế kỉ 19 (từ vựng Khơ-mú được ghi trong tài liệu của Garnier (1873) thuật lại cuộc thám hiểm Đông Dương của ông). Theo quan điểm của A. G. Haudricourt (1953, 1954), nghiên cứu nhóm Khơ-mú có thể giúp làm rõ lịch sử tiếng Việt. Từ những năm 1970, phạm vi nghiên cứu về các ngôn ngữ này được mở rộng, về tiếng Xinh Mun, tiếng Tày Hạt (Ơ Đu)…

      Gần đây, có các công trình về tiếng Khơ-mú ở Thái (Suwilai Premsrirat, 1993, 2001). Ở Việt Nam, tác giả Tạ Quang Tùng (2013, 2014) có các công trình “Đặc điểm từ âm vị học tiếng Khơ-mú (trên cơ sở phân tích bằng máy tính)” và “Đặc điểm tiếng Khơ-mú ở Tây Bắc Việt Nam”.

     Tiếng Xinh Mun (Kxinh Mul) được các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (AH CCCP) và Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (KOH CPB) tập trung nghiên cứu từ năm 1979 trong một chương trình điền dã. Công trình “Tiếng Kxing Mul” (tư liệu điền dã Xô – Việt năm 1979) bằng tiếng Nga được xuất bản tại Matxcơva năm 1990. Ở Lào, tiếng Xinh Mun cũng được đề cập đến trong các công trình của Macey, Proschan.

     Tiếng Kháng đã được các học giả nước ngoài quan tâm từ những năm 70 của thế kỉ XX, nhằm xác lập cây phả hệ các ngôn ngữ châu Á, với các tác giả David Thomas & Robert K Headley (1970); Gerard Diffloth (1986); Dao Jie (2007); Chazée (1999); Paul Sidwell (2015); Naomitsu Mikami (2003); Jerold A. Edmondson (2010); Nguyễn Hữu Hoành(2007, 2009); Tạ Quang Tùng (2014, 2016, 2017a, 2017b, 2018, 2019a, 2019b)…

     Tiếng Ơ Đu đã được mô tả sơ lược trong cuốn: “Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam” (Thông & Tùng, 2017, tr. 621-623); “Tiếng Tày Hạt (Ơ Đu)” (Vạn, 1983).

3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu

     Bài viết sử dụng các phương pháp: Miêu tả, từ phân tích các sự kiện cụ thể nhằm tổng hợp thành quy luật chung về trạng thái ngôn ngữ trong hoàn cảnh Việt Nam.Tư liệu dùng trong bài viết là những quan sát về ngôn ngữ và đời sống ngôn ngữ (qua điền dã và qua sách vở trong nước và nước ngoài) về ngôn ngữ các dân tộc nhóm Khơ-mú ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và Nghệ An. 

4. Kết quả nghiên cứu

     4.1. Đặc điểm các cộng đồng nói các ngôn ngữ Khơ-mú

     Khơ-mú là tên chính thức của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong các tài liệu khác nhau và trong giao tiếp xã hội, tên dân tộc này còn được đọc và ghi: Khơ-mú, Khơmu, Khmu, Kammu, Khamou… Dân số gồm 72.929 người (thống kê năm 2009). Cư trú ở các tỉnh: Nghệ An (huyện Tương Dương, Kỳ Sơn); Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La); Điện Biên (Thành phố Điện Biên, Tuần Giáo); Yên Bái (Văn Chấn)…

     Ở Việt Nam, người Khơ-mú tự gọi mình là Cơhmụ, Cơmụ hay Cơmmụ, Căm mụ (trong tiếng Khơ-mú nghĩa là “người”). Ngoài tên gọi chính thức (Khơ-mú), trước kia người Khơ-mú còn được gọi gộp chung (với Xinh Mun, La Ha, Kháng….) là Xá: Người Thái gọi họ là Xá Cẩu; người La Ha gọi họ là Khá Klẩu; người Mông gọi họ là Mãng Cẩu. Họ cũng còn được gọi là Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh,Tày Hạy… – những tên hiện nay rất ít dùng hoặc không dùng nữa.

     Người Khơ-mú cư trú tại nhiều nước, chủ yếu ở khu vực châu Á (Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam…), đông nhất là ở Lào (khoảng trên dưới 550 ngàn người). Ở Lào, họ tập trung chủ yếu trong các tỉnh Luang Prabang và Xiêng Khoảng. Ngoài ra, họ còn sống ở các tỉnh như: Luang Nặm Thà, Uđomxay, Bokaep, Xayaburi, Phong Sa Lỳ, Hủa Phan… Ở Lào, họ được xếp vào khối chung là Lào Thênh (người Lào ở trên cao).

     Tại Thái Lan, phần lớn người Khơ-mú sống tập trung gần biên giới Lào – Thái Lan, ở các tỉnh Nan và Chiềng Rai ở miền Bắc. Họ cũng cư trú ở các tỉnh Kancanaburi và Uthaithani. Tại Trung Quốc, người Khơ-mú sống rải rác ở Sip Song Pan Na, Yunnan. Còn tại Hoa Kỳ, người Khơ-mú sinh sống tại bang California.

     Ở Việt Nam, trong vùng người Khơ-mú sinh sống, còn có các dân tộc: Kinh, Thái, Xinh Mun, Mông, Mường, Kháng, La Ha…

     Xinh Mun là tên chính thức của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong các tài liệu khác nhau và trong giao tiếp xã hội, tên dân tộc này còn được đọc và ghi: Xinh mun, Xinh Mul, Xinh-mun, Kxinh mul… Dân số: 23. 278 người (2009). Cư trú ở các tỉnh: Sơn La (các huyện Yên Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Mộc Châu), Điện Biên (huyện Điện Biên Đông). Người Xinh Mun đông nhất là ở Yên Châu và Sông Mã (Sơn La).

     Ở Việt Nam, người Xinh Mun tự gọi mình là Kơxinh mul (tiếng Xinh Mun nghĩa là: “người – núi”, được hiểu là “người ở núi”, “người trên núi”). Các tên gọi khác chỉ các nhóm địa phương: Xinh Mun Dạ hoặc Puộc Dạ (gọi những người Xinh Mun cư trú lâu đời ở bản Nà Dạ – xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La); Xinh Mun Nghẹt hoặc Puộc Nghẹt (vốn ở bản Nà Nghẹt thuộc tỉnh Hủa Phăn – Lào). Có tác giả đề nghị thêm một nhóm nữa, gọi là Xinh Mun Đông, chỉ những người Xinh Mun hiện cư trú ở địa phương có tên là Pá Đông – huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

     Hai nhóm địa phương Xinh Mun là Xinh Mun Dạ và Xinh Mun Nghẹt có một số điểm khác biệt về văn hóa và trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nhóm Xinh Mun Dạ ở vùng thấp, gần đường giao thông hơn, thường xuyên tiếp xúc với người Thái, nên đã tiếp thu nhiều nét văn hóa Thái hơn. Nhóm Xinh Mun Nghẹt chuyển cư từ Lào sang cách đây không lâu. Sang Việt Nam, họ cư trú thành một dải từ xã Chiềng Hắc (huyện Mộc Châu) qua Tú Nang, Long Phiêng, Chiềng Hặc (Yên Châu), Phiêng Pằn (Mai Sơn) của tỉnh Sơn La.

     Ngoài tên gọi chính thức, trước kia người Xinh Mun còn được các dân tộc khác gọi gộp chung (cùng với người Khơ-mú, La Ha, Kháng….) là Xá.

      Ngoài Việt Nam, người Xinh Mun còn cư trú ở Xiêng Khoảng và Hủa Phăn của nước Lào.

     Xưa kia, người Xinh Mun sống quây quần thành từng bản (gọi là kol) riêng biệt, nhưng hiện nay đã sống xen kẽ với người các dân tộc khác, chủ yếu là với người Kinh và người Thái. Hiện nay, ở vùng người Xinh Mun sinh sống, còn có các dân tộc: Kinh, Thái, Khơ-mú, Mông, Mường, Kháng, La Ha…

      Kháng là tên chính thức của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong các tài liệu khác nhau và trong giao tiếp xã hội, tên dân tộc này còn được đọc và ghi: Mơ Kháng, Ma Kháng, Bủ Háng, Xá Kháng… Dân số: 13.840 người (2009). Các địa phương có đông người Kháng cư trú: huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La (tỉnh Sơn La); Mường Lay, Mường Tè, Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên); Phong Thổ (tỉnh Lai Châu).

     Ở các địa phương khác nhau người Kháng còn tự gọi và được các dân tộc khác gọi bằng nhiều hình thức khác nhau: Người Kháng ở Chiềng Bôm, Thuận Châu (tỉnh Sơn La) tự gọi là Kháng Huộc (Kháng Trắng); ở vùng Chiềng Xôm, Thuận Châu (tỉnh Sơn La) tự gọi là Ma Kháng Hốc, Ma Kháng Ái (người Kháng ở bản Hốc, bản Ái); ở vùng Mường Giôn, Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) tự gọi là Ma Háng Béng, Ma Háng Cọi (người Kháng ở bản Béng, bản Cọi) cũng ở huyện Quỳnh Nhai nhưng vùng Chiềng Ơn lại tự gọi là Bạ Háng; ven sông Đà vùng Thuận Châu, Mường La, ven suối Nậm Mu thuộc Than Uyên (tỉnh Lai Châu) tự gọi là Bủ Háng Cuông; ở bản Bo, Tam Đường (tỉnh Lai Châu) tự gọi là Bộ Háng; ở Quảng Lâm, Mường Toong, Mường Tè (tỉnh Điện Biên) tự gọi là Brển.

     Người Kháng sống xen kẽ với các dân tộc khác: Thái, Khơ-mú, Xinh Mun. Người Kháng chịu ảnh hưởng nhiều từ các dân tộc khác, đặc biệt từ người Thái.

     Ơ Đu là tên chính thức của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong các tài liệu khác nhau và trong giao tiếp xã hội, tên dân tộc này còn được đọc và ghi: I Đuh, Tày Phong, Tày Phọng, Tày Hạt… Dân số: 376 người (2009). Với dân số hiện nay, đây là cộng đồng được coi là “dân tộc thiểu số rất ít người”, thậm chí ít người nhất ở Việt Nam. Cư trú chủ yếu ở tỉnh Nghệ An (huyện Tương Dương), xen kẽ với người Khơ-mú và Thái.

     Người Ơ Đu còn sống tại tỉnh Xiêng Khoảng của Lào. Ở Lào, họ được xếp vào khối cộng đồng được gọi chung là Lào Thênh (nghĩa là “người Lào ở trên cao”). Phần lớn các bản của người Ơ Đu ở các vùng núi rừng xa xôi, khó khăn về kinh tế, văn hóa và giáo dục. Ở nhiều nơi, họ sinh sống bên cạnh người Lào và người Mông.

     Cho đến nay, việc xác định nguồn gốc lịch sử của người Ơ Đu ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự đoán định. Sau Cách mạng Tháng Tám, người Ơ Đu quy tụ về sinh sống ở bản Xốp Pột, Kim Hòa, xã Kim Đa, một vài hộ sinh sống rải rác ở bản Tạ Xiêng, xã Kim Tiến, bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An). Tuy nhiên, ở thời điểm đó hầu hết người Ơ Đu không nhớ được các phong tục tập quán của mình.

     4.2. Đặc điểm trạng thái các ngôn ngữ Khơ-mú

     4.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ của dân tộc Khơ-mú

     Tiếng Khơ-mú là ngôn ngữ tộc người của dân tộc Khơ-mú.

     Theo các tài liệu tham khảo, ngôn ngữ Khơ-mú ở Lào có nhiều tiếng địa phương khác nhau: Khơ-mú Yoan, ở khu vực Luang Nặm Thà; Khơ-mú Luc, ở phía bắc của tỉnh U Đom Xay; Khơ-mú Rook, ở khu vực trung tâm của U Đom Xay; Khơ-mú Khroang, ở phía đông của U Đom Xay; Khơ-mú Koang, ở sát lưu vực các sông Mê Công, Rook và Uu…

     Người Khơ-mú gọi “tiếng, tiếng nói” là khoăm hoặc quăm/ quắm (từ mượn tiếng Thái). Như vậy, “tiếng Khơ-mú” gọi theo ngôn ngữ của dân tộc này là khoăm Kơhmụ (nghĩa là: “tiếng – người” = tiếng Khơ-mú). “Chữ” trong tiếng Khơ-mú gọi là xư hoặc chư. Để chỉ động tác “nói”, trong tiếng Khơ-mú có từ là may hoặc lau; “viết” là tem…

     Tiếng Khơ-mú là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, tiểu loại hình “cổ”, cận âm tiết tính (quasi-syllabic). Từ âm vị học (phonological word) tiếng Khơ-mú có thể có hình thức đơn tiết hoặc song tiết. Trong tiếng Khơ-mú, ranh giới giữa từ âm vị học và âm tiết có thể không trùng nhau. Bên cạnh các từ có hình thức đơn tiết, còn thường gặp các từ có hình thức song tiết (gồm một tiền âm tiết và một âm tiết chính – âm tiết mang trọng âm; còn gọi là “một âm tiết rưỡi”).

     Trong từ vựng tiếng Khơ-mú ở Việt Nam, có thể thấy nhiều lớp từ ngữ chồng lên nhau: lớp gốc Nam Á, lớp mượn Tày – Thái và lớp mượn Việt. Đồng thời, trong tiếng Khơ-mú hiện có không ít các kết cấu từ vựng – ngữ pháp mô phỏng theo tiếng Việt. Một số trường hợp trong những kết cấu này có các yếu tố vay mượn tiếng Việt hoặc tiếng Thái, kết hợp với yếu tố Khơ-mú. Trong đó, có những từ Việt, Thái và Khơ-mú cùng tồn tại, tạo nên các cặp đồng nghĩa gốc Thái/ Việt/ Khơ-mú.

     Theo các tài liệu hiện có, tiếng Khơ-mú có thể được phân biệt thành hai phương ngữ chính: “Khơ-mú Đông” và “Khơ-mú Tây”.

     Khơ-mú Đông được phân bố ở các tỉnh Phong Sa Lỳ, Luang Prabang, Hủa Phan và Chiềng Khuang của Lào; các tỉnh Nghệ An, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Thanh Hóa của Việt Nam; tỉnh Sip Song Pan Na của Trung Quốc. Khơ-mú Tây được phân bố ở các tỉnh Luang Nặm Thà, U Đom Xay, Bokaep của Lào; ở các tỉnh Nan và Chiềng Rai ở phía Bắc Thái Lan; vài làng ở Sip Song Pan Na của Trung Quốc. Sự khác biệt giữa hai phương ngữ nói trên chủ yếu về mặt từ vựng và ngữ âm. Trong tiếng Khơ-mú Tây có sự phân biệt âm vực (register) trong từ âm vị học, có thể coi là những dấu hiệu manh nha của đối lập thanh điệu: “cao” (high) và “thấp” (low).

      Tiếng Khơ-mú Việt Nam ở các địa phương khác nhau có một số khác biệt, nhưng về căn bản là thống nhất.

     Người Khơ-mú ở Việt Nam chưa có chữ viết. Theo một số tài liệu, ở Lào tiếng Khơ-mú được ghi bằng chữ dạng Sanscrit. Chữ này không phổ biến ở Việt Nam.

      Trạng thái ngôn ngữ phổ biến ở vùng người Khơ-mú Việt Nam hiện nay là đa ngữ Khơ-mú – Việt – Thái. Ở một số nơi, người Khơ-mú còn biết tiếng Lào, Mông. Tiếng Khơ-mú hiện chủ yếu sử dụng trong gia đình, làng bản…, trong nội bộ của dân tộc Khơ-mú, chỉ được dùng trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định ở dạng khẩu ngữ (không ở dạng ngôn ngữ thành văn).

      Tiếng Khơ-mú hiện được truyền lại cho thế hệ sau chỉ bằng cách truyền miệng. Rất ít nghiên cứu về tiếng Khơ-mú.

     4.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của dân tộc Xinh Mun

     Tiếng Xinh Mun là ngôn ngữ tộc người của dân tộc Xinh Mun.

     Người Xinh Mun gọi “tiếng, tiếng nói” là khoăm hoặc quăm (từ mượn tiếng Thái). Như vậy, “tiếng Xinh mun” gọi theo ngôn ngữ của dân tộc này là khoăm Kơxinh mul (nghĩa là: “tiếng – người – núi” = tiếng Xinh mun).

     Tiếng Xinh Mun là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, tiểu loại hình “cổ”, cận âm tiết tính (quasi-syllabic). Từ âm vị học (phonological word) tiếng Xinh Mun có thể có hình thức đơn tiết hoặc song tiết. Trong tiếng Xinh Mun, ranh giới giữa từ âm vị học và âm tiết có thể không trùng nhau. Bên cạnh các từ có hình thức đơn tiết, còn thường gặp các từ có hình thức song tiết (gồm một tiền âm tiết và một âm tiết chính – âm tiết mang trọng âm; còn gọi là “một âm tiết rưỡi”).

     Tiếng Xinh Mun không có thanh điệu.

     Trong từ vựng tiếng Xinh mun, có thể thấy nhiều lớp từ chồng lên nhau: lớp gốc Nam Á, lớp mượn Tày – Thái và lớp mượn Việt.

      Theo cảm thức bản ngữ, tiếng Xinh Mun ở Việt Nam thuộc các nhóm Xinh Mun Nghẹt và Xinh Mun Dạ có một số khác biệt, đặc biệt về mặt ngữ âm (“giọng nói”). Tiếng Xinh Mun Dạ có rất nhiều từ ngữ vay mượn của tiếng Thái và tiếng Việt. Tiếng Xinh Mun Nghẹt ít người nói, nhưng hiện còn bảo tồn được sắc thái giọng nói Xinh Mun tốt hơn: Phần đầu của các từ Xinh Mun Nghẹt còn giữ được nhiều tiền âm tiết và tổ hợp phụ âm; Tiếng nói nhóm này có nhiều từ ngữ chung với Khơ-mú…

     Người Xinh Mun ở Việt Nam chưa có chữ viết.

     Trạng thái đa ngữ phổ biến ở vùng người Xinh Mun hiện nay là tam ngữ Xinh Mun – Việt – Thái. Ở một số nơi, người Xinh Mun còn biết tiếng Mông, Tày. Tiếng Xinh Mun hiện chủ yếu sử dụng trong gia đình, làng bản…, trong nội bộ của dân tộc Xinh Mun, trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định ở dạng khẩu ngữ (không ở dạng ngôn ngữ thành văn). Tiếng được dùng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình người Xinh Mun, thậm chí cả trong cúng bái, hát hò, cưới xin, hội hè… Điều này có thể còn có lí do là hiện nay tình trạng hôn nhân hỗn hợp Xinh Mun – Thái tương đối phát triển. Đa số người Xinh Mun sử dụng được tiếng Việt nhưng vẫn ở trình độ thấp, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở nói năng trao đổi hàng ngày (chưa có khả năng tiếp nhận và tạo ra các văn bản viết) và chỉ ở những giao tiếp giản đơn. Rất ít nghiên cứu về tiếng Xinh Mun. Ngôn ngữ này được truyền lại cho thế hệ sau chỉ bằng cách truyền miệng.

     4.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ của dân tộc Kháng

      Tiếng Kháng là ngôn ngữ tộc người của dân tộc Kháng.

     Những kết quả xem xét từ góc độ địa lý ngôn ngữ học, lịch sử tộc người, ý thức tự giác tộc người cũng giúp khẳng định: Dân tộc Kháng nói hai ngôn ngữ (tạm quy ước gọi chung là “tiếng Kháng”): Tiếng Kháng khu vực Tuần Giáo, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); tiếng Kháng ở Quảng Lâm (tỉnh Điện Biên).

      Ngôn ngữ Kháng khu vực Tuần Giáo, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai lại có thể được phân ra 2 tiếng địa phương: Tiếng Kháng vùng Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) và Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phân bố ở hữu ngạn sông Đà; tiếng Kháng Mường La, Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) ở tả ngạn sông Đà.

      Các ngôn ngữ dân tộc Kháng thuộc loại hình đơn lập, tiểu loại hình “trung”. Nhìn chung, từ âm vị học tiếng Kháng phần lớn có hình thức đơn tiết. Trong tiếng Kháng, ranh giới giữa từ âm vị học và âm tiết trùng nhau. Đây là các ngôn ngữ có thanh điệu: 4 – 6 thanh (tùy các tiếng địa phương khác nhau).

     Người Kháng chưa có chữ viết.

      Trạng thái ngôn ngữ phổ biến ở vùng người Kháng Việt Nam hiện nay là đa ngữ Kháng – Việt – Thái. Ở vùng người Kháng, tiếng Việt và tiếng Thái trở thành những ngôn ngữ giao tiếp chung của các dân tộc ở phạm vi rộng, đa dạng và mức độ sâu sắc. Do dân tộc Kháng có số dân ít lại sống phân tán, xen kẽ vào những làng bản đông đúc của dân tộc Thái ở vùng đất Tây Bắc Việt Nam nhiều thế kỉ nay, nên dân tộc Kháng đã chịu ảnh hưởng của dân tộc Thái khá đậm nét về tiếng nói và phong tục. Người Kháng nói tiếng Thái khá thông thạo. Trong tiếng Kháng, vốn từ chung với tiếng Thái khá lớn.

      Tiếng mẹ đẻ của người Kháng hầu như chỉ được sử dụng trong gia đình, làng bản, ở các thế hệ lớn tuổi. Các hoàn cảnh khác, phần lớn người Kháng dùng tiếng Việt và tiếng Thái.

     4.2.4. Đặc điểm ngôn ngữ của dân tộc Ơ Đu

     Tiếng Ơ Đu là ngôn ngữ của dân tộc Ơ Đu. Tuy nhiên, có không ít người Ơ Đu đã nhận ngôn ngữ họ đang nói (chủ yếu là Thái, Khơ-mú) là tiếng mẹ đẻ của họ.

     Cho đến nay, sự hiểu biết về tiếng Ơ Đu rất ít. Tiếng Ơ Đu gần như chưa được nghiên cứu. Người Ơ Đu chưa có chữ viết.

     Những người già Ơ Đu khẳng định, người Ơ Đu đã từng có ngôn ngữ riêng, tiếng của họ nghe như tiếng của người Khơ-mú. Do số dân quá ít, sống xen kẽ với các dân tộc khác, lại hầu như không có quan hệ với đồng tộc ở Lào, nên các thế hệ Ơ Đu còn lại bây giờ đã quên hết tiếng nói, thậm chí không còn nhớ cả phong tục tập quán. Một số rất ít người già còn nhớ được khoảng trên dưới 100 từ ngữ. Trong những năm qua, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã có một số nỗ lực trong việc khôi phục tiếng nói của người Ơ Đu, mở một số lớp dạy học tiếng.

     Theo lời kể, khi đã về già người Ơ Đu mới cố học lấy vài từ tiếng mẹ đẻ bằng cách truyền miệng, với mục đích khi về thế giới bên kia “chào hỏi trò chuyện với ông bà tổ tiên”. Ngôn ngữ này đã “hầu như chỉ còn trong ký ức”.

     Trạng thái ngôn ngữ phổ biến ở vùng người Ơ Đu Việt Nam hiện nay là đa ngữ: Tiếng Việt – Khơ-mú – Thái… Người Ơ Đu sử dụng được tiếng Việt ở trình độ thấp. Hiện nay người láng giềng gần gũi nhất của Ơ Đu là Thái. Tiếng Thái đang có xu hướng thay thế cho tiếng Ơ Đu.

     5.1. Những điểm chung và những điểm riêng biệt trong trạng thái ngôn ngữ của các dân tộc thuộc nhóm Khơ-mú ở Việt Nam

     5.1.1. Những điểm chung

     – Các ngôn ngữ nhóm Khơ-mú rất gần gũi nhau về cội nguồn và loại hình. Đây là những ngôn ngữ hiện còn giữ lại được trạng thái rất “cổ” của các ngôn ngữ đơn lập. Những “mảnh” này có thể kể nhiều chuyện về quan hệ cội nguồn, loại hình, tiếp xúc của các ngôn ngữ, đặc biệt là quan hệ với tiếng Việt và với các ngôn ngữ khác. Thậm chí cả về lịch sử tộc người của chúng.

     – Hiện tượng đa ngữ (phổ biến là song ngữ) phổ biến ở tất cả các dân tộc thiểu số nhóm Khơ-mú: Tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ các dân tộc này – tiếng Thái, tiếng Lào. Khơ-mú… Tuy nhiên, hiện tượng đa ngữ này lại thường là bất bình đẳng (thế yếu thuộc về các dân tộc ít người hơn), tạo nên những điều kiện bất lợi cho các ngôn ngữ này.

     Hiện nay, ngôn ngữ tộc người của các dân tộc nhóm Khơ-mú đang đứng trước nguy cơ bị giảm thiểu các chức năng xã hội, chỉ được dùng trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định ở gia đình và làng xóm, không có chữ viết, chỉ được sử dụng và lưu truyền ở dạng khẩu ngữ (không có văn bản bằng chữ viết…), rất nghèo nàn về từ vựng và các kết cấu ngữ pháp, kém sức biểu cảm do bị pha trộn và ít được sử dụng.

     Thực tế đang đặt ra yêu cầu rất cấp bách phải bảo tồn và phát triển vốn văn hóa truyền thống, trong đó có ngôn ngữ của dân tộc này.

     5.1.2. Những điểm riêng biệt

     – Ở Việt Nam đã gặp những khó khăn trong xác định thành phần dân tộc, khi một cộng đồng: Sử dụng hai hay hơn hai ngôn ngữ. Có hiện tượng thay thế ngôn ngữ: Dùng ngôn ngữ khác chứ không dùng tiếng mẹ đẻ, thậm chí coi ngôn ngữ khác là tiếng mẹ đẻ của mình. Dân tộc Kháng nói bằng 2 ngôn ngữ. Dân tộc Ơ Đu chủ yếu nói bằng ngôn ngữ của dân tộc khác.

     – Hiện nay, nguy cơ thất truyền ngôn ngữ xảy ra ở các dân tộc như Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng, Ơ Đu. Sự thất truyền này có những biểu hiện không như nhau. Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng là những dân tộc có nguy cơ rất cao; Ơ Đu là một dân tộc đang có nguy cơ mất hoàn toàn bản sắc văn hóa truyền thống.

     5.2. Sự đánh giá và giải pháp từ bức tranh hiện thực

     – Cho đến nay, theo ý kiến của đa số những nhà khoa học, trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, các tiêu chí để một cộng đồng được gọi là “dân tộc” (Ethnic) như sau: Thống nhất chung về văn hoá vật chất và tinh thần; thống nhất chung về ngôn ngữ; thống nhất chung về ý thức tộc người và tên gọi (cùng nhận một tộc danh).

      Các tiêu chí trên hiện nay cần được áp dụng uyển chuyển ở Việt Nam. Đối với các dân tộc thuộc nhóm Khơ-mú ở Việt Nam, trước mắt cần đặt lên trên hết là tiêu chí “thống nhất chung về ý thức tộc người và tên gọi (cùng nhận một tộc danh)”.

     – Bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ của các dân tộc thuộc nhóm Khơ-mú để làm gì?

     Thực tế thì đối với tất cả các dân tộc, ngôn ngữ không chỉ là một thành tố cơ bản của văn hoá, một biểu hiện của những giá trị nhân văn, mà còn là phương tiện để hình thành, phản ánh và lưu truyền các hình thái văn hóa khác (văn nghệ truyền thống; những kinh nghiệm sống, thế giới quan và nhân sinh quan; tình cảm thái độ…), hệ thống tri thức bản địa quan trọng nhất trong đời sống văn hoá tinh thần của một dân tộc.

     Bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ của các dân tộc thuộc nhóm Khơ-mú góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng văn hóa trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam, qua việc bảo tồn và phát triển những nét bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng mẹ đẻ của dân tộc này.

     – Phải làm gì để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các dân tộc thuộc nhóm Khơ-mú?

     Cần xác định phương hướng kế hoạch hóa và có chính sách riêng biệt đối với các ngôn ngữ của các dân tộc có nguy cơ bị thất truyền ngôn ngữ rất cao.Ngôn ngữ của các dân tộc thuộc nhóm Khơ-mú đều thuộc loại này.

     Quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức dạy và học các ngôn ngữ có nguy cơ thất truyền và sử dụng nhiều hơn trong đời sống.

     Giúp cho người bản ngữ hiểu rõ hơn về vai trò di sản – ngôn ngữ đối với bản sắc văn hóa truyền thống của họ và có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng mẹ đẻ;

     Đặc biệt, mang đến cho xã hội nói chung và các nhà quản lý nói riêng sự nhận thức sâu sắc hơn về vai trò ngôn ngữ các dân tộc, có hành động thiết thực hơn đối với sự đa dạng văn hóa truyền thống trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam.

     Để bảo tồn ngôn ngữ Ơ Đu, cần có nhiều công việc cần làm ngay. Trong đó, quan tâm, tìm hiểu về ngôn ngữ này trong mối quan hệ với tiếng nói Ơ Đu ở Lào… Nên sưu tập lại các từ ngữ và câu, văn bản truyền miệng, ghi lại bằng chữ viết Ơ Đu rồi biên soạn và in thành tài liệu để dạy và học, tạo điều kiện cho ngôn ngữ này “hồi sinh” trong đời sống.

6. Kết luận

     Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 5 khẳng định: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình”. Quyết định số 53/CP ngày 22/8/1980 của Chính phủ về chính sách đối với ngôn ngữ và chữ viết dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng khẳng định: “…Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hoá chung của cả nước. Ở vùng dân tộc thiểu số, tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số được dùng đồng thời với tiếng và chữ phổ thông”.

     Có thể xem bài viết này là một nghiên cứu trường hợp (nhóm ngôn ngữ Khơ-mú) về trạng thái ngôn ngữ thường gặp ở các dân tộc thiểu số Việt Nam. Từ đó hướng tới những giải pháp tích cực đối với ngôn ngữ của các dân tộc có cùng trạng thái này, ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Bình, T. (1999). Dân tộc Xinh Mun ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc.

– Chazée, L. (1999). The Peoples of Laos: Rural and Ethnic Diversities. Bangkok: White Lotus.

– Delcros, H., & Subra, J. (1966). Petit dictionnaire du langage des Khmu’ de la région de Xieng-Khouang. Vientiane: Mission Catholique.

– Diễn, K. (1999). Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc.

– Diffloth, G. (1986). Austro – Asiatic Languages. In Encyclopedia Britanica (16th ed). Macropedia.

– Edmondson, J. A. (2010). The Khang language of Viet Nam in comparision to Ksing Mun (Xinh Mun). In Kenneth A. McElhanon & Ger Reesink (Eds.), A Mosaic of languages and cultures (pp. 138–154).

– Francis, G. (1873). Voyage d’exploration en Indo-Chine effectué pendant les années 1866, 1867, et 1868 par une commission française, présidée par Doudart de Lagreé, et publié…sous la direction de… Francis Garnier. Paris: Hachette Book Group.

– Hoan, P. Q., & Hoa, Đ. T. (2011). Người Kháng ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc.

– Haudricourt, A. G. (1973). Mấy điều nhận xét về lý luận và thực tiễn nhân một chuyến thăm các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Việt Bắc. Tạp Chí Ngôn Ngữ, Số 3.

– Hoành, N. H. (2007). Vị trí tiếng Kháng trong các ngôn ngữ Mon – Khmer. Tạp Chí Ngôn Ngữ, Số 4.

– Hoành, N. H. (2009). Ngữ âm tiếng Kháng (những nhận xét ban đầu). In Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.

– Jie, D. (2007). Bumang yu yanjiu (A study of Bumang). Beijing: Minzu University.

– Rischel, J. (1989). Can the Khơ Mú component in Mlabri (‘Phi Tong Luang’) be identified as Old T’in? Acta Orientalia, 50, 79–115.

– Lô, L. V., Thấu, N. H., Trí, M. V., Anh, N., & Đường, M. (1969). Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Văn hóa.

– Mikami, N. (2003). A Khang Phonology and Wordlist. In Hiromi Ueda (Ed.), Reports on Minority Languagesin Mainland Southeast Asia (ed). Osaka Gakuin University.

– Premsrirat, S. (1993). Thai-Khmu – English Dictionary.

– Premsrirat, S. (2001). Thesaurus of Khmu Dialects in Southeast Asia. Salaya.

– Shorto, H. (2006). A Mon-Khmer Comparative Dictionary. Australian: Pacific Linguistics Publishers.

– Sidwell, P. (2015). The Palaungic Languages: Classification, Reconstruction and Comparative Lexicon. Munich: Lincom Europa.

– Thomas, D., & Headley, R. K. (1970). More on Mon- Khmer supgroupings. Lingua, 25, 398-418.

– Tùng, T. Q. (2014). Đặc điểm tiếng Khơ Mú ở Tây Bắc Việt Nam. Ngôn Ngữ và Văn Hoá Vùng Tây Bắc. Sơn La.

– Tùng, T. Q. (2016). Hệ thống thanh điệu tiếng Kháng (trên cơ sở cứ liệu phân tích bằng máy tính). Tạp Chí Ngôn Ngữ và Đời Sống, Số 2(244).

– Tùng, T. Q. (2017a). Tiếng Kháng ở Việt Nam trước nguy cơ mai một. Hội Thảo Ngôn Ngữ Học Toàn Quốc. Đại học Quy Nhơn.

– Tùng, T. Q. (2017b). Từ âm vị học và âm tiết trong các ngôn ngữ Khơ Mú ở Việt Nam. Tạp Chí Ngôn Ngữ và Đời Sống, Số 6.

– Tùng, T. Q. (2018). Chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam với việc biên soạn từ điển (trường hợp tiếng Kháng). Tạp Chí Từ Điển Học và Bách Khoa Thư, Số 2, tr.49-57.

– Tùng, T. Q. (2019a). Đặc điểm hệ thống nguyên âm tiếng Kháng – một ngôn ngữ có nguy cơ mai một ở Việt Nam (khái quát từ những kết quả phân tích trên máy tính. Ngôn Ngữ Dân Tộc Thiểu Số Có Nguy Cơ Mai Một ở Việt Nam Hiện Nay – Những Vấn Đề Lí Luận và Thực Tiễn. Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

– Tùng, T. Q. (2019b). Trạng thái ngôn ngữ Kháng ở Việt Nam. Hội Thảo Ngôn Ngữ Học Toàn Quốc. Bình Dương: Đại học Thủ Dầu Một.

– Tùng, T. Q., & Thông, T. V. (2017). Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam. Nxb. Đại học Thái Nguyên.Vạn, Đ. N. (1983). Mảng/Ơđu vocabulary(Michel Ferlus, Ed.). Hà Nội.

– Vạn, Đ. N., Bình, N. T., Huy, N. V., & Thiên, T. (1972). Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.

– Viện Dân tộc học. (1978). Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Khu vực phía Bắc). Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.

– Viện Hàn lâm Khoa học Nga, & Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. (1990). Tiếng Xinh mun (Kxinh Mul). Matxcơva: Nxb. Khoa học.

Nguồn: Tạp chí Khoa học, Giáo dục và Công nghệ (Journal of Ethnic Minorities Research), Volume 9, Issue 1

Thánh Địa Việt Nam Học(https://thanhdiavietnamhoc.com)

Download file

(PDF): Trạng thái ngôn ngữ các dân tộc thuộc nhóm Khơ-Mú ở Việt Nam(Tác giả: Tạ Văn Thông, Tạ Quang Tùng)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tài Liệu Học Tiếng Dân Tộc Thái trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!