Xu Hướng 5/2023 # Skkn Khai Thác, Sử Dụng Đồ Dùng Dạy Học Trong Giảng Dạy Bộ Môn Tiếng Anh Thcs # Top 6 View | Theolympiashools.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Skkn Khai Thác, Sử Dụng Đồ Dùng Dạy Học Trong Giảng Dạy Bộ Môn Tiếng Anh Thcs # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Skkn Khai Thác, Sử Dụng Đồ Dùng Dạy Học Trong Giảng Dạy Bộ Môn Tiếng Anh Thcs được cập nhật mới nhất trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phần 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: MÔN TIẾNG ANH CẤP THCS. 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thanh Hằng

Nữ

Ngày/ tháng/năm sinh: 21/12/1978. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hưng Đạo – t.x Chí Linh Điện thoại: 0984 044 737. 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Hưng Đạo Chí Linh – Hải Dương – SĐT: 03203 930 108. 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Dạy tiếng Anh cấp THCS. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Học kì I năm học 2014- 2015 TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thanh Hằng

TÓM TẮT SÁNG KIẾN Trải qua hơn 10 năm thực hiện chương trình đồng bộ thay sách giáo khoa trong đó có bộ môn tiếng Anh theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, song trên thực tế cho thấy chất lượng giảng dạy ngoại ngữ nói chung, môn tiếng Anh nói riêng ở các trường chưa tiến bộ nhiều. Học sinh vẫn chưa thực sự thấy yêu thích bộ môn, vẫn coi đó là môn học khó, không quan trọng,… . Bên cạnh đó nhiều phụ huynh vẫn biện luận cho việc con em mình chưa tập trung học với suy nghĩ ” tiếng Việt còn chưa thạo, nói gì đến tiếng Anh…”. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh trong suốt thời gian qua, tôi thiết nghĩ, một phần nguyên nhân cũng là do giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thật phù hợp, trong đó có nhiều giáo viên còn ngại khi khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học và nếu có thì hiệu quả chưa cao do còn lúng túng chưa biết cách khai thác, sử dụng đồ dùng đó như thế nào. Thật vậy, đồ dùng dạy học thực sự đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong giảng dạy nói chung và đặc biệt trong dạy học ngoại ngữ nói riêng. Với môn ngoại ngữ, giáo cụ trực quan được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học, từ khâu giới thiệu ngữ liệu mới đến khâu thực hành, làm đa dạng và phong phú thêm rất nhiều các thủ thuật và hoạt động dạy học khác nhau. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và viết sáng kiến ” khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh cấp THCS” với mong muốn sáng kiến sẽ góp phần phát huy được hiệu quả tối đa cho các giáo viên dạy tiếng Anh trung học cơ sở, đồng thời cũng khuyến khích những ai chưa khai thác hay còn khai thác ít đồ dùng hãy sử dụng trong mỗi bài giảng của mình ở các năm học nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ (tiếng Anh). Sáng kiến này nghiên cứu vai trò chính của đồ dùng; các loại đồ dùng có thể sử dụng trong dạy học; đặc biệt là cách khai thác và sử dụng chúng trong các bước tiến hành dạy học khác nhau. Ngoài ra, sáng kiến còn chỉ ra một số hạn chế 2

4

5

) giúp giáo viên trong việc giới

thiệu mẫu đối thoại. Qua theo dõi hình vẽ, học sinh đồng thời có thể thấy được nhưng điệu bộ, dấu hiệu mà giáo viên diễn tả trong lúc minh họa và giới thiệu mẫu đối thoại,… – Bảng giấy bìa (flash cards): giáo viên cần chuẩn bị những tấm giấy bìa cứng trên đó có dán tranh, ảnh hay ngữ liệu (phrase) phù hợp với mục đích bài dạy

6

giúp giáo viên gợi ý học sinh rèn luyện miệng tại lớp, hay tái tạo mẫu đối thoại đã học. – Bảng nỉ, bảng nam châm: là loại đồ dùng tốt, tiết kiệm thời gian, giúp giáo viên xây dựng tình huống, minh họa, ý nghĩa những mẫu đối thoại, mẫu câu, từ vựng. – Máy chiếu, đài, video, TV, máy tính,…: là những loại đồ dùng hỗ trợ rất tích cực và phổ biến trong các loại bài giảng khác nhau, giúp giáo viên có thể tiết kiệm thời gian viết bảng trên lớp (máy chiếu, máy tính, TV,…), hỗ trợ tích cực trong các tiết dạy nghe ( đài, máy tính,…). 4.3. Cách khai thác đồ dùng dạy học 4.3.1. Giới thiệu ngữ liệu mới Trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu, giáo cụ trực quan được coi là một phương tiện phổ biến nhất để giới thiệu từ mới. Ngoài ra còn dùng để giới thiệu cấu trúc câu. a) Giới thiệu từ mới: có thể sử dụng các loại giáo cụ trực quan như tranh ảnh, vật thực, cử chỉ, điệu bộ, vẽ hình lên bảng. * Ví dụ 1: Dùng tranh ảnh: a) Unit 6: Speak and Listen (English 9) – Gv dùng tranh và giới thiệu: This is a ship. ship (n)

b) unit 13: (A3) English – Gv yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời: What is she doing? 7

– stir- fry (v): xào * Ví dụ 2: Dùng hình vẽ Unit 3: (A1) – English 6 – Giáo viên dùng những nét vẽ đơn giản một cái bàn trên bảng để dạy từ: table (n)

* Ví dụ 3: Dùng vật thực Unit 2: (C2) – English 6 – Giáo viên dùng các vật thực có trong lớp học ( bút máy, thước kẻ, viên tẩy,…) để dạy các từ: – a pen: cái bút máy – a ruler: cái thước kẻ – an eraser: viên tẩy – a board : cái bảng – a school bag: cái cặp sách * Ví dụ 4: Dùng cử chỉ, điệu bộ Unit 6: Speak and Listen (English 9) – wrap: gói, bọc b) Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp: có thể dùng bảng biểu, sơ đồ, vật thực, lớp học, giáo viên, học sinh, tranh vẽ. * Ví dụ 1: Dùng bảng biểu, sơ đồ Language focus 3 (ex 2) – English 7

From Shoe store

To Clothing store

House

Post office

900

… Model sentences:

How far is it from………….to………….? 8

It is ………….meters. * Ví dụ 2: Dùng tranh vẽ Unit 9: (A. Parts of the body. 3) – English 6 – Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh rồi nhận xét dựa trên câu hỏi: Who is it? What is he doing? How is he? Structure: How to describe the features of somebody. He is short. S + is/ are/ am + adj

* Ví dụ 3: dùng vật thực Unit 4: C5- English 6 (dùng đồng hồ để bàn hoặc đồng hồ treo tường để dạy cấu trúc hỏi và trả lời về giờ). Structures: What time is it? – It’s ten o’clock – It’s ten ten/ half past ten/… * Ví dụ 4: Dùng lớp học, giáo viên, học sinh Unit 3: A3 – English 6 : Dạy cấu trúc câu giới thiệu nghề nghiệp – Giáo viên chỉ vào bản thân và giới thiệu : I am a teacher. – Giáo viên chỉ vào một học sinh nam trong lớp và nói: He is a student. – Giáo viên chỉ vào một số học sinh và nói: You are students. Form: I He/ she You/we/ they

a/ an

4.3.2. Dùng trực quan trong việc dạy đọc

9

a) Dùng tranh ảnh để giới thiệu bài khóa, chủ điểm nội dung hoặc tình huống. Unit 3: A trip to the countryside ( introduce the title of unit: about the countryside)

b) Giới thiệu từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới có trong bài khóa c) Củng cố bài: Sau khi học sinh đã nắm vững từ mới, cấu trúc ngữ pháp, hiểu nội dung bài, giáo viên có thể dùng tranh và khung hội thoại gợi ý học sinh tái diễn lại bài. Unit 14:A1 P.141 – English 6 – Give the poster with the mapped dialogue A3 and ask Ss to close their book and practice the dialogue.

10

What ……………? Where………….stay?

………..Ha Long bay ………… in a hotel

How Long………….? chúng tôi 2 weeks What …….. there?

…. visit the beach/ swim

d) Tạo một tình huống, ngữ cảnh mới làm gợi ý cho bài luận nói hoặc viết dựa vào bài khóa mới học. Unit 6: (Speak+ Listen) – English 9

?

Discussion: What should we do to make our ocean clean? Find out the ways to make our ocean clean

should

a) throw garbage into the sea. b) don’t make oil from ships and vessel spill. c) recycle garbage. d) make the rivers dirty by oil and waste. e) have proper regulations to prevent factories from running waste into the sea. f) use dynamite to catch fish. g) depose of raw sewage in the right way. 4.3.3. Dùng trực quan trong việc dạy nghe. 11

* Ví dụ 2: dùng tranh để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh. Unit 7 (A5) – English 6: Listen to this description. Which house is it?

4.3.4. Dùng trực quan cho việc thực hành nói và viết

12

a. Dùng vật thực, tranh vẽ để thực hành luyện tập các cấu trúc ngữ pháp (where…/ there is/ are…) các giới từ chỉ nơi chốn, diễn đạt màu sắc, hình dạng, kích cỡ,… * Ví dụ: Dùng vật thực Unit 9 (B2) – Colors: black / yellow/ white/ red/ orange/ blue….dùng đồ vật có màu sắc khác nhau như bút bi màu đen hoặc dùng but chì màu… b. Các tấm bìa hình (flash cards) rất phù hợp với các loại bài tập tập luyện tập cấu trúc máy móc như: Substitution (thay thế), completion (kết hợp), conversion. * Ví dụ: (dùng tấm bìa hình cho bài tập kết hợp) Unit 12: (Language focus 2) – English 8: Match the half- sentences in column A to those in column B. A a. The Le family was sleeping

b. While Hoa was eating,

B. When Tuan arrived home.

c. When Nam won the race,

C. When the mailman came.

d. Mrs. Thoa was cooking

D. ….

c. Tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ có thể làm gợi ý cho các bài tập luyện nói và viết có ý nghĩa như situational practice, information gap, personalized and communicative activities. * Ví dụ 1: (Dùng tranh ảnh làm gợi ý cho bài tập information gap (điền thông tin trống) Grammar Practice (ex 3: prepositions: complete the exercise with the words in the box) – English 6 to the left of to the right of

in in front of

Look at the food store. A girl is chúng tôi store. A boy is waiting … … … the store. There are moutains … the store and some house … it. There are some trees … … … … the store. There is a truck … … … … the store.

5. Hạn chế và một số biện pháp khắc phục khi sử dụng đồ dùng dạy học. 14

rằng tất cả các em học sinh đều rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động mà giáo viên đưa ra. Mặt khác, hầu hết các em đều tích cực tham gia chuẩn bị hay tự làm những đồ dùng mà giáo viên yêu cầu. Rõ ràng rằng, đồ dùng giúp các em nhận thấy học ngoại ngữ là bổ xung thêm một ngôn ngữ mới chứ không phải là một môn học xa rời cuộc sống. Trực quan còn là cầu nối giữa ngoại ngữ với cuộc sống đời thường nên các em tỏ ra hứng thú, thích học hỏi, tìm hiểu về thế giới mới. Đặc biệt là những học sinh có học lực trung bình, yếu không còn thấy “sợ” bộ môn này nữa, ngược lại, các em còn tập trung tư duy, trả lời những câu hỏi gợi ý của giáo viên. Đồ dùng dạy học đã thực sự giúp các em học tập tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy của thầy và học của trò. Học kì I năm học 2014- 2015 vừa qua, tôi tiến hành dạy thực nghiệm hai lớp 9 (trình độ ngang nhau). Ở lớp 9a, tôi rất ít khi sử dụng đồ dùng và nhận thấy rõ nhiều em chưa tập trung học đặc biệt là những học sinh trung bình yếu cho rằng bộ môn này “khó học” và không hiểu bài. Ở lớp 9b, tôi thường xuyên sử dụng, khai thác đồ dùng dạy học trong các tiết dạy; kết quả là học sinh tích cực tham gia vào bài giảng và chất lượng bộ môn đã nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau: Lớp 9a ( ít sử dụng đồ dùng dạy học): 29 hs

Lớp 9b (thường xuyên khai thác, sử dụng đồ

5

9

6

7. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 7.1. Về nhân lực: cần có sự phối kết hợp không chỉ giữa giáo viên, học sinh mà còn cần có sự tham gia tích cực của nhà trường, phòng giáo dục và các nhà giáo dục quan tâm đến dạy học theo định hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong việc mua sắm các đồ dùng dạy học. Từ đó, giáo viên cần tích cực lựa chọn, khai thác và sử dụng đồ dùng phù hợp nhằm mục đích cuối

16

cùng là nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. 7.2. Về trang thiết bị: các nhà trường, cơ sở giáo dục cần mua sắm đầy đủ hay tạo ra nhiều loại đồ dùng dạy học khác nhau làm phong phú hơn nữa về đồ dùng trong giảng dạy bộ môn nói chung và tiếng Anh nói riêng để giúp giáo viên có nhiều cơ hội lựa chọn, khai thác và sử dụng đồ dùng một cách hợp lý trong từng bài giảng của mình.

18

– Đồ dùng mà giáo viên đưa ra cần hợp lí thời gian, được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ tạo thành mối liên kết chặt chẽ với bài giảng và hạn chế trong một thời gian nhất định không quá kéo dài. – Những câu hỏi gợi ý mà giáo viên đưa ra cần phải rõ ràng, dễ hiểu, gắn liền với nội dung có trong bài và trong giáo cụ trực quan. Ví dụ, khi giới thiệu một số từ mới (ruler, window,..) giáo viên có thể dùng vật thực ( thước kẻ) hoặc chỉ vào cửa sổ có trong lớp học và nói: “This is a ruler/ window”. – Để gây không khí sôi nổi, tránh nhàm chán trong giờ học, giáo viên cần luôn thay đổi các loại giáo cụ trực quan khác nhau. – Cần khai thác triệt để các giáo cụ trực quan có sẵn xung quanh giáo viên như học sinh, bàn ghế, lớp học,…đồng thời không ngừng tìm tòi, tự làm các loại trực quan có sẵn trong cuộc sống. 2.2. Đối với trò – Học sinh cũng phải thực hiện nghiêm túc việc sưu tầm một số loại trực quan mà giáo viên yêu cầu. – Các em học sinh phải hiểu được thông qua đồ dùng các em có thể nắm bắt ngay lượng kiến thức trên lớp một cách chính xác, nhanh nhạy và nhớ lâu. Do đó, học sinh có thể vận dụng vào các tình huống giao tiếp cụ thể. – Rèn luyện cho học sinh tính độc lập tư duy, tinh thần tập thể, đoàn kết cao trong học tập, ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung. 2.3. Đối với nhà trường: cần mua sắm đầy đủ, đa dạng các trang thiết bị dạy học để phục vụ cho việc dạy của thầy và học của trò hay đầu tư kinh phí để cho giáo viên có thể tự làm một số loại đồ dùng cần thiết. 2.4. Đối với phòng giáo dục: cần liên hệ với các cơ sở giáo dục để sản xuất các loại thiết bị dạy học nhằm cung cấp đầy đủ, phong phú các loại đồ dung cho các giáo viên và nhà trường yêu cầu. Tôi xin chân thành cảm ơn!

19

MỤC LỤC Phần 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN ………………………… Trang 1 Phần 2: TÓM TẮT SÁNG KIẾN………………………………………………. Trang 2 Phần 3: MÔ TẢ SÁNG KIẾN………………………………………………….. Trang 4 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến…………………………………………….. Trang 4 2. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………….. Trang 4 3. Thực trạng của việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học tại các trường ……………………………………………………………………….Trang 5 4. Các giải pháp thực hiện……………………………………………………… Trang 5 4.1. Vai trò của đồ dùng dạy học…………………………………………….. Trang 5 4.2. Các loại đồ dùng dạy học ……………………………………………….. Trang 6 4.3. Cách khai thác đồ dùng … ………………………………………………. Trang 7 4.3.1. Giới thiệu ngữ liệu mới ……………………………………………….. Trang 7 4.3.2. Dùng trực quan trong việc dạy đọc………………………………… Trang 9 4.3.3. Dùng trực quan trong việc dạy nghe……………………………… Trang 12 4.3.4. Dùng trực quan trong thực hành nói và viết…………………….. Trang 13 5. Hạn chế và một số biện pháp khắc phục khi sử dụng đồ dùng . . Trang 15 6. Kết quả đạt được ……………………………………………………………… Trang 16 7. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng ………………………………. Trang 17 Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………………. Trang 18 1. Kết luận ………………………………………………………………………….. Trang 18 2. Khuyến nghị ……………………………………………………………………. Trang 18 MỤC LỤC ……………………………………………………………………………. Trang 20

20

Một Số Kinh Nghiệm Khai Thác Sử Dụng Thiết Bị Đồ Dùng Dạy Học Trong Giảng Dạy Chương Trình Sách Giáo Khoa Mới Ở Lớp 2 Môn Toán Và Tiếng Việt

Phần thứ nhất Đặt vấn đề I. Cơ sở lý luận: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: "Phát triển Giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Để đạt được mục tiêu, thực hiện nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc Hội về "Đổi mới giáo dục phổ thông", từ năm học 2002 - 2003 đến nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai và tổng kết thực hiện chương trình sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước. Đổi mới giáo dục Tiểu học, đây là bậc học hình thành cơ bản ban đầu cho sự phát triển toàn diện của một con người sau này, là bậc học đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mà một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là phải lấy đổi mới phương pháp dạy học làm then chốt. Nhưng, để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả thì thiết bị và đồ đùng dạy học trở thành một điều kiện không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, thiết bị và đồ đùng dạy học là những công cụ lao động của giáo viên và học sinh. Thông qua những công cụ lao động này, giáo viên và học sinh biết sử dụng hợp lý, đúng quy trình, phù hợp với từng đơn vị kiến thức, nội dung bài học, môn họcthì thiết bị và đồ đùng dạy học sẽ là nguồn phương tiện cung cấp kiến thức cho học sinh. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học: Bao giờ cũng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Giáo viên và học sinh sử dụng các thiết bị và đồ đùng dạy học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, xây dựng cho học sinh biết quan sát một cách có tổ chức , có kế hoạch, biết tư duy một cách độc lập , linh hoạt, sáng tạo, biết tưởng tượng một cách đúng hướng và phong phú. ở mỗi tiết dạy, các phương pháp dạy học chỉ được thực hiện nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị và đồ đùng dạy học nhất định, với những hình thức dạy học nhất định, phối kết hợp những thủ pháp hết sức phong phú đa dạng. Thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm đống vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc và thuận lợi trong tất cả các bộ môn, trọng tâm là hai môn Tiếng Việt và Toán. Một trong những yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là đổi mới thiết bị và đồ đùng dạy học theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Việc khai thác sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học trong giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 2 là hết sức cần thiết đối với các trường Tiểu học. Đặc biệt là đối với người giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy lớp 2. II. Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn cho thấy: Việc sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học trong giảng dạy đã là một trong truyền thống từ trước đến nay và đem lại hiệu quả cao cho giáo dục. Đặc biệt trong việc đổi mới giáo dục phổ thông thì sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học là một yêu cầu bức thiết. Vì sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học chính là tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa người học trong hoạt động học tập, rèn luyện phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh. Thực tế ở các nhà trường và bản thân tôi nhận thấy: Trong một tiết học, các em học sinh được trực tiếp nhìn - nghe - nói và làm cùng thiết bị và đồ đùng dạy học tôi thấy khả năng tiếp thu bài của các em có hiệu quả cao hơn. Như vậy, ở các tiết dạy, người giáo viên thực hiện nghiêm túc, có sự tìm tòi, sáng tạo thì sẽ đem lại kết quả cao. Song trong quá trình giảng dạy chúng tôi thấy nhiều đồ dùng dạy học còn thiếu, chưa thật phù hợp. Hơn nữa, khả năng khai thác, sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học nhất là đồ dùng dạy học tự làm trong giảng dậy chương trình sách giáo khoa mới đối với các giáo viên dạy lớp 2 còn nhiều hạn chế. Từ việc nhận thức, tìm hiểu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, trong quá trình giảng dạy tôi đã trăn trở nghiên cứu tìm tòi và đúc rút được một số kinh nghiệm về việc "Khai thác sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học trong giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 2 môn Toán và Tiếng Việt" Phần thứ hai Giải quyết vấn đề A. Yêu cầu về việc sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học ở lớp 2: Yêu cầu cơ bản về sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học đó là: 1. Khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả các thiết bị sẵn có của Công ty thiết bị giáo dục I Bộ GD & ĐT cung cấp. 2. Khuyến khích, động viên cải tiến và làm mới một số đồ dùng dạy học theo yêu cầu của từng chương, từng bài trong mỗi bọ môn nói chung và hai bộ môn Toán và Tiếng Việt nói riêng. I. Đánh giá việc sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học lớp 2 từ năm học 2003 -2004 đến nay: * Tình hình chung: Thực tế, giáo viên và học sinh lớp 2 ở trường tôi trong những năm qua như sau: 1. Số học sinh giao động từ 80 đến 89 học sinh, chia đều vào 3 lớp. Lớp tôi chủ nhiệm có số học sinh là 28 em. 2. Tỉ lệ giáo viên 1, 15 giáo viên/ lớp. Trình độ - đều có trình độ cao đẳng và đại học sư phạm. 3. Số bộ thiết bị được cáp và được mua: - Bộ đồ dùng thực hành môn Toán của GV: 1 bộ/GV - Bộ đồ dùng thực hành môn Toán của HS: 1 bộ/HS - Bộ mẫu chữ viết: 1 bộ/ lớp - Bộ chữ dạy Tập viết: 1 bộ/ lớp - Các loại thiết bị khác: Cả khối có chung một bộ. Như vậy, Công ty thiết bị Giáo dục I đã cung cấp thiết bị bộ môn Toán cho giáo viên và học sinh khá phong phú và có kèm theo sách hướng dẫn sử dụng tương đối cụ thể đối với từng loại bài. Còn đối với bộ môn Tiếng Việt thì thiết bị và đồ đùng dạy học quá ít ỏi, giáo viên và học sinh phần lớn sử dụng kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa và sử dụng những đồ dùng dạy học tự làm thủ công. II. Đánh giá về tình hình sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán và Tiếng Việt ở lớp 2: Trong năm học qua, giáo viên lớp 2 chúng tôi đã thực hiện việc sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học vào giảng dạy Toán và Tiếng Việt theo đúng sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dụcvà thực tế cho thấy các giờ học sinh động hơn, giáo viên và học sinh hoạt động nhịp nhàng, học sinh tích cực hơn trong việc tìm tòi lĩnh hội tri thức. Bên cạnh đó, không ít giáo viên còn lúng túng trong khi sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng bộ thiết bị dạy Toán lớp 2 trong một số nội dung như: So sánh hai số có 3 chữ số; Hình thành sốHay khi dạy các giờ Tập đọc; Luyện từ và câu; Tập làm vănkhông có đồ dùng giảng dạy nên giáo viên có tâm lý ngại tìm tòi làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ bài dạy. B. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học ở lớp 2. I. Nâng cao nhận thức, phát huy năng lực của bản thân và đồng nghiệp. Tôi nhận thức rõ vai trò của người giáo viên Tiểu học là lực lượng giáo dục chính, là người tổ chức quá trình hoạt động của trẻ bằng phương thức nhà trường. Chính vì vậy mà tôi hiểu: Nâng cao chất lượng giáo viên là trọng tâm, đổi mới phương pháp dạy học là then chốt. Từ nhận thức trên, toi đã nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa; tìm hiểu xem cần sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học nào ở mỗi bài, mỗi tiết học, để khai thác sử dụng những đơn vị kiến thức gì? đưa thiết bị và đồ đùng dạy học ra vào thời điểm nào để đạt tính hiệu quả Tích cực dự giờ thăm lớp. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, trao đổi, học tập vè cách sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học. Tìm ra những ưu, nhược điểm của từng thiết bị và đồ đùng dạy học, phát hiện ra những đơn vị kiến thức và nội dung bài học còn thiếu sự hỗ trợ của thiết bị, cần phải làm thêm. Từ đó có hướng suy nghĩ cải tiến một số đồ dùng dạy học còn thiếu tính ưu việt và tự làm mới một số đồ dùng dạy học như: tranh ảnh, bảng biểu, dụng cụ, mẫu vật. II. Sử dụng hợp lý, sáng tạo một số đồ dùng dạy học đã có và cải tiến, tự làm đồ dùng dạy học đáp ứng mục tiêu bài học. 1. Dạy Toán: a - Dạy về phép cộng có nhớ trong phạm vi 100: Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên như sau: - Đặt 4 thẻ bó chục và 7 que tính rời (cách ra một khoảng trống để chỗ thêm hai thẻ bó chục) trên bảng nỉ. - Lấy tiếp hai thẻ bó chục và 5 que tính rời. - Gộp 7 que tính với 5 que tính được 12 que tính (gom lại cho 10 que tính sát nhau rồi thay 10 que rời bằng 1 thẻ bó chục và đặt hai que tính còn lại hơi tách ra). - Cộng 4 chục que tính với 2 chục que tính là 6 chục que tính, thêm 1 chục được 7 chục que tính, 7 chục que tính thêm 2 que tính được 72 que tính. Vậy 47 + 25 = 72 Sau khi học sinh thao tác trên bộ que tính, giáo viên hướng dẫn các em đặt tính và nêu miệng cách tính: 47 7 cộng 5 bằng 12 viết 2 nhớ 1 25 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 72 b - Dạy về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100: Bài 45: Số tròn chục trừ đi một số Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 - 18 và tổ chức cho học sinh thực hành thao tác với que tính như sau: - Lấy 4 thẻ bó 1 chục đặt trên bảng nỉ (H đặt trước mặt, trên mặt bàn) - Từ 4 thẻ bó 1 chục, lấy một thẻ bó 1 chục, còn lạ 3 thẻ bó 1 chục, thay bó que tính vừa lấy bằng 10 que tính rời. - Bớt đi 8 que tính, còn lại 2 que tính. - Từ 3 thẻ bó 1 chục que tính còn lại, lấy tiếp một thẻ bó chục nữa, còn lại 2 thẻ bó 1 chục. Như vậy, từ 4 thẻ bó 1 chục que tính lấy 1 chục que tính rồi lấy tiếp 1 chục que tính nữa. Kết quả: còn lại hai thẻ bó 1 chục que tính và 2 que tính nên còn lại là 22 que tính. Học sinh thao tác với que tính sau đó đặt tính và tính: 40 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1 18 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. 22 Như vậy, khác với sách giáo khoa lớp 2 của chương trình cũ, phần bài học mới (trong các tiết dạy học bài mới) thường không nêu các kiến thức có sẵn mà thường chỉ nêu các tình huống gợi vấn đề (chủ yếu bằng hình ảnh) để học sinh hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo hướng dẫn của giáo viên cùng sự trợ giúp đúng mức của các thiết bị và đồ dùng dạy học, học tập, đáp ứng theo yêu cầu đổi mới nói chung và phương pháp dạy học bài mới nói riêng. Học sinh tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành được các phương pháp học tập đặc biệt là phương pháp tự học. Mặt khác, còn thiết lập được các mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Chẳng hạn, khi dạy phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 chương trình đã cấu tạo từng bộ ba các bài học dạng: 8 + 5 ; 28 + 5 ; 38 + 25 hoặc 7 + 5 ; 47 + 5 ; 47 + 25; Hay khi dạy phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, có bộ ba các bài học dạng: 14 - 8 ; 34 - 8 ; 54 - 8 hoặc 13 - 5 ; 33 - 5 ; 53 - 15; . Và mỗi công thức cần ghi nhớ đều được đặt trong mối quan hệ với các kiến thức đã học. Ví dụ: 11 - 7 được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 4 + 7 = 11 ; 7 + 4 = 11 ; và cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia 7 = 11 - 4 ; 4 = 11 - 7 đồng thời với quá trình sử dụng các đồ dùng học tập để tìm ra 11 - 7 = 4 học sinh sử dụng các kiến thức đã học như 11 - 4 = 10 ; 10 - 6 = 4Học sinh trong khi chiếm lĩnh vận dụng kiến thức mới còn tiềm ẩn trong từng bài học ; phát triển các năng lực tư duy của học sinh theo những điều kiện dạy học Toán ở lớp 2. 2. Dạy Tiếng Việt: Mục tiêu giáo dục thường xuyên của môn học là: "Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt". Để đạt được mục tiêu trên giáo viên cần nắm vững các quan điểm: dạy giao tiếp, dạy học tích cực, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh để thực hiện tốt yêu cầu dạy kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc , viết , nghe, nói) để nội dung học tập của học sinh thêm phong phú, tự nhiên và hấp dẫn. Phương pháp đặc trưng của môn học đó là: Phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp đóng vai, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ và sử dụng phương tiện trực quan. Đồ dùng dạy học đối với bộ môn Tiếng Việt lớp 2 hiện nay mới chỉ có: Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học - TTBĐVTA - GC NXB giáo dục 2002. Bộ chữ dạy Tập viết trong trường Tiểu học TTBĐVTA - GDNXB. Hai loại đồ dùng trên dùng cho phân môn Tập viết, chính tả còn các phân môn như Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn, giáo viên và học sinh sử dụng kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa. Chẳng hạn: *Phân môn Tập viết (phần bài mới) Bài 17 : Chữ hoa S Sau khi giới thiệu bài, giáo viên gắn chữ mẫu S cỡ vừa vào bảng nỉ hoặc dùng nam châm gắn trên bảng từ. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ S trên bảng bằng hệ thống câu hỏi . + Chữ s cỡ vừa cao mấy li? Gồm mấy nét? Là những nét nào? Nêu cách viết của từng nét? Sau đó giáo viên viết mẫu chữ trên bảng, vừa viết vừa nói cách viết và tiếp tục các quy trình của một tiết Tập viết. * Phân môn Tập đọc: Dùng kênh hình trong sách giáo khoa để giới thiệu bài. Giáo viên có thể to kênh hình trong sách giáo khoa để học sinh dễ quan sát hoặc có điều kiện in sao trên đĩa hình. Ngoài ra, giáo viên có thể dùng tranh ảnh sưu tầm hoặc lọc ra từ bộ thiết bị cũ để sử dụng trong tiết dạy. Hoặc giáo viên dùng mẫu vật để giảng từ mới hay dùng băng ghi âm để giáo viên luyện đọc (ở nhà hoặc trong buổi sinh hoạt chuyên môn) theo băng hay giới thiệu giọng đọc hay cho học sinh nghe. * Phân môn Kể chuyện: Đồ dùng dạy học là các kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa. Biện pháp dạy học chủ yếu đó là: Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý để hướng đẫn học sinh kể lại từng đoạn, tiến tới kể lại toànbộ câu chuyện ..v.. v * Phân môn Tập làm văn - Luyện từ và câu Đồ dùng dạy học chủ yếu là kênh hình và kênh chữ trong sáchgiáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập qua những hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh theo các bước làm mẫu - nhận xét - thực hành luyện tập. Như vậy, với những thiết bị và đồ dùng dạy học sẵn có, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, khai thác và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất ở từng bộ môn, ở từng bài học, từng thiết bị. 3. Phát hiện những điểm còn thiếu tính ưu việt của bộ đồ dùng hiện có và cách khắc phục nâng cao hiệu quả sử dụng trong giờ dạy. Nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học môn Toán và môn Tiếng Việt. * Đối Với bộ môn Toán: Bộ thiết bị dạy học biểu diễn môn Toán lớp 2 khá phong phú. Song chỉ sử dụng được khi tìm hiểu khám phát hiện kiến thức ở phần bài mới và một số bài thực hành. Vì vậy, người giáo viên khi dạy cần tự làm thêm các đồ dùng dạy học Toán phục vụ cho việc thực hành và luyện tập, chơi trò chơi tạo không khí vui tươi, tự nhiên, hấp dẫn trong giờ học, chẳng hạn: Bảng nhân chia, bộ quay sốViệc gắn đồ dùng dạy học (que tính, các tấm nhựa in các chấm tròn, .) trên bảng nỉ có thể thay bằng gắn nam châm sau mỗi tấm nhựa, que tính,.. rất thuận tiện, khoa học và có tính sư phạm. * Đối với bộ môn Tiếng Việt: Thiết bị và đồ dùng dạy học hiện có là quá ít, bất cập với yêu cầu đổi mới hiện nay. Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáoviên trong một tiết lên lớp, người giáo viên cần nghiên cứu tự làm thêm các đồ dùng dạy học sao cho có hiệu quả ở từng phân môn, từng bài học. Chẳng hạn: + Viết sẵn các từ vào câu ứng dụng để dạy Tập viết hoặc các kiểu chữ để học sinh viết sáng tạo. + Làm tập bài viết mẫu (dùng cho chính tả tập chép). + Phóng to các kênh hình trong sách giáo khoa. + Làm thêm đồ dùng dạy học luyện từ và câu như: báng quay mở rộng vốn từ, bộ thẻ gắn hình các loại cây có tên bấet đầu bằng chữ ch, trđể học sinh thực hành khi làm bài tập và chơi trò chơi. 4. Quá trình nghiên cứu để cải tiến làm mới đồ dùng dạy học "Bộ đĩa ghi hình giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn" Với phân môn kể chuyện thì tranh ảnh trong sách giáo khoa thực sự là công cụ để các em làm việc. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi dã suy nghĩ để cải tiến, làm mới đồ dùng dạy học mang tên "Đĩa ghi hình giảng dạy bộ môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn". Đây là một loại băng hình sách giáo khoa giúp học sinh quan sát ở nhiều góc độ sinh động hơn. bộ đĩa ghi hình đã được in sao thành công theo sách giáo khoa bằng các phương tiện hiện đại kết hợp với sử dụng côngnghệ khoa học tiên tiến, bảo đảm được các yêu cầu: + Tính khoa học + Tính Sư phạm + Tính thẩm mĩ + Tính thừa kế + Tính hiệu quả. Đĩa ghi hình đã phần nào khắc phục được những hạn chế thường gặp trong các tiết dạy phân môn Tập đọc + Kể chuyện + Tập làm văn. Chơ trò chơi theo sách "Trò chơi Tiếng Việt 2" của tác giả Trần Mạnh Hưởng như: nhìn tranh kể đoạn, bắt lỗi kể sai, nối dây kể chuyện giáo viên không còn lúng túng với kênh hình khổ nhỏ in trong sách giáo khoa hoặc phóng to hay thuê thợ vẽ thủ công (không đảm bảo độ chuẩn của kênh hình) để sử dụng trong tiết dạy. Việc in tranh trên đĩa hình đã góp phần kích thích sự hứng thú học tập của học sinh tạo được sự cảm thụ sâu sắc trong nhận thức của các em ở từng nội dung bài học. Giảm số lần thao tác của giáo viên khi trình bày các đơn vị kiến thức theo mục tiêu của tiết học. Đồ dùng dạy học đảm bảo được độ bền đẹp theo hướng hiện đại hóa đổi mới thiết bị và đồ dùng dạy học hiện nay. Nâng hiệu quả giờ dạy và đây cũng là một trong những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học này thật đơn giản. Chẳng hạn: Tiết: Kể chuyện : Có công mài sắt có ngày nên kim (phần bài mới) Giới thiệu bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể lại đoạn 1 theo tranh. Bấm "Play" cho hiện lên màn hình từ tranh 1 đến tranh 4 để học sinh kể. Việc chuyển đĩa hình này vào các bài giảng điện tử, tạo hiệu ứng xuất hiện, hiệu ứng chuyển động, hiệu ứng kết thúc để sử dụng từng tranh cũng rất đơn giản. giáo viên có thể sử dụng bất kì tranh nào theo yêu cầu của bài. III. Kết quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm Kết quả cụ thể: Sau khi xin phép Ban giám hiệu nhà trường tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy ở 2 lớp 2A và 2C với tiết Kể chuyện: "Có công mài sắt có ngày nên kim", hai lớp này có số học sinh bằng nhau và mặt bằng nhận thức ngang nhau. Lớp 2A dạy theo tranh vẽ, lớp 2C dạy có sử dụng đĩa ghi hình. Đây là bảng thống kê số liệu kết quả đạt được ở hai lớp : Tổng số H Giỏi Khá TB Lớp SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Lớp 2A: 31 3 9,7 10 32,2 18 58,1 Lớp 2B: 31 10 32,2 15 48,4 6 19,4 Nhìn vào bảng thống kê ta thấy việc sử dụng đĩa ghi hình vào giảng dạy phân môn Kể chuyện ở lớp 2C có chất lượng và hiệu quả cao hơn hẳn lớp 2A, học sinh hào hứng tích cực trong giờ học. Qua trao đổi, trò chuyện với các em thì hầu hết học sinh đều thích được học tập khi sử dụng màn hình, trình chiếu. "Đĩa ghi hình giả

Tài Liệu Kế Hoạch Sử Dụng Đồ Dùng Dạy Học Môn Toán Lớp 6

Trường THCS Phan Thanh Tổ: Toán – Thể dục Giáo viên: Nguyễn Thị Toán Kế hoạch sử dụng ĐDDH môn Toán 6 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐDDH MÔN TOÁN ĐẠI SỐ 6 NĂM HỌC: 2013 – 2014 Tuần Tiết ppct Tên bài dạy Tên ĐDDH HỌC KÌ I Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên 2 3 4 5 16-17 18 19 20 21 22 23 24 §1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp §2. Tập hợp các số tự nhiên §3. Ghi số tự nhiên §4. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con. Luyện tập §1 đến § 4 §5. Phép cộng và phép nhân. Luyện tập § 5 §6. Phép trừ và phép chia. Luyện tập §6 §7. Luỹ thừa và số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Luyện tập § 7 §8. Chia hai lũy thừa cùng cơ số §9. Thứ tự thực hiện các phép tính. Ước lượng kết quả phép tính. Luyện tập §8 và §9 Kiểm tra 45 phút §10. Tính chất chia hết của một tổng §11. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 Luyện tập §10 và §11 §12. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 Luyện tập §12 §13. Ước và bội 25 1 1 2 3 4 5 6 7-8 9 10-11 §14. Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố 12 13 14 15 6 7 8 9 10 11 12 13 26 27 28 29 30 31 32-33 34 35-36 37-38 39 Luyện tập §13 và §14 §15. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố Luyện tập §15 – Kiểm tra 15 phút §16. Ước chung và bội chung Luyện tập §16 §17. Ước chung lớn nhất Luyện tập §17 §18. Bội chung nhỏ nhất Luyện tập §18 – Kiểm tra 15 phút Ôn tập chương I Kiểm tra 45 phút (Chương I) Năm học: 2013 – 2014 Bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ Bảng các số nguyên tố từ 2 đến 100 MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ Điều Ghi chỉnh chú Trường THCS Phan Thanh Tổ: Toán – Thể dục Giáo viên: Nguyễn Thị Toán Kế hoạch sử dụng ĐDDH môn Toán 6 Chương II: Số nguyên 40 14 §1. Làm quen với số nguyên âm 41 42 §2. Tập hợp Z các số nguyên §3. Thứ tự trong Z Luyện tập §1,§2,§3, Trả và rút kinh nghiệm baì kiểm tra chương I §4. Cộng hai số nguyên cùng dấu §5. Cộng hai số nguyên khác dấu . Luyện tập §4 và §5 – Kiểm tra 15 phút §6. Tính chất của phép cộng các số nguyên Luyện tập §6 §7. Phép trừ hai số nguyên Luyện tập §7 §8. Qui tắc “dấu ngoặc” Luyện tập §8 Ôn tập học kì I Kiểm tra học kì I (90′ cả Số học và Hình học) Trả bài kiểm tra học kì I (phần Số học) 43 15 16 17 18 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53-54 55-56 57-58 Nhiệt kế có chia độ âm, bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Mô hình trục số Mô hình trục số MTBT, bảng phụ Bảng phụ Các kí tự MTBT Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ HỌC KÌ II 19 20 21 22 23 24 25 26 27 59 60 61 62 63 64 65 66-67 68 §9. Qui tắc chuyển vế -Luyện tập §10. Nhân hai số nguyên khác dấu §11. Nhân hai số nguyên cùng dấu Luyện tập §10 và §11 §12. Tính chất của phép nhân Luyện tập §12 §13 Bội và ước của số nguyên Ôn tập chương II Kiểm tra 45 phút (Chương II) Bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Chương III: Phân số 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 §1. Mở rộng khái niệm phân số §2. Phân số §2. Tính chất cơ bản của phân số §4. Rút gọn phân số . Luyện tập §1 đến §4 Luyện tập §1 dến §4 (tt) §5. Quy đồng mẫu nhiều phân số Luyện tập §5 – Kiểm tra 15 phút §6. So sánh phân số §7. Phép cộng phân số Luyện tập §6 và §7 §8. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số Luyện tập §8 §9. Phép trừ phân số Luyện tập §9 Năm học: 2013 – 2014 Bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Trường THCS Phan Thanh Tổ: Toán – Thể dục 28 29 30 31 32 33 34 35 Giáo viên: Nguyễn Thị Toán Kế hoạch sử dụng ĐDDH môn Toán 6 84 85 86 87 88 89 90 §10. Phép nhân phân số §11. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số Luyện tập §10 và §1 §12. Phép chia phân số Luyện tập §12 – Kiểm tra 15 phút §13. Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm Luyện tập §13 Luyện tập các phép tính về phân số và số 91 thập phân 92 Ôn tập chương III( Từ §1 đến §13) 93 Kiểm tra 45 phút (Chương III) 94 §14. Tìm giá trị phân số của một số cho trước 95-96 Luyện tập §14 97 §15. Tìm một số biết giá trị một phân số của nó 98 Luyện tập §15 99 Luyện tập §15 (tiếp ) 100 §16. Tìm tỉ số của hai số 101 Luyện tập §16 – Kiểm tra 15 phút 102 §17. Biểu đồ phần trăm . 103 Luyện tập §17 Ôn tập chương III (với sự trợ giúp của máy 104 tính cầm tay) 105 Ôn tập chương III ( tt ) 106-107 Ôn tập cuối năm 108 Ôn tập cuối năm 109-110 Kiểm tra cuối năm (90′ cả Số học và Hình học) 111 Trả bài kiểm tra cuối năm (phần số học) Năm học: 2013 – 2014 Bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ MTBT, bảng phụ Bảng phụ Trường THCS Phan Thanh Tổ: Toán – Thể dục Giáo viên: Nguyễn Thị Toán Kế hoạch sử dụng ĐDDH môn Toán 6 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐDDH MÔN TOÁN HÌNH HỌC 6 NĂM HỌC: 2013 – 2014 Tuần Tiết ppct Tên bài dạy Tên ĐDDH HỌC KÌ I Chương I: Đoạn thẳng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 11 12 12 13 14 13 14 §1. Điểm. Đường thẳng §2. Ba điểm thẳng hàng §3. Đường thẳng đi qua hai điểm §4. Thực hành trồng cây thẳng hàng §5. Tia Luyện tập §1, §2, §3, §5 §6. Đoạn thẳng §7. Độ dài đoạn thẳng §8. Khi nào AM + MB = AB Luyện tập §6, §7 và §8 – Kiểm tra 15 phút §9. Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài Luyện tập §9 §10. Trung điểm của đoạn thẳng Luyện tập §10 Ôn tập chương I Kiểm tra 45 phút (Chương I) Thước thẳng, bảng phụ Thước thẳng, bảng phụ Thước thẳng, bảng phụ Cọc tiêu, giác kế Thước thẳng, bảng phụ Thước thẳng, bảng phụ Thước thẳng, bảng phụ Thước thẳng, bảng phụ Thước chia khoảng, bảng phụ Thước chia khoảng, bảng phụ Thước chia khoảng, bảng phụ Thước chia khoảng, compa Thước chia khoảng, compa Học Kì II Chương II: Góc 19 15 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 30 26 31 32 27 28 35 29 Trả bài kiểm tra học kì I và kiểm tra 45′(phần Hình học) Trả và rút kinh nghiệm bài kiểm tra chương I §1. Nửa mặt phẳng §2. Góc §3. Số đo góc §5. Vẽ góc cho biết số đo . � §4. Khi nào thì xOy  �  xOz ? . yOz � §6. Tia phân giác của một góc Luyện tập §1 đến §6 – Kiểm tra 15 phút §7. Thực hành : Đo góc trên mặt đất §7. Thực hành : Đo góc trên mặt đất (tt) §8. Đường tròn §9. Tam giác Luyện tập §8, §9 Ôn tập chương II (với sự giúp đỡ của MTBT ) Kiểm tra 45 phút (Chương II) Trả bài kiểm tra cuối năm và kiểm tra 45′ (phần Hình học) Năm học: 2013 – 2014 Thước thẳng Thước thẳng, compa Thước, thước đo góc, bảng phụ Thước thẳng, thước đo góc Thước thẳng, thước đo góc Thước, thước đo góc, compa Thước, thước đo góc, compa Thước, thước đo góc, compa Giác kế, cọc tiêu Giác kế, cọc tiêu Thước, thước đo góc, compa Thước chia khoảng, bảng phụ, thước đo góc, compa Thước, MTBT, bảng phụ Thước chia khoảng, bảng phụ Điều Ghi chỉnh chú Trường THCS Phan Thanh Tổ: Toán – Thể dục Giáo viên: Nguyễn Thị Toán Kế hoạch sử dụng ĐDDH môn Toán 6 Năm học: 2013 – 2014

Sáng Tạo Đồ Dùng Dạy Học Môn Tiếng Anh

Bản hướng dẫn sử dụng bộ đồ dùng Môn Tiếng Anh THCS: Magic Teaching Aids(MTA)

1-Magical flower:

a-Nguyên vật liệu:

-Gồm có: 2m bìa xốp trắng(2×1); 2m giấy bóng kính(2×0,8); 1 hộp thanh ghim; 3m ống nhựa 2li tròn;1m dây buộc;2nút nêm;một ít ốc vít,ốc đệm;bút dạ các màu,thẻ số và từ,các tín hiệu khác như còi,trống,cờ,chuông,đồng hồ bấm giây…

b-Thiết kế:

-2 ống chân đế lồng nhau ;10 cánh hoa có đánh dấu số , có thể gấp xếp thu gọn;1 hộp mặt số hình tròn ở tâm bông hoa có thể xoay tròn xung quanh 1 trục cố định.Giấy bóng kính được ép và ghim thành túi trên các cánh hoa.

c-Cách sử dụng:

*Vị trí:Có thể đặt lên bàn GV, hoặc di chuyển xuống gần HS trong lớp, hoặc ngoài trời.

*quay hộp số nhỏ ở tâm để chọn cánh hoa cho các hoạt động nhóm.Có thể lựa chọn cánh hoa bất kì.

*Viết ,vẽ,xoá chữ ,từ ngữ,công thức,biểu thức,câu cú trực tiếp… lên mỗi cánh hoa.

*Đặt thẻ từ,hoặc tranh vẽ sẵn lên trên cánh hoa.

d,Ứng dụng của Bông hoa ma thuật này là:

-Sử dụng cho nhiều môn học khác nhau: Tiếng Anh(trò chơi:Tìm ong mật,câu đố,trả lời câu hỏi,vẽ,xem tranh đoán nội dung,bài tập chọn lựa,học từ vựng,công thức ngữ pháp….),Toán(Công thức,phép tính đơn giản),Văn(Câu thơ hay,tìm tên tác giả,tác phẩm),Lí(định luật,biểu thức,sơ đồ mạch điện),Hoá(tên nguyên tố ,phương trình hóa học),Sinh(Mô hình động/thực vật),Sử(Ngày,tháng năm,mốc lịch sử),Địa(Tên nước,núi sông,con số thống kê),HĐNGLL,Sinh hoạt lớp…..

-Dùng cho hoạt động nhóm.Rèn phối kết hợp các kĩ năng nghe-nói,đọc-viết và kĩ năng giao tiếp,tạo môi trường học sôi nổi, thân thiện,gần gũi giữa thày-trò,trò-trò…

-Dùng cho tổ chức các loại hình CLB,hoạt động tập thể.

-Có thể áp dụng cho HS thực hành cho nhiều phần bài học,bài ôn tập,phần củng cố nội dung…

-Chất liệu nhẹ,bền,sử dụng được lâu dài,có thể gấp xếp thu gọn,đem di chuyển dễ dàng,linh hoạt.Giá cả hợp lí,có thể làm thủ công bằng tay.

e,Hỗ trợ khác:Có thể dùng kèm với máy prorector trong giờ học.

f,Hiệu quả:

-Giúp các em HS hình thành và phát huy phương pháp học tập nghiêm túc,tích hợp giáo dục đạo đức,rèn các kĩ năng thực hành- giao tiếp,có lối sống lành mạnh,có cơ hội biểu hiện tính tính cực,tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo,có óc suy nghĩ nhanh,phán đoán giỏi,nhớ lâu ý chính của bài học.

2-Magical carpet:

a-Nguyên vật liệu:

-Gồm có: 1m vải Gtô mềm hoặc Ka ki trắng(1.2×1.2); 2m giấy bóng kính(2×0,8); 1 cuộn chỉ trắng;2m dây buộc;2 thanh nẹp;bút dạ màu,thẻ số và từ,tranh ảnh,các tín hiệu khác…

b-Thiết kế:

-Cắt may theo đường ngang ,phủ áp giấy bóng kính lên một mặt miếng vải sao cho tạo thành các dòng có chứa nhiều ô nhỏ và túi nhỏ.

c-Cách sử dụng:

*Vị trí:Có thể treo trên bảng,trên tường bằng nẹp,nam châm, hoặc bằng dây, hoặc dùng khung treo tuỳ ý ngoài trời.

*Có thể đựng nhiều tranh ảnh,thẻ từ,biểu tượng,vật dụng nhẹ,hình nộm,mô hình,biểu tượng… vào các túi trên bề mặt vải.

*Viết ,vẽ,xoá chữ ,từ ngữ,công thức,biểu thức,câu cú trực tiếp lên các dòng ngang,dọc.

*Lâý tấm vải choàng lên người ,hoặc căng ra trên khung, di chuyển hoạt động chơi xuống bên dưới lớp.

d,Ứng dụng của Tấm thảm diệu kì này là:

-Sử dụng cho nhiều môn học khác nhau( như đối với trường hợp của Bông hoa ma thuật bên trên).Đặc biệt là môn: Tiếng Anh:

-trò chơi:Tìm ô cửa,ghép chữ ,jumbled word,antonym,synonym,irregular verbs,ghép hình,matching,trò chơi gấu đi tìm mật ong, trò chơi ô chữ,word square,substuation boxes,Shark attack,đá bóng,bóng rổ,bơi thuyền,câu cá,câu đố,hái hoa,trả lời câu hỏi,noughts and crosses,chain game,racing,running dictation,viết,vẽ,xem tranh, đoán nội dung,bài tập chọn lựa,đúng-sai,học từ vựng,công thức ngữ pháp….

-Dùng cho hoạt động nhóm.Rèn phối kết hợp các kĩ năng nghe-nói,đọc-viết và kĩ năng giao tiếp,tạo môi trường học sôi nổi, thân thiện,gần gũi giữa thày-trò,trò-trò…

-Dùng cho tổ chức các loại hình CLB,hoạt động tập thể.

-Có thể áp dụng cho HS thực hành cho nhiều phần bài học,bài ôn tập,phần củng cố nội dung…

-Chất liệu nhẹ,bền,sử dụng được lâu dài,có thể gấp xếp thu gọn,đem di chuyển dễ dàng,linh hoạt.Giá cả hợp lí,nguyên liệu dễ tìm,có thể làm thủ công cắt, may, khâu bằng tay.

e,Hỗ trợ khác:Có thể dùng kèm với máy prorector trong giờ học,làm đồ dùng riêng hoặc quay mặt sau trở thành màn chiếu di động.

f,Hiệu quả:

-Giúp các em HS hình thành và phát huy phương pháp học tập nghiêm túc,tích hợp giáo dục đạo đức,rèn các kĩ năng thực hành- giao tiếp,có lối sống lành mạnh,có cơ hội biểu hiện tính tính cực,tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo,có óc suy nghĩ nhanh,phán đoán giỏi,nhớ lâu ý chính của bài học.

3-Magical box:

a-Nguyên vật liệu:

-Gồm có: 1 hộp vuông giấy bìa kích thước 40×40;40cm giấy bóng kính, bút dạ màu,thẻ số và từ,tranh ảnh,đồ vật thật,một túi lưới nhựa,móc treo,đinh gim,nam châm,các tín hiệu khác…

b-Thiết kế:

-Khoét tròn một mặt của hộp làm thành 1 ô cửa,phủ áp giấy bóng kính lên mặt sau của hộp tạo thành bảng viết và tạo thành 1 túi nhỏ.

c-Cách sử dụng:

*Vị trí:Có thể treo túi lưới trên bảng,trên tường bằng móc,nam châm

*Có thể đựng nhiều tranh ảnh,thẻ từ,biểu tượng,vật dụng nhẹ,hình nộm,mô hình,biểu tượng… vào hộp.

*Viết ,vẽ,xoá chữ ,từ ngữ trực tiếp lên mặt sau của hộp..

*Có thể mang hộp di chuyển hoạt động chơi xuống bên dưới lớp.

d,Ứng dụng của Chiếc hộp ma thuật này là:

-Sử dụng cho môn Tiếng Anh:

-trò chơi:Kim’s Game,Tìmvật thật,jumbled word, ghép hình,gắp thăm trả lời câu hỏi,noughts and crosses, racing,running dictation,viết,vẽ,xem tranh, đoán nội dung, đúng-sai,học từ vựng…

-Dùng cho hoạt động nhóm.Rèn phối kết hợp các kĩ năng nghe-nói,đọc-viết và kĩ năng giao tiếp,tạo môi trường học sôi nổi, thân thiện,gần gũi giữa thày-trò,trò-trò…

-Dùng cho tổ chức các loại hình CLB,hoạt động tập thể.

-Có thể áp dụng cho HS thực hành cho nhiều phần bài học,bài ôn tập,phần củng cố nội dung…

-Chất liệu nhẹ,bền,sử dụng được lâu dài,có thể gấp xếp thu gọn,đem di chuyển dễ dàng,linh hoạt.Giá cả hợp lí,nguyên liệu dễ tìm,có thể làm thủ công.

e,Hỗ trợ khác:Có thể dùng kèm với máy prorector trong giờ học,làm đồ dùng riêng hoặc quay mặt sau trở thành bảng phụ di động.

f,Hiệu quả:

-Giúp các em HS hình thành và phát huy phương pháp học tập nghiêm túc,tích hợp giáo dục đạo đức,rèn các kĩ năng thực hành- giao tiếp,có lối sống lành mạnh,có cơ hội biểu hiện tính tính cực,tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo,có óc suy nghĩ nhanh,phán đoán giỏi,nhớ lâu ý chính của bài học.

4-Magical lamp:

a-Nguyên vật liệu:

-Gồm có: 1 đèn lồng cỡ trung bình; 1,5 m bìa nhựa trắng,2 m giấy bóng kính, bút dạ màu,thẻ số và từ,tranh ảnh,đồ vật thật,một thanh nhựa móc treo,đinh gim,2m dây đồng loại nhỏ, các tín hiệu khác…

b-Thiết kế:

-Tạo chụp đèn bằng bìa nhựa,phủ áp giấy bóng kính lên mặt trước của chụp đèn chụp .Có thể tháo dời tách riêng chụp đèn .

-Tạo các túi nhỏ trên đèn tròn bằng giấy bóng kính.

c-Cách sử dụng:

*Vị trí: Cầm mang đèn ,chụp đèn di chuyển hoạt động chơi bên trên hoặc xuống bên dưới lớp.

*Có thể đựng nhiều tranh ảnh,thẻ từ,biểu tượng,vật dụng nhẹ,hình nộm,mô hình,biểu tượng…vào chụp đèn hoặc các túi trên đèn..

*Viết ,vẽ,xoá chữ ,từ ngữ trực tiếp lên chụp đèn.

*d,Ứng dụng của Chiếc đèn thần kì này là:

-Sử dụng cho môn Tiếng Anh:

-trò chơi:Kim’s Game,Tìmvật thật,jumbled word,trò chơi rước đèn ,trò chơi úp cá trong nơm, ghép hình,gắp thăm trả lời câu hỏi,noughts and crosses, racing,running dictation,viết,vẽ,xem tranh, đoán nội dung, đúng-sai,học từ vựng…

-Dùng cho hoạt động nhóm.Rèn phối kết hợp các kĩ năng nghe-nói,đọc-viết và kĩ năng giao tiếp,tạo môi trường học sôi nổi, thân thiện,gần gũi giữa thày-trò,trò-trò…

-Dùng cho tổ chức các loại hình CLB,hoạt động tập thể.

-Có thể áp dụng cho HS thực hành cho nhiều phần bài học,bài ôn tập,phần củng cố nội dung…

-Chất liệu nhẹ,bền,sử dụng được lâu dài,có thể gấp xếp thu gọn,đem di chuyển dễ dàng,linh hoạt.Giá cả hợp lí,nguyên liệu dễ tìm,có thể làm thủ công.

e,Hỗ trợ khác:Có thể dùng kèm với máy prorector trong giờ học,làm đồ dùng riêng.

f,Hiệu quả:

-Giúp các em HS hình thành và phát huy phương pháp học tập nghiêm túc,tích hợp giáo dục đạo đức,rèn các kĩ năng thực hành- giao tiếp,có lối sống lành mạnh,có cơ hội biểu hiện tính tính cực,tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo,có óc suy nghĩ nhanh,phán đoán giỏi,nhớ lâu ý chính của bài học.

5-VCD-Games:

a-Chuẩn bị:

-Gồm có: 2 đĩa VCD trắng,dữ liệu máy tính

b-Thiết kế:

-Các trò chơi dùng trên máy Projector. Sau đó ghi thông tin và dữ liệu vào đĩa.

c-Cách sử dụng:

-Lựa chọn các trò chơi phù hợp theo nội dung bài học.

d,Ứng dụng của đĩa VCD- Games này là:

-Sử dụng cho môn: Tiếng Anh:

-trò chơi:Tìm ô cửa,ghép chữ ,jumbled word,antonym,synonym,irregular verbs,ghép hình,matching,trò chơi gấu đi tìm mật ong, trò chơi ô chữ,word square,substuation boxes,Shark attack,đá bóng,bóng rổ,bơi thuyền,câu cá,câu đố,hái hoa,trả lời câu hỏi,noughts and crosses,chain game,racing,running dictation,viết,vẽ,xem tranh, đoán nội dung,bài tập chọn lựa,đúng-sai,học từ vựng,công thức ngữ pháp….

-Dùng cho hoạt động nhóm.Rèn phối kết hợp các kĩ năng nghe-nói,đọc-viết và kĩ năng giao tiếp,tạo môi trường học sôi nổi, thân thiện,gần gũi giữa thày-trò,trò-trò…

-Dùng cho tổ chức các loại hình CLB,hoạt động tập thể.

-Có thể áp dụng cho HS thực hành cho nhiều phần bài học,bài ôn tập,phần củng cố nội dung…

-Chất liệu nhẹ,bền,sử dụng được lâu dài, gọn,đem di chuyển dễ dàng,linh hoạt.Giá cả hợp lí,nguyên liệu dễ tìm,có thể làm mọi lúc,mọi nơi.

e,Hỗ trợ khác:Có thể dùng cho nhiều môn .

f,Hiệu quả:

-Giúp các em HS hình thành và phát huy phương pháp học tập nghiêm túc,tích hợp giáo dục đạo đức,rèn các kĩ năng thực hành- giao tiếp,có lối sống lành mạnh,có cơ hội biểu hiện tính tính cực,tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo,có óc suy nghĩ nhanh,phán đoán giỏi,nhớ lâu ý chính của bài học.

Cập nhật thông tin chi tiết về Skkn Khai Thác, Sử Dụng Đồ Dùng Dạy Học Trong Giảng Dạy Bộ Môn Tiếng Anh Thcs trên website Theolympiashools.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!