Xu Hướng 3/2023 # Sự Khác Biệt Giữa Tiếng Anh Học Thuật Và Tiếng Anh Giao Tiếp # Top 3 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sự Khác Biệt Giữa Tiếng Anh Học Thuật Và Tiếng Anh Giao Tiếp # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Sự Khác Biệt Giữa Tiếng Anh Học Thuật Và Tiếng Anh Giao Tiếp được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Chia sẻ của Lê Hoàng Hoa, tốt nghiệp khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Newscatle, Anh quốc)

Tiếng Anh học thuật là một dạng tiếng Anh riêng biệt, được sử dụng trong học tập và nghiên cứu, có yêu cầu cao hơn và phức tạp hơn so với tiếng Anh giao tiếp thông dụng. Tiếng Anh học thuật cũng là nền tảng cơ bản tất yếu bạn cần có để bước vào giảng đường đại học nước ngoài. Vậy điểm khác biệt giữa tiếng Anh thông thường và tiếng Anh học thuật là gì và tại sao chúng ta nên học tiếng Anh học thuật?

Khi viết tiểu luận

Chắc chắn những bài tiểu luận, báo cáo là một dạng bài tập quan trọng thường chiếm một số phần trăm nhất định trong kết quả tổng kết của bạn. Khi đã là một sinh viên tại đại học nước ngoài, những bài tiểu luận không còn đơn giản là những bài văn cho phép các bạn thỏa sức sáng tạo nữa. Tại đại học nước ngoài, những bài tiểu luận, báo cáo cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt một cách chặt chẽ từ cách trình bày đến nội dung từng câu chữ.

Một bài tiểu luận cần được trình bày có hệ thống và trình tự logic, có tiêu đề, có chia các mục lớn nhỏ và có đủ các phần như tóm tắt, mở kết, tài liệu tham khảo. Về mặt ngôn ngữ, những bài tiểu luận học thuật thường sử dụng những cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhưng cấu trúc câu lại dài, phức tạp, nhiều bộ phận chính phụ. Bên cạnh đó, có nhiều những lưu ý áp dụng như những tiểu luận học thuật nên dùng câu ở dạng bị động; diễn đạt nên tránh sự khẳng định chủ quan và tránh như các cụm động từ, từ ghép. Có thể thấy rằng những tiểu luận báo cáo học thuật hoàn toàn khác biệt so với những bài văn thông thường, đòi hỏi bạn phải được học và có vốn tiếng Anh học thuật nhất định.

Khi trích dẫn tài liệu tham khảo

Sở dĩ quy tắc trích dẫn được đánh giá rất quan trọng bởi với tiếng Anh ở trình độ học thuật mỗi câu từ viết ra đều phải có cơ sở cụ thể nhất định, tuyệt đối tránh những câu văn chung chung với những kiến thức đại trà. Mỗi bài luận tại đại học đều có một đề tài cụ thể và yêu cầu một lượng kiến thức chuyên môn nghiên cứu. Vì vậy sinh viên cần thành thạo cách tìm và tham khảo tài liệu nghiên cứu, sách vở, trích dẫn và dựa vào đó xây dựng bài tiểu luận của mình; tất cả đều sử dụng tiếng Anh học thuật.

Hiện có những hệ thống chuẩn mực cho việc trích dẫn, tham khảo tài liệu được các trường đại học áp dụng như Havard referencing hay APA style bao gồm những quy tắc, mẫu trình bày từ khoảng cách quy định, thứ tự trong trích dẫn, kiểu chữ trong tiểu luận và báo cáo giúp cho bài làm của sinh viên mạch lạc, rõ ràng, dễ theo dõi. Ngoài ra khi sử dụng thông tin trong những tài liệu, sách vở, kỹ năng thay thế từ để tránh lỗi sao chép là vô cùng quan trọng bởi sao chép từ tài liệu có sẵn vốn là một lỗi rất nặng tại các trường đại học.

Khi học tiếng Anh giao tiếp thông thường trước đây, bạn có những hoạt động như đứng lên trước lớp kể một câu chuyện bằng tiếng Anh, kể về một ai đó, miêu tả một bức tranh nào đó bằng tiếng Anh trước lớp; hay đôi khi là diễn một vở kịch vui bằng những từ vựng quen thuộc, gần gũi hàng ngày, với phong cách thoải mái vui vẻ. Nhưng một bài thuyết trình tại đại học nước ngoài cần được dùng hoàn toàn kiến thức và kỹ năng của tiếng Anh học thuật. Bài thuyết trình của bạn cần có một cấu trúc rõ ràng, với những từ nối chuyển đoạn mạch lạc, những mẫu câu trình bày, bày tỏ quan điểm, cung cấp thông tin có định hướng và những từ vựng chuyên ngành.

Tiếng Anh học thuật đương nhiên đòi hỏi một sự đầu tư không nhỏ về cả thời gian và tài chính. Nhưng sự đầu tư đó là nền tảng đồng hành với bạn trong suốt những năm đại học và cả sự nghiệp sau này. Ngoài việc tự học, bạn cần tìm đến những khóa học chuyên sâu với những giáo viên có  kinh nghiệm tại những trung tâm uy tín. Bởi lượng kiến thức và kỹ năng trong tiếng Anh học thuật là khá lớn và phức tạp; sẽ thật khó để bạn có thể nắm vững nếu không được hướng dẫn bài bản, đầy đủ và có hệ thống. Và theo mình, sự chuẩn bị tốt nền tảng tiếng Anh học thuật ngay từ quê nhà sẽ không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn giúp bạn tự tin hơn, thành công hơn khi đi du học.

Sự Khác Biệt Giữa Phonics Và Cách Học Tiếng Anh Truyền Thống

Điểm khác biệt giữa Phonics (hiểu đơn giản là bộ quy tắc đánh vần trong tiếng Anh) và cách học tiếng Anh truyền thống chính là: Nếu phải học thuộc từ, trẻ có thể quên nhưng nếu học theo Phonics thì dù lâu không dùng một từ nào đó, khi gặp lại, trẻ vẫn phát âm đúng.

Ông Ben Longworth, giám đốc điều hành hệ thống Anh ngữ nổi tiếng thế giới I Can Read (Em biết đọc), đã có những chia sẻ lý thú về kinh nghiệm và phương pháp dạy tiếng Anh tiên tiến nhất hiện nay – phương pháp Phonics:

Trước tiên, cần khẳng định một thông tin có thể sẽ gây ngạc nhiên cho các bậc phụ huynh: Bảng chữ cái ABC mà trẻ được học qua bài hát chẳng có tác dụng gì đáng kể trong việc học tiếng Anh.

Thầy Ben Longworth trong một giờ học Phonics tại I Can Read TPHCM.

Ví dụ: Trẻ được dạy chữ a trong tiếng Anh đọc là /ei/, nhưng chữ “a” trong từ “cat” (con mèo) phát âm là /ae/, trong “was” phát âm là /o/, trong “baby” (đứa bé) phát âm là /ei/, trong “father” (cha) phát âm là /a/, trong “orange” (quả cam) phát âm là /i/…

Như vậy, với chỉ một chữ “a” mà đã có những sự biến hóa khôn lường trong cách phát âm khi đặt vào các từ khác nhau.

Âm là cách phát âm của chữ cái khi đặt trong một từ tiếng Anh cụ thể. Một chữ cái có thể có nhiều cách phát âm khác nhau, như trong ví dụ về chữ “a” ở trên. Âm trong tiếng Anh khá giống âm trong tiếng Việt, đó là một lợi thế lớn của người Việt khi học tiếng Anh.

Ví dụ: Trong bảng âm chữ cái tiếng Anh, ngoài âm u (đọc gần giống ă trong tiếng việt), w (đọc là gườ), x (đọc là kz)… thì đa số các âm còn lại tương đối giống tiếng Việt.

Vì vậy, thay vì bắt bé học thuộc bảng chữ cái ABC theo bài hát, bạn có thể yên tâm dạy con mình phát âm tiếng Việt cho chuẩn trước bởi nó rất gần với các âm trong tiếng Anh.

Chỉ cần học thuộc bảng âm của chữ cái tiếng Anh (gọi là Phonics alphabet), bé đã có thể phát âm chuẩn tất cả các từ đơn giản có cấu trúc CVC (nguyên âm – phụ âm – nguyên âm) như cat (k-a-)t, bat (b-a-t), mud (m-ă-d)… Nhờ vậy, bé sẽ cảm thấy phát âm tiếng Anh cũng đơn giản và gần gũi. Đó là điểm khác biệt đầu tiên giữa phương pháp dạy tiếng Anh truyền thống và Phonics.

Phonics không bắt trẻ học thuộc cách phát âm từ mới mà sẽ cung cấp cho trẻ bộ quy tắc phát âm để trẻ không bị rối loạn khi thầy cô, cha mẹ, bạn bè… mỗi người đọc một từ theo nhiều cách khác nhau (mà không biết cách nào là đúng!). Lúc đó, bộ quy tắc sẽ giúp trẻ tìm ra cách đọc đúng nhất.

Lợi thế tiếp theo của việc học theo Phonics là việc học ngoại ngữ mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào trí nhớ. Nếu bắt trẻ hễ gặp từ mới nào là phải vận dụng trí nhớ để thuộc cách đọc, cách này rất không khoa học bởi trí nhớ con người có hạn, trí nhớ nhiều khi cũng “phản chủ”, chưa kể nó sẽ lão hóa theo thời gian.

Tuy vậy Phonics trong tiếng Anh phức tạp hơn quy tắc đánh vần trong tiếng Việt rất nhiều. Nó đòi hỏi phương pháp giảng dạy tốt kết hợp với giáo viên nhiều kinh nghiệm. Thực tế ở nước ngoài, không phải giáo viên bản xứ nào cũng có thể dạy được Phonics. Trên thế giới hiện nay đã xuất hiện một số hệ thống dạy tiếng Anh chuyên biệt theo phương pháp Phonics, nổi bật nhất phải kể đến I Can Read. I Can Read sẽ giúp các bé ít phải vận dụng trí nhớ trong quá trình học tiếng Anh, đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng học tiếng Anh cho bé.

Sự khác biết của hệ thống này là sự kết hợp giữa giáo trình riêng, giáo viên và phương pháp giảng dạy thành một thể thống nhất chứ không đơn giản là bộ giáo trình. Thay vì bắt trẻ thuộc cách phát âm của từng từ mới, hãy giúp trẻ nắm được các quy tắc phát âm để có thể đối phó với bất kỳ từ tiếng Anh nào. Khi đã thành thạo các quy tắc này, việc phát âm chuẩn tiếng Anh đã trở thành một kỹ năng đơn giản.

Hiện I Can Read cũng đã có mặt tại Việt Nam với 4 trung tâm tại Hà Nội và TPHCM.

Các nhân viên I Can Read Thái Lan nhận giải thưởng.

Tại sao phải học Phonics trong tiếng Anh

Phát âm chuẩn rất quan trọng bởi nó là chìa khóa cho các kỹ năng còn lại: Phát âm chuẩn giúp trẻ nói được và nghe được thứ tiếng Anh chuẩn. Nghe và nói lại là hai kỹ năng cơ bản, có tính ứng dụng cao nhất trong việc học ngoại ngữ. Nghe nói tốt sẽ là cái nền vững chắc để học đọc viết tốt, giúp trẻ hoàn thiện được cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.

Đối với trẻ chưa đến tuổi đi học, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua các bài hát tiếng Anh, các chương trình truyền hình thiếu nhi bằng tiếng Anh và nếu có điều kiện, nên cho trẻ bắt đầu học đánh vần tiếng Anh bằng phương pháp Phonics tại các trung tâm uy tín để trẻ có thể phát âm chuẩn ngay từ đầu.

Sự Khác Biệt Giữa Tiếng Quan Thoại Và Tiếng Quảng Đông Là Gì?

Tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại là tiếng địa phương của ngôn ngữ Trung Quốc và cả hai đều được nói ở Trung Quốc. Chúng chia sẻ cùng một hệ thống ký hiệu cơ sở, nhưng vì là một ngôn ngữ nói nên chúng tạo ra sự khác biệt và ý nghĩa khác nhau.

Tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông được nói ở đâu?

Tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc và là ngôn ngữ cầu nối của quốc gia. Ở phần lớn các tỉnh trên đất nước, Quan Thoại là ngôn ngữ nói chính, bao gồm cả Beijing (Bắc Kinh) và Shanghai (Thượng Hải), mặc dù nhiều tỉnh vẫn sử dụng tiếng địa phương của mình. Tiếng Quan Thoại cũng là phương ngữ chính ở Đài Loan và Singapore.

Tiếng Quảng Đông được nói bởi người dân Hồng Kông, Ma Cao và tỉnh Guangdong (Quảng Đông), bao gồm cả Guangzhou (Quảng Châu) (trước đây gọi là Canton trong Tiếng Anh). Hầu hết các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, chẳng hạn như những người ở London và San Francisco, cũng nói tiếng Quảng Đông bởi vì họ là những người nhập cư đến từ Guangdong, Trung Quốc.

Tất cả mọi người ở Trung Quốc có phải đều nói tiếng phổ thông không?

Không – Hiện nay nhiều người Hồng Kông đang học tiếng Quan Thoại như một ngôn ngữ thứ hai, họ thường, phần lớn, không nói được tiếng Quan Thoại. Điều này cũng đúng với Macau. Tỉnh Guangdong đã từng có nhiều người tới đây nói tiếng Quan Thoại và hiện nay nhiều người ở đó bắt đầu nói tiếng Quan Thoại.

Nhiều vùng miền khác ở Trung Quốc cũng sẽ nói phương ngữ của họ một cách tự nhiên và kiến thức của họ về tiếng Quan Thoại rất ít. Điều này đặc biệt đúng ở Tibet (Tây Tạng), các vùng phía Bắc gần Mongolia (Mông Cổ), Korea ( Hàn Quốc) và Xinjiang (Tân Cương). Lợi ích của tiếng Quan Thoại là trong khi không phải ai cũng nói nhưng đi đâu cũng sẽ gặp ai đó nói tiếng Quan Thoại. Điều đó có nghĩa là bất cứ nơi nào bạn đang ở, bạn sẽ tìm thấy một người nào đó có thể giúp đỡ bạn khi bạn cần hướng dẫn, biết thời gian biểu hoặc bất cứ thông tin quan trọng bạn cần.

Tôi nên học tiếng nào?

Tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ chính thức duy nhất của Trung Quốc. Các em học sinh ở Trung Quốc được dạy tiếng Quan Thoại ở trường và tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ sử dụng cho truyền hình và đài phát thanh quốc gia vì thế sự lưu loát và trôi chảy càng ngày càng tăng. Hiện nay có nhiều người nói tiếng Quan Thoại hơn là tiếng Quảng Đông.

Nếu bạn có kế hoạch kinh doanh hoặc du lịch tại Trung Quốc, bạn nên chọn học tiếng Quan Thoại để học.

Bạn có thể cân nhắc về việc học tiếng Quảng Đông nếu bạn có ý định cư trú tại Hồng Kông trong một khoảng thời gian dài.

Nếu bạn cảm thấy đặc biệt yêu thích và có kế hoạch học cả hai ngôn ngữ cùng lúc, nhiều người cho rằng bạn nên học tiếng Quan Thoại trước vì nó dễ và sau đó bắt đầu học tiếng Quảng Đông

Tôi có thể sử dụng tiếng Quan Thoại ở Hồng Kông không?

Nếu bạn không phải là người bản ngữ, người Hồng Kông chắc chắn sẽ thích nói tiếng Anh với bạn hơn là tiếng Quan Thoại. Lời khuyên sử dụng tiếng Anh phần lớn cũng đúng ở Macau, mặc dù người dân sống ở đây ít nhạy cảm hơn khi bạn nói tiếng Quan Thoại.

Về thanh điệu

Cả tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông đều là các ngôn ngữ âm điệu, khi đó một từ có các ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào cách phát âm và ngữ điệu. Tiếng Quảng Đông có chín thanh điệu, trong khi tiếng Quan Thoại chỉ có năm thanh điệu. Phát âm rõ các thanh điệu được cho là phần khó nhất của việc học tiếng Trung.

Họ có sử dụng ABC không?

Cả tiếng Quảng Đông lẫn tiếng Quan Thoại đều xài chung hệ thống ký tự Trung Quốc, nhưng vẫn tồn tại có một số phiên bản khác nhau.

Trung Quốc sử dụng Tiếng Trung giản thể dựa trên các nét vẽ được đơn giản hoá và một tập hợp các ký hiệu nhỏ hơn. Hồng Kông, Taiwan (Đài Loan) và Singapore tiếp tục sử dụng tiếng Trung phồn thể có các nét vẽ phức tạp hơn. Điều này có nghĩa là những người sử dụng các ký tự tiếng Trung phồn thể sẽ có thể hiểu được tiếng Trung giản thể, nhưng những người quen với tiếng Trung giản thể sẽ không thể đọc được tiếng Trung phồn thể.

Sự thật thì trong một số trường hợp, các nhân viên văn phòng sẽ sử dụng tiếng Anh cơ bản để giao tiếp qua email hơn là sử dụng chữ viết tiếng Trung, trong khi hầu hết các trường dạy tiếng Trung Quốc tập trung vào ngôn ngữ nói thay vì đọc và viết.

Sự Khác Nhau Giữa Phát Âm Tiếng Việt Và Tiếng Anh

Tiếng Anh: là ngôn ngữ đa âm; khi nói, đưa hơi lên mũi.

Tiếng Việt: là ngôn ngữ đơn âm; khi nói, không đưa hơi lên mũi.

Thứ hai

Tiếng Anh: Khi phát âm, đầu lưỡi chuyển động và chạm vào nhiều nơi trong khoang miệng.

Tiếng Việt: Khi phát âm, đầu lưỡi thường ở khoảng giữa khoang miệng.

Thứ ba

Tiếng Anh: sau khi phát âm, luồng hơi từ phổi di chuyển đến khoang miệng và thoát ra ngoài khá nhiều.

Tiếng Việt: sau khi phát âm, luồng hơi từ phổi bị giữ lại trong khoang miệng và thoát ra ngoài rất ít.

Thứ tư

Tiếng Anh: phụ âm ở đầu từ có thể là hợp âm phụ âm; phát âm đầy đủ các phụ âm ở đầu từ, các phụ âm ở giữa từ và các phụ âm ở cuối từ.

* Khác phụ âm đầu dẫn tới khác nghĩa: * Khác phụ âm giữa dẫn tới khác nghĩa: * Khác phụ âm cuối dẫn tới khác nghĩa:

Trong tiếng Anh, phải phát âm đầy đủ các phụ âm trong từ; nếu phát âm thiếu và không rõ các phụ âm trong từ, người nghe có thể hiểu lầm ý của người nói.

Tiếng Việt: phụ âm ở đầu từ là âm đơn; không có phụ âm ở giữa từ; không phát âm phụ âm cuối từ.

Thứ năm

Tiếng Anh: vì tiếng Anh có phát âm phụ âm cuối từ nên trong tiếng Anh có nối âm.

Tiếng Việt: vì tiếng Việt không phát âm phụ âm cuối từ nên trong tiếng Việt không có nối âm.

Thứ sáu

Tiếng Anh: có bật hơi khi phát âm phụ âm k, p, t.

* Nhận xét:

Âm / kiː/ được phát âm mạnh hơn cách phát âm chữ “khi” của tiếng Việt Âm / t uː/được phát âm mạnh hơn cách phát âm chữ “tu” của tiếng Việt và nó được phát âm rất khác với chữ “tu” và “thu” của tiếng Việt.

Tiếng Việt: không có bật hơi khi phát âm phụ âm k, p, t.

Thứ bảy

Tiếng Anh: có phân biệt rất rõ ràng giữa phụ âm vang và phụ âm điếc.

Tiếng Việt: không có phân biệt rõ ràng giữa phụ âm vang và phụ âm điếc.

Thứ tám

Tiếng Anh: có phân biệt rất rỏ ràng giữa nguyên âm dài và nguyên âm ngắn.

Nếu không phát âm rõ ràng nguyên âm dài và nguyên âm ngắn, người nghe có thể hiểu sai ý của người nói.

Tiếng Việt: Tiếng Việt không có phân biệt rõ ràng giữa nguyên âm dài và nguyên âm ngắn.

Thứ chín

Tiếng Anh: Một số âm có trong tiếng Anh, nhưng không có trong tiếng Việt, như: /θ/, /ð/, /ʧ/, /ʤ/,/æ/…

Nếu không biết cách phát âm những âm trên, bạn sẽ không thể nói đúng tiếng Anh và có thể khiến người nghe hiểu nhầm ý bạn muốn nói.

Thời gian làm việc 24/7

Address: 128 Phan Đăng Lưu, P.3, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM

Tel: (08) 38455957 – Hotline: 0987746045 – 0909746045

Email: idplanguage@gmail.com

Website: www.idplanguage.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Biệt Giữa Tiếng Anh Học Thuật Và Tiếng Anh Giao Tiếp trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!